Bơ Đậu Phọng Nhiễm Vi Khuẩn Salmonella

23/01/200900:00:00(Xem: 5676)

BƠ ĐẬU PHỌNG NHIỄM VI KHUẨN SALMONELLA
Bơ đậu phọng.
Nguyễn Thượng Chánh, DVM
Sau biến cố ngộ độc thực phẩm do cà tomate nhiễm khuẩn Salmonella xảy ra vào tháng 6, 2008 khiến trên 250 người bệnh và làm một người chết tại Hoa Kỳ, người ta tưởng đâu tình hình đã lắng dịu rồi nhưng mới vừa đây vi khuẩn Salmonella đã tái xuất hiện trở lại.
Tháng  giêng 2009, dịch bệnh ngộ độc thực phẩm từ bơ đậu phọng nhiễm khuẩn Salmonella đã xuất hiện khắp 43 tiểu bang Hoa Kỳ làm cho trên 400 người bị bệnh và đã có ba tử vong.
http://www.ctv.ca/servlet/ArticleNews/story/CTVNews/20090113/salmonella_outbreak_090113/20090113
Hai cơ quan FDA và CDC cho biết nguồn bệnh được xác nhận xuất phát từ một nhà máy sản xuất bơ đậu phọng thuộc tổ hợp Peanut Corporation of America(PCA). Đó là nhà máy tại Blakely, Georgia.
Các mẩu xét nghiệm bơ đậu phọng hiệu King Nut thực hiện tại Minnesota và Connecticut đã cho thấy có sự hiện diện của vi khuẩn Salmonella typhimurium. Điều đặc biệt là loại vi khuẩn nầy có mang cùng tính chất di truyền của những vi khuẩn Salmonella đã làm trên 30 người bệnh tại Minnesota cũng như tại khắp các tiểu bang khác của Hoa Kỳ.
Chuyện bơ đậu phọng nhiễm Salmonella thỉnh thoảng vẫn thấy xuất hiện  trong quá khứ rồi. Năm  2006 một biến cố ngộ độc do peanut butter nhiễm khuẩn Salmonella đã xảy ra tại 39 tiểu bang Hoa Kỳ và làm cho 290 người bị bệnh. Hai nhản hiệu Peter Pan và Wal-Mart's Great Value bị nghi ngờ bị nhiễm chủng Salmonella tennessee. Phải 6 tháng sau, nghĩa là tới tháng 2, 2007 các nhà khoa học mới xác định được mầm bệnh. Thuở đó, người ta biết được nơi xuất phát của vi khuẩn là từ nhà máy ConAngora Foods, Georgia.
Trong các trường hợp ngộ độc nói trên, rất nhiều sản phẩm có chứa peanut butter đều bị thu hồi để được hủy bỏ.
http://www.fda.gov/oc/opacom/hottopics/salmonellatyph.html
NGỘ ĐỘC THỰC PHẤM LÀ GÌ"
Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi chúng ta dùng phải thức ăn, thức uống dơ bẩn, bảo quản không đúng cách hoặc bị nhiễm trùng, virus, ký sinh trùng, nấm móc hay hóa chất độc hại...
Triệu chứng chính thường thấy là rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, nhức đầu, và sốt nóng. Các dấu hiệu nầy xảy ra 12 giờ tới 72 giờ sau khi dùng sản phẩm nhiễm trùng, hoặc có khi xuất hiện chậm hơn sau nhiều ngày. Bệnh thường dứt sau vài ba ngày hoặc cũng có thể kéo dài cả tuần lễ.
Bệnh có thể nặng ở trẻ em, ở người già cả, và ở những người nào có sức miễn dịch đã yếu sẵn vì đang mắc một chứng bệnh nào khác chẳng hạn như cancer hoặc sida, v.v...
VI KHUẨN SALMONELLA ĐƯỢC TÌM THẤY Ở ĐÂU"
Salmonella hiện diện tự nhiên trong ruột, trong phân của các loài động vật như heo, bò, gia cầm, rùa, rắn, các loài bò sát, v.v...
Thịt bò, thịt heo, thịt gà, trứng gà, sữa tươi không được hấp khử trùng (unpasteurized), cá, tôm, sò, ốc, rau cải hoa quả, giá sống, trái cantaloupe, v.v... đều có thể bị nhiễm khuẩn Salmonella.
