Hôm nay,  

Duyệt Lại Hệ Thống Di Trú Hoa Kỳ – 2015, Phần 1: Chiếu Khán Phi Di Dân

24/04/201500:00:00(Xem: 2697)

blank
Lê Minh Hải và Robert Mullins.

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ.

Chánh án Tòa Thượng Thẩm Hoa Kỳ chưa hủy bỏ việc ngăn trở những tác động hành pháp về di trú của Tổng thống Obama.

Văn phòng Robert Mullins xin cập nhật tin tức này như sau: Việc can thiệp nhằm tháo gỡ ngăn trở hai chương trình mới DAPA và DACA nới rộng vẫn chưa có kết quả trong buổi điều trần tại tòa thượng thẩm vào ngày 17 tháng 4 năm 2015 vừa qua. Tòa Thượng Thẩm có ba thẩm phán đều thuộc đảng Cộng Hòa bảo thủ.

Buổi điều trần vào ngày 17 táng 4 ngắn gọn, chỉ mất 1 tiếng đồng hồ và không có quyết định chung cuộc nào được đưa ra. Vì thế, việc ngăn trở vẫn còn hiệu lực cho đến khi có thông báo mới. Chương trình DAPA chưa thể khởi sự và chương trình DACA mới cũng vẫn dậm chân tại chỗ.

Những đương đơn của chương trình DACA mới nếu vẫn hội đủ điều kiện của chương trình DACA cũ của năm 2012 vẫn có thể nộp đơn, nếu qúy vị:

- Dưới 31 tuổi tính đến ngày 15 tháng Sáu năm 2012;

- Đến Hoa Kỳ trước khi lên 16 tuổi;

- Cư ngụ liên tục tại Hoa Kỳ từ ngày 15 tháng Sáu 2007 cho đến hiện tại.

- Có mặt thực sự tại Hoa Kỳ vaò ngày 15 tháng Sáu năm 2012, và tại thời điểm gửi đơn xin cứu xét tạm hoãn thi hành (lệnh trục xuất) đến Sở di trú USCIS.

- Nhập cảnh Hoa Kỳ không qua thủ tục trình giấy tờ trước ngày 15 tháng Sáu năm 2012, hoặc tình trạng di trú hợp pháp đã quá hạn kể từ ngày 15 tháng Sáu năm 2012.

Trong tuần qua, chánh án Hanen đã tái xác nhận việc can thiệp của ông hồi tháng Hai về những tác động hành pháp của ông Obama. Một ghi nhận tích cực có thể giúp những di dân bất hợp pháp là Cháng án Hanen không ngăn cản chính sách tập trung vào các thủ tục trục xuất những người phạm tội ác của hành pháp. Điều này có nghĩa là tình trạng nguy hiểm bị trục xuất sẽ thấp cho những di dân đã có những ràng buộc quá lâu ở Hoa Kỳ. Trên thực tế, hành pháp đã giảm một nửa số trục xuất trong 5 tháng vừa qua.

Trong lúc này, hàng triệu di dân không có giấy tờ hợp lệ vẫn trông chờ sự khởi đầu của chương trình DACA nới rộng và chương trình DAPA mới dành cho những phụ nữ sống bất hợp pháp nhưng có con sinh ở Hoa Kỳ. Tòa án rộng quyền Thứ Năm sẽ có buổi điều trần toàn phần vào cuối năm nay, và vẫn có thể hồ sơ này cần phải đưa lên Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ để có phán quyết sau cùng.

*

Tiếp theo chủ đề tuần này, chúng ta sẽ nói về bốn loại chiếu khán (visa) chính và bắt đầu với các loại chiếu khán phi di dân.

Có một số loại chiếu khán phi di dân và những chiếu khán thông dụng nhất là B-1 và B-2, thường được cấp cho những du khách muốn đến Hoa Kỳ trong thời gian ngắn vì lý do du lịch hoặc công việc. Tất cả những chiếu khán phi di dân này đòi hỏi đương đơn chứng minh những sự ràng buôc mạnh mẽ về quan hệ gia đình và tài chánh ở Việt Nam. Nhiều nhân viên lãnh sự chỉ dựa vào đơn xin chiếu khán và một cuộc phỏng vấn ngắn với đương đơn để quyết định họ sẽ có thể được cấp chiếu khán hay không. Nhân viên lãnh sự không quan tâm nhiều đến những giấy tờ mà đương đơn mang đến cuộc phỏng vấn.

Lãnh sự có thể cho phép ở lại Hoa Kỳ đến sáu tháng, mặc dù khi đến Hoa Kỳ thời gian được lưu lại hoàn toàn tùy thuộc vào nhân viên di trú ở phi trường quyết định cho phép ở lại Hoa Kỳ bao lâu. Cần lưu ý rằng trên chiếu khán để nhập cảnh Hoa Kỳ, từ ngày cấp đến ngày hết hạn được ghi trên chiếu khán chỉ là thời gian đương đơn được phép đến Hoa Kỳ chứ không phải là thời gian được phép ở lại Hoa Kỳ như một số người hiểu lầm. Những người có chiếu khán B1/B2 không được phép làm việc ở Hoa Kỳ. Những du khách đến Hoa Kỳ vì lý do y tế nên chuẩn bị những giấy tờ liên quan đến việc điều trị bệnh của các bác sĩ tại Việt Nam, cùng với sự giải thích lý do tại sao đương đơn cần điều trị ở Hoa Kỳ, một lá thư của các bác sĩ Hoa Kỳ hoặc các viện y tế cho thấy họ mong muốn điều trị bệnh này và những giấy tờ khác cho thấy đương đơn có khả năng tài chánh để thanh toán những y phí này.


