Hôm nay,  

Cuộc Chiến Vẫn Tiếp Diễn

21/02/200800:00:00(Xem: 7796)

Cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân Chủ (ĐDC) đang tiến tới một tình trạng chưa từng xảy ra trong lịch sử Hoa Kỳ.  Trong các cuộc bầu cử sơ bộ trước kia, thường thì chỉ vài ba tiểu bang đầu, ứng cử viên tổng thống đã được chọn.  Nhưng kỳ này thì rất khác.  Cho đến nay ĐDC chỉ còn 18 tiểu bang và lãnh thổ, nhưng họ vẫn chưa thể nhận diện được ai sẽ là ứng cử viên tổng thống kỳ này.

 Cả hai ứng cử viên thuộc ĐDC: thượng nghị sĩ (TNS) Hillary Clinton của tiểu bang New York và TNS Barrack Obama của tiểu bang Illinois vẫn còn vận động gay go ở những tiểu bang còn lại.  Ngày 4 tháng 3 tới đây rất quan trọng vì dó là ngày bầu cử sơ bộ của một số tiểu bang trong đó có 2 tiểu bang lớn là Texas và Ohio.

Theo sự phỏng đoán của đài truyền hình CNN: nếu TNS Obama vẫn tiếp tục thắng TNS Hillary Cliton tất cả những tiểu bang và lãnh thổ còn lại, nhưng cũng vẫn với tỷ số tương tự như từ trước tới giờ-khoảng 60%/40%-thi` cuối cùng cuộc tranh cử sơ bộ vẫn bất phân thắng bại.  ĐDC áp dụng quy luật bầu cử sơ bộ theo hệ thống tỷ số, nghĩa là số đại biểu (ĐB) sẽ được phân phối theo phần trăm số cử tri mà ứng cử viên đã đạt được.  Có 2 loại ĐB: loại thứ nhất gọi là đại biểu cử tri (ĐBCT) (pledged delegate).  Đây là những đại biểu mà ứng cử viên chiếm được từ những phân bộ đảng ở các tiểu bang.  Loại thứ nhì gọi là siêu đại biểu (SDDB) (superdelegate).  Đây là những viên chức cao cấp trong đảng như các TNS, các hạ nghị sĩ (HNS), các thống đốc, v.v..  Mỗi SDDB tương đương với khoảng 10,000 cử tri.  Tổng số ĐB trong ĐDC là 4049 ĐB: 3253 ĐBCT và 796 SDDB.  Để thắng cuộc bầu cử sơ bộ, ứng cử viên phải chiếm được 2025 ĐB.  

 Cho đến thứ hai 18 tháng 2, 2008 TNS Obama chiếm được 1102 ĐBCT và 160 SDDB, tổng số là 1262 ĐB.  TNS Clinton chiếm được 978 ĐBCT và 235 SDDB, tổng cộng là 1213.  Cả hai chỉ cách nhau 49 ĐB!  Theo những con số trên thì cho đến nay vẫn còn 1173 ĐBCT và 383 SDDB vẫn chưa trao cho ai cả.

Sở trường của TNS Obama là lối diễn thuyết có thể khuấy động giới trẻ.  Lối diễn thuyết này rất giống Martin Luther King, Jr..  Chủ trương của TNS Obama là sự đổi mới.  Chỉ mới có 47 tuổi, TNS Obama đã khiến giới trẻ cảm thấy gần gũi và cảm thông.  Ông nói lên những gì mà giới trẻ đang khao khát.  Đã đến lúc Washington cần một khuôn mặt mới, một sinh khí mới, một phương hướng mới, và những hy vọng mới.  Chính vì thế đa số cử tri bầu cho TNS Obama là giới trẻ.  Nếu Al Gore tượng trưng cho sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật thì Barrack Obama tượng trưng cho sự đổi mới.  Dĩ nhiên người Mỹ gốc Phi Châu hoàn toàn bầu cho ông.  Qua bao nhiêu lần cố gắng, đây là lần đầu tiên họ có một ứng cử viên gốc Phi Châu có thể tiến xa đến như vậy.  Jesse Jackson, Al Sharpton chưa hề có thể dẫn đầu trong bất kỳ cuộc bầu cử sơ bộ nào, huống hồ chi là đã hơn quá nửa đường.

