Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Hồi Ký: Thép Đen (tiếp theo...)

06/05/200800:00:00(Xem: 2912)

LGT: Lịch sử nửa thế kỷ ngăn chặn làn sóng cộng sản bành trướng ở Miền Bắc, xâm lăng ở Miền Nam, đã tạo nên nhiều anh hùng, trong đó có không biết bao nhiêu anh hùng âm thầm, cô đơn, một mình một bóng, phải vật lộn giữa vòng vây đầy thù hận của kẻ thù, mà vẫn một lòng một dạ giữ tròn khí tiết cùng tấm lòng thuỷ chung đối với tổ quốc, dân tộc, đồng đội...  Đặng Chí Bình, bút hiệu của một điệp viên VNCH được lệnh thâm nhập Miền Bắc, móc nối các tổ chức kháng chiến chống cộng, chẳng may lọt vào tay kẻ thù, và phải trải qua gần 20 năm trong lao tù cộng sản, là một trong những người anh hùng âm thầm, cô đơn trên con đường đấu tranh chống cộng sản đầy máu và nước mắt nhưng vô cùng cao thượng và chan hoà lòng nhân ái, của dân tộc Việt Nam. Giống như tất cả những ai có lòng yêu nước, đã sống trong lao tù của cộng sản, đều âm thầm tự trao cho mình sứ mạng, tiếp tục chiến đấu chống lại cái tàn nhẫn bất nhân của chủ nghĩa cộng sản đến hơi thở cuối cùng, điệp viên Đặng Chí Bình, sau khi ra hải ngoại, đã tiếp tục miệt mài suốt 20 năm để hoàn thành thiên hồi ký Thép Đen dầy ngót 2000 trang, gói ghém tất cả những bi kịch phi nhân đầy rùng rợn trong chế độ lao tù cộng sản mà tác giả đã trải qua; đồng thời thắp sáng chân lý: Ngay cả trong những nơi tận cùng của tăm tối, phi nhân, đói khát, đầy thù hận nhất do chế độ cộng sản tạo dựng, tình yêu thương người, lòng hướng thiện, khát khao cái đẹp, tôn thờ chân lý vẫn luôn luôn hiện hữu và được ấp ủ, trong lòng người dân Việt. Nhận xét về thiên hồi ký Thép Đen, thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đã xúc động nhận xét: "Chúng ta đã được đọc khá nhiều hồi ký của những người cựu tù trong chế độ lao tù Cộng Sản. Mỗi cuốn hồi ký là một mặt của vấn đề, nhưng theo tôi, "Thép Đen" là cuốn hồi ký trung thực nhất về những điều mà người tù mấy chục năm Đặng Chí Bình đã phải trải qua. Những sự việc được tả chân, những tâm tư được diễn tả chân thực mà mỗi người cựu tù khi đọc đều thấy có mình trong đó." Nhân dịp tác giả Đặng Chí Bình đến Úc Châu, Sàigòn Times hân hạnh được ông chấp thuận cho phép đăng tải thiên hồi ký Thép Đen vô cùng hào hùng, sống động và đầy lôi cuốn của ông. SGT xin chân thành cảm ơn tấm lòng ưu ái đặc biệt của tác giả, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả phần tiếp theo của thiên hồi ký Thép Đen.

*

Tùy theo “suốt” dài, ngắn và tùy theo chỗ cùm rộng hay hẹp, loại cùm này có thể cùm được rất nhiều người. Đây là một hình thức để kỷ luật những phạm nhân nào ngang bướng, hoặc vi phạm nội quy của trại. Đôi khi cũng dùng để trấn áp, hay khai thác... tùy theo những sự việc mà Cộng Sản muốn.
Cách thiết kế để xây dựng những căn buồng này, hẳn cũng do từ thời Pháp thuộc. Buồng làm theo hình chữ nhật, kích thước dài khoảng 15m, rộng 10m. Ở giữa là một cái bệ xi măng lớn chiếm gần hết buồng, kích thước dài 12m, rộng 7m; bệ xây cao hơn nền chừng 50 phân; lối đi là phần còn lại ở chung quanh bệ, rộng chừng 1m rưỡi.
