Hôm nay,  

Tạp Ghi: Xa Huế

07/03/201000:00:00(Xem: 4265)

Tạp ghi: Xa Huế - Huy Phương

Chúng ta mỗi người xa Huế hay bỏ Huế ra đi một cách, phần đông là theo con đường học vấn hay hoạn lộ, vào Saigon hay ra ngoại quốc, đẩy đưa theo công ăn việc làm. Cũng có người vì hoàn cảnh chiến tranh, đưa tới những vùng chiến thuật xa xuôi, dần dà đi xa Huế. Phần đông tất cả đều tùy hoàn cảnh sinh cơ lập nghiệp, thì thôi chỗ nào cũng là quê hương, ai cũng lấy làm mừng không phải chịu cái cảnh công danh thụt lùi phải quay lại Huế. Ai cũng nói thương Huế, nhớ Huế nhưng mấy ai có cái ý muốn được đổi về làm việc hay sinh sống tại Huế. Trên đường lập nghiệp, có người vui duyên mới, phụ tình xưa, còn đâu ngày trở về để tính chuyện trâu đồng nào ăn cỏ đồng nấy.
Trước hết, Huế như một người tình bị phụ bạc. Người ta nói cái xứ đó đi để mà nhớ, chứ không phải ở để mà thương, câu nói đầy vẻ ruồng rẫy hất hủi. Dù đó là một người đàn bà nhan sắc, đức hạnh, tài hoa đến chừng nào, mà phải chịu cảnh hất hủi, phũ phàng như vậy thì chẳng ai chịu mơ ước đổi lấy số phận của nàng. Phải chi nàng là một người đàn bà cục mịch, quê mùa xấu xí cho đành, trái lại nàng cũng là thuộc kim chi ngọc diệp, quốc sắc thiên hương, cầm kỳ thi họa. Nhưng nàng cũng mang số phận của nàng Kiều, đã mang lấy nghiệp vào thân. Trời đã có luật bù trừ, hay trời đã ghen cả với nàng… trời đã ban cho nàng một tính tình bất thường, khó chịu.... Nàng khóc cười bất chợt, nàng không kềm chế nổi cơn giận giữ hay buồn phiền, khuôn mặt của nàng thay đổi, héo khô hay sũng nước. Không phải không có lúc nào nàng tỏ ra hiền thục, dịu dàng, nhưng những ai đã sống lâu với nàng, nhận ra khoảnh khắc ấy thật chẳng có là bao. Rồi bao nhiêu người đã ra đi, mang theo mối tình ngậm ngùi xót xa đối với nàng, thà xa nàng để thương để nhớ, còn hơn là sống bên nàng, và dù trong hoàn cảnh như thế, không ai quên được nàng, vì lấy nhau không đặng, cũng thương hoài ngàn năm. Đó chính là Huế của chúng ta.
Chúng ta đã có bao nhiêu mỹ từ để nói tới tấm lòng thương nhớ đó: Huế Sống Mãi Trong Chúng Ta - Thương Về Xứ Huế - Nhớ Huế... nhưng có ai chịu dừng bước giang hồ, gói gọn hành trang tìm về quê cũ, chốn quê hương đẹp hơn cả, để sống cho trọn mối tình đối với Huế.
Thế những người đã sống chết với Huế trong bao nhiêu năm nay, chịu bao nhiêu cảnh trái ngang khổ đau với Huế nghĩ sao về chúng ta, những người xa Huế. Họ cho chúng ta là những người may mắn hơn họ. Không ai muốn sống đời với Huế, chẳng qua là số phận đã trói buộc con người với mảnh đất quê hương. Người Huế ở Sàigòn về Huế đã khác xa người vốn ở Huế, người ở ngoại quốc về Huế lại càng khác xa hơn. Người ở lại Huế thèm số phận của những người đã bỏ Huế ra đi, người ra đi vẫn thấy có chút xót xa tội nghiệp cho những người ở lại. Có cái gì cách biệt pha chút đau đớn cho người ở lại kẻ ra đi như thế. Huế với cảnh nắng giãi mưa dầu, Huế với cảnh bão tố lụt lội, Huế với cảnh hạn hán thiên tai, Huế với cảnh chiến tranh loạn lạc. Kể làm sao cho xiết những nỗi tai ương hiểm họa từ trời đất giáng xuống, từ con người tạo nên cho thân phận của Huế. Tuy vậy ở đâu cũng có những con người suốt đời chôn chặt cuộc đời trên mảnh đất cha ông. Những thế hệ trước chúng ta, họ đã sống và chết với Huế như bao nhiêu thế hệ nông dân ngày trước đã sinh ra, lớn lên và chết dưới cùng một mái nhà với nhau. Cha tôi ngày trước, khi nghe tin tôi sau khi ra trường muốn được đi làm và sinh sống tại một tỉnh khác, ông đã yên lặng thở dài và buồn phiền không ít. Điều ông thất vọng nhất về những đứa con là chúng không muốn sống quanh quẩn bên ông. Quả như thế, lúc ông nằm xuống một ngày mà hoàn cảnh khá đen tối sau năm một nghìn chín trăm bảy mươi lăm, chỉ có một người con duy nhất bên cạnh ông. Đó chính là đứa con ở lại.
Gia đình nào trong những ngày giỗ Tết thường chịu cảnh quạnh hiu lại thường là những gia đình có con cái ăn nên làm ra, hầu hết đều tha phương tứ xứ. Ngày xưa là ở tại các tỉnh miền Nam, bây giờ là tản mác khắp thế giới. Và hẩm hiu thay vẫn là những người ở lại, suốt đời nhiều khi không có được một bữa cơm no, và mỗi khi mùa màng thất bát, thiên tai đe dọa triền miên, không hạn hán mất mùa thì bão lụt giá rét.