Nhưng TNS Obama cũng không hoàn toàn chiếm được lòng mọi người trong ĐDC.  Nên nhớ ông chỉ thắng 60%.  Phần cử tri còn lại đã bầu cho TNS Clinton.  Đa số là phụ nữ và những người thuộc giới trung lưu (middle class).  Họ là những người mất mát nhiều nhất dưới thời chánh phủ Bush.  Chánh sách xuất cảng việc làm (outsource) đã khiến bao nhiêu việc làm lương cao biến mất trên nước Mỹ.  Giá xăng tăng hơn gấp đôi khiến vật giá leo thang.  Lương thì không tăng, thậm chí nhiều khi còn bị cắt giảm khiến cuộc sống nhiều gia đình trung lưu trở nên eo hẹp, khốn đốn.  Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng địa ốc hiện đang lan tràn khắp nơi khiến rất nhiều gia đình trung lưu phải mất nhà mất cửa. 

Giới trung lưu là giới thiệt thòi nhất trong xã hội Mỹ.  Ước chừng khoảng 80% thuế mà chánh phủ thâu được là từ giới trung lưu, nhưng họ lại được hưởng ít quyền lợi nhất.  Tiền thuế an sinh xã hội (social security contribution) họ đóng là để cấp dưỡng cho những người hưu trí hiện nay.  Họ không được hưởng bất cứ một quyền lợi y tế nào của chánh phủ cả.  Một quyền lợi duy nhất mà họ có thể nhận được là tiền thất nghiệp (unemployment benefit).  Không những thế, giới này đang trở nên ít dần đi.  Nhiều người từ giới hạ trung lưu (lower middle class) đã bị rơi xuống trở thành giới nghèo  khó (lower class).  Nếu dười thời tổng thống (TT) Bill Clinton có nhiều ngừời từ giới trung lưu trở thành triệu phú nhất, thì dưới thời TT Bush có nhiều người từ giới trunh lưu biến thành giới nghèo khó nhất.

Đây có thể là một trong những lý do giới trung lưu dồn phiếu cho bà Hillary Clinton.  Có lẽ họ nghĩ rằng bà sẽ có chánh sách phục hồi và phát triển kinh tế tương tự như chồng bà; và đương nhiên, ủy ban kinh tế của chánh phủ bà sẽ bao gồm những chuyên gia từ chánh phủ Bill Clinton.

Như vậy thì quan điểm giữa TNS Obama và TNS Clinton có gì khác biệt"  Họ khác nhau ở hai điểm quan trọng: bảo hiểm sức khỏe (healthcare) và Iraq.

TNS Clinton chủ trương thiết lập hệ thống bảo hiểm sức khỏe công cộng (universal healthcare) tương tự như các nước công nghiệp tiên tiến như Gia Nã Đại, Anh Quốc, Pháp, Thụy Điển, Uc Đại Lợi, v.v..   TNS Obama thì không tiến xa đến như thế mà chỉ tuyên bố sẽ làm giảm giá bảo hiểm sức khỏe khiến nhiều người nghèo sẽ có được bảo hiểm.

Nếu ai đã hay đang làm việc ở Hoa Kỳ cũng đều hiểu được rằng giá bảo hiểm sức khoẻ khấu trù hàng tháng gia tăng trong vòng 5 năm nay như thế nào.  Bây giờ không ai dám chọn các chương trình PPO mà chỉ có thể chịu nổi các chương trình HMO.  Và ai cũng thừa hiểu HMO nó khổ sở như thế nào.  Giá co-pay mỗi lần gặp bác sĩ cứ tăng dần, từ $10 rồi $15, có khi lên đến $25.  Mỗi lần muốn gặp bác sĩ chuyên môn phải xin phép hãng bảo hiễm, có khi dây dưa đến cả tháng.  Sự gia tăng giá bảo hiểm cũng là một gánh nặng cho các công ty, nhất là những công ty nhỏ cỡ dưới 100 nhân viên.  Vấn đề nan giải này đã khiến nhiều công ty nhỏ phải sa thải nhân viên, có khi phải đóng cửa.  Về phía nhân viên, nếu ai mà đang ở trong khoảng tuổi trên 50 thì rất có nhiều cơ hội họ sẽ bị sa thãi.  Lý do là vì năng xuất họ sẽ kém đi, lương họ cũng khá cao, và một điểm quan trọng nữa là bảo hiểm sức khỏe của họ sẽ rất mắc.  Mà nếu họ bị sa thãi thì họ sẽ không có bảo hiểm sức khoẻ gì cả.  Họ không thể nào cưu mang nổi một chương trình COBRA vì nó rất là mắc.  Họ vẫn chưa đủ 65 tuổi để xin Medicare.  Nếu trong thời gian này mà họ có chuyện gì về sức khỏe thì họ chỉ đành phải chịu vậy.