Có thể thời Pháp thuộc, tù chỉ nằm trên bệ xi măng, còn lối đi bên dưới, chung quanh, để dép, guốc chăng" Nhưng bây giờ dưới chế độ cách mạng nhân dân, vì quá đông, cho nên tù nằm la liệt, cả trên bệ lẫn lối đi.
Tôi phải bước qua nhiều cậu đang nằm tụm 5, tụm 3 để vào... cầu tiêu. Mở cánh cửa nhà cầu, tôi thấy, dưới ánh sáng yếu ớt của ngọn đèn dầu bé xíu, căn nhà cầu này rất nhỏ. Trên nền nhớp nháp, nồng nặc mùi phân và nước giải. Thảo nào, suốt đêm, khi ngủ thì thôi, lúc thức giấc, mũi tôi luôn luôn ngửi thấy một mùi khai, thối tràn ngập căn buồng. Từ xà lim ra trại chung, tôi vẫn đi đôi “guốc, dép” của tôi. Nhưng, vì không muốn làm mất giấc ngủ của những người tôi sẽ bước qua, nên tôi đã đi chân đất vào cầu tiêu. Cũng vì vậy, trên đường đi và về chỗ nằm, thỉnh thoảng tôi thấy như chân mình dẫm vào cái gì mềm, kêu bóp bép. Ánh sáng quá mờ, tôi đã không thể đoán được là cái gì"
Về tới chỗ nằm, tôi chả làm sao ngủ được nữa. Mùi phân, mùi nước giải, mùi hơi người lâu ngày không tắm rửa, mùi quần áo nhiều ngày không giặt, trộn lẫn với không khí trong buồng thành một mùi chua chua, khăn khẳn cay sè làm đầu tôi váng vất nặng nề. Trước đây, ở xà lim, tuy cũng phân, cũng nước giải, cũng quần áo thời gian lâu ngày không giặt, cũng thân thể lâu ngày không tắm rửa, nhưng những hơi hướm đó, chỉ là của một người, mà người đó là chính... mình, cho nên thật dễ... ngửi, chả thấy cay mũi, nặng đầu như bây giờ.
Trời đã sáng hẳn. Tiếng loa nghe rõ mồn một, đang ra rả điệu nhạc dạo đầu của đài tiếng nói “Quân Đội Nhân Dân”, rồi tiếp theo là cái giọng the thé của cô xướng ngôn viên: “... Quân đội nhân dân, trung với đảng, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng!... ”
Một khẩu hiệu thúc giục, nêu lên như một bức hình tâm lý, ngày nào cũng đập vào óc mọi người, dần dà đã in vào nếp nghĩ, nếp nhìn. Để đến một lúc nào đó thành hiển nhiên như một công lý tất yếu. Rồi những sự việc sau đó, nếu xẩy ra hợp với nội dung khẩu hiệu, là thuận; nếu xảy ra ngược lại là nghịch, là làm cho người ta băn khoăn ngạc nhiên, như một tín đồ thuận thành làm trái với lẽ đạo.
Vì là buổi sáng sớm ở trại chung, nên tôi phải bị động theo cái chung của mọi người. Đã gần tới giờ làm việc rồi, mà hầu hết cả buồng còn nằm, từng cụm, từng cụm với nhau mê mệt ngủ. Tôi không hiểu tại sao họ lại có thể ngủ nhiều như vậy được" Có lẽ, trong đêm họ có nhiều khắc khoải thao thức, hay do tuổi trẻ bất cần đời, cứ buông trôi, để mặc cho đời trôi theo giòng nước... đục" Tôi lại phải tiếp tục nằm chịu trận, ráng mà nghe cái “con mẹ lắm mồm” nheo nhéo, một cách bất khả kháng... Rồi, đến cái mục “Các em thiếu nhi”. Nghĩ cũng lạ, nghe gần 6 năm rồi, tôi chẳng thấy một bài ca nào, bảo các em nghe lời của cha mẹ cả. Trái lại, ngay từ khi các em mới bập bẹ biết nói, đã dạy phải nghe lời... bác, lời đảng mà đại diện trước mắt là các cô, các thầy giữ nhà trẻ và giảng đạo của đảng. Nào là: “... Ra vườn hoa em chơi, hoa sắc trắng nhìn em hoa cười. Nghe lời cô, em ngoan em không hái một bông hoa nào, vì hoa này là... của chung... ”
Cộng Sản đã theo đúng phương châm “Dạy trẻ từ thuở còn thơ”. Chúng lại còn phát huy cao độ hơn nữa là chú ý ngay từ “khâu” chọn hạt giống, như: “Hạt giống đỏ... được chăm nom vun sới, thành lớp cây xanh vươn dưới... mái trường... ”.
