Năm 1948 người Do Thái tiến hành chiến tranh ở vùng Tel Avit và Zerusalem để thành lập quốc gia. Năm 1967 họ mở liên tiếp các cuộc hành quân với qui mô lớn vào các nước chung quanh để cũng cố thế lực và mở rộng bờ cõi. Họ đóng quân luôn trên vùng Tây ngạn sông Gordan, dải Gaza và đông Zerusalem, nơi có hàng triệu người Palestine sinh sống lâu đời.
Năm 1968 cố lãnh tụ Arafat thành lập Tổ chức giải phóng Palestine (PLO) mà ông là Chủ tich, với sự hậu thuẩn của đảng Fatah cũng do ông lập ra, dựng trại quân dọc biên giới Jordan hướng về phiá Do Thái, chờ ngày thu hồi các vùng đất bị chiếm đóng. Năm 1970 Jordan cho quân dẹp các căn cứ đó khiến họ phải dời đi. Từ Li Băng, PLO phát động cuộc kháng chiến trường kỳ chống Do Thái bằng hình thức chiến tranh du kích và khủng bố: đánh bom, ám sát, không tặc, trong đó nổi tiếng nhất là vụ giết hại 11 vận động viên thể thao người Do Thái năm 1972 tại Olypics Munich.
Năm 1974 PLO tuyên bố thành lập quốc gia Palestine, mà lãnh thổ là vùng đất đang bị Do Thái chiếm đóng và trụ sở tạm thời của chính phủ đặt tại Li Băng. Cuộc chiến giữa hai dân tộc trở nên khốc liệt và đẩm máu hơn.
Năm 1993 do sự thu xếp của Hoa Kỳ, Do Thái và Palestine ký Bản tuyên ngôn hoà bình tại Wasington, theo đó Do Thái đồng ý trao trả quyền tự trị cho người Palestine ở vùng đất Dải Gaza và một phần Bờ Tây, để đổi lấy việc Palestine chính thức công nhận quốc gia Do Thái.
Nhờ thành quả nầy mà cố Chủ tịch Arafat và cố Thủ tướng Yitzak Rabin được Viện Hàn Lâm Thụy Điển trao tăng giải Nobel Hoà Bình 1994.
Nhưng cuộc chiến giữûa Do Thái và Palestine bùng nổ trở lại sau đó không bao lâu vì lực lượng quá khích của hai bên vẫn còn chiếm ưu thế trong chính phủ. Trong nội bộ đảng Fatah, những người như ông Marwan Barghouti, lãnh đạo Fatah ở Bờ Tây, chủ trương dùng bạo lực để đấu tranh - hiện đang thụ hình trong nhà giam Do Thái vì bị cáo buộc chủ mưu giết người và là ứng cử viên nặng ký thứ 2, sau ông Abbas vào chức vụ Chủ tịch nhà nước Palestine lần nầy- không phải là ít. Hai nhóm vũ trang Hồi giáo Hamas và Jihad cùng phong trào ném đá là những lực lượng quá khích luôn luôn ngăn trở chính phủ về bất cứ ý định thương lượng hoà bình nào. Về phần ngưới Do Thái thì bản thân đảng Likud đang cầm quyền, đảng đối lập Công đảng và các đảng tôn giáo khác cũng có khuynh hướng cứng rắn khi đối đầu với Palestine.
Tuy nhiên cái chết của cố lãnh tụ Arafat có thể mở đầu cho một thời kỳ mới. Xu hướng hiếu hoà đang dần hình thành ở cả 2 bên đông tây của thành Zerusalem. Ứng cử viên được dư luận cho là có nhiều khả năng đắc cử, ông Mamoud Abbas, là một người ôn hoà. Có nhiều lý do khiến người ta tin tưởng ông Abbas có thể giúp khai thông được tiến trình ở Trung Đông: Trong cuộc vận động tranh cử, ông chính thức kêu gọi người Palestine chấm dứt chống đối bằng bạo lực. Ông là người đã giúp cố Chủ tich Arafat đạt được Hiệp định Hoà bình Olso. Và sau cùng ông đang được thế giới phương Tây ủng hộ. Trong khi đó về phía Do Thái cũng có chuyển biến khá thuận lợi: Năm ngoái khi ông Ariel Sharon đưa ra ý định rút quân ra khỏi Dải Gaza thì bị chống đối kịch liệt. Nhưng nay ông ông đã lập được liên minh với Công đảng và chính phủ mới ủng hộ giải pháp rút các khu định cư Do Thái ra khỏi Dải Gaza.
Người ta ước tính Palestine có khoảng 6,7 triêu người bao gồm 1,7 triệu người sống bên Bờ Tây và Dải Gaza, 1 triệu sống ở phía đông Zerusalem và 4 triệu người sống trong các trại tạm cư ở các nước quanh vùng như Li Băng, Syria và Jordan.
