Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Hồi Ký: Thép Đen

15/09/200800:00:00(Xem: 3315)
LGT: Lịch sử nửa thế kỷ ngăn chặn làn sóng cộng sản bành trướng ở Miền Bắc, xâm lăng ở Miền Nam, đã tạo nên nhiều anh hùng, trong đó có không biết bao nhiêu anh hùng âm thầm, cô đơn, một mình một bóng, phải vật lộn giữa vòng vây đầy thù hận của kẻ thù, mà vẫn một lòng một dạ giữ tròn khí tiết cùng tấm lòng thuỷ chung đối với tổ quốc, dân tộc, đồng đội...  Đặng Chí Bình, bút hiệu của một điệp viên VNCH được lệnh thâm nhập Miền Bắc, móc nối các tổ chức kháng chiến chống cộng, chẳng may lọt vào tay kẻ thù, và phải trải qua gần 20 năm trong lao tù cộng sản, là một trong những người anh hùng âm thầm, cô đơn trên con đường đấu tranh chống cộng sản đầy máu và nước mắt nhưng vô cùng cao thượng và chan hoà lòng nhân ái, của dân tộc Việt Nam. Giống như tất cả những ai có lòng yêu nước, đã sống trong lao tù của cộng sản, đều âm thầm tự trao cho mình sứ mạng, tiếp tục chiến đấu chống lại cái tàn nhẫn bất nhân của chủ nghĩa cộng sản đến hơi thở cuối cùng, điệp viên Đặng Chí Bình, sau khi ra hải ngoại, đã tiếp tục miệt mài suốt 20 năm để hoàn thành thiên hồi ký Thép Đen dầy ngót 2000 trang, gói ghém tất cả những bi kịch phi nhân đầy rùng rợn trong chế độ lao tù cộng sản mà tác giả đã trải qua; đồng thời thắp sáng chân lý: Ngay cả trong những nơi tận cùng của tăm tối, phi nhân, đói khát, đầy thù hận nhất do chế độ cộng sản tạo dựng, tình yêu thương người, lòng hướng thiện, khát khao cái đẹp, tôn thờ chân lý vẫn luôn luôn hiện hữu và được ấp ủ, trong lòng người dân Việt. Nhận xét về thiên hồi ký Thép Đen, thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đã xúc động nhận xét: "Chúng ta đã được đọc khá nhiều hồi ký của những người cựu tù trong chế độ lao tù Cộng Sản. Mỗi cuốn hồi ký là một mặt của vấn đề, nhưng theo tôi, "Thép Đen" là cuốn hồi ký trung thực nhất về những điều mà người tù mấy chục năm Đặng Chí Bình đã phải trải qua. Những sự việc được tả chân, những tâm tư được diễn tả chân thực mà mỗi người cựu tù khi đọc đều thấy có mình trong đó." Nhân dịp tác giả Đặng Chí Bình đến Úc, Sàigòn Times hân hạnh được ông chấp thuận cho phép đăng tải thiên hồi ký Thép Đen vô cùng hào hùng, sống động và đầy lôi cuốn của ông. SGT xin chân thành cảm ơn tấm lòng ưu ái đặc biệt của tác giả, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả phần tiếp theo của thiên hồi ký Thép Đen.

*

(Tiếp theo...)

Khi ngang qua buồng số một, tôi thoáng thấy một đám người ồn ào, to tiếng ở phiá chái hồi. Lẹ làng tôi ghé tới. Có mấy bác già, mặt đang chảy dài như quả bí khô. Một bác đang năn nỉ với tên trật tự Tân...

- Xin anh thông cảm tha cho, vì chúng tôi tuổi già không ngủ được.

Hai con mắt lồi của tên Tân càng trắng thêm ra. Tay y cầm một con dao con làm bằng một miếng sắt, dài hơn một ngón tay. Miệng y đang nguệch ra, hai hàm răng khít lại như không muốn cho ai nhìn thấy lưỡi:
- Tôi tha đề nghị kỷ luật. Từ trưa mai, dù không ngủ, các anh cũng phải vào buồng nằm. Tụ tập, chui rúc ra đây để bàn chuyện phản động à" Con dao này, tôi tịch thu!