Tôi đang nằm bực bội nghe miệng lưỡi của Cộng Sản xui trẻ con ăn ... cứt gà, thì cậu Phúc “Thổ”, vừa bò dậy vừa nói, trong ngái ngủ, khi cậu nhìn thấy ánh mắt tôi:
- Anh dậy sớm thế! Đêm qua anh có ngủ được không"
Tôi vừa lồm cồm bò dậy, vừa trả lời:
- Đã ngủ thì phải được. Nhưng cậu có ngửi thấy ngột ngạt phân và nước giải không"
- Không anh ạ! Người ta bảo: “Ở gần nhà xí mãi không còn ngửi thấy thối nữa”, anh!
Vừa nói, y vừa đi vào cầu tiêu. Tôi dõi mắt nhìn chéo xuống phía tay phải chỗ lối đi. Đêm qua tôi thấy một tổ chăn cuốn, chẳng có chiếu, một cái chân dài nghệu, đầy ghẻ thò ra ngoài chăn, tôi cứ tưởng một người; bây giờ cái tổ chăn đó mở ra, đến 3 đứa ngồi dậy. Một đứa, lớn nhất, da trắng, mặt rất kháu khỉnh, chừng 13, 14 tuổi. Nó đã cao, giờ lại gầy, thành ra những cái tay, cái chân lêu nghêu, kềnh càng như những cái chân con nhện. Hai đứa kia bé tí; một đứa đứng chỉ cao tới ngực, còn một đứa chỉ ngang tới rốn của thằng lớn. Chính vì vậy, đêm qua tôi mới tưởng chỉ có một người.
Cả ba đứa, tuy ngồi dựa lưng vào tường và vẫn khoác chung một cái chăn rách, nhưng 6 con mắt đã cứ thập thò liếc nhìn chiếc điếu cầy tôi đang chuẩn bị “bắn” một điếu buổi sáng. Chúng nhìn tôi bằng những con mắt vừa thèm thuồng muốn xin được hút sái nhì, hay sái ba; nhưng lại vừa sợ sệt, vì như vậy là... phạm thượng. Hôm qua, chúng đã thấy tôi được cả buồng quý nể (trong khi đó cả bậc “trùm” của chúng). Tôi liếc nhìn chung quanh và thấy cũng còn nhiều con mắt trắng lấm lét, rụt rè nữa muốn được cái vinh hạnh hút sái nhì, hoặc sái ba. Tôi vẫy tay, gọi cái cuộn chăn 3 đứa đến. Mắt chúng đều sáng lên ngập ngừng tiến đến, ngồi cả xuống trước mặt tôi lấm lét nhìn tôi như chờ lệnh. Cả ba đứa, chân tay đều ghẻ kềnh càng. Tôi rút gói thuốc lào, hôm qua Thọ “Lột” đã đưa biếu, ở trong túi ra, vê cho mỗi đứa một điếu. Tôi hỏi đứa lớn:
- Cháu tên gì"
- Thưa chú, cháu là Thắng, mọi người gọi cháu là Thắng “Trắng”.
- Thế bố mẹ cháu ở đâu"
- Ở Hàng Bạc ạ!
Tôi ngạc nhiên và vội vàng hỏi tiếp:
- Hàng Bạc cháo ở số nhà mấy"
- Cháu ở 127.
Tôi vồ vập:
- Phải hiệu Bảo Hưng Long không"
Nó mở to mắt ngạc nhiên:
- Sao chú biết" Đấy là cậu mợ cháu!
