Hôm nay,  

Nổi Buồn Xuất Khẩu Lao Động

01/12/201000:00:00(Xem: 5778)

Nổi Buồn Xuất Khẩu Lao Động   
                                                                                                                

Ca Dao
Đài loan, Nam hàn, Mã lai…. những cái tên xa lạ dần dần đã trở thành quen thuộc trong các hang cùng, ngõ hẻm, trên các ruộng đồng, làng núi xa xôi. Và những cô bé, những trai làng trẻ tuổi đã tưởng tượng, đã mơ mộng đến một vùng đất hứa. Vùng đất mà ta có thể kiếm ra tiền không mấy cực nhọc, vùng đất sẽ đưa chị, đưa em, đưa cha đưa mẹ ra khỏi cảnh nghèo đói triền miên ở làng mạc xác xơ.
Thế rồi, lần lượt người ta bỏ đất ra đi. Đi với một món nợ kết sù trên vai, món nợ mà nếu còn ở Việt Nam, chắc không bao giờ người ta dám mượn. Mượn nợ để có ngày thoát nợ, họ nghĩ như thế ! Anh đi vào miền Nam kiếm ăn, chị tham gia chương trình xuất khẩu lao động để xóa đói giảm nghèo của nhà nước…. Ngôi làng bỗng chốc trở thành hoang vắng, chỉ còn ông bà già và trẻ em ở lại giữ gìn mảnh ruộng đìu hiu.
Chỉ hơn 1 giờ bay, một trong những  thiên đường mơ ước đó đã hiện ra trước mắt : Mã lai !!!. Cũng nắng miền nhiệt đới, cũng hàng dừa, cũng lũy tre, cũng biển mặn như quê hương… và một tương lai đầy hứa hẹn ! Sau chuyến bay đầu tiên trong đời, những gương mặt mệt mỏi nhưng hân hoan nghĩ đến ngày mai, đến những cổ máy hiện đại mà nay mai đây mình sẽ là người điều khiển. Được ra nước ngoài đã là 1 sự kiện lớn trong đời, lại còn kiếm được nhiều tiền cho thằng cu, cái bé, xây lại ngôi nhà, bốc lại nắm mộ. Chỉ nghĩ tới là lòng đã lâng lâng..
Cái lạnh của máy điều hòa trong phi trường KLIA cũng không lạnh bằng cái lạnh trong lòng của họ sau khi ngồi hơn 3 tiếng đồng hồ trong phi trường mà không thấy một ai ra đón. Những gương mặt hân hoan đã biến sang ngỡ ngàng và chuyển nhanh thành sợ hãi. Họ như những con thú xa bầy, đang bơ vơ trước một cánh rừng xa lạ. Họ bám chặt lấy hành lý và bám chặt lấy nhau như tìm chút nương tựa nơi kẻ cùng cảnh ngộ. Trong một thoáng, họ cảm thấy hối hận đã đến đây và sợ hãi nghĩ đến món nợ to còn đợi ở quê nhà…
Sau những giờ phút chờ đợi dài đăng đẳng, thế rồi cũng có người đến đón họ. Không phải là chị Hai, anh Ba nói cùng ngôn ngữ. Mà là những khuôn mặt xa lạ, tiếng nói cũng xa lạ. Họ không hiểu gì hết, chỉ biết răm rắp đi theo. Đi đâu " không biết ! đủ xa để họ có thể ngắm một phần xứ sở mà họ sẽ phải làm quen trong 3 năm sắp tới.
Nhóm của họ bị chia ra thành nhiều mảnh, thôi thì phận ai nấy lo. Vẫn là cái ngôn ngữ xa lạ ấy. Họ bảo ký giấy, ừ thì ký, họ bảo đưa hộ chiếu cho họ giữ, ừ thì đưa. Hỏi làm gì, mà biết làm thế nào để mà hỏi. Cái sợ nó đã ngấm vào xương tủy rồi. Từ nhỏ đến lớn, chỉ học mỗi cái vâng lời ; Vâng lời là yên chuyện. Vã lại, hỏi han lôi thôi, họ đuổi về nước thì khốn !
Rồi mọi chuyện cũng đâu vào đấy, những bước bỡ ngỡ lúc đầu cũng qua. Ở quê nhà, ngủ đất đã quen, sang đây chủ cho 8 người ngủ trong 1 container, mỗi người được 1 ngăn khoảng 1 mét ngang 2 mét dài đã là hạnh phúc. Ngày làm việc 12- 14 tiếng, khuya về lọc cọc xách nồi nấu ăn, hôm nào mệt quá thì ngủ luôn đỡ tốn cơm, sáng sớm hôm sau đi làm tiếp. Một tuần làm 6-7 ngày. Chẳng cần biết mặt trời Mã Lai tròn hay méo. Bệnh ư " cứ nghĩ, họ chỉ trừ lương thôi, trừ lương có nghĩa là kéo dài nợ, thế thì đi làm vậy. Nó mắng chửi ư " cứ giả vờ điếc, gục mặt xuống tiếp tục làm như con đà điểu chui đầu vào cát. Ức quá, đình công ư, họ kêu cảnh sát Mã lai đến bắt và trừ lương. Tìm công ty môi giới để than phiền ư " môi giới đã biến mất như tuyết dưới mặt trời nhiệt đới. Thôi thì tiếp tục đi làm mặc mọi bất công, khốn khó. Ngày lại qua ngày. Cuộc đời công nhân xuất khẩu lao động quả là thần tiên.
Đời công nhân trên đất khách buồn nhiều hơn vui. Cái buồn còn có thể phôi pha, nhưng có nhiều nỗi bất hạnh đã ghi lại những vết thương không thể nào lành bằng cả nghĩa bóng lần nghĩa đen.
Trong những ngày lang thang trên đất Mã, tôi đã gặp Trường, một trong những công nhân có số phận không may, với Trường là tuyệt cùng bất hạnh. Những vết thẹo kinh khiếp trên người Trường ám ảnh tôi trên suốt chuyến trở về. Câu chuyện thương tâm bắt đầu vào 1 tối giao thừa :
Tết Nguyên đán năm 2010, Tại Melacca,Trường và các bạn lại ăn thêm 1 cái Tết xa nhà. Đêm giao thừa, trong các container nóng bức, các anh em bày biện bánh kẹo, hạt dưa ra ăn uống. Cũng có vài bạn trổ tài nấu thịt đông, tuy không đúng cách nhưng cũng tạm để có 1 món gì đó gọi là hương vị quê hương, hưởng ké tiếng pháo từ xa vọng về để thêm nổi nhớ gia đình. Rồi cũng xong 1 cái Tết xa quê.