Hãy thử tưởng tượng một hệ thống bảo hiểm sức khoẻ công cộng.  Tất cả công dân hay thường trú dân đều có thể xử dụng hệ thống y tế do chánh phủ đài thọ.  Dù cho ai có việc làm hay không, họ vẫn được bảo đảm dịch vụ y tế.  Về phía các công ty, họ không cần phải trả tiền bảo hiểm cho nhân viên khiến họ dễ dàng lựa chọn nhân viên.  Chánh phủ sẽ chi phí chương trình này bằng thuế do dân đóng góp.  Điều này có nghĩa là chánh phủ sẽ tăng thuế.  Hiện nay thuế lợi tức của một gia đình trung lưu ở Mỹ là khoảng trên dưới 30%.  Nếu chánh phủ áp dụng kế hoạch này, rất có thể thuế sẽ tăng lên 40%.  Phe chống kế hoạch này sẽ viện lý do tăng thuế để dọa dân chúng.  Ở Mỹ, khi nghe tăng thuế thì ai cũng hoảng sợ, và các chính khách thường xuyên dùng phương cách đe dọa này.

Nhưng nếu người dân khỏi phải đóng tiền bảo hiểm sức khoẻ rồi lấy tiền đó bù qua để trả thuế, như vậy tiền đem về hàng tháng vẫn không thay đổi là bao.  Như vậy thì có gì khác nhau giữa hệ thống bảo hiểm hiện nay và hệ thống bảo hiểm công cộng mà TNS Clinton đề xướng"  Sự khác biệt là ở chỗ mọi người không cần phải lo lắng cho dịch vụ sức khoẻ nữa.  Người dân khỏi cần phải bám víu vào việc làm nhằm để có bảo hiểm.  Sự kinh doanh cũng dễ dàng hơn cho những ai muống khai mở hãng xưởng, và công ăn việc làm sẽ gia tăng.  Hoa Kỳ là một nước công nghệ giàu có duy nhất không có hệ thống sức khỏe công cộng, và dân Mỹ là dân làm việc cực khổ nhất so với các nước tiên tiến khác. 

Về vấn đề Iraq, cả hai TNS Obama và Clinton đều tuyên bố sẽ rút lui; nhưng Obama gia hạn 16 tháng, còn Clinton thì không cho hạn kỳ rõ rệt.

Thử nghĩ xem nếu theo kế hoạch của TNS Obama, Hoa Kỳ sẽ rút lui trong vòng 16 tháng, chuyện gì sẽ xảy ra ở Iraq"  Ở vùng trung đông"  Cộng đồng người Việt hải ngoại chúng ta chắc ai cũng có thể mường tượng ra một 30 tháng 4 nữa.  Chánh phủ Iraq liệu có thể đứng vững được bao lâu"  Iran sẽ tạo áp lực ra sao lên Iraq"  Hoa Kỳ còn có chân đứng ở trung đông nữa hay không"  Nếu Hoa Kỳ ào ạt rút quân khỏi Iraq, căn cứ quân sự duy nhất Hoa Kỳ còn lại ở vùng vịnh là Kuwait.  Hoa Kỳ đã đóng phần lớn các cơ quan quân sự ở Arab Saudi sau khi chiếm dược Iraq.  Liệu Hoa Kỳ còn có ảnh hưởng gì đến chánh phủ Iraq sau này"  Trước khi chế độ Saddam sụp đổ Iraq là một nước mạnh về quân sự.  Các nước lân cận như Iran, Kuwait, Arab Saudi, Jordan, thậm chí Turkey rất sợ Iraq.  Sau khi chiến tranh vùng vịnh lần thứ nhất dưới thời TT H. W. Bush (41), Iraq bị Hoa Kỳ kềm hãm triệt để.  Trong suốt 8 năm từ 1992 đến 2000 dưới thời TT Bill Clinton, Hoa Kỳ đã hoàn toàn phong tỏa Iraq, cả quân sự lẫn kinh tế, và nhờ vậy vùng vịnh rất yên tĩnh.  Nhờ vào chánh sách đổi dầu lấy thực phẩm (oil for food) của TT Bill Clinton, Hoa Kỳ đã nắm chặt hầu bao của các nước đang khao khát dầu để phát triển kinh tế.  Tất cả dầu xuất khẩu khỏi Iraq và lương thực, thuốc men nhập vào Iraq đều phải được sự thông qua của Liên Hiệp Quốc (LHQ), và dĩ nhiên lúc đó Hoa Kỳ có uy tín và ảnh hưởng rất lớn ở LHQ.

