Thực vậy, từ ngày cuộc Khủng bố 911 xảy ra, không biết bao nhiều Uûy ban điều tra của nội bộ cơ quan tình báo, của Quốc Hội, của Hành Pháp tìm hiểu tại sao 15 cơ quan tình báo của Mỹ mỗi năm ngốn hàng chục tỷ tiền thuế của dân mà bất lực như vậy trưóc quân khủng bố. Khhông phát giác, không ngăn chận được cuộc tấn công đầy xúc phạm vào hai kinh đô chánh trị và kinh tế Mỹ. Và nhiều rất nhiều chuyên viên, học giả, giáo sư đại học luậân cỗ suy kim, lý luận, chứng minh tìm hiểu tại sao tình báo Mỹ là tình báo mạnh nhứt, đầy đủ phưong tiện khoa học kỹ thuật tinh vi tiến bố nhứt, giàu nhứt thế giới mà lại thất bại như vậy. Nhứt là CIA và FBI bị phê bình tời tả, giũa te tua.
Gs Graham Allison, thuộc Trung Tâm Belfer Nghiên cứu về Khoa học và Quốc tế sự vụ, của Đại Học Harvard, qua sách Nuclear Terrorism: the Ultimate Preventable, gần đây tiết lộ việc làm của những anh hùng thầm lặng và vô danh liều chết để nhân dân được sống. Ngay sau khi cuộc Khủng bố 911 xảy ra, điêu tàn còn bốc khói, một tỐn đặc nhiệm gồm nhiều chuyên viên nguyên tử đã được tung vào thành phố New York. Phó TT Mỹ đã được lịnh bí mật và lặng lẽ cầm đầu một chánh phủ đến làm việc tại một căn cứ bí mật-- sau này ngưòi ta mới biết nằm ở ranh hai tiểu bang Maryland và Pennsylvania. Đó là chiến dịch bí hiệu Dragonfire do Toà Bạch Ốc và Hội đồng An ninh Quốc gia trực tiếp bung ra, lo ngại quân khủng bố sẽ dùng bom nguyên tử đề đánh Mỹ.
Nhóm chuyên viên nguyên tử đặc nhiệm này gồm toàn những nhà vật lý, chuyên viên nguyên tử, chuyên viên chất nổ, chuyên viên chống khủng bố loại thượng thặng. Đất nước bí mật trưng dụng họ qua một hệ thống động viên đặc biệt. Có người rời sở làm đi trình diện ngay, không kịp gặïp mặt vợ con vì có gặïp cũng không được giã từ vì công tác hoả tốc và tối mật. Chỉ nhũng công dân tinh thần rất cao mới chịu hy sinh như vậy, nhưng 10 người như 1, Tổ Quốc lâm nguy gọi là lên đường, không chối từ.
Ở nhà CIA, FBI tạo cho họ một vỏ bọc để đồng nghiệp cũng như gia đình họ không hay biết về nhiệm vụ của họ. Họ hành động còn bí mật, linh hoạt, và liều lĩnh hơn lực lượng như biệt cách nữa. Có ngưòi mang túi du lịch, túi đánh golf, có người giả dạng thương gia, nhưng tất cả đều có mang giấu những thiết bị cực nhậy để thăm dò phóng xạ. Và nếu có phóng xạ thì họ là người bị lây nhiễm trước nhứt vì không được mặc đồ bảo vệ vì sợ bị lộ và sợ nhân dân hoang mang. Chính Ô. Cựu Đô Trưởûng Giuliani cũng không biết hoạt động của họ. Nhiệm vụ của họ là tìm xem Al Qaeda có đặt một trái bom nguyên tử nào ở trong thành phố Nữu Ước đông dân nhứt hành tinh không. Và khi định vị được rồi, chính tỐn đặc nhiệm này có nhiệm vụ bàng cách nhanh nhứt, phải tháo ngòi, và vô hiệu hỐ vũ khí giết người hàng loạt và phóng xạ lâu dài nguy hại ấy.
