Hôm nay,  

Hồi Ký: Thép Đen

07/03/201000:00:00(Xem: 5885)

Hồi ký: Thép Đen - Đặng Chí Bình

LGT: Lịch sử nửa thế kỷ ngăn chặn làn sóng cộng sản bành trướng ở Miền Bắc, xâm lăng ở Miền Nam, đã tạo nên nhiều anh hùng, trong đó có không biết bao nhiêu anh hùng âm thầm, cô đơn, một mình một bóng, phải vật lộn giữa vòng vây đầy thù hận của kẻ thù, mà vẫn một lòng một dạ giữ tròn khí tiết cùng tấm lòng thuỷ chung đối với tổ quốc, dân tộc, đồng đội... Đặng Chí Bình, bút hiệu của một điệp viên VNCH được lệnh thâm nhập Miền Bắc, móc nối các tổ chức kháng chiến chống cộng, chẳng may lọt vào tay kẻ thù, và phải trải qua gần 20 năm trong lao tù cộng sản, là một trong những người anh hùng âm thầm, cô đơn trên con đường đấu tranh chống cộng sản đầy máu và nước mắt nhưng vô cùng cao thượng và chan hoà lòng nhân ái, của dân tộc Việt Nam. Giống như tất cả những ai có lòng yêu nước, đã sống trong lao tù của cộng sản, đều âm thầm tự trao cho mình sứ mạng, tiếp tục chiến đấu chống lại cái tàn nhẫn bất nhân của chủ nghĩa cộng sản đến hơi thở cuối cùng, điệp viên Đặng Chí Bình, sau khi ra hải ngoại, đã tiếp tục miệt mài suốt 20 năm để hoàn thành thiên hồi ký Thép Đen dầy ngót 2000 trang, gói ghém tất cả những bi kịch phi nhân đầy rùng rợn trong chế độ lao tù cộng sản mà tác giả đã trải qua; đồng thời thắp sáng chân lý: Ngay cả trong những nơi tận cùng của tăm tối, phi nhân, đói khát, đầy thù hận nhất do chế độ cộng sản tạo dựng, tình yêu thương người, lòng hướng thiện, khát khao cái đẹp, tôn thờ chân lý vẫn luôn luôn hiện hữu và được ấp ủ, trong lòng người dân Việt. Nhận xét về thiên hồi ký Thép Đen, thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đã xúc động nhận xét: "Chúng ta đã được đọc khá nhiều hồi ký của những người cựu tù trong chế độ lao tù Cộng Sản. Mỗi cuốn hồi ký là một mặt của vấn đề, nhưng theo tôi, "Thép Đen" là cuốn hồi ký trung thực nhất về những điều mà người tù mấy chục năm Đặng Chí Bình đã phải trải qua. Những sự việc được tả chân, những tâm tư được diễn tả chân thực mà mỗi người cựu tù khi đọc đều thấy có mình trong đó." Nhân dịp tác giả Đặng Chí Bình đến Úc, Sàigòn Times hân hạnh được ông chấp thuận cho phép đăng tải thiên hồi ký Thép Đen vô cùng hào hùng, sống động và đầy lôi cuốn của ông. SGT xin chân thành cảm ơn tấm lòng ưu ái đặc biệt của tác giả, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả phần tiếp theo của thiên hồi ký Thép Đen.

*

(Tiếp theo...)

Sau những chuẩn bị lo toan, và sự giúp đỡ của bà con, họ hàng và bạn bè, ngày cưới cũng đã đến và đi qua. Tôi cũng đã thực hiện được bốn tấm hình mầu, ở nhà thờ Nam Hòa với cha Bình, cùng bạn bè thân thuộc.
Đã chấp nhận trở lại nhà tù, nên tôi chẳng cần phải mời một ai trong chính quyền. Duy nhất có ông Trùm Lộc, mời ông ấy không phải vì ông ấy là tổ trưởng của khu phố, mà là vì thân tình xóm giềng hàng mấy chục năm với bố mẹ tôi. Thế mà trong lúc đám cưới đang ăn uống, tên công an khu vực Ngọc Anh cũng mò đến cửa, làm cho nhiều bạn bè, bà con nhớn nhác nhìn ra, tôi coi như "pha".
