Hôm nay,  

Sẩy Đàn, Tan Nghé

07/04/200100:00:00(Xem: 4611)
Thưa các chị,

Em có một người bạn gái đã vượt biên khi nó mới có 16 tuổi. Sau thời gian gần 20 năm trời sống ở ngoại quốc, tết vừa rồi nó về thăm nhà. Nhìn nó trắng trẻo xinh đẹp, ăn mặc sang trọng, nói năng đài các, em nghĩ thiệt tủi cho mình. Ngày xưa, khi còn ở Việt Nam, nó đã lớn tuổi hơn em, lại đen và xấu. Tóc nó đỏ hoe vì phải bán bánh mì phơi nắng suốt ngày. Bây giờ nước da nó trắng hồng, mịn màng, tóc đen mượt. Nó lại còn sửa mắt sửa mũi trông xinh đẹp lạ lùng, thiệt nhìn nó chẳng ai nghĩ nó là gái bốn con, tuổi đã ngoài 30. Còn em... Thôi em chả nói chuyện của em làm gì, chỉ thêm buồn. Nhưng các chị có biết không, bên cạnh sự hạnh phúc sống trong nhung lụa, giầu có, đầy đủ vật chất ở ngoại quốc, nhỏ bạn em lại thiếu thốn tình thương chân thật của một người chồng. Thôi thì cũng là chuyện bù trừ, em bảo nó như vậy. Nó lắc đầu bảo, đau khổ lớn nhất đối với người con gái là bị tình phụ, nhưng với một người con gái khi đã làm mẹ như nó, thì đau khổ lớn nhất là trải qua cảnh "sẩy đàn tan nghé", vợ chồng ly dị khiến con cái mỗi đứa mỗi nưa... Nó có 4 đứa con, nhưng khi ly dị chỉ được nuôi có đứa út. Còn ba đứa lớn phải theo ba vì chồng của nó có nghề nghiệp, lợi tức đàng hoàng, trong khi nó chỉ biết ăn bám chồng.

Nghe chuyện nó kể, em mới hiểu, đằng sau sự sung sướng nó cũng có nỗi khổ riêng. Thì ra đã làm thân đàn bà con gái, đố có tránh được sự khổ đau, phải không các chị" Nói đến chuyện "sảy đàn tan nghé" em mới nhớ chuyện ngay ở phường của em, cách đây không lâu, chính người chồng đã nổi lửa đốt nhà chỉ vì không muốn người vợ của mình sau khi ly dị sẽ mang đào đến sống trong căn nhà mà ông ta đã đổ mồ hôi sôi nước mắt mới mua được. Chẳng may, khi ngọn lửa bùng cháy, thằng con trai duy nhất của ổng mới có 4 tuổi, đang ngủ quên trên võng mà ông không biết, nên nó bị chết cháy. Lúc ông biết được, liều chết xông vô cũng không cứu nổi. Ông ta như điên như khùng suốt cả hai tuần lễ cho đến khi ông phải ra tòa, và bị bỏ tù vì tội ngộ sát.

Bây giờ nói đến chuyện "sẩy đàn tan nghé", em xin chép ra đây bài viết của chị Lan Anh, một ký giả chuyên viết về đề tài phụ nữ ở Sàigòn. Bài viết này có nhiều đoạn kể về những thảm cảnh con cái phải chịu đựng một khi vợ chồng ly dị.

*

L.T.H là một học sinh thuộc loại khá giỏi của Trường cấp II Nguyễn Văn Xơ (Thái Mỹ, Củ Chi), vậy mà gần đây em bị điểm kém nhiều môn. Chiều Thứ Bảy, cô giáo chủ nhiệm gọi H ở lại để tìm hiểu vì sao em học hành sa sút. Nước mắt em ứa ra, một lúc lâu, em mới kể được với cô giáo:

-Ba mẹ em sắp sửa ra toà ly hôn. Ba hỏi hai chị em em, đứa nào muốn ở với cha, đứa nào muốn ở với mẹ. Mẹ cũng hỏi thế, mẹ bảo tui em lớn rồi hãy tự quyết định đời mình đi. Đây là lần đầu tiên ba mẹ cho chúng em được tự quyết định, chớ còn từ trước đến nay, mọi việc học hành, vui chơi đều do ba mẹ quyết định. Nhiều lần em ước mơ được tự do quyết định một việc gì đó, nhưng lần này khi được rồi thì em lại khổ sở, không biết phải lựa chọn như thế nào" Thằng cu Tí mấy hôm nay cũng bỏ ăn vì suy nghĩ, nó là con trai mà khóc đến bụp cả hai mắt. Nếu là em, cô lựa chọn thế nào hở cô"

Nói xong, H gục đầu xuống bàn khóc nức nở. Cô giáo Nguyên Phương nói với tôi rằng, chưa bao giờ cô bị học trò đặt một câu hỏi hóc búa đến như vậy. Và cô hỏi lại tôi: "Chị là nhà báo, chị hãy trả lời cho em biết khi ly hôn, cha mẹ có cần thiết buộc con cái phải lựa chọn chuyện ở với cha hay ở với mẹ""

Trần Hữu Đạt, 9 tuổi, HS lớp 4 Trường PTCS Nguyễn Bá Ngọc (Q11) là một cậu bé trắng trẻo có đôi mắt sáng thông minh và chiếc mũi hếch mới nhìn đã thấy lém lỉnh. Thế những toàn bộ những nét đáng yêu ấy sáng nay như bị phủ bụi mù khi tôi tình cờ gặp cháu đang ngồi trên một băng ghế trước phòng xử án dân sự- Toà án Q11. Đạt là bạn học của cháu như cố tình muốn tránh. Tôi đọc được điều ấy nhanh chóng tìm cách xoá tan nỗi nghi ngại. Cuối cùng thì Đạt cũng kể cho tôi nghe lý do cháu có mặt ở đây. Thì ra ba mẹ Đạt đang dự phiên toà xét xử ly hôn của họ và Đạt được mang theo không ngoài mục đích nghe cha mẹ đối chứng về tội lỗi của nhau để "sáng con mắt ra" mà lựa chọn theo bên nào! Không khóc, có lẽ vì khóc đã nhiều rồi, Đạt cho biết đã nhiều tháng nay, cháu phải chịu đựng cảnh lại gần ba thì nghe ba nói xấu mẹ là thứ ham tiền, trắc nết, lăng loàn, nếu sống gần người đàn bà ấy thì sớm muộn gì Đạt cũng sẽ hư hỏng. Khi cận kề mẹ thì lại nghe mẹ chì chiết rằng: "Ba mày là kẻ bất tài vô tướng, suốt đời chẳng làm nên tích sự gì, nuôi cái thân không nổi thì đòi nuôi ai", để rồi mẹ kết luận: "Liệu hồn, muốn húp cháo với muối thì đi theo ổng!"

Ngồi trầm ngâm một lúc, nghĩ sao Đạt lại hỏi tôi:

-Theo dì út, chút nữa toà hỏi cháu muốn theo ai, cháu phải trả lời sao"

Tôi hỏi lại Đạt: "Thế thâm tâm cháu, cháu muốn theo ai, ba hay mẹ"" Thật bất ngờ, tôi thấy Đạt mím môi, hất chiếc mũi hếch:

-Cháu sẽ trả lời, cháu chẳng muốn ở với ai, cháu muốn đi bụi đời, cháu muốn vào ở nhà mồ côi hay mái ấm mà báo chí vẫn đăng. Như thế, cháu sẽ không làm mích lòng ai!