Dù không phải chuyện của tôi, nhưng sao người tôi cứ nóng lên bừng bừng, chân tay tôi thấy ngứa ngáy bứt rứt. Nghe tên Tân nói, tai tôi như có rắc sạn vào. Có lẽ, từ nỗi khinh rẻ, căm uất nó từ buồng số 2 xà lim II, Hỏa Lò, nên nhìn cảnh này, nỗi khinh, nỗi uất trong lòng tôi càng chất chứa nhiều hơn.

Xuống đến giếng rồi mà tay chân tôi vẫn còn rần rật. Vừa lau mặt, vừa nhìn chiếc hoa chuối đang rung rinh với gió. Mới có mấy ngày mà hôm nay nó đã lồi ra, thò dài. Những chiếc bẹ úp phiá ngoài, màu đỏ đã thẫm lại, giương xoè ra như những chiếc cánh dơi. Ấp bên trong một lượt quả con tí, như những ngón tay con gái, dài ngoằng, trắng đục màu ngà. Trông chiếc hoa chuối chiều nay như một chiếc hoa sen đại đang thì, đỏ choét.

Nước lạnh, nhìn hoa chuối đỏ, tôi quên béng chuyện của tên Tân, để rồi tiếng mất dậy, đập ngay vào bên tai. Trên chòi gác, tên bộ đội oắt con, cứ thong thả nện cái bút con vào cái vỏ quả bom kêu oăng oẳng. Tôi thừa nhận cái kẻng này mất dậy thật. Người ta đang ngủ ngon lành thì nó khua dậy. Người ta đang gửi hồn, lãng đãng với, mây, gió, nước thì nó đập tan tành. Nó cũng âm1t dậy, trơ tráo ỏm tỏi như những tên chủ của nó vậy.

Lúc các toán xuất trại đi làm chiều, tôi đang ngồi trong hàng ở giữa sân, bên cạnh PT Vân. Vừa thì thào nói chuyện với Vân, mắt vừa lơ đãng rồi nhìn các toán đang xếp hàng đôi, theo nhau ra ngoài cộng trại. Tiếng một tên cán bộ quát to, làm tôi chú ý:

- Không đi thì lôi nó đi!

Toán bốn, toán nông nghiệp, do anh Hà làm toán trưởng. Theo lệnh của tên cán bộ toán, anh đang lúng túng, chỉ định cho hai anh đi cuối hàng, trở lại kéo một anh còn đang ngồi lại ở sân. Anh này chừng 30 tuổi, mặc bộ quần áo trại màu xanh xám đã tã. Anh có bộ mặt xương xẩu, đang gục đầu vào hai đầu gối, hai tay luồn, ôm ngang bụng, mồm rên rỉ kêu:

- Thưa ông, tôi đau bụng quá!

Hai anh toán 4 được chỉ định, còn đang lóng ngóng, ngần ngừ, thì tên cẩn trực trại, quát giật lên:

- Kéo nó đi, còn chần chờ gì nữa! Để cho toán khác xuất trại chứ"

Như cái máy khởi động do người khác điều khiển, hai người cầm hai tay anh đang đau bụng, kéo lê ra phía ngoài cổng. Anh đau bụng nằm ngửa hơ hơ, hai chân xuội ra, rê trên mặt đất. Đầu anh ngoảo về một bên, đôi mắt nhắm nghiền, miệng cứ rên rỉ.... "đau quá! đau quá!"

Vì lần đầu tôi nhìn thấy cảnh này nên tôi quay lại hỏi Vân:

- Đau bụng mà không được nghỉ lao động à"

Vân quay sang, như đang định trả lời, thì tên trực trại đã gọi đến toán 2. Thành ra, mãi tới khi vào đến nhà vernie, tôi phải hỏi lại Quý và Lê Sơn. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy Lê Sơn văng tục:

- Đ. mẹ cái thằng Thái y tá! Phải có gì cho nó thì không ốm, muốn nghỉ cũng được nghỉ.