Đến lượt mắt tôi lại căng ra vì ngạc nhiên, tôi dồn dập hỏi nó về cô Thuận, về thằng Hòa, thằng Hiếu, cô Tám v.v... Cả một khung cảnh ngày xưa của phố Hàng Bạc những năm 1952, 53, 54!...  Lúc đó, tôi làm thợ vàng cho hiệu Tân Hưng, Bảo Hưng Long và Đức Hưng. Ba mẹ con, Bảo Hưng Long là chị của Tân Hưng, tức cô Thuận, hoa khôi Hàng Bạc 1952. Như thế, Thắng “Trắng” phải gọi Hòa, Hiếu là cậu. Tuy thời gian ở Hà Nội, tôi làm thợ kim hoàn, nhưng tôi vẫn đi học Pháp văn, cho nên vừa là thợ, vừa là học sinh, 15, 16 tuổi.
Điều tôi băn khoăn suy nghĩ mãi là, những gia đình này ngày xưa, là loại thế phiệt trâm anh, đài các, trong giai cấp trưởng giả, vậy mà bây giờ con cái là loại lưu manh, đầu đường, xó chợ" Tại sao họ chóng sa sút thế" Không kìm được tò mò, tôi hỏi thằng Thắng:
- Tại sao cháu không đi học, lai đi cắp trộm, cậu mợ cháu không nuôi cháu à"
- Cháu đã “dạt vòm” lâu lắm rồi. Bây giờ, cậu mợ cháu đã ... từ cháu.
Tôi chưa hiểu trọn vẹn ý chữ “dạt vòm” nên hỏi lại. Thằng bé nhất, từ nãy cứ nhấp nhổm muốn góp chuyện, vội vàng trả lời:
- Chú không biết à, “dạt vòm” là bỏ nhà đi bụi đời ấy mà!
Tôi quay lại nhìn thằng nhóc con, mặt nó đương vênh vênh lên như vẻ ra đây cũng là dân bụi đời. Tôi cũng thấy vui vui nên hỏi ngay:
- Cháu tên gì"
Thằng Thắng nhanh nhẩu trả lời thay:
- Nó là Phúc “Lủi” đấy chú ạ!
- Sao lại là Phúc “Lủi”"
Cả hai đứa đều cười ầm lên, thằng Thắng nói tiếp:
- Nó lủi nhanh lắm chú ơi! Nó đã vào chỗ đám đông thì có giời tìm. Nó toàn chui dưới khe háng người ta để lủi. “cá” (công an) bắt được nó rồi; thấy nó bé tí, cứ nắm lỏng tay, bất ngờ, nó giật tay ra, chạy ngay vào đám đông.
Tò mò, tôi lại hỏi:
- Năm nay, cháu bao nhiêu tuổi rồi!
Nó đứng hẳn dậy, một tay đè vạt áo xuống che cái bụng ỏng, lồi cả rốn ra:
- Cháu 11 tuổi rồi!
Tôi ngạc nhiên nhìn thằng Phúc “Lủi” đứng, người nó bé con chỉ bằng đứa trẻ lên 5, lên 6 bình thường ở trong Nam; cái mặt hơi choắt lại vì gầy; nhưng đặc biệt, đôi mắt của nó thật sáng và nhanh. Tôi đang định hỏi tiếp thì cán bộ đã đến mở cửa điểm số.
Cứ hai người một, cầm tay nhau đi ra để cán bộ điểm. Trong lúc đi ra, tôi nhìn xuống nền nhà, thỉnh thoảng có những điểm trăng trắng ngó ngoáy, bò chỗ nọ, chỗ kia. Đêm qua, lúc đi tiểu, tôi đã dẫm phải mà không đoán được đó là cái gì. Đó chỉ là những con bọ to nhỏ từ những đống phân trong nhà xí bò ra. Tôi thấy hầu hết chẳng ai để ý tới những con bọ này cả.
Khi ra tới sân, tên Hưng buồng trưởng dẫn tất cả đến một góc sân, có cái bể nổi, cao hơn mặt sân chừng sáu, bẩy mươi phân, gồm hai ngăn, mỗi ngăn rộng chừng 1 mét vuông. Nước bể đã đầy, nhưng một vòi chảy vào thì trong, nhưng nước ở trong bể lại lờ lờ. Trên mặt nước lều bều những váng ghét, của những buồng trước đã rửa. Hàng trăm người, mà chỉ có độ chục cái gáo. Vì vậy, nhiều đứa thò luôn tay vào bể, vốc một ít nước xoa lên mặt mấy cái, như mèo, thế là rửa mặt xong.


