Hồi ký: Thép Đen - Đặng Chí Bình
LGT: Lịch sử nửa thế kỷ ngăn chặn làn sóng cộng sản bành trướng ở Miền Bắc, xâm lăng ở Miền Nam, đã tạo nên nhiều anh hùng, trong đó có không biết bao nhiêu anh hùng âm thầm, cô đơn, một mình một bóng, phải vật lộn giữa vòng vây đầy thù hận của kẻ thù, mà vẫn một lòng một dạ giữ tròn khí tiết cùng tấm lòng thuỷ chung đối với tổ quốc, dân tộc, đồng đội... Đặng Chí Bình, bút hiệu của một điệp viên VNCH được lệnh thâm nhập Miền Bắc, móc nối các tổ chức kháng chiến chống cộng, chẳng may lọt vào tay kẻ thù, và phải trải qua gần 20 năm trong lao tù cộng sản, là một trong những người anh hùng âm thầm, cô đơn trên con đường đấu tranh chống cộng sản đầy máu và nước mắt nhưng vô cùng cao thượng và chan hoà lòng nhân ái, của dân tộc Việt Nam. Giống như tất cả những ai có lòng yêu nước, đã sống trong lao tù của cộng sản, đều âm thầm tự trao cho mình sứ mạng, tiếp tục chiến đấu chống lại cái tàn nhẫn bất nhân của chủ nghĩa cộng sản đến hơi thở cuối cùng, điệp viên Đặng Chí Bình, sau khi ra hải ngoại, đã tiếp tục miệt mài suốt 20 năm để hoàn thành thiên hồi ký Thép Đen dầy ngót 2000 trang, gói ghém tất cả những bi kịch phi nhân đầy rùng rợn trong chế độ lao tù cộng sản mà tác giả đã trải qua; đồng thời thắp sáng chân lý: Ngay cả trong những nơi tận cùng của tăm tối, phi nhân, đói khát, đầy thù hận nhất do chế độ cộng sản tạo dựng, tình yêu thương người, lòng hướng thiện, khát khao cái đẹp, tôn thờ chân lý vẫn luôn luôn hiện hữu và được ấp ủ, trong lòng người dân Việt. Nhận xét về thiên hồi ký Thép Đen, thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đã xúc động nhận xét: "Chúng ta đã được đọc khá nhiều hồi ký của những người cựu tù trong chế độ lao tù Cộng Sản. Mỗi cuốn hồi ký là một mặt của vấn đề, nhưng theo tôi, "Thép Đen" là cuốn hồi ký trung thực nhất về những điều mà người tù mấy chục năm Đặng Chí Bình đã phải trải qua. Những sự việc được tả chân, những tâm tư được diễn tả chân thực mà mỗi người cựu tù khi đọc đều thấy có mình trong đó." Nhân dịp tác giả Đặng Chí Bình đến Úc, Sàigòn Times hân hạnh được ông chấp thuận cho phép đăng tải thiên hồi ký Thép Đen vô cùng hào hùng, sống động và đầy lôi cuốn của ông. SGT xin chân thành cảm ơn tấm lòng ưu ái đặc biệt của tác giả, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả phần tiếp theo của thiên hồi ký Thép Đen.
*
(Tiếp theo...)
Tôi và mấy anh kia, cũng đều bàng hoàng đờ cả người ra. Quay lại phiá cô công an Ngọc Anh, thì cô ả mặt đỏ như mai cua luộc, gục mãi đầu vào một cánh cửa sổ của một ngôi nhà. Tình thế bất ngờ!
Lẽ ra phía phụ nữ, những bà lớn tuổi, phải ra can thiệp, hoặc đưa vải hay khăn che cho cô ta. Nhưng chả có một ai ra giúp đỡ, giữa khoảng 10- 12 giờ trưa, nếu ở gần nhà tôi, tôi sẽ gọi Hoa đưa tạm cái khăn, hay miếng nylon ra che cho cô ta. Tôi cũng không dám đến gần cô, để tìm hiểu vì sao lại có một sự việc "ngàn năm một thưở" như thế này"
Bố mẹ và nhà cô ở đâu" Khi đến cổng nhà thờ, cô rẽ ra đường Bắc Hải để sang khu Cư Xá Sĩ Quan Chí Hòa cũ. Chúng tôi đang lao động có người chỉ huy, nên chả đi đâu được. Tuy chẳng một ai trong chúng tôi biết lý do, nguyên nhân, nhưng chắc bốn anh kia cũng như tôi, làm sao mà quên được: Cái buổi "chết người" lao động ấy! Ngàn năm chưa dễ, đã ai...…quên! Nó độc lập với ý chí của con người, dù có muốn quên đi nhưng vẫn còn nhớ mãi. Tôi về kể chuyện lại cho Hoa, Hoa lại cười ré lên, như con gà tây gại ổ:
- Như vậy là anh vớ "bở" rồi!