Thấy thái độ giận dữ của Lê Sơn như vậy, Quý cụt cũng buồn cười, vừa nói như dàn hòa, vừa như mai mỉa:

- Quy định của trại là chỉ có 2 phần trăm số người chung cho các toán được phép bệnh. Như toán ta có 49 người, thì chỉ được phép nghỉ ốm 1 người là cao nhất. Nếu áp dụng đúng chính sách thì chỉ được nghỉ chín mươi tám phần trăm thân thể của một người mà thôi. Do đấy không những mọi người đã "thông" mà còn phải biết ơn cái nhã ý, linh động, nhân đạo của ban giám thị nữa chứ! Hơn nữa, y tế cũng phải chấp hành lệnh của cán bộ mà!

Thấy Lê Sơn cầm mấy tờ bìa đi xuống dưới lán mộc, tôi hỏi Quý:

- Nhưng việc gì mà phải lôi kéo dã man như thế, nhỡ anh ta đau bụng thiệt thì sao"

Quý cụt cười lên khềnh khệch:

- Y tá không cho nghỉ thì phải đi làm. Không đi thì bị lôi đi, có khi còn vào kỷ luật nữa chứ.

Không hiểu vì sao, chỉ trả lời như vậy mà Quý lại cười" Hay anh cười tôi đã hỏi một câu thật là tồ" Tôi không hỏi nữa, quay vào lấy sơn, bút ra làm tiếp công việc buổi sáng. Tuy làm việc nhưng lòng tôi vẫn băn khoăn, không yên được. Tôi lại đến chỗ Quý:

- Này, thế anh Thái nào đó là y tá có khá chuyên môn không"

Quý đang mở tủ, xách mấy lọ dầu sơn ra. Vì Quý chỉ có một tay nên tôi phải phụ giúp. Xong, Quý quay lại thong thả giải thích:

- Chuyên môn ở đây là phụ thôi. Ông Đặng Văn Hiệp kia kìa, là bác sĩ nội khoa nổi tiếng đấy; đang ở toán 6 nông nghiệp, làm cỏ, nhổ mạ, gánh phân như điên. Vấn đề là tư tưởng và tội trạng, chứ chẳng phải do chuyên môn.

Quay về chỗ tiếp tục làm việc, tôi vẫn chưa hiểu hết vấn đề Quý nói.

Bữa cơm chiều nay, cả toán 2 xôn xao náo nhiệt hẳn lên. Cứ í a, í ới, ríu rít gọi nhau về bát với đĩa, làm như mở đại tiệc. Một đám đông những nhân vật tai mắt trong toán như toán trưởng, tổ trưởng, tự giác... đang túm tụm vây quanh gánh rau lá cải bắp già luộc. Tay chân các vị chỉ chỏ, miệng bàn tán cứ vung củ cải lên. Tôi nhớ, ngay từ khi còn ngoài lán thủ công, lúc anh Lý A Chén gánh về một gánh đầy lá rau cải bắp, trong lán, anh em giáo giác đổ xô hết cả ra chỗ gánh rau đang để ở giữa sân, bên cạnh đống lửa bác Đặng Minh Chánh hàng ngày vẫn đun nước sôi cho toán. Dù phải tôn trọng giờ lao động, nhưng ai cũng liều chạy ra nhìn một cái, rồi mới chịu vào làm. Tôi cũng chả ngăn được sự háo hức nên cũng phải nhào ra. Nhìn cái mầu xanh xậm của những lá cải bắp nằm từng loạt hơ hớ, xếp xuôi chiều, thấy mát cả mắt và cũng mát cả con tì, con vị luôn.

Tên Kích cán bộ toán hôm nay cũng có vẻ dễ dãi. Y cũng thấy nhiều anh em rầm rập chạy ra chỗ gánh rau, nhưng có lẽ y nghĩ rằng, nỗi vui mừng, hạnh phúc của mọi người cũng có phần của chính y ban cho, nên tuy y đứng ngay đấy nhưng chẳng hề la hét, nói năng gì. Mặc dù hàng ngày có bác Chánh dọn dẹp, phục vụ vệ sinh và đun nước cho toán, hôm nay anh Lân còn phân công thêm 2 người nữa, xin bộ đội vũ trang dẫn vào trại, gánh nước ra để rửa và luộc rau.