Vi khuẩn Salmonella có rất nhiều chủng huyết thanh hay serovar
Một số động vật và đôi khi cũng có thể là người, tuy bị nhiễm Salmonella nhưng không biểu lộ ra thành triệu chứng bệnh. Đây là những ổ bệnh reservoirs, carriers có mang thường xuyên vi khuẩn và đi lây nhiễm cho những các người và động vật khác.
Thịt có thể bị nhiễm tại lò sát sanh, hoặc lúc được biến chế.
BỆNH NHÂN CÓ TRIỆU CHỨNG GÌ KHI BỊ NHIỄM SALMONELLA"
Vi khuẩn Salmonella gây ra bệnh Salmonellosis.
Tại Bắc Mỹ, Salmonella typhimurium và Salmonella enteridis là hai chủng thường gặp nhất.
Tại Việt Nam, bệnh thương hàn do Salmonella typhi và Salmonella paratyphi A, B, C gây ra. Bệnh rất nguy hiểm, có thể có biến chứng xuất huyết đường tiêu hóa, ruột trở nên mỏng và có thể bị lủng đi. Cần phải được chữa trị tại bệnh viện.


Nói chung, triệu chứng nhiễm Salmonella cũng tương tự như các trường hợp ngộ độc khác, đôi khi cũng hơi giống bệnh cảm cúm. Bắt đầu bằng đau bụng quặn thắt, tiêu chảy, có thể có máu, sốt nóng, nôn mửa xuất hiện 12 giờ tới 72 giờ sau khi ăn, và bệnh kéo dài một tuần lễ.
Thông thường đa số người bị nhiễm khuẩn có thể hết bệnh mà không cần phải chữa trị đặc biệt ngoại trừ trường hợp bị mất nước nhiều.
Bệnh cũng có thể rất nặng ở người già cả, ở trẻ em, và ở những người có sức miễn dịch đã bị suy yếu sẵn vì một chứng bệnh nào khác.
Trường hợp có nhiễm trùng huyết septicemia, bệnh nhân cần phải được điều trị khẩn cấp tại bệnh viện bằng kháng sinh, dịch truyền, chữa trị phù trợ supportive treatment cũng như cần được theo dõi các biến chứng. Kháng sinh sử dụng có thể là Ampicillin, Gentamycin, Ciprofloxacin, Trimethoprim / Sulfamethoxazole, v.v...
 Hiện tượng đề kháng kháng sinh cũng rất thường thấy xảy ra đối với một số chủng loại Salmonella.
Một số ít ca có thể biến chuyển sau 3 - 4 tuần với những biểu lộ như viêm kết mạc, đỏ mắt, xót mắt conjunctivitis, viêm niệu đạo hay ống thoát tiểu urethritis làm cho đái rá, và viêm khớp reactive arthritis. Viêm khớp có thể trở thành mãn tính, kéo dài cả năm và khó trị dứt được.
Tất cả ba triệu chứng vừa nêu được gọi chung là hội chứng Reiter's hay Reiter's syndrome.
Hội chứng Reiter's có thể thấy xuất hiện trong các ca nhiễm vi khuẩn Salmonella, Shigella, Yersinia và Campylobacter.
NẤU NƯỚNG KỸ CÓ THỂ DIỆT ĐƯỢC VI KHUẨN SALMONELLA
Cũng như hầu hết các loài vi khuẩn khác, Salmonella dễ bị hủy diệt bởi nhiệt độ thích nghi.
LÀM SAO PHÒNG NGỪA SỰ LÂY NHIỄM SALMONELLA"
- Rửa tay thường xuyên bằng savon trước khi chuẩn bị làm thức ăn.
- Dụng cụ nhà bếp, dao, thớt phải được rửa kỹ lưỡng bằng nước javel pha 5ml trong 750ml nước.
- Rửa thật kỹ rau quả trước khi ăn.
- Trữ lạnh thức ăn ở nhiệt độ dưới 4 độ C (40 độ F) làm vi khuẩn phát triển chậm lại.
- Đông lạnh thịt và cá ở nhiệt độ trừ 18 độ C (0 độ F) ngăn chặn hoàn toàn sự phát triển vi khuẩn.