Tôi chả biết đến "bở" hay "sượng" nhưng rõ ràng sự việc này, nó cũng luồn sâu bên trong là vấn đề xã hội. Từ sự việc này, nếu ai chịu suy nghĩ đều đã nhìn thấy, nhiều mặt của cái xã hội ấy. Hôm nay đi làm về, vừa đến cửa Hoa đã chạy ra, mặt em tươi roi rói, em nói ríu rít:
- Vừa khi nãy có một anh chừng ba chục tuổi đi xe Honđa vào, anh ta nói là anh em của một Biệt Kích nhẩy Bắc, muốn gặp anh" Tên anh ta là Vân.
Tất nhiên, tôi chả biết anh ta, vì tôi chưa gặp lần nào, có địa chỉ ở gần Cống Bà Xếp Hòa Hưng. Cứ để đấy, cuối tuần tôi sẽ đến thăm, xem sao" Không ngờ hôm sau gần 5 giờ anh ta lại đến. Tôi về đến nhà, ngoài cửa một chiếc Honda còn "láng coóng", mới và đẹp hơn xe của chú Tuất, chồng em Xuân. Một cậu rất tư cách, tỏ là giới "lõi" của thành phố, cậu ta tự giới thiệu là Vân, em rể của Hoàng văn Chương, một biệt kích ra Bắc 1968.
Cậu đã ra Bắc thăm Chương, cùng với cô Hoàng thị Phúc, chị vợ. Cô Phúc cũng là em của Chương, như thế tôi hiểu: Hoàng văn Chương, rồi cô Phúc và còn một người em gái nữa. Người em gái này là vợ của Trần Vân. Thái độ của Vân rất niềm nở, mới gặp mà như đã quen nhau lâu rồi. Ngay buổi chiều ấy Vân mời tôi cho bằng được ra một hiệu phở ở Ông Tạ, Vân mời cả Hoa, nhưng Hoa đã từ chối, phải ở nhà cơm nước, săn sóc ông bà cụ.
Nói chuyện với Vân, tôi biết nhiều điều mới của Sài Gòn dưới chế độ VC. Mấy ngày sau, Vân đã đèo tôi về nhà gặp vợ Vân. Vân ở mãi dưới Long An, nhưng thường xuyên đi về bà nhạc ở Hoà Hưng. Tôi cũng đã gặp cả cô Phúc là em của Chương, cô Phúc cũng dạt dào tình người. Tôi hiểu Trần Vân có một số khả năng, nhìn được một số kẽ hở của xã hội mới, nên cậu ta đã lách vào những kẽ trống đó để giải quyết cuộc sống của gia đình, mà còn thảnh thơi, thong dong.
Cậu ta chạy " mánh " thuốc lá, thuốc Tây; chơi thì có trọng điểm, theo cậu ta, màng lưới CAVC và quan thuế dầy đặc. Đã gọi là màng lưới, thì phải có mắt lưới và nút lưới, nút lưới là chỗ chốt của CA hay quan thuế. Vì thế, điều cần thiết là phải nhìn được ra đâu là mắt, đâu là nút, hơn nữa với những kỹ thuật thực hư, hư thực của CA và thuế quan, phải nắm vững chỗ nào, mắt trở thành nút và ngược lại. Thấy anh chàng Vân này tuy chưa có kinh qua về tình báo; chỉ do kiến thức thiên phú tự nhiên mà cũng tương đối sắc sảo, tôi khích lệ và bổ sung những chỗ tôi biết cho Vân.