Nhưng con người phải có văn hóa, tôi đã nhã nhặn ra mời y thị, vào chung vui ngày cưới của tôi. Y thị không nói một lời, nhìn tôi một lúc bằng đôi mắt mầu nâu già, rồi lặng lẽ bỏ đi.
Cuối cùng thì cũng như mọi người: Cái đêm hôm ấy, đêm gì...." Bóng dương lồng đóa trà mi...chập chùng!
Một điều làm tôi đắn đo, nhưng rồi tôi không thể không nói đến, dù bạn bè đã cố nài kéo tôi phải gặp lại cụ Lưu Linh, nhưng trong thâm tâm tôi vẫn giữ một chủ trương. Tối nửa khuya, sau khi khách khứa ra về hết, tranh thủ lúc chị Công, cô Xuân, cô Thu và Hoa (giai nhân của ngày hôm nay) đang loay hoay dưới bếp, Tôi lên gác một mình, ngồi vào chiếc giường duy nhất anh chị Hiền cho mượn. Tôi ngồi im lặng năm phút nhắm mắt, để gọi là một chút nào, nhớ về cô Thanh Vân người năm cũ, cô đã bước lên xe hoa từ cuối 1969, đến nay đã 12 năm rồi. Lòng tôi chẳng trách cô, mà còn mừng cho cô:
Đừng trách nhau.... Đừng ái ngại nhau...
Thuyền yêu không ghé bến sầu...
Như đêm thiếu phụ trên lầu không trăng.
Hãy như chiếc sao băng băng mãi.
Để lòng buồn, buồn mãi không thôi.
Dù sao tôi vẫn biết ơn cô suốt đời. Phải thừa nhận, khi cùng một giai cấp, thì có nhiều những cảm nghĩ tương đồng, tôi và Hoa: Tôi nghèo, mà Hoa cũng nghèo. Chúng tôi vẫn nguyện như keo suốt đời.
Sau ngày cưới, chúng tôi vẫn không giảm đi niềm khó khăn, nỗi chật vật. Tôi vẫn ngày ngày gò lưng đạp xe sang Phú Nhuận làm ở tổ mộc, Hoa cũng vẫn ngày ngày đi làm ở tổ ngòi bút Đức Thành. Nghe Hoa nói tổ ngòi bút có chừng hơn bốn chục nhân công, hầu hết là đàn bà con gái. Tôi cũng như Hoa đều năng nổ, cố gắng làm việc, cũng chỉ đủ để nuôi bản thân mình.
Một buổi chiều như mọi khi tôi đi làm về, thoáng qua cánh cửa sổ khép hờ, dưới bếp Hoa đang tắm rửa và gội đầu cho mẹ tôi. Tôi đã đứng như dán chân xuống ở cửa, trái tim của tôi như to dần lên, giãn nở ra, miệng tôi lẩm bẩm: "Con xin cảm tạ Chúa và mẹ Maria đã ban cho con một người vợ, biết thương yêu, đỡ đần bố mẹ mù lòa già yếu của con ". Buổi tối hôm đó ở trên gác tôi cũng không quên cảm ơn Hoa, đã vì tôi.
Có những buổi tối khuya tôi và Hoa, trên căn gác trống ngồi bên cửa sổ, ngắm nhìn chị Hằng hàng giờ. Chúng tôi nghèo, và ý thức trách nhiệm với bố mẹ già, nên chúng tôi trang trải "honey moon" của chúng tôi, bằng những đêm khuya, dựa lưng vào nhau cùng nhìn và tâm sự với chị Hằng. Hoặc với những anh chàng mây và những cô nàng gió thỉnh thoảng đi qua. Đôi khi có những đêm chúng tôi bàn tán chỉ cho nhau, chị sao Mai và chàng sao Hôm, còn hàng chục vì sao nữa do chúng tôi đặt tên, mà chúng tôi thường gặp, đã trở thành bạn bè.
Có một điều khác thường, từ ngày cưới Hoa về, tối nào lúc 9 giờ, thầy mẹ tôi, tôi và Hoa đều ngồi đọc kinh chung buổi tối. Một điều mà trước đấy, thầy tôi một giường, mẹ tôi một giường, còn tôi thì nằm trên sàn gác một mình, đều tự đọc kinh riêng rồi đi ngủ.