 Nhiệt độ nguy hiểm thích hợp cho vi khuẩn phát triển là từ +4 độ C đến +60 độ C hay từ 40 độ F đến 140 độ F.
- Cất thịt và rau cải trong những ngăn riêng biệt, tránh làm cho nước thịt dính vào rau cải.
- Nấu thật chín thức ăn, thịt thà cá mắm rồi hãy dùng là thượng sách nhất.
- Không nên ăn hột gà la cót, không chín có thể có chứa vi khuẩn Salmonella enteridis.
- Nhà có trẻ em dưới một tuổi không nên nuôi rùa rắn, và các loài bò sát vì chúng có thể
chứa Salmonella.
- Rửa tay kỹ lưỡng sau khi hốt phân hoặc sờ mó súc vật.
- Những người đã bị nhiễm Salmonella nên tránh làm công việc chuẩn bị biến chế thức ăn cho người khác.
Tài liệu tham khảo:
- CDC.Salmonellosis
http://www.cdc.gov/nczved/dfbmd/disease_listing/salmonellosis_gi.html
-FDA. Salmonellosis outbreak  from certain tomatoes. Questions & Answers for consumers & industry
http://www.cfsan.fda.gov/~dms/tomatqa.html#states
- Canadian Food Inspection Agency. Salmonella Food Safety Facts.
http://www.inspection.gc.ca/english/fssa/concen/cause/salmonellae.shtml
- Bs Thú y Nguyễn thượng Chánh. Cái miệng hại cái thân. Khoahọc.net
http://www.khoahoc.net/baivo/nguyenthuongchanh/190106-caimienghaicaithan.htm

- Salmonella outbreak, rare in peanut butter, stuns health officials. USA TODAY
http://www.usatoday.com/news/health/2007-02-14-salmonella-peanut-butter_x.htm
- Salmonella Typhimurium  Outbreak. FDA Jan 21. 2009
 http://www.fda.gov/oc/opacom/hottopics/salmonellatyph.html
Montreal, Jan 23, 2009

Ý kiến bạn đọc
16/10/201600:57:49
Khách
xin cho tôi biết, địa chỉ email của Dr. Nguyễn Thượng Chánh, vì tôi có việc cần biết về nước Canada, bởi vì tôi vừa đọc 1 bản tin là Canada có tìm ra 1 số các bác sỉ dõm trong đó có 1 bà VN, tôi thật sự muốn biết email bên Canada làm sao mà vào email để dò ra danh sách Y sỉ đoàn, thành thật rất cám ơn quý báo
Christine Nguyen
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
Hành tinh của chúng ta đang chứa rất nhiều rác. Kể từ cuộc Cách Mạng Công Nghiệp, nhân loại đã sản xuất ra 30 ngàn tỷ tấn hàng hóa – từ những tòa nhà chọc trời và những cây cầu đến quần áo và bao ni-lông. Phần lớn chúng vẫn còn đó, dưới dạng rác thải. Trên thế giới, mỗi ngày có thêm 350 triệu tấn rác được ‘bổ sung’ vào con số trên. Tệ hơn nữa, phần lớn rác thải đều không được kiểm soát đàng hoàng – chúng bị đổ đầy trên đất liền, trên nước và tại các bãi rác lộ thiên ở các thành phố và thị trấn. Điều này không chỉ khiến mọi người gặp rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe, mà còn gây hại cho thực vật, đất đai, và cả đại dương. Suy nghĩ về mớ rác mà con người chúng ta đang tạo ra có thể khiến quý vị bị choáng.
Một nghiên cứu mới tiết lộ những gì xảy ra trong bộ não trong những giây phút cuối đời của chúng ta. Khi các khoa học gia ghi lại sóng não của một người đàn ông sắp chết, dường như các ký ức đã lóe lên vài giây trong não trước và sau khi tim ông ngừng đập. Nghiên cứu đầu tiên thuộc loại này cho thấy chúng ta có thể hồi tưởng lại một loạt ký ức khi cận kề cái chết.