Thế mà chỉ khoảng 40 phút sau, rau đã được vớt ra để vào 2 cái giành còn mới tinh, đậy bằng mấy lá chuối tươi, khói toả ra nghi ngút. Cả toán được thưởng thức phần cải thiện đầu tiên ngay tại lán là nước rau. Cái này thì cho tự do, tuy vậy, anh Lân, toán trưởng cũng nhẹ nhàng nhắc nhở anh em hãy tự giác. Mỗi người nên uống in ít, còn để dành cho người khác.

Lê Sơn đưa cho tôi cái cóng nhôm Guigoz đã vàng khè vì đôi khi nấu trà:

- Bình hãy xuống múc đầy cái này cho cả 3 anh em mình.

Mang về, tôi rót đầy 3 chiếc ly nứa. Nước óng lên màu xanh bích ngọc, tôi nghĩ rằng nó chứa rất nhiều diệp lục tố. Nước nóng, 3 chúng tôi vừa thổi, vừa uống, vừa nhìn nhau. Uống đến đâu, tôi cảm thấy khoan khoái, mát rượi cả cõi lòng đến đấy. Tôi liên tưởng đến những năm xưa còn ở thành Đô nhiều hương sắc. Những buổi trưa Hè oi ả sau buổi tan tầm, ghé chiếc solex đến chiếc xe sinh tố ở đầu đường Yên Đổ làm một ly cối thập cẩm: măng cụt, chuối, dứa, mãng cầu với một hột gà cũng tuyệt cú mèo đến thế này là cùng.

Bây giờ ở trong trại, theo anh Lân cho biết, gánh rau luộc vừa rồi cân được 19 kg 5. Như thế, toán 49 người, đổ đồng mỗi người cũng có xấp xỉ 4 lạng rau chứ có phải chơi đâu. Của hiếm, lâu ngày mới có, nhiều anh toán 2 cũng đem đi chia sẻ niềm hạnh phúc với những người thân quen ở toán khác. Tôi vẫn có lòng thương mến riêng cậu Hùng, vì vậy tôi cũng đưa đến cho cậu một bát con, gọi là một chút cho ấm lòng nhau lúc này. Hôm nay trại cũng có canh rau, tuy mỗi phần cũng chỉ độ nửa lạng, nhưng vì cả tuần lễ chỉ có canh sắn hoặc muối rang, cho nên cũng có nhiều chỗ một, hai người hể hả ăn chung với nhau như một bữa tiệc thân tình.

Buổi trưa hôm sau, khi ăn cơm xong, tôi và Toàn xách túi rổ, rá, bát đĩa từ dưới giếng về. Vừa bước chân vào cửa buồng thì anh Lân đang nằm ngay mép sàn, cạnh lối cửa ra vào, bò giật dậy, tay chỉ vào tôi, miệng ré lên:

- Thằng Bình, mày đổ rận cho tao phải không"

Phần bất ngờ, phần thấy nhiều người đều chăm chú nhìn tôi, cả Toàn nữa, làm tôi ngượng chín người, yếu ớt chống chế:

- Đâu có!

Anh Lân choài người ra, nắm tay tôi, kéo ngồi xuống chỗ anh, miệng vẫn bô bô, làm nhiều người đã nằm xuống đều ngồi dậy nghe chuyện:

- Chính mày mang rận ở Hoả Lò lên rồi!

Thấy mọi người còn ngơ ngác nhìn, anh lại nói tiếp như phân bua:

- Tôi thấy lạ, mấy hôm nay đêm nằm cứ ngứa mãi. Lúc nẫy cởi áo ra xem, bắt được mấy chú rận kềnh. Tôi nghĩ và biết ngay là anh chàng Bình chứ không còn ai vào đấy cả.