Cuộc bầu cử ngày 9-1-05 là lần thứ 2 người Palestine bầu chọn người lãnh đạo cao cấp nhất. Mười năm trước, họ đã chọn Arafat để lèo lái nhân dân tiến hành cuộc đấu tranh vừa du kích vừa thương lượng. Lần nầy có thể họ cần người có bản lãnh nhưng ôn hoà hơn. Tổng số 1,2 triệu cử tri đăng ký hợp lệ sẽ bỏ phiếu ở 1,000 đia điểm bầu cử. Có 7 ứng cử viên, 17,000 nhân viên phòng phiếu và 600 quan sát viên quốc tế tham gia cuộc bầu cử nầy.
Mặc dù kết quả bầu cử chưa có, nhưng đã có những lời chúc mừng gián tiếp đối với ông Abbas. Thủ tướng Anh, ông Tony Blair nói " điều mà tất cả mọi người biết chắc, đây là thời điểm để có thể thực hiện những sự thay đổi". Ngoại trưởng từ chức sắp hết nhiệm vu, ông Colin Powel cho hay Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush ủng hộ xu hướng thương lượng hòa bình mà lâu nay Hoa Kỳ, Cộng đồng chung Châu Âu, Nga và các giới lảnh đạo khác của Liên đoàn các xứ Ả Rập theo đuổi.
Cho dù ông Abbas có đắc cử vẻ vang như mong đợi thì gai góc vẫn còn đầy ở phiá trước. Kế hoạch dời 21 khu định cư người Do Thái ra khỏi Dải Gaza và 4 khu định cư khác ở Tây Ngạn, đã được nội các liên minh của chính phủ thông qua, nhưng dư luận chung trong các đảng phái và quần chúng còn có sự chia rẽ sâu xa về vấn đề nầy. Trong cuộc viếng thăm mới đây ở trại tạm cư Rashidiyeh ở Li Băng, trứơc 5,000 người Palestine ra chào đón, ông Abbas cam kết thực hiện lời hứa của Cố Chủ tich Arafat, là đem họ trở về quê hương. Nhưng người Do Thái lâu nay không bằng lòng cho người Palestine trở về sinh sống trong những khu vực mà họ xác định là lảnh thổ của mình, cho dù đó là quê hương của người Palestine.
Sự mập mờ có hậu ý duy trì ảnh hưởng của người Anh khi trao trả chủ quyền cho các dân tộc cư ngụ trên vùng đất mà họ chiếm đóng làm thuộc đia ở Trung Đông, sau thế chiến lần thứ 2, là nguyên nhân đầu tiên của cuộc chiến đẫm máu không cân sức giửa người Palestine và người Do Thái, trong mấy chục năm qua. Sự vô trách nhiệm của Liên Hiệp quốc khi ra nghị quyết minh định người Palestine và người Do Thái đều có quyền thành lập quốc gia riêng ở nơi vốn là quê hương của mình, mà không có chút biên pháp phòng ngừa nào, về mối xung đột chắc chắn xảy ra giửa hai dân tộc, vì sự sống trộn lẩn khá lâu và vì sự xung khắc trầm trọng về tôn giáo, là nguyên nhân thứ 2. Sự phân hoá sâu xa trong trong xã hôi Hồi giáo Palestine, vốn quen sống lang bạt, khái niệm về dân tộc, chủ quyền quốc gia và nhà nước không rõ ràng, khiến cho quá trinh hình thành quốc gia Palestine phức tạp hơn là nguyên nhân thứ 3. Đó là chưa kể sư nhúng tay của các thế lực ngoại bang nuôi dưởng chiến tranh để thủ lợi.
Dù có thế nào đi chăng nữa thì quốc gia Palestine cũng sẽ được thành lập. Tình thế ở Afghanistan và Iraq cho thấy rằng nhu cầu hoà bình ở Trung Đông là cấp bách và sự dập tắt lò lửa ở Dải Ga za có thể là bước đầu tốt đẹp cho quá trình ổn định lâu dài trong khu vực.
Do Thái chưa thuận tham gia dự Hội nghị cấp ngoại trưởng về Trung Động được tổ chức ở Luân Đôn vào tháng3-04 sắp tới, nhưng Palestine đã được mời tham gia cùng với Hoa Kỳ, Nhật, Nga, EU, Ai Câp và Jordan. Đây là cơ hội để Palestine xác định bản lỉnh và thái độ đấu tranh ôn hoà của mình, để nhân được sự ủng hộ nhiều hơn của thế giới.