Đi với Vân, tôi vừa học hỏi thêm kinh nghiệm lại có bồi dưỡng, bù đắp những ngày nắng hạn trước đây. Để thưởng thức một "pha" làm ăn của Vân, hôm đó sau khi trình diện xong, Vân và tôi ra Xa Cảng. Mối cũ của Vân, tôi ngồi sau xe Honda, ôm 900 bao thuốc lá ba số 5, trong một cái bao tải gạo cũ, luồn lách qua nhiều đường hẻm, đã đưa về nhà Vân an toàn. Theo Vân tiền lời của "cú"ù đó, có thể mua được một tạ rưỡi gạo.
Có lần cô Phúc một Honda, Vân đèo tôi trở lại thăm nhà hàng Thanh Thế, nơi 1962 tôi và bạn bè hay ra ngồi, vợ Vân bụng to; Hoa cũng bụng to nên phải ở nhà.
Đã mấy lần cô Phúc và Vân ca tụng một bà thầy tướng, ở một ngõ trong khu Đắc Lộ, nhã ý của hai người muốn mời tôi cùng đến xem một lần để thẩm định, tôi đều từ chối, phần vì tôi sống bằng sự nỗ lực, của chính bản thân tôi. Hơn nữa, mỗi lần xem giá 30 đồng cho một người, đành rằng do Vân và cô Phúc trả; nhưng tiền của ai thì cũng là tiền. Nếu có một chút ý thức tự trọng, thì tiền của người khác, cũng ý nghĩa như tiền của mình.
Tôi đã đánh giá Vân là người khá sắc sảo, bén nhậy, mà còn ca ngợi cô thầy tướng, nào là: không phải ngẫu nhiên mà nhiều người ở xa đến xem tướng phải nằm chực, nằm chờ vì vào nhưng giờ cô thầy không coi, hoặc vì đông qúa v.v… Những người từ Lục Tỉnh lên, người từ Thanh Hóa, Nghệ An vào, anh cứ đi đến xem anh có "oversea" được không" Tôi đã từ chối nhiều lần, đưa ra nhiều lý do, không hiểu sao Vân và cô Phúc lại muốn tôi cùng đi xem"
Hơn một tuần sau, Vân cho biết, hôm qua cô Phúc và Vân đã đi xem rồi, bà thầy nói như người quen biết từ lâu với mình, biết rõ qúa khứ, tương lai của một người. Một tuần có hai ngày bà không xem, dù trả gấp đôi hay gấp ba; đó là thứ Ba và thứ Bẩy. Tôi hỏi, thế Vân có hỏi tại sao bà thầy, lại không xem hai ngày ấy" Bà thầy đã nói: Bà cũng muốn coi, vì khách chờ lâu, nhưng bà nhìn được vận mệnh của người khác là do lộc, do ý của Thánh. Thánh đã dậy, bà chỉ biết tuyệt đối vâng lời!
Đến đây thì tôi đã hiểu Vân muốn tôi đi coi, một người đã đi tù hết cả tuổi xuân trong nhà tù, xem bà ta có biết không" Vả lại, theo Vân, tôi cũng có những nhận xét tương đối về tướng số và bói toán. Thực sự tôi không hề biết về những món tướng số, tử vi, bói toán. Những năm tù ở trại trung ương, do tiếp xúc với một số thầy tướng, thầy ngải, thư, ếm bùa người dân tộc, người Kinh đều là loại danh tiếng, có cỡ cộng sản mới bắt vào tù. Tôi tiếp xúc với các vị, chẳng có một chủ trương gì, ngoài cái tính tò mò, và cũng tùy tiện, nghĩa là gặp chăng hay chớ, chứ chẳng để tâm làm gì.
Tôi lại chợt thoáng nhớ tới ngày 30-4-1975, những tờ báo cộng sản tha hồ huênh hoang nhiều chuyện, có một chuyện đăng ngay trên tờ Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân. Chúng còn ra rả đọc ở trên đài phát thanh, khi chúng vào tiếp quản Dinh Độc Lập, một tổ ba người (tôi không nhớ tên), được lệnh đặc biệt lục tìm những tư liệu mật và tài sản của Nguyễn Văn Thiệu. Chúng đã thấy ngay ở đầu giường của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, có ba quyển sách quý: Một cuốn về tướng số của con người, hai cuốn kia là tử vi phong thổ, nổi tiếng của thế giới và miền Nam.