Vào một buổi chiều, sau khi cơm nước xong, tôi và Hoa ở trên gác đang bàn bạc, về một số khó khăn của ngày mai, thì nghe có tiếng một cô gái réo gọi ở dưới nhà:
- Chị Hoa có nhà không"
Tiếng của mẹ tôi, dõng dạc rõ ràng:
- Cô hỏi ai"
- Cháu muốn hỏi, chị Hoa có nhà không ạ"
Mẹ tôi có vẻ hơi bực dọc:
- Ở đây không có ai tên là Hoa cả!
Hoa đang định chạy xuống dưới nhà, nhưng tôi đã kéo tay lại, tôi đã hiểu mẹ tôi, người vẫn duy trì cái lễ giáo, gia phong ngày trước. Cô gái cũng chắc đã chợt hiểu như tôi, nên cô ta đã lại lên tiếng:
- Cháu muốn hỏi chị Bình ạ"
- Cô chờ một chút nhé! Chị ấy có nhà đấy!
Rồi tiếng mẹ tôi gọi vọng lên gác:
- Chị Bình ơi! Xuống có ai gọi chị đây này!
Từ đây, tôi và Hoa đã hiểu ý của mẹ tôi, tôi và Hoa đã đồng một quan điểm từ ngày nên nghĩa vợ chồng: Thầy già lại lẫn lộn, tâm trí của thầy không còn bình thường, mẹ thì mù cả đôi mắt, bây giờ lại mắc thêm bệnh phổi, sớm muộn lúc nào đó, Chúa sẽ gọi về. Chúng ta bổn phận là con cái, bất cứ ngày đêm, tâm niệm làm sao cho các người vui, chúng tôi cũng tự nguyện nhắc nhở nhau, giữ trọn đạo làm con.
Một buổi chiều, tôi đang cắm cúi thẳm một cái vai bàn gỗ trò, anh Vinh thư ký của tổ mộc chạy vào nhìn tôi, nói như trêu đùa:
- Có hai giai nhân đang tìm anh Bình kìa!
Mấy người trong tổ đang thao tác cũng ngừng tay, cười ré lên, biết là anh Vinh đùa vui, vừa thở, tôi vừa nói:
- Nhân với nho gì! Có con bò trắng răng năng...
Ông Huỳnh ở ngoài sân bước vào, cắt ngang câu nói, ông nghiêm mặt nhìn tôi:
- Có hai cô gái nào, tìm anh Bình!
Tưởng đùa hóa ra thật, tôi chạy vội ra sân. Tôi thật ngỡ ngàng, Hoa và cháu Thanh Lan, hai bác cháu đèo nhau xe đạp, mò mẫm mãi sang đây, vừa ngạc nhiên vừa vui, hết luôn cả mệt. Tôi hỏi như "phè" niềm vui trong lòng ra ngoài:
- Làm sao, em và cháu lại biết anh ở đây" Anh có nói cho em biết địa chỉ này đâu"
Hai bác cháu cười rúc rích, như gà giò đuổi nhau:
- Ở đâu mà không tìm được!
Dù còn gần một giờ nữa, mới tới giờ nghỉ, tôi vào văn phòng nhã nhặn xin cho về sớm, vì nhà có chuyện. Tôi vẫy cả hai bác cháu vào chào ông Huỳnh và người trong tổ. Tôi cũng giới thiệu với ông Huỳnh, vợ và cháu của tôi.

Ba mươi tám: Chuyển đổi tư duy

Dẫn xe ra khỏi tổ mộc Thành Công; phố phường, cảnh vật hôm nay tươi ra roi rói, như trong lòng tôi lúc này, vợ và cháu gái đến tìm tôi" Đã mấy chục năm nay có ai hỏi tìm, thăm tôi đâu! Hôm nay cảm giác của tôi cũng khác thường. Như vậy tôi cũng là một người như mọi người! Và tôi cũng có hạnh phúc giống người khác, điều mà đã mặc nhiên từ lúc nào, tôi không còn dính dáng gì đến cái hạnh phúc, của cuộc đời này.