Tôi chỉ cười, mặt hơi nóng lên vì ngượng. Nhất là mọi người cứ nhìn tôi như đang nghe một trò vui ngộ nghĩnh. Chưa tha, anh Lân còn chỉ vào mặt tôi giọng chì chiết:

- Trông mã cậu, kẻng trai, tư cách như sinh viên, ai ngờ người toàn rận. Mình không biết lại cứ ôm ấp nó!
Anh còn đang nói thì Vân ở sàn trong cũng giật dậy, la hoảng:

- Thôi chết, thảo nào mấy đêm nay tôi cũng thấy ngứa ngáy quá!

Một số các anh, các bác xôn xao có ý kiến:

- Thôi, chiều nay anh Lân phải đề nghị ông cán bộ toán cho đun một thùng nước sôi, tất cả quần áo, chăn màn của 3 anh hãy nhúng vào nước sôi cho chết cả trứng đi. Nếu không, rận lan ra toàn toán thì chết.

Lân còn quay lại hỏi tôi:

- Có rận sao không nói cho tao biết"

Lí nhí, ngập ngừng, tôi nói nhỏ:

- Tôi quên mất là nó có thể bò sang người khác!

Nhiều người cười ầm cả lên. Để chữa ngượng, tôi nói như thanh minh:

- Lúc ở xà lim ra, họ cho tôi vào một cái buồng có đến hàng trăm đứa trẻ con, ghẻ lở, rận, chấy đầy, tôi không biết làm sao được.

Buổi chiều hôm ấy ở ngoài lán, tôi phải một bữa rét run. Quần áo phải nhúng nước sôi, vắt kỹ rồi hơ, phơi ở đống lửa trong nhà vernie, suốt cả buổi mới khô.

Câu chuyện rận này, cho suốt mãi hàng chục năm sau, ở trại này hay trại kia, nếu mỗi lần Nguyễn Huy Lân gặp tôi lại nhắc nhở đến. Anh lại vẫn không quên nói với anh em chung quanh cái câu, "Trông cậu ta thế đấy, mà trong người toàn rận thôi!"

Mười Chín: Nghệ Thuật Ăn Hơi

Sáng hôm nay trời mưa thật lớn, chẳng biết mưa từ lúc nào trong đêm. Trân mưa như tắm rửa, giặt giũ, kỳ cọ những cảnh vật vào cuối Đông để chuẩn bị đón nàng Xuân sắp về. Mưa ào ào dữ dội như có một giòng sông lớn ở trên trời, mở đập ngăn để cho nước đổ xuống trần gian.

Kẻng báo thức đã lâu rồi, mà tên trực trại vẫn chưa vào buồng điểm danh. Những khung cửa sổ, sàn trên cũng như sàn dưới, nhiều anh khoác chăn ngồi nhìn mưa rơi. Một giọng ngâm khàn khàn của ai đó ở sàn trên dội xuống: "Em thương ơi! Mưa có rơi dầm dề. Ngày có dài lê thê. Thì em ơi cứ đợi. Thì em ơi cứ chờ. Anh của em sẽ về..."

Tiếng ngâm rè rè, khô khan không hay mấy mà cũng làm cho nhiều bộ mặt tần ngần, mắt đăm chiêu nhìn bất động vào mưa gió mịt mù. Nghĩ mình cóc có ai đợi, tôi quay sang Vân đang phì phèo điếu thuốc buổi sáng ở môi, hỏi:

- Có lẽ hôm nay nghỉ lao động hay sao mà chưa thế cán bộ xuống điểm danh"

Vân đưa hai ngón tay lên kẹp điếu thuốc vẫn ở trên miệng, hít một hơi thật dài. Đầu điếu thuốc lá cuộn đỏ sáng lên. Vân vừa lấy điếu thuốc ra khỏi miệng, vừa nói trong làn khói hắt hiu, đang phả ra từng sợi ngoằn ngoèo lãng đãng:

- Mưa, bão thì trại nghỉ lao động nhưng toán thủ công thì không bao giờ...