Ngày xưa thuở mới lớn, những ngày nghỉ học, lũ học trò chúng tôi vẫn đi lại quanh quẩn trong cái thế giới nhỏ hẹp của Huế ở hai con phố chính: Trần Hưng Đạo và Gia Long (ngã giữa), thơ thẩn la cà vào các nhà sách Ưng Hạ, Tân Hoa, Lê Thành Tuân, Bình Minh lật xem những trang sách báo mang từ Sàigòn ra, nghĩ tới cái hình ảnh rộn ràng tấp nập của kinh đô miền nam nắng ấm, hay mê xem các cuốn phim với chiếc vé rẻ tiền trên những chiếc băng hạng chót của rạp Tân Tân để mơ ước tới cái thế giới xa xuôi. Đêm về, trong sự yên tĩnh của Huế, nghe vọng lại tiếng còi tàu kêu lời từ giả ra đi trên sân ga, tôi vẫn thầm mong có một ngày mình được xa Huế, và những năm sau đó lớn lên, tôi đã được toại nguyện. Số phận những ngày sau đó lại đẩy tôi đi những bước xa hơn, những bước xa mà tôi không hề mơ ước... Quả là một sự bội bạc ruồng rẫy của một đứa con xứ Huế, mặc dù tấm lòng lúc nào cũng nghĩ đến Huế nhưng lại mong muốn bỏ Huế ra đi.
Thế mà sao bây giờ đến lúc xế chiều người ta lại muốn trở về Huế một ngày như một tín đồ hành hương về thánh địa. Tôi không phải là một đứa trẻ mù muốn mở mắt để nhìn lại khuôn mặt mẹ, những gì của Huế hãy còn in đậm nét trong tôi, có điều bây giờ chắc những điều ấy đã khác xa trong thực tế nhiều vì sự vật đã biển dâu, thời gian đã thay đổi, hay chính tại chủ quan của tâm hồn mình. Không, tôi hy vọng là mọi sự vẫn còn y như thuở ban sơ: cái mát lạnh của hơi đồng trên những khẩu thần công buổi trưa hè, tiếng ve mùa hạ và hương thơm dịu dàng của những đóa sen trong hồ Tịnh, mùi vị của sông Hương và hình ảnh những nhịp cầu Trường Tiền bạc sáng ướt đẫm ánh trăng. Còn bao nhiêu điều nữa thiết tha về quê hương ngày trước, những điều đã gây nhiều ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn những người đã sinh ra và lớn lên ở Huế"
Về để tìm lại hương thơm trong chén trà ướp mộc của ông nội, về để tìm lại những thổn thức bên hòn non bộ xanh rêu có hai ông tiên đang dở cuộc cờ, về để nghe tiếng con mèo gừ gừ quanh quẩn bên mẹ bên mâm cơm chiều, về để tìm lại hơi nóng trong hai chiếc túi đựng đầy bắp rang những ngày nghỉ học vừa mưa vừa lạnh. Nhưng những