*

Không phải một mà có tới ba đứa trẻ bị mang tiếng là vong ân trong căn nhà ấy, căn nhà mang số... ở đường Tân Kỳ, Tân Quý, P16, Q Tân Bình và cũng là tài sản duy nhất mà đôi vợ chồng L.Ơ và H.T.M đem ra chia khi ly hôn. Căn nhà quá nhỏ không thể chia đôi, vì thế trong thời gian chờ đưa ra xét xử, vị thẩm phán có gợi ý cho hai bên suy nghĩ, nếu cảm thấy không đoàn tụ được thì nên hoà thuận với nhau, bên nào nuôi con, bên ấy được ở lại trong nhà. Thế là chiến dịch tranh con bùng nổ. Chị M cho rằng anh Ơ đã ngoại tình còn cờ bạc rượu chè, đương nhiên là bị tước mất quyền nuôi con vì không đủ đạo đức, tư cách. Anh Ơ cũng không vừa, anh viết thư gửi toà án tố cáo chị M thường xuyên đánh đập con cái mỗi khi anh không đi làm kiếm tiền đem về cho chị. Các vị có trách nhiệm xét xử vụ ly hôn này chưa nghĩ ra giải pháp tốt đẹp nhất thì ba đứa con của anh Ơ và chị M bỗng tìm đến toà với một lá đơn xin được ở lại trong căn nhà ấy cùng với... bà ngoại. Các cháu viết như sau:

"Chúng con tên là L.H.P, sinh năm 1987 và L.H.D sinh năm 1989, xin được trình bày nguyện vọng như sau: Nguyên từ ba năm nay, cha chúng cháu có vợ bé, thường bỏ nhà đi luôn, thỉnh thoảng vài ba tháng mới về nhà một lần, nhưng mỗi lần về lại say xỉn, đập phá đồ đạc nhà cửa. Mẹ chúng cháu vì thế thường chửi bới đánh đập bọn cháu và cho rằng hết đời cha đến đời con báo đời mẹ... Rồi mẹ cháu cũng bỏ đi buôn hàng quần áo siđa, năm ba bữa mới về nhà một lần. Chúng cháu ở nhà với bà ngoại. Bà ngoại đổ bánh bò, bánh bông lan cho chị em cháu đi bán kiếm tiền ăn học... Nay nếu quý toà cho chúng cháu được phép lựa chọn để ở với ai thì chúng cháu xin được ở với bà ngoại trong căn nhà này, và cũng là để cha mẹ cháu, ai muốn về thăm các con cũng được thuận tiện, hơn là chia cho người này thì người kia không đến thăm và ngược lại..."

Lá đơn ấy đã được đem ra đọc trước toà và ngay lập tức, những đứa trẻ bị cha mẹ chúng rủa xả: "Thứ vong ân bội nghĩa, nuôi cơm cho lớn lại phản..."

Tôi đến Ngân hàng Công thương để gửi tiết kiệm. Khách ra vào nườm nượp, tôi đành phải ngồi chờ, và để đốt thời gian tôi rảo mắt nhìn quanh. Bỗng, tôi chú ý đến một cậu bé ngồi một mình với chiếc túi xách du lịch, một chiếc cặp giả da, và hai chiếc máy bay phản lực bằng nhựa... đang ngồi trên chiếc băng ghế gần chỗ tôi. Một lúc sau, tôi thấy một phụ nữ chắc là nhân viên hay cán bộ trong ngân hàng đi tới hỏi to: "Bố chưa tới nữa à, gớm, hẹn hò với con thì như thế, chứ với gái thì luôn đúng giờ!" Thằng bé nghe thế nhăn mặt:

-Mẹ cứ mặc con, bao giờ bố đón thì con đi, không liên can gì tới mẹ!

Tôi cứ tưởng nghe câu nói ấy bà mẹ sẽ nổi giận, nhưng không, người phụ nữ ấy vẫn cười tươi và còn dịu giọng:

-Vậy nhé, con ngồi đây chờ bố, mẹ đi công chuyện nhé.

Bà mẹ bước đi, cậu bé chẳng buồn ngó theo. Tôi nhích lại gần làm quen: "Chuẩn bị đi du lịch hở"" Thằng bé nhìn tôi không trả lời, vừa lúc ấy có người ra gọi nó vào nghe điện thoại, hơi chần chừ một lúc rồi nó lễ phép nói: "Nhờ cô trông hộ đồ đạc giúp cháu". 5 phút sau, thằng bé trở ra, thở dài y như người lớn:

-Lại họp đột xuất!