Chỉ có 15 phút rửa mặt, rồi tất cả lại xếp hàng đôi trở về chỗ quy định của buồng trong vạch vôi, ngồi xuống. Trong buồng đang quét dọn, mỗi ngày cắt ra 4 người quét dọn, làm vệ sinh buồng và nhà xí. Trong buồng chỉ một đêm mà hôi bẩn như vậy. Ngồi ở sân, tôi hỏi một cậu, tên Tiến “Ga” ngồi bên cạnh:
- Các cậu ngủ như thế, bọ bò lổm ngổm vào chăn chiếu, làm sao ngủ"
- Anh ơi, rồi quen đi hết! Nhiều đêm đang ngủ thấy ngứa tai, móc ra là một chú bọ. Bọ chui vào quần áo là thường, anh ạ.
Nghe y nói, tôi cũng thấy người ngưa ngứa. Tôi phải luồn tay vào trong áo, vừa gãi, vừa đưa mắt hỏi Tiến “Ga”. Y cười thành tiếng:
- Anh nằm trên bệ xi măng là giai cấp trên rồi, không có bọ đâu, nhưng là rận đấy. Rận, ở trong buồng thì không ai là không có.
Thảo nào! Tuy là mùa Đông, nhưng buổi sáng cũng có một lúc ánh nắng nhàn nhạt. Tôi đưa mắt nhìn toàn bộ cái sân rộng của trại chung. Lổm ngổm đầy tù, mỗi buồng chiếm một khoảng sân. Buồng nào cũng đang có người cởi áo ra để... bắt rận. Tôi đang mải nhìn hai buồng phía gần xà lim I vừa rửa ráy xong và đã vào buồng, ngồi xếp hàng 10 để... "sinh hoạt chính trị”, bỗng một cậu chộp lẹ một cái vào cổ áo tôi. Tôi quay ngoắt lại, thì ra thằng Phong “Trố”, hai ngón tay trái và trỏ của nó đang kẹp chặt giơ ra, miệng nói:
- Rận của anh nè!
Tôi ngửa bàn tay cho y bỏ vào. Con rận “xề” đen xì, nằm ngửa hơ hơ, đang giơ những cái chân con tí giẫy dọn tìm cách lật úp lại. Mới có một đêm, rận đã bò cả ở bên ngoài áo. Tôi chợt thấy cả người ngứa ran. Chỗ nào trong áo, tôi cũng cảm thấy như có rận chui rúc vào. Tôi vừa quyết định phải cởi áo ra xem sao, thì bác Khánh đến, chỉ tay về phía một cái bàn và bảo tôi là cán bộ gọi.
Bẩy mươi lăm: Những vấn đề...  mới !
Ở một góc mái hiên có một chiếc bàn kê tạm, để chỗ cho cán bộ làm việc. Chẳng ai xa lạ, chính là tên chuẩn úy Kế, người miền Nam. Khi tôi mới vào Hỏa Lò, y mới có hạ sĩ. Sau khi tôi ngồi vào chiếc ghế nhỏ để cạnh bàn, y lật quyển sổ to, hỏi tên tuổi và sơ qua về lý lịch của tôi để ghi. Xong, y nhìn tôi nói vẻ dìu dịu:
- Trong buồng, anh là người lớn. Vậy, tôi giao cho anh nhiệm vụ là trật tự và đọc báo.
Tôi hơi ngạc nhiên, nhưng lại chợt hiểu ngay. Từ nãy, chắc chắn là tên Hưng trưởng buồng đã gặp tên Kế này, và đây chắc hẳn cũng do ý kiến của tên Hưng! Tôi đang định từ chối, y đã nghiêm trang:
- Đây cũng là một hình thức để cải tạo tư tưởng của anh. Chúng tôi sẽ đánh giá anh tùy theo thái độ tích cực hay tiêu cực trong nhiệm vụ này.