Sau khi chế độ Saddam sụp đổ năm 2003 do quyết định tấn công Iraq của chánh quyền Bush, vùng vịnh bỗng như nhà bỏ hoang.  Các nước chung quanh chẳng còn thế lực mạnh nào để lo ngại nữa.  Tất cả đều đứng bên lề chờ xem Hoa Kỳ sẽ dựng chế độ mới ở Iraq ra sao.  Nhưng Hoa Kỳ đã thất bại trong vấn đề bảo an và xây dựng Iraq mặc dù đã chi phí 200 tỷ dollar mỗi năm.  Iran trong thời gian qua đã phát triển mạnh kinh tế và quân sự, và hiện nay có thể họ đang chế tạo vũ khí hạt nhân.  Sự vắng mặt của Hoa Kỳ sẽ khiến Iran trở nên quốc gia quan trọng ở vùng vịnh.

Nhưng nếu không rút quân thì Hoa Kỳ sẽ lưu lại đó cho đến chừng nào"  Hoa Kỳ đã quá lún sâu vào vũng lầy Iraq.  Không thể nào cứ như thế này hoài được.  Quân lính ngày càng khan hiếm.  Các binh sĩ đang tại ngũ đã kiệt sức.  Phải có một ngày Hoa Kỳ rút lui khỏi Iraq.  Nhưng khó mà có thể đoán trước thời hạn là bao lâu thì sẽ thi hành.  TNS Clinton vì thế đã không tuyên bố một thời hạn nào rõ ràng cả.  Trong cuộc tranh luận do CNN tổ chức, bà phát biểu rằng không ai có thể phán quyết thời hạn để rút quân cho đến khi người đó tiếp nhận đầy đủ dữ kiện từ chánh quyền trước.  Tuyên bố một mấu chốt thời gian trước khi thấu hiễu tình hình là non nớt, hấp tấp.

Về phía đảng Cộng Hoà (ĐCH), hôm thứ hai có tin vui cho TNS John MacCain.  Cựu TT H. W. Bush (41) đã tuyên bố ủng hộ cho TNS McCain.  TNS McCain tuy đang là ứng cử viên dẫn đầu trong ĐCH nhưng vẫn chưa được giới bảo thủ (conservative) chấp nhận.  Họ cho rằng ông ta quá thân cận với ĐDC và không chấp nhận chủ trương nhân nhượng đối với vấn đề các người di dân bất hợp pháp.  Mike Huckabee, tuy lẹt đẹt theo sau nhưng nhất định không bỏ cuộc.  Cựu TT Bush phải hàm ý khuyên Huckabee nên bỏ ý định tiếp tục tranh cử vì sẽ tốn kém cho cả đôi bên.  Hiện nay cả hai, TNS McCain và Huckabee đều rất túng thiếu.  Người giàu có nhất trong kỳ bầu cử sơ bộ này của ĐCH là cựu thống đốc Mitt Romney, nhưng ông đã bỏ cuộc và ủng hộ TNS McCain.

Có hai điều lạ xảy ra trong kỳ bầu cử TT này.  Điều lạ thứ nhất là thông thường thì nếu kỳ bầu cử mà rơi vào cuối nhiệm kỳ của TT đương thời, ứng cử viên của đảng đang nắm Toà Bạch Ốc (TBO) phải là phó tổng thống (PTT).  Bush (41) là PTT dưới thời Reagan, Al Gore là PTT dưới thời Bill Clinton.  Nhưng kỳ này ta không thấy ứng cử viên Cheney!  Chẳng hiểu vì lý do gì ĐCH không chọn vị PTT đương kim ra ứng cử.  Tuổi của PTT Cheney cũng chưa đến nỗi già lắm so với một chính khách.  Ông chỉ mới 66, vừa đúng tuổi hưu trí.  TNS McCain còn cao niên hơn PTT Cheney nhiều.  Ông đã 71 mà vẫn còn hăng say phục vụ quốc gia.

