Quê Nhà Năm Mới
Trần Khải
Bắt đầu một năm mới, mỗi người đều có những quan tâm riêng. Chuyện riêng từng người, riêng từng nhà, riêng từng lĩnh vực nghề nghiệp và nơi cư trú… nhưng hầu hết đều chia sẻ một quan tâm chung về quê nhà, nơi hầu hết chúng ta, những người Việt hải ngoại, vẫn còn nhiều người thân và bạn hữu, còn những kỷ niệm không bao giờ quên với thầy cô và trường lớp. Quê nhà cũng là nơi chúng ta đã để lại một phần đời, có khi là một phần thân thể khi chiến đấu cho những gì chúng ta tin tưởng.
Việt Nam bây giờ đã là một đất nước thống nhất về lãnh thổ, nhưng lòng người vẫn còn phân tán. Nửa phần đất nước đã sống với bầu không khí tự do trước 1975, tuy chưa toàn hảo, nhưng vẫn là đa đảng, vẫn có bầu cử tranh cử thật, vẫn có tự do báo chí và tự do xuất bản, và nhiều quyền tự do khác nữa… mà bây giờ đang bị cấm đoán, nơi tất cả đều phải theo "lề phải" của một chế độ độc đảng toàn trị.
Năm 2009 sẽ có những gì mới lạ cho quê nhà" Đối với các nhà hoạt động dân chủ, quan tâm đầu tiên là nhân quyền và các quyền tự do căn bản, là một ước mơ dân chủ đa nguyên. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế chính trị của bản đồ thế giới 2009, quan tâm này có thể tiến xa tới đâu" Nhất là trong thời buổi kinh tế suy giảm, dự toán cho hầu hết các nơi của kinh tế toàn cầu, một viễn ảnh tất nhiên sẽ ảnh hưởng tới Việt Nam nhiều phương diện.
Theo Đài Quốc Tế Pháp RFI hôm 2-1-2009, bài của phân tích gia Trọng Nghĩa cho biết rằng "Các nền kinh tế lệ thuộc vào xuất khẩu chuẩn bị đối mặt với năm 2009 cực kỳ khó khăn," tất nhiên là vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam sẽ rất là vất vả.
Bản tin RFI viết:
"Nền kinh tế Singapore có nguy cơ thụt lùi với tỷ lệ trừ 2% trong năm 2009. Lời xác định bi quan của bộ thương mại Singapore vào hôm nay phản ánh triển vọng không mấy sáng sủa của các nền kinh tế Châu Á trong năm 2009 mới bắt đầu, đặc biệt đối với các quốc gia trong thời gian qua đã lệ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu để tăng trưởng.
Singapore là thí dụ điển hình của các nước này, trong đó có cả Thái Lan hoặc Việt Nam. Theo số liệu vừa được công bố, GDP của Singapore trong quý tư năm 2008 đã sụt giảm khoảng 12,5%, một mức nặng nề chưa từng thấy từ ngày nước này thiết lập bảng thống kê vào năm 1976 đến nay.
Nguyên nhân thụt lùi đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần : tình trạng khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt từ tháng 11 đến nay, làm cho mức cầu, mức giao dịch thương mại, mức đầu tư trên thế giới sụt giảm đáng kể.(…)
Theo chân Singapore, các nền kinh tế Hồng Kông, Nhật Bản, New Zealand cũng rơi vào suy thoái, nếu chỉ tính riêng khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Trong cùng một cảnh ngộ tại vùng Đông Nam Á, có thể kể đến Thái Lan. Nếu trước lúc xẩy ra cuộc khủng hoảng tài chánh châu Á vào năm 1997, tỷ trọng xuất khẩu trong nền kinh tế nước này chỉ là 40 % mà thôi, thì hiện nay, tỷ lệ đó đã tăng vọt lên mức 60%. VớI tình trạng kinh tế khó khăn hẳn lên tại ba thị trường nhập khẩu chủ chốt là Châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản từ sau khi khủng hoảng tài chánh bùng phát, rõ ràng là xuất khẩu của Thái Lan, Singapore và của các nước Châu Á khác đều bị tuột dốc. Việt Nam chẳng hạn, đã phải ghi nhận đà sụt giảm của của xuất khẩu kể từ tháng 7 đến nay. Indonesia, vào tháng 10 vừa qua, đã ghi nhận tỷ lệ giảm 11,6% so vớI cùng kỳ năm ngoái…" (hết trích)
Viễn ảnh Đông Nam Á suy giảm không có gì bí hiểm. Bản tin BBC đã ghi nhận về lời báo nguy của Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng. Bản tin viết:
"Trong thông điệp đầu năm, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảnh báo 2009 sẽ là "một năm nhiều khó khăn và thách thức". Ông Dũng vừa có bài viết nhân dịp năm mới, được đăng tải trên nhiều báo đài trong nước…
…ông cũng thừa nhận "những yếu kém trong cơ cấu kinh tế và hiệu quả đầu tư tích tụ từ nhiều năm chậm được khắc phục" cùng "những tồn tại trong chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô" đã dẫn tới tình trạng lạm phát phi mã đầu năm 2008…" (hết trích)
Điều quan ngại của người quan sát là kinh tế VN đã có đà suy giảm từ năm 2008. Vậy thì làm sao năm 2009 có thể vượt qua trở ngại đang tới. Đài VOA trong bản tin ngày 31-12-208 đã tổng kết:
"VN: Kinh tế 2008 phát triển ở mức chậm nhất kể từ năm 1999
Trong năm 2008, nền kinh tế của Việt Nam đã phát triển ở mức chậm nhất kể từ gần một thập niên nay sau khi phải đương đầu trước hết với nạn giá cả leo thang và sau đó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Tin của Reuters và Bloomberg cho biết Tổng Cục Thống Kê của chính phủ hôm thứ Tư ước tính mức tăng trưởng của năm 2008 chỉ ở khoảng 6,23%, tức là mức thấp nhất kể từ năm 1999, và thấp hơn mức 8,5% của năm 2007…" (hết trích)
Nhìn ngược về 2008 đã bi quan vì suy trầm, nhưng nhìn tới 2009 lại có viễn ảnh thâm thủng mậu dịch. Bản tin Đài Á Châu Tự Do RFA hôm 2-1-2009 viết:
"Việt Nam đưa ra con số dự báo về thâm thủng mậu dịch cho năm mới 2009 sẽ là trên 19 tỷ đô la.
Ông Vũ Huy Hòang, Bộ trưởng Công Thương Việt Nam, trong một báo cáo thương mại mà hãng Reuter có được hôm nay, nói rằng năm 2009 sẽ đầy khó khăn do vậy khó có thể đạt được tốc độ tăng truởng nhanh trong lĩnh vực mậu dịch.
Hồi tuần rồi Việt Nam cho biết thâm thủng mậu dịch của năm 2008 là 17 tỷ rưỡi đô la.