rung động của một thuở nào xa xưa phải chăng không còn nguyên vẹn ở trong chúng ta. Những cung điện đền đài, những hào sâu, những cổng thành, những hồ sen, những con đường, ngày xưa là cả một cái gì to lớn, vĩ đại trước mắt, bây giờ trở lại với quê hương nhỏ bé ấy, lòng chúng ta còn giữ được cái nhìn và tấm lòng như ngày trước không" Những con đường ngày xưa có lẽ vẫn còn đó, mùa hè hoa phượng vẫn vô tư nở và tàn lặng lẽ như những mối tình thuở học trò, tiếng ve vẫn rộn ràng khi cơn gió hạ tới âm vang trong những khu vườn xanh mướt u tịch... Chiếc cầu, con sông, ánh trăng có lẽ cũng chẳng có gì thay đổi. Sông núi dễ chừng không mấy đổi thay, vật thể suy tàn theo thời gian, nhưng còn những con người, những con người của một thuở nào xa xưa nay còn hay mất. Những hình ảnh cố nhân lẫn với ngậm ngùi: "Nhân diện bất tri hà xứ khứ, đào hoa y cựu tiếu đông phong".
Trở về chốn xưa... Đã bao nhiêu lời thơ, ý nhạc gởi gắm trọn cho tấm lòng đau xót của người đã ra đi, tiếc nuối và mơ ước có một ngày trở lại. Như người ra đi hẹn một ngày về, như người xa quê vẫn muốn gởi gắm tấm lòng để hỏi câu ai về xứ Huế...
Huyền Trân ngày xưa nước non ngàn dặm ra đi, nặng bên tình bên nước. Nàng sẽ không bao giờ trở về nếu định mệnh không đưa đẩy nàng lên dàn hỏa để cùng về bên kia thế giới với Chế Mân, khiến Vua Cha phải gởi Trần Khắc Chung sang để tìm cách cứu nàng. Huyền Trân ra đi từ lúc còn đương độ xuân thì, má hồng da tuyết, ra đi để đền nợ Ô Ly. Chúng ta bỏ Huế từ tuổi đôi mươi, vì định mệnh, vì số phận nổi trôi, hay... vì món nợ cơm áo, đường trần còn mơ khanh mơ tướng, phút chốc ngoảnh lại tóc đã điểm sương mà quê hương đã ngàn dặm xa, lòng sao khỏi ngậm ngùi thương nhớ.
Trên quả đất này, ai cũng có một quê hương, nhưng chúng ta là những người có quê hương là Huế sao vẫn thường có những nỗi băn khoăn ray rứt không bao giờ phai nhạt. Phải chăng những mối tình buồn bao giờ cũng để lại nhiều ấn tượng sâu xa hơn là những mối tình trọn vẹn. Huế oan khiên, Huế bất hạnh... nhưng Huế quả đã để lại trong lòng chúng ta những nỗi nhớ khôn nguôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.