Thành ra, ý định từ chối của tôi chả có dịp thốt ra nữa. Tôi chỉ nói một cách yếu sìu, không mấy mạnh bạo:
- Người tôi ốm yếu, làm thế nào được việc trật tự. Vậy, tôi xin đọc báo thôi!
Y lắc đầu, rồi nói:
- Không được! Trật tự buồng có 4 người chứ không phải mình anh. Anh không được từ chối.
Xong, y nhếch môi nói như cười:
- Anh đừng lấy vẻ ốm yếu ra mà che mắt tôi. Tôi còn lạ gì anh nữa!
Tôi cũng hiểu là trong nhà tù, làm việc với cán bộ, dù bát cứ một chức vụ gì to nhỏ, đều sẽ mất lòng anh em. Tuy thế, với ý thức chính trị của mình, tôi sẽ có chủ trương sau. Bây giờ trước mắt hãy cứ tạm nhận.
10 giờ: giờ đọc báo và sinh hoạt. Tất cả các buồng đều phải vào buồng mình, ngồi tập trung hết lên bệ xi măng, nghe đọc hai tờ báo “Quân Đội Nhân Dân” và “Nhân Dân”. Những bài cần đọc, đều được cán bộ đánh dấu bằng bút chì đỏ. Bác Khánh, Thọ “Lột” và tên Hưng giữ trật tự. Bác Khánh khoảng 55, 56 tuổi, nhưng người trông còn khỏe mạnh, rắn chắc, dù tóc đã điểm sương mà da dẻ vẫn hồng hào. Bác ghé gần tai tôi nói nhỏ:
- Anh vào buồng này, toàn tụi lưu manh lau nhau là may đấy. Chúng nó vào, ra tù soành soạch, vì vậy mỗi ngày, chỉ có sáng một giờ, chiều một giờ đọc báo, rất ít khi sinh hoạt. Chứ anh xem, ở các buồng bên kia, sáng hai tiếng, chiều hai tiếng ngồi “sinh hoạt tư tưởng”, bới móc, cấu xé nhau mới điên đầu.
Đọc báo xong, đã 11 giờ. Cơm, nhà bếp đã đưa lên: một thúng cơm, và một sọt bát đĩa bằng sắt tráng men. Trật tự và các tổ trưởng phải ra nhận và chia cơm. Sát mé hàng hiên là những cái “bàn” ghép bằng hai tấm ván, dài mươi mười lăm mét. Buồng tôi, lớn nhỏ 174 người. Mỗi xuất cơm được hai lưng bát con. Chỉ có một cái bát con và cái môi phải chia sao cho thật đều. Xếp bát ở trên bàn thành 5 hàng. Khi chia gần về cuối, có thể thiếu, có thể thừa. Nếu thiếu, một anh phải lấy muỗng con đi tùng suất lấy bớt ra, tùy theo một muỗng, nửa muỗng, hoặc một phần ba muỗng, v.v... Nếu thừa, thì đi “tản” thêm cho mỗi suất một phần ba, hay một phần năm muỗng tùy theo. Người chia canh, người chia cơm, người sắp xếp, người so đũa. Khi đã đếm đi, đếm lại, thấy đủ rồi, mới báo cáo cán bộ cho buồng ra. Cứ hàng một, mỗi người đến lấy một suất cơm, một suất canh. Rồi, ra sân, mỗi người tìm một chỗ ngồi ăn.
Buồng tôi, vì phần lớn là lũ trẻ con, nhàng nhàng, nhơ nhỡ. Lại là dân lưu manh trộm cắp, anh chị nên chúng hay sinh sự, đánh nhau, bắt nạt nhau... lúc ăn, lúc chơi, cũng như lúc ngủ. Vì vậy, phải có người lớn. Người này, chúng phải nể sợ; chứ gặp người lớn lù khù, hiền lành, chúng thường chửi lại.