Hơn 1 giờ khuya, khi mọi người chìm vào giấc ngủ, thì bỗng có tiếng la lớn : «  cháy, cháy…. !!! » Trường chưa kịp hiểu ra chuyện gì đang xảy ra thì đã nhìn thấy những tấm vải treo làm màn trong « phòng » đang phựt cháy. Trường vội chạy ra ngoài. Ra đến ngoài thì đã thấy 1 số anh em đang ở ngoài sân. Những container nơi hãng xử dụng làm chổ ở cho các công nhân đang tiếp tục cháy dữ dội. Trường sực nhớ mình để quên cái điện thoại di động còn trong « phòng » Điện thoại di động là vật bất ly thân của bất cứ công nhân Việt nam nào, nó là vật cần thiết hơn cả cơm ăn nước uống, mất nó là đứt mọi sợi dây liên lạc, nó đáng giá bằng mấy tháng lương của Trường. Không kịp suy nghĩ Trường lao trở lại chiếc container đang ngùn ngụt lửa để cứu chiếc điện thoại. Khi vào đến bên trong, Trường không biết nơi nào là chổ ở của mình, khắp nơi là lửa, tìm không được, Trường chạy trở ra thì đã quá trể, lửa đang bao vây tứ phía, những thanh sắt ngã xuống chấm dứt lối thoát của Trường, chấm dứt một đời trai.  
Công nhân Trịnh Đăng Trường những ngày mới bị cháy (tháng 2 năm 2010)
Những ngày sau đó của Trường là những ngày chịu đựng sự đau đớn khủng khiếp. Sau thời gian ở nhà thương, Trường được về nhà, em của Trường đang làm ở Penang phải nghĩ việc để lo cho Trường. Cách vài ngày, Trường phải vào nhà thương để « tắm ». Một bên lổ tai bị mất, miệng chưa lành nên Trường không ăn uống và nói chuyện được, tay chân vẫn còn băng kín. Chủ hãng của công ty chỉ trả 1 phần tiền nhà thương. Phần còn lại họ cho Trường nợ. Ngoài ra còn tiền mua những loại băng đặc biệt để băng những vết phỏng, tiền nhà thương, tiền thuốc men, tiền ăn uống cho 2 anh em…v.v…Nhưng với tình trạng này, không mong gì Trường có thể hồi phục lại để đi làm, còn mong gì trả nổi nợ """
Trong lúc khó khăn mới thấy tình đồng hương là quý : Anh em công nhân đến thăm hỏi và chia sẻ. Các anh em trong Hội thánh Tin lành đến cầu nguyện cho Trường. Ủy ban Bảo vệ Người Lao động Việt Nam cho người đến tặng tiền, đóng góp phần nào vào chi phí nhà thương mà hiện giờ đã lên đến hàng chục ngàn tiền Mã.
Cho đến ngày hôm nay, Trường và em của Trường cũng không dám cho gia đình ở Việt Nam biết. Bà mẹ già bị bệnh cao huyết áp của Trường vẫn còn nghĩ con mình đang lao động đâu đó ở Mã lai.
Công nhân Trường hai tháng sau khi bị cháy (tháng 4 năm 2010)
Sau hơn 6 tháng điều trị, vết phỏng đã lành nhưng hậu quả của nó để lại thật rõ nét trên thân thể Trường : Một lổ tai đã mất, những ngón tay đã rút lại, thịt lồi lên như một tảng băng nổi, những vết thẹo kinh khiếp trên lưng như mãnh ruộng nứt nẻ vào mùa khô.