Tiếng nói quốc tế trong xu hướng toàn cầu, là sự cảnh tỉnh ngày càng có trọng lượng, góp phần tích cực hơn trong viêc giử gìn an ninh trật tự và hoà bình củathế giới.
Đặng Đình Long
9-1-05.
Năm 1968 cố lãnh tụ Arafat thành lập Tổ chức giải phóng Palestine (PLO) mà ông là Chủ tich, với sự hậu thuẩn của đảng Fatah cũng do ông lập ra, dựng trại quân dọc biên giới Jordan hướng về phiá Do Thái, chờ ngày thu hồi các vùng đất bị chiếm đóng. Năm 1970 Jordan cho quân dẹp các căn cứ đó khiến họ phải dời đi. Từ Li Băng, PLO phát động cuộc kháng chiến trường kỳ chống Do Thái bằng hình thức chiến tranh du kích và khủng bố: đánh bom, ám sát, không tặc, trong đó nổi tiếng nhất là vụ giết hại 11 vận động viên thể thao người Do Thái năm 1972 tại Olypics Munich.
Năm 1974 PLO tuyên bố thành lập quốc gia Palestine, mà lãnh thổ là vùng đất đang bị Do Thái chiếm đóng và trụ sở tạm thời của chính phủ đặt tại Li Băng. Cuộc chiến giữa hai dân tộc trở nên khốc liệt và đẩm máu hơn.
Năm 1993 do sự thu xếp của Hoa Kỳ, Do Thái và Palestine ký Bản tuyên ngôn hoà bình tại Wasington, theo đó Do Thái đồng ý trao trả quyền tự trị cho người Palestine ở vùng đất Dải Gaza và một phần Bờ Tây, để đổi lấy việc Palestine chính thức công nhận quốc gia Do Thái.
Nhờ thành quả nầy mà cố Chủ tịch Arafat và cố Thủ tướng Yitzak Rabin được Viện Hàn Lâm Thụy Điển trao tăng giải Nobel Hoà Bình 1994.
Nhưng cuộc chiến giữûa Do Thái và Palestine bùng nổ trở lại sau đó không bao lâu vì lực lượng quá khích của hai bên vẫn còn chiếm ưu thế trong chính phủ. Trong nội bộ đảng Fatah, những người như ông Marwan Barghouti, lãnh đạo Fatah ở Bờ Tây, chủ trương dùng bạo lực để đấu tranh - hiện đang thụ hình trong nhà giam Do Thái vì bị cáo buộc chủ mưu giết người và là ứng cử viên nặng ký thứ 2, sau ông Abbas vào chức vụ Chủ tịch nhà nước Palestine lần nầy- không phải là ít. Hai nhóm vũ trang Hồi giáo Hamas và Jihad cùng phong trào ném đá là những lực lượng quá khích luôn luôn ngăn trở chính phủ về bất cứ ý định thương lượng hoà bình nào. Về phần ngưới Do Thái thì bản thân đảng Likud đang cầm quyền, đảng đối lập Công đảng và các đảng tôn giáo khác cũng có khuynh hướng cứng rắn khi đối đầu với Palestine.
Tuy nhiên cái chết của cố lãnh tụ Arafat có thể mở đầu cho một thời kỳ mới. Xu hướng hiếu hoà đang dần hình thành ở cả 2 bên đông tây của thành Zerusalem. Ứng cử viên được dư luận cho là có nhiều khả năng đắc cử, ông Mamoud Abbas, là một người ôn hoà. Có nhiều lý do khiến người ta tin tưởng ông Abbas có thể giúp khai thông được tiến trình ở Trung Đông: Trong cuộc vận động tranh cử, ông chính thức kêu gọi người Palestine chấm dứt chống đối bằng bạo lực. Ông là người đã giúp cố Chủ tich Arafat đạt được Hiệp định Hoà bình Olso. Và sau cùng ông đang được thế giới phương Tây ủng hộ. Trong khi đó về phía Do Thái cũng có chuyển biến khá thuận lợi: Năm ngoái khi ông Ariel Sharon đưa ra ý định rút quân ra khỏi Dải Gaza thì bị chống đối kịch liệt. Nhưng nay ông ông đã lập được liên minh với Công đảng và chính phủ mới ủng hộ giải pháp rút các khu định cư Do Thái ra khỏi Dải Gaza.
Người ta ước tính Palestine có khoảng 6,7 triêu người bao gồm 1,7 triệu người sống bên Bờ Tây và Dải Gaza, 1 triệu sống ở phía đông Zerusalem và 4 triệu người sống trong các trại tạm cư ở các nước quanh vùng như Li Băng, Syria và Jordan.