Vân chưa nói hết câu, tôi còn đang tính toán, sắp xếp thời gian từng phút, vì hôm nay đến lượt tôi lấy sắn sáng, thì cửa đã loạch xoạch và tiếng chùm chìa khóa rủng rẻng. Như một cái máy bị tắt, chỉ ba mươi giây, âm thanh và mọi hoạt động trong buồng đều im bặt. Khi cửa mở, mọi người trong buồng đã ngồi ngay ngắn, thẳng hàng, im phăng phắc, như những tượng đá chùa Hương.

Điểm xong, mặc mưa rơi, mặc gió thổi, vơ vội manh áo tơi, áo lá, nhiều anh lao vào gió mưa, xuống bếp lấy sắn sáng về chia cho mâm mình. Hai buồng kia, cán bộ điểm xong, khóa cửa lại. Lúc ngồi nhai sắn ở hội trường, tôi hỏi anh Đồng mới hiểu: Những lán nào không đi lao động thì không có ăn sáng. Gà không cục tác thì gà gác mỏ. Nhưng "gác mỏ" mà đâu có được nằm yên, ở trong buồng là phải đọc báo rồi sinh hoạt. Bởi vậy, với đại đa số người tù, mưa không đi lao động được lại là một bất hạnh đối với họ. Sáng sáng, quen có mấy miếng sắn vào dạ dầy, hôm nay đành nhịn teo, mà còn phải gò lưng ngồi sinh hoạt hay đọc báo nữa. Cho nên ai cũng muốn được đi làm, sướng hơn. Phải chọn giữa hai cái xấu thì ai cũng sẽ chọn cái xấu ít.

Gần trưa thì mưa thưa hạt, rồi tạnh hẳn. Mặt trời lại vén bức màn mây xám xịt, thò mặt ra tươi cười chào mừng nhân thế. Núi rừng lại bừng sáng, lung linh. Hai con sáo tơ, màu lông đen óng, hai chiếc mỏ đỏ như son Tàu. Chúng cứ khúc khích, nhún nhẩy, trầm mình xuống vũng nước mưa ngoài chiếc sân con trước nhà vernie. Một con bọ ngựa màu xanh lam, to như ngón tay cái, đứng nép dưới chiếc lá của cành muồng non phía chái hồi. Chiếc đầu hình tam giác tí hon, cứ nghiêng ngó nhìn cặp sáo đang vùng vẫy, nhởn nhơ trong hạnh phúc lứa đôi. Chẳng hiểu nó có chạnh lòng nghĩ đến cảnh đơn côi một mình của nó, hay nó cũng buông lơi tâm tư để hòa nhịp, hưởng ứng cái hạnh phúc của đời" Thân nó đứng không yên, cứ lắc lư như bà vãi lên đồng.

Tôi hơi bàng hoàng, khi thoáng nhìn thấy một bàn tay gầy nhăn nheo, đang từ phía sau gốc cây muồng cụt, thò ra chộp nghiến lấy chú bọ ngựa, làm rung rinh cành muồng còn đẫm nước. Ồ, bác Chánh, mắt bác vậy mà cũng còn tinh gớm!

Hai con sáo bay vụt lên, đậu tít trên ngọn cây bằng lăng phía cổng khu thủ công. Chúng quay lại chí choé nhìn bác Chánh đang  mang con bọ ngựa về phía đống lửa đun nước, đang cháy hừng hực của toán. Chúng cứ chí choé mãi, chẳng hiểu chúng trách ông Chánh đã phá bĩnh cuộc vui tắm mưa của chúng hay chúng mừng đã nhanh chân chạy thoát ông Chánh đang đói khát"

Chỉ còn 5 ngày nữa là Tết. Sáng nay, nhân dịp mưa, anh Lân và Đinh Khắc Sản theo toán hai và ba ra lán rồi được lệnh trở về họp ở trại.

Buổi chiều, anh Lân về phổ biến lại cho toàn buồng gồm cả toán hai và toán ba vì anh Lân là buồng trưởng, nội dung: Cuộc họp toàn bộ các toán trưởng, thi đua, trật tự, do ban giáo dục, cán bộ trực trại và cán bộ toán nhà bếp chủ tọa. Họp suốt gần ba tiếng đồng hồ, cuối cùng được công bố như sau.