Điều lạ thứ nhì là không thấy ai trong TBO ra ủng hộ cho ứng cử viên ĐCH nào cả.  TT Bush chỉ ra tuyên bố bâng quơ là dân chúng ĐCH nên ủnh hộ cho ứng cử viên của đảng mình nhưng không nêu đích danh là ông ủng hộ cho ai.  Thật ra điều này cũng không khó hiểu lắm.  Với sự bất tín của dân chúng nói chung, và dân chúng thuộc ĐCH nói riêng, thì nếu TT Bush mà tuyên bố ủng hộ cho kẻ nào thì coi như dao kề vào cổ kẻ ấy.  Nhưng với cương vị một dương kim TT mà chẳng làm gì cho đảng phái của mình thì cũng bẽ mặt quá; nên chắc có lẽ vì thế TT Bush phải lên tiếng cho có lệ.

Riêng giữa TT Bush và TNS McCain thì đã từng có xích mích.  Trong lần bầu cử sơ bộ năm 1999, TNS McCain bất thình lình thắng ở New Hampshire.  Bush, lúc đó đang là thống đốc (TDD) band Texas, quá hoảng sợ bèn tung trò bẩn, thoá mạ TNS McCain ở South Carolina.  Ngày mà thống kê thăm dò dư luận (poll) cho thấy TNS McCain thắng TDD Bush 5%, Bush cùng với một cựu chiến binh tên J. Thomas Burch lên án TNS McCain đã bỏ rơi các tù binh chiến tranh và các binh sĩ mất tích ở Việt Nam và vấn đề chất da cam (agent orange).  TNS McCain trả đũa qua các quảng cáo truyền hình (ads), cáo tội TDD Bush nói láo và so sánh Bush với TT Bill Clinton.  TDD Bush dựa vào đó, cho là bị sỉ nhục (")  Trong lúc đôi bên đang ấu đả dữ dội thì bỗng nhiên có một tổ chức ngấm ngầm hoạt động.  Họ không nêu rõ thuộc tổ chức nào và chỉ dùng e-mail, fax, và thư rơi (flyer), bôi nhọ TNS McCain một cách trắng trợn.  Họ nói rằng TNS McCain đã từng có con vơi một người da đen.  Thật ra TNS McCain có nhận một đứa con nuôi tên Bridget người Bangladesh.  Họ còn tung tin rằng là bà vợ của TNS McCain, Cindy, nghiện thuốc phiện, rằng là TNS McCain là người đồng tính luyến ái.  TNS McCain giận vô cùng và đã buộc tội TDD Bush là thủ phạm.  Dĩ nhiên TDD Bush từ chối phăng, còn tuyên bố rằng nếu biết được ai trong nội bộ của ông làm như vậy là sẽ đuổi cổ ngay.  Nhưng đây không phải là lân đầu tiên người ta thấy trò bẩn thỉu này.  Nó đã xảy ra một lần trước ở Texas khi Bush đang tranh cử thống đốc tiểu bang với bà Ann Richards.  Cuộc bầu cử sơ bộ của ĐCH ở South Carolina năm 1999 được xem là cuộc tranh đua chính trị dơ bẩn và gớm ghiếc nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

 TNS John McCain là một người rất cương trực.  Ông luôn hãnh diện về lý lịch của mình trong quá trình hoạt động chính trị.  Qua các lần nói chuyện, tranh luận của các ứng cử viên cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa,  nếu ai để ý sẽ thấy TNS Clinton ít khi nào nêu đích danh hay có vẻ khiêu khích TNS McCain.  TNS Obama thì ngược lại, rất thường xuyên nêu tên và khiêu khích McCain.  Điều đó cho thấy phần nào sự kính trọng của TNS Clinton đối với TNS McCain.

Phụng sự quốc gia là một trọng trách và vinh dự.  Sự tranh đấu trên chính trường là một quá trình mà chính khách nào cũng phải trải qua.  Tuy mục đích là điều quan trọng nhất, nhưng sử dụng phương tiện nào để đạt được mục đích mới cho thấy rõ bản lãnh của người ấy.  Cuộc tranh cử sơ bộ kỳ này ngày càng cam go.  Đây quả thật là một dịp hiếm có để toàn dân có thể nhìn thấy một cách rõ ràng kỷ cương và phong độ của các ứng cử viên.

(Ghi chú: Baì viết là quan điểm của tác giả, không phản ảnh quan điểm tòa soạn.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.