Có thể do tình trạng chiến tranh, tinh giảm cán bộ để dành cho chiến đấu và phục vụ chiến đấu tại miền Bắc và chiến trường “B”, nên tên Kế phải phụ trách hai buồng. Buồng số 4 là buồng chúng tôi và số 5 ở sát ngay bên cạnh. Buồng số 5 hầu hết là thanh niên và người lớn. Tuy cùng một cán bộ phụ trách, nhưng hai buồng có quy chế khác hẳn nhau. Buồng số 5 phải sinh hoạt chính trị tư tưởng chặt chẽ như nhiều buồng khác.
Ăn cơm xong, tù lại xếp hàng đôi để cán bộ kiểm người cho vào buồng. Để biết rõ thêm về thằng Thắng “Trắng”, con của Bảo Hưng Long, tôi đến ngồi bên cạnh và tình cảm hỏi chuyện tiếp. Chính vì tôi hay ngồi nói chuyện trò thân mật với nó, nên cả buồng có dư luận là tình cờ trở về miền Bắc, tôi đã gặp lại một thằng cháu ở trong tù.
Qua thằng Thắng, tôi cũng biết sơ lược tình hình của Hàng Bạc từ 54 tới bây giờ. Thằng Hoan “Thọt” Hàng Bạc, rồi con của Chấn Hưng, thằng Hùng em cô Mi nhà Ngọc Chương, và rất nhiều cậu cùng tuổi, hoặc sấp sỉ tuổi tôi, đều đã đi... tù về tội lưu manh trộm cắp; một số tù về tội phản động, phản tuyên truyền.
Nói chung, bố mẹ bị “đánh tư sản”, vừa bị đi tù vừa hết của cải. Nếu còn ai không bị tù, đi làm cũng chỉ được đồng lương... chết đói! Ai đi làm cũng chỉ đủ để nuôi sống... người ấy. Bố làm nuôi bố, mẹ làm nuôi mẹ. Con cái nheo nhóc, không đủ ăn. Làm bố mẹ mà không nuôi được con cái 10, 15, 16 tuổi thì làm sao bảo được chúng" Một khi chúng phải tự kiếm ăn, chúng không còn sợ bố mẹ nữa. Bố mẹ chưởi con, con cãi, thậm chí cũng chưởi lại bố mẹ. Cuối cùng để rồi con cái phải “dạt vòm” sống lang thang trộm cắp. Cá biệt, cũng có bố mẹ còn chôn giấu được của cải, rồi do lòng thương con, nên vẫn cố gắng bù đắp nuôi con cho đi học tiếp, tùy theo đến lớp 7, lớp 8, có khi đến lớp 9, lớp 10 (hệ 10 năm). Nhưng kết cục, nhà nước cũng không cho vào đại học với nhiều nguyên nhân. Đến lúc này, bố mẹ cũng đành bỏ con, và con cũng đành bỏ bố mẹ. Con cái chỉ còn hai con đường: đi bộ đội, hoặc gia nhập giới... lưu manh.
Bao nhiêu tấm gương trước đây, ai cũng nhìn thấy, với cái “đuôi” là con nhà khá giả, tư sản ngày xưa, vào bộ đội, dù có tích cực một sống hai chết, cũng là một tên bị phân biệt thành phần; nghĩa là không có lối thoát, mặc dầu chỉ muốn sống một cuộc sống bình thường, làm ăn của một người dân, cũng không thể được. Chỉ còn một giải pháp thứ hai, dù biết rằng đi theo là hủy diệt tương lai, cũng đành, vì còn những phút tự do, những phút ngất ngưởng cuộc đời khi kiếm được tiền: đó là “dạt vòm” vào giới lưu manh trộm cắp, bụi đời.
Những ngày sau đó, tôi hỏi thăm nhiều cậu trong buồng. Mỗi cậu mỗi tình tiết khác nhau khi trả lời hai câu hỏi: Nguyên nhân, hoàn cảnh nào đã đưa đẩy em vào giới lưu manh trộm cắp này" Hãy kể cho anh nghe một “cú” làm ăn của em, mà em cho là nổi bật nhất, được nhiều tiền nhất, kỳ công nhất"
Qua những câu trả lời của rất nhiều thanh niên về hai câu hỏi này, tôi đã nhìn ra cái lúng túng, mâu thuẫn của những tên lãnh đạo xã hội chủ nghĩa miền Bắc.