Tôi nhớ lại, cái tâm trạng này, rõ nét nhất là cái buổi sáng hôm ấy, sau sáu năm ở trong buồng kín, tên cảnh sát khóa tay dẫn tôi sang tòa án nhân dân Hà Nội để xử. Tôi nhìn đường phố Hỏa Lò, tôi nhìn phố Hàng Bông Ruộm, dòng người và xe cộ ngược xuôi. Nhiều người ngước lên, hoặc ngoái lại nhìn tôi, một tên tù gầy gò xanh tái bị khóa hai tay, do một tên cảnh sát đeo súng, lầm lì giong phía sau. Phía người dân, họ chẳng còn lạ gì với cảnh cùm khóa này, trong xã hội cộng sản. Nhưng phía tôi tâm trạng của tôi: Tôi có cảm tưởng như nhìn một loài người khác, một xã hội khác, tôi không còn dính dáng, liên quan gì với họ.
Nhưng hôm nay, vợ tôi và cháu Lan đã lấy lại cho tôi cái cảm giác, tôi còn dính dáng, còn liên quan đến cái xã hội này, những người đang ngược xuôi trên đường phố là đồng bào ruột thịt của tôi. Tôi nhìn em Hoa và cháu Thanh Lan cứ ríu rít cười đùa nhởn nhơ, tôi như muốn nói: "Em yêu và cháu thương có biết rằng, em và cháu vừa chuyển đổi tư duy của một người đấy! Tôi xin cảm ơn em thương yêu và cháu ngoan với tư cách một người Việt Nam".
Một ngày khác thường, một ngày vui như thế này, nếu tôi có điều kiện, tôi sẽ đưa em và cháu vào một nhà hàng nào đó, như thể hiện một tấm lòng với một tấm lòng. Sờ vào túi, nhớ lại chỉ có 3 đồng rưỡi từ hôm kia còn lại, tôi đã định tối hôm nay, sẽ bàn với em Hoa, hai vợ chồng sẽ chuẩn bị nấu một bữa cà ghém có thịt ba rọi, xào cháy cạnh với đủ mùi gia vị: ngổ hương và lá tía tô. Món tủ, món sở thích của mẹ.
Mặt của tôi ngẩn ra, đã cho tay vào túi lại đành rút ra. Đi qua một xe nước mía, tôi chợt nghĩ: Nếu uống nước mía loại 2 thì được, loại nhiều đá, ít mía chỉ có ba hào (cắc), loại 1 những 5 hào cơ. Nhìn trán cháu Lan lấm tấm mồ hôi tôi ghé sang, hơi kéo "ghi đông" xe về phía xe nước mía. Tôi hỏi cháu Lan, có mệt để cho bác đèo bác gái" Nhưng cháu muốn tỏ nhã ý nói: "Bác đã yếu, phải làm mộc cả ngày, ăn uống lại không đủ chất", hơn nữa, cháu còn có ý định ghé vào thăm ông bà ngoại.
Cơm nước xong, từ cửa sổ trên gác nhìn em Hoa đang loay hoay rửa chén bát, tôi nghĩ đến nguồn vui hôm nay, chả có cái gì liên hoan chào mừng. Mỗi người, mới có một ly nước mía loại 2, tôi quay lại lấy chiếc quần đùi, lẹ làng xuống dưới nhà. Nhìn làn tóc huyền óng ả, thấp thoáng, che chiếc cổ trắng ngần, tôi cúi xuống, nhẹ áp mũi tôi vào hít hà cái mùi ngọt ngào và, nói khẽ vào tai em Hoa:
- Hôm nay, vợ chồng mình lại đánh cờ!
Mặt em đỏ như gấc chín, quay lại đắm đuối nhìn tôi, em đã tự hiểu như một thói quen ngất ngây êm ả, mà thượng đế đã ban cho một đôi vợ chồng. Tôi vào đi tắm trước, và em sẽ tắm sau để chuẩn bị cho "cuộc cờ".