Cuộc bầu cử ngày 9-1-05 là lần thứ 2 người Palestine bầu chọn người lãnh đạo cao cấp nhất. Mười năm trước, họ đã chọn Arafat để lèo lái nhân dân tiến hành cuộc đấu tranh vừa du kích vừa thương lượng. Lần nầy có thể họ cần người có bản lãnh nhưng ôn hoà hơn. Tổng số 1,2 triệu cử tri đăng ký hợp lệ sẽ bỏ phiếu ở 1,000 đia điểm bầu cử. Có 7 ứng cử viên, 17,000 nhân viên phòng phiếu và 600 quan sát viên quốc tế tham gia cuộc bầu cử nầy.
Mặc dù kết quả bầu cử chưa có, nhưng đã có những lời chúc mừng gián tiếp đối với ông Abbas. Thủ tướng Anh, ông Tony Blair nói " điều mà tất cả mọi người biết chắc, đây là thời điểm để có thể thực hiện những sự thay đổi". Ngoại trưởng từ chức sắp hết nhiệm vu, ông Colin Powel cho hay Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush ủng hộ xu hướng thương lượng hòa bình mà lâu nay Hoa Kỳ, Cộng đồng chung Châu Âu, Nga và các giới lảnh đạo khác của Liên đoàn các xứ Ả Rập theo đuổi.
Cho dù ông Abbas có đắc cử vẻ vang như mong đợi thì gai góc vẫn còn đầy ở phiá trước. Kế hoạch dời 21 khu định cư người Do Thái ra khỏi Dải Gaza và 4 khu định cư khác ở Tây Ngạn, đã được nội các liên minh của chính phủ thông qua, nhưng dư luận chung trong các đảng phái và quần chúng còn có sự chia rẽ sâu xa về vấn đề nầy. Trong cuộc viếng thăm mới đây ở trại tạm cư Rashidiyeh ở Li Băng, trứơc 5,000 người Palestine ra chào đón, ông Abbas cam kết thực hiện lời hứa của Cố Chủ tich Arafat, là đem họ trở về quê hương. Nhưng người Do Thái lâu nay không bằng lòng cho người Palestine trở về sinh sống trong những khu vực mà họ xác định là lảnh thổ của mình, cho dù đó là quê hương của người Palestine.
Sự mập mờ có hậu ý duy trì ảnh hưởng của người Anh khi trao trả chủ quyền cho các dân tộc cư ngụ trên vùng đất mà họ chiếm đóng làm thuộc đia ở Trung Đông, sau thế chiến lần thứ 2, là nguyên nhân đầu tiên của cuộc chiến đẫm máu không cân sức giửa người Palestine và người Do Thái, trong mấy chục năm qua. Sự vô trách nhiệm của Liên Hiệp quốc khi ra nghị quyết minh định người Palestine và người Do Thái đều có quyền thành lập quốc gia riêng ở nơi vốn là quê hương của mình, mà không có chút biên pháp phòng ngừa nào, về mối xung đột chắc chắn xảy ra giửa hai dân tộc, vì sự sống trộn lẩn khá lâu và vì sự xung khắc trầm trọng về tôn giáo, là nguyên nhân thứ 2. Sự phân hoá sâu xa trong trong xã hôi Hồi giáo Palestine, vốn quen sống lang bạt, khái niệm về dân tộc, chủ quyền quốc gia và nhà nước không rõ ràng, khiến cho quá trinh hình thành quốc gia Palestine phức tạp hơn là nguyên nhân thứ 3. Đó là chưa kể sư nhúng tay của các thế lực ngoại bang nuôi dưởng chiến tranh để thủ lợi.
Dù có thế nào đi chăng nữa thì quốc gia Palestine cũng sẽ được thành lập. Tình thế ở Afghanistan và Iraq cho thấy rằng nhu cầu hoà bình ở Trung Đông là cấp bách và sự dập tắt lò lửa ở Dải Ga za có thể là bước đầu tốt đẹp cho quá trình ổn định lâu dài trong khu vực.
Do Thái chưa thuận tham gia dự Hội nghị cấp ngoại trưởng về Trung Động được tổ chức ở Luân Đôn vào tháng3-04 sắp tới, nhưng Palestine đã được mời tham gia cùng với Hoa Kỳ, Nhật, Nga, EU, Ai Câp và Jordan. Đây là cơ hội để Palestine xác định bản lỉnh và thái độ đấu tranh ôn hoà của mình, để nhân được sự ủng hộ nhiều hơn của thế giới.
Tiếng nói quốc tế trong xu hướng toàn cầu, là sự cảnh tỉnh ngày càng có trọng lượng, góp phần tích cực hơn trong viêc giử gìn an ninh trật tự và hoà bình củathế giới.
Đặng Đình Long
9-1-05.
Gửi ý kiến của bạn