Chủ trương của chúng là dân phải... ngu! Dân ngu, mới dễ bảo; nói thế nào dân cũng tin, nói sai, dân cũng không biết. Có như vậy, mới vững cái ghế ngồi của những tên vua không ngai của một nền “quân chủ mới”. (Quân chủ cũ, chết đi nhường ngôi lại cho con cháu. Quân chủ mới, chỉ được hưởng hết đời mình, đồng thời lại không được làm “ngai”; bình mới, rượu cũ). Nhưng, ngoài mặt chúng lại phải bịp bợm, tỏ ra xã hội chủ nghĩa là cách mạng, là văn minh tiến bộ, khoa học, là “đỉnh cao trí tuệ loài người”... Chúng đã phải làm ra cái vẻ cổ vũ “toàn dân đi học”. Nhưng, trong chương trình học, tất cả chỉ nhằm đào tạo một loại người biết nghe lời, không được tìm hiểu những cái sai, lầm trong những điều đảng dạy. Nào là: “trung với đảng, hiếu với dân”, Đảng bảo, chỉ biết nghe lời và chấp hành vân vân và vân vân.
Một mâu thuẫn của nội tại vấn để đẻ ra là: nếu cổ vũ dân đi học mãi, dân sẽ khôn, sẽ biết những cái bậy, những cái bịp, những cái nói láo tinh vi của Đảng. Do đó, chủng phải ngăn dân lại từ cửa đại học. Cần lý do" Chúng có hàng triệu lý do, hoàn cảnh đất nước, nghĩa vụ quân sự, tiêu chuẩn điểm, lý lịch, v.v... Chúng chỉ cho những ai thuộc loại cốt cán của cách mạng lên đại học. Mà cốt cán của cách mạng thì ai cũng biết tỏng là loại người nào rồi: phải là gia đình nhiều đời nghèo. Mấy đời khổ cực ngu đần, bây giờ đảng mới cho ngóc đầu, sung sướng, tất nhiên sẽ tuyệt đối nghe lời đảng.
Trên đây là hai thành phần cốt cán của đảng đấy. Dù như vậy, trên đại học, cũng như khi đã tốt nghiệp, còn nhiều chặng, nhiều “khâu” lọc. Cuối cùng, những người thành đạt ra, phải “đạt” những tiêu chuẩn sau: Đảng bảo sao, hãy làm như vậy. Việc gì đối với đời là trái, đảng bảo là phải, hãy tin điều đó là chân lý. Kẻ nào làm ngược lại là chống đảng. Ai cũng hiểu, tội chống đảng sẽ ra sao rồi. Phải tự nguyện lấy mạng sống để bảo vệ đảng (là bảo vệ chỗ ngồi của 15, 16 tên thuộc Bộ Chính Trị).
Nếu ai cũng hiểu như vậy, đừng ai chê: sao tên giám đốc này ngu, tên giáo sư kia dốt, tên Tiến sĩ nọ du học Liên Xô mà chẳng khá về chuyên môn, v.v... Từ đấy suy ra, cũng đừng chê: dân biểu này là hốt rác; nghị sĩ kia là con sen v.v... Sẽ có người nói, nếu Cộng Sản dùng người như vậy, đất nước nghèo khổ, sẽ lạc hậu dần. Tóm lại, nước nghèo, dân khổ lắm.
Buổi sáng hôm sau, vẫn quen như nếp sống trong xà lim, mới 6 giờ, tôi đã thức dậy, định tập thể dục. Nhưng căn buồng đầy người như thế này, không khí lại hôi thối, vì vậy, tôi phải đành tạm bỏ tập thể dục.
Bác Khánh già cũng dậy sớm, bác khoác chăn đến ngồi bên cạnh tôi. Nhìn bác, tuy mái đầu đã muối tiêu, nhưng dán dấp vẫn nhanh nhẹn khỏe mạnh, đôi bàn tay thật to với những ngón tay chuối mắn, tôi tươi nét mặt nhìn vào bộ ngực của bác nói:
- Bác có bộ ngực “cốt xì lô” quá! Chắc thời thanh niên bác cũng thích thể thao"
Mắt bác sáng lên, rồi quay hẳn lại phía tôi như được gãi trúng chỗ ngứa...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.