Công việc chồng chất vây quanh, quấn chặt vào người, ăn uống cũng chỉ có rau, mắm rồi lại cà tương. Đôi khi, bữa cơm cũng có con tôm, con cá hay miếng thịt, thì từ thầy mẹ đến chúng tôi, đều hí hửng như có chất tươi ở trong tù. Cảnh sống hiện nay của chúng tôi, nhưng từ lâu đã trở thành một thói quen. Hãy gạt hết qua một bên, mọi trở ngại khó khăn vây quanh, chú trọng hưởng cái trước mặt! Cuộc sống đã cho tôi hiểu: "Không biết trân qúy những cái mình đang có, thì mình sẽ không được tận hưởng được cái tuyệt vời của nó".
Đã trở thành nền nếp hơn một tháng nay rồi, từ ngày tôi và Hoa cùng trèo lên chung một chiếc "thuyền đời". Mỗi một lần "đánh cờ", thì tôi được bồi dưỡng một qủa trứng gà tươi, của cửa hàng bà Khản trước cửa chợ Nam Hòa. Lên gác, mảnh mặt trời chiều đã chìm hẳn từ lâu, chéo phía Đông một mảnh trăng gầy, đang nhìn vào cửa sổ. Tắt đèn đi, trong căn gác trống, ánh sáng mơ hồ mập mờ, càng tạo cho "cuộc cờ" thêm hương vị. Chẳng cần quay lại, tôi đã biết em thương của tôi đã lên gác, cái mùi ngọt ngào ngan ngát nhè nhẹ quen thuộc, đã phả kín cả căn buồng.
Bỗng cái mùi ngầy ngậy ấy sực đậm hơn, đôi vai của tôi bị một cái gì vừa mềm, vừa cứng đè trĩu xuống, rồi hai thỏi ngọc ngà của đôi cánh tay đã quấn chặt cổ, làm tôi tưởng không thở được. Tôi đâu có chịu thua, tôi sẽ cho cô nàng biết sức mạnh của chiếc dây đàn từ bé tôi mới được "gẩy" với cô hơn một tháng nay. Tuy tôi ít "gẩy" nhưng khi tôi đã "gẩy" thì trời "long" đất "lở", cho tả tơi gỗ đá, cho rung chuyển cả căn nhà, để rồi chỉ có chắp tay mà lậy... xin tha!...
Khi người "anh hùng" vùng vẫy, chiến đấu đã ngã ngựa, em Hoa mới ghé sát tai thỏ thẻ:
- Anh có biết tối hôm qua, mẹ gọi em vào mùng, hỏi em cái gì không"
Tôi biết "tỏng" Hoa nói như vậy, tôi sẽ vồ vập hỏi Hoa là mẹ hỏi gì" Nhưng đừng "hòng", tỉnh bơ tôi thong thả nói:
- Anh đã biết rồi! Mẹ cũng hỏi anh!
Hoa cuống quít hỏi lại:
- Mẹ hỏi sao"
- Em đưa ra ý kiến trước, thì em nói trước; anh sẽ nói sau!
Hoa ngồi hẳn dậy, nói ngập ngừng:
- Mẹ hỏi em: "Đã một tháng rưỡi, gần hai tháng.... có thấy người khác thường không"" Em trả lời mẹ là "em không thấy gì cả"!
Tôi nhìn Hoa với đôi mắt thương yêu nhiều hơn, vì em của tôi, vợ của tôi thật "ngây thơ và hiền". Tôi nhớ câu: Hạnh phúc cho những ai lấy được vợ hiền, lòng tôi cũng nhen nhúm lên một niềm thích thú: "Mình thua cuộc đời, về nhà chỉ bắt nạt được vợ". Nhưng tôi lại chợt nhớ, khi còn ở các trại tù chung, các bác già thường nói: Khi vợ có con, vợ bắt "nạt" lại mình, càng nhiều con càng bị "nạt" nhiều.
Tôi nghĩ đến mẹ tôi, hẳn người mong ngóng lắm để tôi sớm có con, vì tôi đã lớn tuổi rồi. Tôi lại lan man nghĩ, có thể hàng gần hai chục năm, tôi ăn uống đói khát, dơ bẩn hầu hết là bo bo, ngô, khoai, sắn, cả nấm độc, đến lá cây rừng, cho nên tôi không còn bình thường nữa chăng" Tôi trở mình, kéo em Hoa lại gần:
- Rồi mẹ bảo sao hở em"
Thái độ của Hoa như được hưng phấn, sôi nổi, khoe một thành tích:
- Mẹ dặn em ra gặp bà Ngôn bán thịt, đặt mua một qủa cật heo, đem về xẻ đôi lấy hết cái trăng trắng bên trong, nó rất hoi, ướp hành, tỏi với muối, rồi đem nướng khô cho anh ăn. Buổi chiều, em đã đặt rồi, sáng mai anh sẽ có ăn.
