Họp Mặt Học Sinh Di Cư 54: Sau 56 Năm Nhìn Lại
Hình ảnh cựu học sinh di cư 1954.
QUẬN CAM -- Chúa Nhật ngày 28 tháng 3 năm 2010, lúc 11 giờ sáng đã có buổi họp mặt mùa xuân Canh Dần – 2010 của những cựu Học Sinh Di Cư 54 tại tư gia anh chị Phạm Tú thuộc thành phố Fountain Valley, California.
Tính tổng số có 47 người tham dự, theo tấm hình chụp chung kèm trên, từ trái:
- Hàng ngồi: anh chị Nguyễn Thái Hanh, và các chị Nguyễn Đình Cảnh, Nguyễn Văn Chân, Ninh Quang Thư, Đặng Khắc Hữu, Lê Đức Trung, Nguyễn Như Phú, Nguyễn Văn Phương, anh chị Phạm Tú.
- Hàng đứng 1: Nguyễn Văn Giám, Đoàn Văn Khôi, Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Đăng Quý, Ninh Xuân Đức, Nguyễn Đình Cảnh, Nguyễn Bá Khoa, Nguyễn Văn Chân, Nguyễn Bá Chính, Lê Xuân Vũ, Nguyễn Vĩnh Khiêm, Trần Mộng Anh, Đặng Khắc Hữu, Tạ Đức Toàn, Hoàng Văn Tín, Đồng Văn Được, Lương Ngọc Tấn, Nguyễn Như Phú, Trọng Minh, Nguyễn Văn Phương, Lê Tuấn Hãn, Trần Cường, Nguyễn Kim Kha, Hoàng Phùng Võ, Phạm Duy Tiến, Lê Anh Tuấn.
- Hàng đứng sau: Phạm Văn Nghi, Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Huy Hiền, Nguyễn Ngọc Cường, Nguyễn Ngọc Hoán, Trần Hiếu Liêm. Tuy nhiên có tham dự mà thiếu mặt trong hình trên như Chị Nguyễn Khắc Hiếu và qúy anh Ngô Văn Thế, Lê Đức Trung và Vũ Ngọc Yên.
Cũng nói thêm là khởi đầu từ khi còn trong quốc nội, ngày 20 tháng 2 năm 1964 tại nhà hàng Lê Lai Saigòn là buổi họp mặt đầu tiên mừng Xuân Bính Thìn của các cựu học sinh di cư 54. Tiếp nối truyền thống hồn nhiên của tuổi học trò trong sáng ấy, buổi họp mặt mừng xuân Canh Dần 2010 năm nay, tuy là nói chỉ thu nhỏ tổ chức tại tư gia một bạn học. Nhưng thành phần tham dự thuần túy thân thương trong nội bộ, từng thể hiện những mối tình bạn bè chân tình, gắn bó với nhau trong nhiều hoàn cảnh buồn vui trong chiều dài đất nước đổi thay, ngay từ buổi đầu di cư 1954, những người trẻ vào lứa tuổi mười lăm, mười bảy này thuộc các tỉnh miền Bắc Việt Nam như Vĩnh Yên, Phú Thọ, Phúc Yên, Hà Đông, Sơn Tây, Nam Định, Thái Bình, Bùi Chu Phát Diệm, Hà Nam, Phủ Lý, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nội, họ ở trong nhiều hoàn cảnh đất nước ly loạn, ra tỉnh trọ học, hoặc lúc di tản bị thất lạc gia đình nên đã cùng theo đoàn người di cư vào Miền Nam.