Đọc Sách Mới: Bản dịch Việt ngữ từ nguyên tác “The Chau Trial” của tác giả Elizabeth Pond
Phụ Tá Thăng Tố Mỹ Toa Rập Vụ Mậu Thân Tác giả Elizabeth Pond
Là một tác giả và diễn giả danh tiếng chuyên về các vấn đề quốc tế, tên tuổi Elizabeth Pond (hình bên) được nể trọng ở Âu Châu và Hoa Kỳ, trong cả hai lãnh vực báo chí và hàn lâm. Ngoài công việc giảng dạy tại các đại học Đức và Mỹ, bà còn là thành viên nhiều hội đồng tham vấn và viện nghiên cứu chiến lược quốc tế và là tác giả của 11 cuốn sách có nội dung đã đụng tới các vấn đề nóng bỏng nhất tại nhiều khu vực của thế giới. Sự nghiệp của Elizabeth Pond bắt đầu bằng “The Chau Trial”. Đúng 40 năm trước đây, sau cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, cô dành nửa năm để ở lại Saigon theo dõi tại chỗ. Và “The Chau Trial” trở thành tác phẩm đầu tay của Elizabeth Pond, với kết luận “Đây là bước khởi đầu sự sụp đổ của ông Thiệu.”
Cho tới nay, 40 năm sau “Vụ án Trần Ngọc Châu”, tác giả và nhân vật chính trong vụ án - Pond và Châu- vẫn chưa hề gặp nhau.
Sau đây là bản dịch Việt ngữ “Vụ Án Trần Ngọc Châu” do THANH NGUYỄN và HOÀNG NGỌC TRÁC chuyển ngữ từ nguyên tác “The Chau Trial”.
***
Điện văn ngày 17-2-1970 của Bộ Ngoại Giao gửi Đại sứ Bunker SED
1/ Chúng tôi ghi nhận bài báo của hãng thông tấn AP viết từ Saigon ngày... có liên quan đến vụ án của ông Châu. Theo bài báo đó thì "Rõ ràng là Washington thấy rằng việc bịt miệng một ai đó chủ trương hòa giải giữa những người Việt Nam, mà người chủ trương đó lại là một người quốc gia thì thật là không nên tí nào".
2/ Tất nhiên là bộ ngoại giao phải am tường, những quan điểm hoặc tiết lộ của giới báo chí ở Washington, rằng quá trình chủ trương hòa giải giữa những người Việt Nam của ông Trần Ngọc Châu còn đi xa hơn chủ trương của những người cấp tiến trên đất Mỹ này. Tháng 1/1969 người ta trích dẫn lời ông ta nói rằng "triển vọng" một chính phủ liên hiệp với Cộng sản "phải được chấp nhận". Sau đó ngày 26-1-1969 ông Châu lại giải thích lời nhận định ở trên theo nghĩa làchỉ muốn nói đến sự tham gia của phe Mặt Trận Giải Phóng vào các tổ chức dân cử; nhưng phải mãi tận về sau, sau khi người anh ông ta bị bắt, ông ta mới phủ nhận một cách rõ ràng việc ông ta chủ trương chính phủ liên hiệp.
3/ Tham chiếu: Paris 807 (20/6/1969); Saigon 2439, (ngày 6/2/1969); Saigon A-64 (2/1969); Saigon A-225 (12/5/1969). Ở đây (Mỹ) người ta coi việc chủ trương chính phủ liên hiệp như thực hiện đúng điều mà địch mong muốn đạt được khi tiến hành cuộc chiến tranh này.
(Bức công điện do sứ quán Mỹ ở Sàigòn đánh đi trước đó về lời tuyên bố của ông Châu đã chấp nhận sự giải thích của ông Châu về lời tuyên bố nói trên).
Điện văn ngày 27-2-1970 / S2959
Buổi tiếp xúc với Thiệu vào ngày 25/2
(Điện của Bunker)
1. Tôi đã nói rằng tôi lấy làm ngạc nhiên, và Washington cũng vậy về việc người ta lập lại lời của Nguyễn Cao Thăng cho rằng Hoa Kỳ đã toa rập với Việt Cộng để cho xảy ra vụ Tết Mậu Thân nhằm dễ bề dẫn đến chính phủ liên hiệp.
Tôi đã tranh luận rằng ngay chính ông Thăng cũng khó mà tin vào điều ấy, và tôi chắc rằng ông Thiệu cũng không tin. Tôi đã nói thêm rằng tôi rất quan ngại những lời tuyên bố vô trách nhiệm kiểu như ông Thăng bởi nó có tác dụng là hậu thuẫn cho việc ông Trần Ngọc Châu rêu rao rằng ông ta đã báo động cho Hoa Kỳ về vụ Tết, và như vậy là gây phiền toái cho cả Hoa Kỳ lẫn Việt Nam.
Tôi nói rằng dĩ nhiên là ông Thăng được biết như người cộng tác gần gũi nhất của ông Thiệu. Hơn nữa việc làm của ông ta còn được đăng tải trên báo "Sống Còn" vốn là một tờ báo thân chính phủ của ông Thăng. Người ta còn có thể hiểu ra rằng chính Tổng Thống Thiệu đứng sau những lời tuyên bố của ông Thăng, và như vậy khiến cho công luận tại Hoa Kỳ thêm chỉ trích chính phủ Mỹ đối với vụ án này -- một vụ án đã được nhắc đi nhắc lại trong các cuộc điều trần do Thượng nghị sĩ Fullbright chủ tọa.
2. Thiệu nói rằng ông ta chưa được xem toàn văn bài báo nhắc lại lời nhận định của ông Thăng và vì thế tôi đã đọc bản dịch từ tờ "Sống Còn" cho ông ta xem. Ông ta nói rằng ông ta mới chỉ nhận được một bản tóm tắt và đã tìm cách liên lạc với ông Thăng nhưng đương sự đã rời khỏi nước. Ông ta hứa sẽ xem kỹ vụ này.
3. Tôi quay ra đề cập đến một lời tuyên bố của tòa án lưu động mặt trận khi xử ông Châu. Tòa án đó cho rằng ông Châu đã biết trước vụ Tết Mậu Thân và đã báo động với người Mỹ thay vì báo cho chính phủ Việt Nam "chính vì thế mà đã xảy ra vụ Tết Mậu Thân".
Bìa sách “Vụ Án Trần Ngọc Châu”, 504 trang, ấn phí 25 mỹ kim. Sách gửi tận nhà trong nước Mỹ thêm $5 cước phí. Bạn đọc và các đại lý xin liên lạc Việt Báo:
14841 Moran St.
Westminster, CA 92683
(714) 894-2500