Chẳng biết như thế nào, tôi chỉ được ăn năm, sáu lần cật heo. Nửa tháng sau, em Hoa cứ nôn, oẹ sáng chiều, để rồi mẹ tôi cười tủm tỉm lẩm bẩm: "nó đã có rồi!"
Ngày hôm sau, sáng nào cũng vậy, Hoa dậy sớm nấu cơm, sau khi nắm cho tôi một nắm cơm với ít mắm tôm chưng. Hoa chuẩn bị cơm nước cho thầy mẹ xong, tôi và Hoa bắt đầu đi làm, mỗi người mỗi ngả, chỉ có buổi chiều là bữa cơm xum họp gia đình. Hôm nay, sau khi cơm nước xong, Hoa và tôi chuẩn bị: Thầy tôi một ly nước vối nóng, mẹ tôi một ly nước lá thuốc cho bệnh phổi của mẹ, dáng mặt khắc khổ, mẹ tôi chậm rãi:
- Các con ngồi xuống đây, mẹ muốn nói chuyện với các con.
Thấy thái độ của mẹ hơi khác thường, chúng tôi kéo nhau ngồi lại. Thầy tôi, sau khi kéo điếu thuốc lào, cũng đến ngồi một ghế. Tôi đứng lên, đến bên mẹ, nhẹ vuốt bàn tay nhăn nheo của mẹ, thì thào:
- Có chuyện gì thế hả mẹ"
Mẹ không nói gì, nhưng hai dòng nước từ đôi mắt lòa từ từ chảy xuống má. Miệng người méo xẹo đi, nói ngập ngừng thổn thức:
- Mẹ đã kêu van Chúa và mẹ Maria nhiều đêm ngày, cho mẹ được nhìn thấy con trai của mẹ bây giờ ra sao một lần. Mẹ khao khát, thèm ước đêm ngày, vợ chồng con lam lũ cực nhọc, mẹ đứt ra từng khúc ruột. Phải chi, Chúa không bắt tội mẹ, thì các con đâu có khổ cực như bây giờ!
Nhìn đôi mắt hõm sâu, còn ướt của mẹ, má mẹ hóp lũm vào, càng làm giồ đôi xương quai hàm, hằn rõ từng chiếc xương dưới làn da nhăn nheo, Bệnh lao phổi đã hút hết thịt, làm cho mặt mẹ teo lại. Tôi hình dung lại bộ mặt của mẹ 19 năm xưa, ngày tôi gặp mẹ cũng trong ngôi nhà thờ Nam Hòa này.
Dạo ấy nhà thờ còn là tôn là gỗ, tôi cũng đã cầm đôi bàn tay mềm mại của mẹ, đôi mắt của người nhìn tôi, khi ấy tôi đã có cảm nghĩ: "Trên thế gian này không có một ngôn từ nào nói hết được cái đẹp, cái bao la lồng lộng của đôi mắt người mẹ". Nghĩ đến đây, tôi không muốn, nhưng nước mắt của tôi đã giàn ra, làm cho em Hoa cũng nước mắt vòng quanh. Kéo ghế sát lại gần mẹ, tôi cầm tay mẹ áp vào má, tôi nức nở:
- Mẹ ơi! Con nghe nói khoa học ngày nay, có thể đổi thay được mắt, trước bàn thờ Chúa linh thiêng, con xin tự nguyện kính biếu một mắt cho mẹ, để mẹ nhìn thấy con và con cũng nhìn thấy mẹ cho đến trọn đời.
Mẹ vuốt đầu tôi, như ngày tôi còn bé, mặt người có sắc tươi hẳn lên, miệng người nói mà như cười:
- Mẹ sắp về với Chúa rồi! Con còn phải kiếm gạo để nuôi cháu của mẹ. (Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.