Lý luận của những nhà đặïc trách an ninh quốc gia Mỹ là Al Qaeda rất có thể có bom nguyên tử, loại 10 kilo tons vì nhiều lý do. Nga không kiểm sỐt chặt số bom nguyên tử của Liên xô để lại. Al Qaeda có thể mua lậu lại một trái. Al Qaeda có thể bí mật đưa lậu vàoMỹ như các tổ chức buôn lậu cần sa ma túy vậy, như đã thấy từng làm ở thành phố lớn như Los Angeles và New York. Lo ngại này đã có và phân tích đề phòng tư thời những nam 1990, qua sự vụ văn thư của Hội đồng An ninh Quốc gia phổ biến cho các ngành sở quan, dưới danh hiệu "A Hundred Horribles." Việc khủng bố Mỹ bằng nguyên tử là khả năng Hội đồng đánh giá cao nhứt, nhưng sự vụ văn thư không hề đề cập đến khả năng dùng máy bay không tặïc như bom đánh vào các cao ốc Mỹ. Do vậy sau cuộc khủng bố 911, ngành an ninh quốc gia lo sợ và đề phòng cuộc khủng bố bằng nguyên tử hơn bất cứ loại vũ khí nào hết.
Sợ là phải. Tình báo Mỹ có đầy đủ tài liệu đáng tin, Al Qaeda xem việc dùng vũ khí nguyên tử đánh Mỹ là "nghĩa vụ tôn giáo." Theo ước lưọng một trái bom nguyên tử 10 kilo tons - thứ mà Nga thất thỐt nhiều sau khi tếp nhận các kho tàng của Liên xô -- nổ ở bất cứ một thành phố nào ở Mỹ, vòng trong cụm lửa của nó đường kính 1/3 mile, bên trong không còn một thứ gì trên mặt đất cả. Vòng ngoài sức tàn phá gây thiệt hại cũng không thua gì trái bom nguyên tử đã tàn phá Hiroshima hay Nagasaki vì mật độ dân cư thành phố Mỹ cao. Còn phóng xạ alpha, gamma, beta do nấm khói và lửa theo gió bay đi ảnh hưỏng nhiều năm và nhiều nơi mà các nhà môi sinh không thể lường được vì ngoài sức tường tượng.
Ân Trên đã phù hộ cho nước Mỹ, cho nhóm chuyên viên đặc nhiệm này sau khi làm việc quên mình trong lúc Nữu ước chưa khô nước mắt và hoang tàn chưa dọn hết. Vì rằng vì dù tinh thần bảo vệ Tổ quốc Nhân dân cao như núi, máy móc tranh bị khoa học kỹ thuật tân tiến nhứt hoàn cầu, các chuyên viên này thừa biết, tìm phóng xạ và dịnh vị được một trái bom nguyên tử 10 kilotons một chiếc xe truck có thể chở được, trong một thành phố đông dân nhứt hoàn cầu nào có khác gì mò kim đáy biển.
Nhận định chung của nhũng người ân không tên tuổi này của nhân dân Mỹ, là muốn không có cuộc khủng bố xảy ra trong nội địa Mỹ, Mỹ ø phải chận ở đầu nguồn. Giải quyết vấn đề nguyên tử gọi là thất thỐt của Nga một cách rốt ráo và tích cực. Nga một quốc gia rộng 12 múi giờ thừa kế rất nhiều vũ khí nguyên tử nhứt thế giới, kho tàng nguyên tử để rải rác khắp nơi, nhưng kinh tế Nga đang khó khăn, Al Qaeda đang cần bom nguyên tử giá nào cũng mua. Pakistan sở đắc nguyên tử nhưng người cầm đầu chương trình nguyên tử Pakistan, Abdul Qadeer Khan, đã từng tự thú có chuyển nhượng bất hợp pháp kỹ thuật và chất liệu nguyên tử. Bin Laden còn loanh quanh ở biên giới Afghanistan- Pakistan cần nguyên tử như cần nước uống. Muốn không bị khủng bố tử bằng nguyên tử trong lòng nước Mỹ, chánh quyền Mỹ phải cứng rắn áp dụng chánh sách Ba Không: không để thất thỐt nguyên tử, không để sản xuất nguyên tử mới, không để thêm quốc gia nào có nguyên tử mới.