Tôi cười ra vẻ thông cảm, rồi mở túi xách lấy đưa cho thằng bé cuốn truyện Bim và những chuyện thần kỳ mới mua định đem về cho con gái. Thằng bé cầm nhưng không đọc. Tay mân mê cuốn truyện, nó hỏi tôi: "Thế con của cô có phải sống như cháu không"" Tôi ngạc nhiên: "Sống như cháu là sao"" Thằng bé chỉ vào mớ hành lý của nó trả lời:

-Như cháu nghĩa là vài ngày ở với cha, vài ngày ở với mẹ.

Tôi gật gù, lờ mờ hiểu ra. Thằng bé bỗng dưng thân tình, kể lể:

-Bố mẹ cháu giàu lắm, có đến hai ba cái nhà. Cả năm nay hai người đã ly thân, mỗi người ở một nhà. Trong thời gian này, hai người giao ước, chia đều sự chăm sóc giáo dục, nuôi nấng cháu. Ví dụ như bố đóng tiền học phí thì mẹ lo quần áo, sách vở, tiền học thêm. Cháu ở với bố 15 ngày thì ở với mẹ 15 ngày, nếu như tháng này mẹ bận đi công tác nhiều hơn thì tháng sau bố trừ và ngược lại. Hôm nay là tới phiên bố cháu... Cháu chẳng biết là cuộc sống lung tung như thế này đến bao giờ mới chấm dứt...

Tôi an ủi thằng bé: "Biết đâu mai mốt khi đã chính thức ly hôn, cháu sẽ được toà xử về ở hẳn với một người nào đó!"

Thằng bé lắc đầu: "Không chắc bố mẹ cháu sẽ thoả thuận với nhau được. Bố cháu thường bảo ông thích sự công bằng. Còn mẹ cháu thì thuộc tuýp người phụ nữ mới, luôn đòi quyền bình đẳng. Chỉ có cháu là thua thiệt!"

Hàng xóm sát vách nhà tôi lệ thường vốn yên ắng, nhưng hôm ấy bỗng dưng lại ồn ào tiếng khóc, tiếng la. Tôi lắng tai nghe thấy hai đứa bé gái đang gào khóc thảm thiết. Đứa lớn vừa khóc vừa nói: "Không mẹ ơi, con không về nội đâu, con muốn ở với mẹ, con không muốn xa em con". Còn đứa nhỏ thì giọng nhề nhệ: "Con không cho chị Hai đi, chị Hai phải ở với con". Bẵng đi một lúc lâu, lại nghe đứa lớn thút thít: "Mẹ ơi, con đâu có làm gì em, con đâu có chọc ghẹo em, con đâu có lỗi mà mẹ không cho con ở gần em, gần mẹ" Mẹ ơi, con hứa sẽ ngoan, sẽ thương em, chiều em, mẹ đừng bắt con đi đâu khỏi nhà nghe mẹ". Không nghe chị hàng xóm nói, hình như chị đang khóc. Tôi ghé mắt nhìn qua ô vuông rào, hai đứa bé gái đang ngồi bệt dưới đất ôm nhau, ở giữa là chú gấu bông, món đồ chơi mà thỉnh thoảng tôi vẫn nghe hai đứa giành nhau khóc la inh ỏi.

Đến chiều, con gái tôi đi học về, sà vào lòng mẹ khoe bài thơ vừa cắt ra từ một tạp chí nào đó:

-Của bạn Nhi, nhà bên cạnh tặng con. Bạn nói đó là nỗi lòng của bạn.

Và tôi đã đọc. Bài thơ của tác giả Hương Trà, tựa đề là "Hãy về, mẹ ơi", trong đó có đoạn:

Mẹ không về
Nhưng mình con ngày đêm vẫn đợi
Màn đêm buông, ngoài kia gió nổi
Mẹ nơi nào trong giá rét tái tê"
Khi con biết mình sống với một mình cha
Sao nỡ chia xa"
Cái gì cũng xẻ chia, chia xẻ
Để cuộc đời con có cha không có mẹ
Em con thì có mẹ không cha
Ở ngoài kia gió nổi đường xa
Hãy về đi, mẹ ơi, con đợi...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.