Một, trai viên sẽ chính thức được nghỉ hai ngày, mồng Một và Hai Tết. Ngày mồng Ba Tết, toàn trại sẽ ra quân, nỗ lực thi đua vượt mức kế hoạch vụ Đông Xuân, lấy thành tích chào mừng ngày thành lập "đảng Lao Động vinh quang" ngày 3 tháng 2.

Hai, năm nay, do sự cố gắng lao động sản xuất, hăng say với khí thế một người làm việc bằng hai của toàn thể trại viên, nên đã vượt mức kết hoạch ấn định của trại. Ban giám thị quyết định cho trại viên ăn Tết 4 bữa chính, cơm không độn. Một bữa chiều Ba Mươi Tết, sáng, chiều mồng Một Tết, và bữa cuối cùng vào sáng mồng Hai Tết. Từ chiều mồng Hai, mọi sự trở lại bình thường.

Ba, hiện nay trại ta có nuôi được hai con lợn, một con 40 kí lô, một con 25 kí lô. Ban giám thị quyết định cho giết cả để phục vụ trong bốn bữa Tết. Như vậy kể cả nhân để gói bánh chưng, bình quân mỗi đầu người được hưởng 2 lạng 1 thịt lợn hơi (tính cả xương xẩu, lông lá, phèo lòng và phân của lợn). Mỗi trại viên được một bánh chưng 2 lạng rưỡi gạo (luộc chín sẽ thành hơn 4 lạng). Đặc biệt, trại chính phân phối cho trại ta 50 kg vừa cải bắp vừa súp lơ, và một tạ khoai tây.

Bốn, toán hai, chịu trách nhiệm trang trí và vẽ khẩu hiệu trong toàn trại và làm một bộ quân cờ lớn cho toàn trại viên vui Xuân.

Năm, về bình bầu thi đua giữa các toán, có 4 toán được bầu xuất sắc, là Toán 1 nhà bếp, Toán lâm sản, Toán 2 mộc thủ công, Toán 3 xẻ thủ công. Đây là do trại bình bầu, còn quyết định tối hậu do ban giám thị điều nghiên, duyệt xét, sẽ công bố sau.

Khi anh Lân phát biểu xong, toàn buồng vỗ tay râm ran, đôm đốp như pháo. Mặt ai cũng tươi roi rói, già trẻ ai cũng vỗ tay thật nhiệt tình. Thấy mọi người vỗ, tôi cũng vỗ tay hết khả năng, mặc dù tôi cũng chưa hiểu hết trọng vẹn ý nghĩa, đến nỗi vỗ xong, đau cả tay. Chờ cho Vân vỗ tay xong, tôi hỏi ngay:
- Buồng hôm nay sao vui thế"

Vân nói mà nỗi vui còn phè ra nét mặt:

- Gấp đôi năm ngoái, còn gì nữa mà không vui. Năm ngoái chỉ có hai bữa thôi, mà còn không có súp lơ nữa chớ.

Thấy bầu không khí trong buồng cứ vui như Tết, tôi cứ băn khoăn tự hỏi: Từ ngày tôi lên trại, hàng ngày mặt người nào cũng đăm đăm, mang nhiều u uất nặng nề. Thế mà chỉ hai lạng thịt hơi, hãy còn trong hứa hẹn, đã làm tan biến cái màn u ám, đen tối, khổ đau, nhường chỗ cho những tiếng cười, tiếng nói thoải mái, không còn một chút ngập ngừng. Thế mới biết cái uy lực ghê gớm của vật chất, nếu biết dùng đúng chỗ và đúng lúc.

*

Hôm nay ngày 27 tháng củ mật (tháng Chạp), chỉ còn 3 ngày nữa là Tết. Toán lâm sản chịu trách nhiệm lấy lá giong để gói bánh chưng, nên họ đã phân công 2 người vào rừng ngay từ sáng sớm hôm nay rồi. Ngoài ra, mỗi toán chọn lựa 2 người "đứng đắn" (có nghĩa là quá trình cải tạo chưa bị mang tai mang tiếng về những lem nhem táy máy về ăn uống) xuống bếp gói bánh chưng và phụ với nhà bếp. (Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.