Như chưa đủ khổ, cái nóng của Mã lai đã tiếp tay hành hạ người công nhân bạc phước này : do da đã thành thẹo, không có lỗ chân lông nên mồ hôi không thể thoát ra ngoài, do đó cái nóng không giảm đi, nó tồn đọng lại trong người, làm trong người Trường lúc nào cũng bị nóng bức khủng khiếp, suốt ngày Trường phải ngồi trước chiếc quạt máy.
Trịnh Đăng Trường 8 tháng sau khi bị cháy (tháng 10 năm 2010)
Rời Việt Nam với  ước vọng kiếm tiền giúp đỡ gia đình, nhưng than ôi, ngọn lửa tàn ác đã đốt cháy mộng ước đơn giản của Trường, ngọn lửa đêm giao thừa đã thiêu rụi tương lai của người thanh niên. Bây giờ, bên cạnh nỗi đau thể xác, Trường chỉ quay quắt với ý nghĩ : làm sao để trả món nợ khổng lồ " Nổi đau của chính mình Trường có thể chịu đựng được, nhưng liệu Mẹ mình có thể chịu đựng được không khi nghe tin con mình bị nạn " Làm sao báo tin cho Mẹ " Làm sao có tiền trả nợ """
Những câu hỏi không có câu trả lời cho người thanh niên bất hạnh.                                                                                                      
Ca Dao
(Melacca, tháng 10 năm 2010)
Khi bài này gửi đi thì chúng tôi nhận được tin Trường đã về đến nhà ở xã Quý lộc, huyện Yên định, tỉnh Thanh hóa. Mẹ Trường ngất xỉu nhiều lần khi nhìn thấy thân hình tàn phế của con mình.
Gia đình Trường rất nghèo, có 4 anh chị em , cha mất, mẹ làm ruộng. Hiện Trường tiếp tục điều trị tại « Bệnh viện Bỏng Trương Ương » ở Hà nội. Vì không có tiền nên gia đình phải vay mượn ngân hàng để điều trị dần dần, có tiền đến đâu điều trị đến đó. Bệnh viện dự đoán là sẽ phải có 9 lần phẩu thuật, mỗi lần phẩu thuật khoảng 40 triệu đồng Việt Nam :
-  Trước hết là tìm cách kéo thẳng tay ra. Do phần da dưới nách dính liền với phần   tay nên tay không kéo thắng ra được.
-  Cắt dần dần các phần thịt thừa trên tay và chân.
- Cắt da ở các nơi khác để đắp vào phần da ở mặt và cổ.
Riêng phần lưng thì ở Việt Nam không đủ khả năng để đắp vì phần bị hư hỏng quá lớn. Hiện trên lưng Trường có 1 phần bị nhiểm trùng lớn bằng bàn tay. Lúc nào Trường cũng bị đau đớn.
Nếu quý vị thương tâm cho trường hợp của Trường. Xin hãy mở lòng nhân giúp đỡ người công nhân bất hạnh Trịnh Đăng Trường.
Hoặc nếu quý vị nào có điều kiện xin giúp đỡ vận động cho Trường ra nước ngoài chửa bệnh vì bệnh viện ở Việt Nam không đủ khả năng để trị hết các vết thương.
Mọi sự giúp đỡ, cần thông tin, xin liên lạc về :
- Ủy ban Bảo Vệ Người Lao dộng Việt Nam.
Xin vào trang web : www.baovelaodong.comgửi tiền qua paypal (xin ghi : Giúp đỡ Trịnh Đăng Trường)
- Hoặc giúp đỡ trực tiếp công nhân Trường : xin email về baovelaodong@gmail.comhay điện thoại về anh Đoàn Việt Trung (Tổng thư ký UBBV) : 00 61 400 466 848.
Chúng tôi sẽ cho số điện thoại của công nhân Trường và địa chỉ gia đình của Trường để quý vị có thể gửi tiền trực tiếp đến gia đình anh Trịnh Đăng Trường.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.