Mặc dù các tác động của COVID-19 đối với phổi và hệ hô hấp đã được biết rõ, nhưng ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng virus này cũng đang ảnh hưởng đến tim, với các tác động có thể là dài hạn. Trong một bài thuyết trình tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Vật lý Sinh học, một nhóm khoa học lý sinh quốc tế, Tiến sĩ Andrew Marks, chủ nhiệm khoa sinh lý học tại Đại học Columbia, và các đồng nghiệp của ông đã báo cáo về những thay đổi trong mô tim của bệnh nhân COVID-19 chết vì căn bệnh này, với một số người bệnh cũng có tiền sử bệnh tim. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích khám nghiệm tử thi và tìm thấy một loạt các bất thường, đặc biệt là trong cách các tế bào tim điều chỉnh canxi.
Thử nghiệm sinh thiết (sinh thiết mô – tissue biopsy) đi kèm một số rủi ro và thách thức – một số chỗ cần làm sinh thiết có thể khó tiếp cận, chảy máu và đau đớn có thể kéo dài đến một tháng sau khi làm sinh thiết. Chi phí cao và thời gian đợi kết quả có thể lên tới bốn tuần. Với một người đang bị ung thư ác tính, thì đó là cả một vấn đề.
Tết đã đến và xuân đã về. Khi ngày bắt đầu dài ra, đó là thời điểm phù hợp để chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần tổng thể của quý vị thông qua các hành động tự chăm sóc hàng ngày. Sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sức khỏe cảm xúc, tâm lý và xã hội của chúng ta ảnh hưởng đến cách chúng ta suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Việc quan tâm đến tất cả các bộ phận trên cơ thể của chúng ta sẽ giúp xác định cách chúng ta đối phó với căng thẳng, kết nối với người khác và đưa ra những lựa chọn tốt cho sức khỏe.
Tại hội trường 8200 Westminster Blvd, Thành Phố Westminster vào lúc 10 giờ sáng Chủ Nhật ngày 5 tháng 3 năm 2023, Vietnamese Community Health of UCLA (viết tắt là VCH) đã tổ chức buổi Hội Chợ Y Tế để phục vụ những người có lợi tức thấp trong cộng đồng.
Alzheimer và Parkinson là hai trong số các bệnh thần kinh phổ biến nhất dẫn đến sự phá vỡ các tế bào thần kinh của não. Mỗi năm đều có hàng ngàn người phát hiện bị mắc bịnh và vào thời điểm có thể chẩn đoán được, thì não đã bị tổn thương suốt một thời gian dài.
Năm 1984, Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ hứa rằng sẽ có vắc-xin phòng chống HIV/AIDS trong vòng hai năm. Gần 40 năm sau, vắc-xin cũng như thuốc chữa vẫn chưa có. Nhưng trong tuần vừa qua, một nghiên cứu đã được trình bày trên tạp chí Nature mang lại hy vọng mới. Một người đàn ông 53 tuổi ở Düsseldorf đã khỏi bệnh sau khi được cấy ghép tế bào gốc được hiến tặng từ một người miễn dịch với HIV. Như vậy, anh là bệnh nhân HIV thứ ba được chữa khỏi.
Nếu bạn đọc Kim Dung hay xem phim chưởng hẳn bạn quen thuộc với cảnh tóc bạc trắng qua một đêm lo âu không ngủ. Tương tự như cảnh tóc của Marie Antoinette bạc trắng chỉ trong một đêm sau khi biết tin bà sắp bị hành quyết. Từ xưa nay, người ta vẫn tin rằng tóc bạc không chỉ là vấn đề thời gian và tuổi tác – mà còn là dấu hiệu của kinh nghiệm sống. Nhưng trải nghiệm cuộc sống của một người có thực sự thay đổi màu tóc của họ không? Khoa học chứng minh điều này có xảy ra, dù màu tóc tự nhiên phai dần theo thời gian, nhưng một số yếu tố nhất định có thể đẩy nhanh quá trình thay đổi đó - bao gồm cả căng thẳng hay “stress”.
Với nỗ lực chủ động giúp đỡ các gia đình quản lý các tác nhân gây căng thẳng hàng ngày, First 5 California (F5CA) đang khởi động một chiến dịch mới nhằm mục đích tuyên truyền về tầm quan trọng của hơi thở như một công cụ hữu hiệu để giúp các gia đình và trẻ em đối phó với căng thẳng.
Thầy THÍCH PHÁP HÒA sẽ có buổi thuyết pháp tại chùa Bảo Quang vào thứ bẩy ngày 22 tháng 4 năm 2023, lúc 2 giờ chiều
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.