Chiếu khán H-1B được cấp cho những người có bằng cấp giáo dục từ cử nhân trở lên và muốn đến Hoa Kỳ để làm "những công việc đặc biệt" chẳng như về khoa học và kỹ thuật. Hàng năm có khoảng 65.000 chiếu khán H-1B được cấp. Trong năm nay, Sở di trú USCIS loan báo rằng họ đã nhận được 233.000 đơn loại H-1B so với số chiếu khán giới hạn 65.000 cho tài khóa 2016. Sở di trú chọn đơn theo cách duyệt xét tư nhiên của máy điện toán. Những đơn nào không được chọn sẽ được hoàn trả cùng với lệ phí nộp đơn.

Chiếu khán H-1B có giá trị đến 6 năm. Người hôn phối có thể làm việc từ tháng 5-2015. Sở di trú phải chấp thuận đơn trước khi lãnh sự Hoa Kỳ có thể cấp chiếu khán. Sở di trú thường nhận đơn vào tuần lễ đầu của tháng Tư hàng năm, để công việc làm có thể khởi sự từ tháng 10 sau đó.

Chiếu khán F-1 dành cho sinh viên du học phải theo học toàn thời gian. Có thể xin làm việc trong trường nhưng rất giới hạn. Những công việc ngoài phạm vi trường đều bị cấm. Chỉ có trường học và Sở di trú mới có thẩm quyền chấp thuận cho làm việc. Người hôn phối và con cái của sinh viên diện F-1 không được quyền làm việc. Trẻ em có thể xin đi học từ lớp 1 đến lớp 12. Người hôn phối không được phép đi học, ngoại trừ họ có chiếu khán F1 riêng.

Chiếu khán L dành cho những đương đơn được thuyên chuyển làm việc trong liên công ty. Chiếu khán này dành cho những quản lý đến Hoa Kỳ sau khi làm việc ít nhất một năm cho một văn phòng ở ngoại quốc của một công ty có những văn phòng hoạt động ở Hoa Kỳ và ở ngoài Hoa Kỳ. Sẽ dễ dàng xin Thẻ Xanh đối với những người là chủ nhân, quản lý và nhân viên điều hành. Người hôn phối được phép làm việc. Sở di trú phải chấp thuận đơn xin chiếu khán L trước khi lãnh sự Hoa Kỳ có thể cấp chiếu khán.

Chiếu khán R - Dành cho Những Người Làm Việc Tôn Giáo đến Hoa Kỳ làm việc như một tu sĩ hoặc làm những công việc liên quan đến tôn giáo. Có giá trị đến 5 năm và có thể chuyển diện xin Thẻ Xanh Thường trú nhân. Hiện nay diện này cần Sở di trú chấp thuận đơn trước khi lảnh sự Hoa Kỳ có thể cấp chiếu khán và đòi hỏi có sự thanh tra của nhân viên Sở di trú ở nơi đang hoạt dộng tôn giáo.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Cháu trai của tôi đang ở Mỹ với chiếu khán du lịch. Cháu tôi có thể xin vào một trường đại học trước khi nhận được giấy chấp thuận của Sở di trú cho phép chuyển sang diện chiếu khán du học F-1 không?

- Đáp: Anh ấy phải chờ cho đến khi Sở di trú chấp thuận chuyển diện chiếu khán du lịch B2 sang diện du học F1. Nếu đi học trước khi Sở di trú chấp thuận thì anh ấy không hợp lệ xin chiếu khán du học.

- Hỏi: Có một tu sĩ Phật giáo ở Hoa Kỳ có chiếu khán Hoạt Động Tôn Giáo. Ông muốn trình độ Anh ngữ tốt hơn khi đang ở Hoa Kỳ. Ông có thể theo học những lớp dạy Anh ngữ không?

- Đáp: Chiếu khán của ông chỉ dành cho việc hoạt động tôn giáo và không cho phép học Anh ngữ chính thức. Ông nên nhờ những Phật tử thường viếng chùa giúp ông học sinh ngữ.

- Hỏi: Khi nộp đơn xin chiếu khán du lịch, đương đơn phải có tối tiểu tài chánh bao nhiêu để chứng minh trong chương mục ngân hàng, tiền lương hoặc giá trị tài sản?

- Đáp: Không có mức tối thiểu nào trong những vấn đề kể trên. Nhân viên lãnh sự hầu hết sẽ chỉ nhìn vào đơn xin chiếu khán du lịch và hỏi đương đơn một số câu hỏi. Các nhân viên lãnh sự gần như chẳng bao giờ xem giấy tờ mà đương đơn mang theo trong ngày phỏng vấn.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào ngày 13 tháng 9, một thẩm phán liên bang lại nói rằng DACA là bất hợp pháp. Tuy nhiên, thẩm phán đã không ra lệnh cho các quan chức chấm dứt chương trình và những người DACA hiện hữu vẫn có thể gia hạn trạng thái DACA của họ. DACA hiện bảo vệ 580,000 người di dân “Mơ ước” khỏi bị trục xuất và cho phép họ làm việc. Tại thời điểm này, không có đơn xin DACA mới nào được tiếp nhận
Chính sách di dân của Hoa Kỳ có một số mục tiêu. Đầu tiên, nó giúp đoàn tụ cho các gia đình bằng cách tiếp nhận những người di dân mà đã có người thân ở Hoa Kỳ. Thứ hai, nó tiếp nhận lao động nước ngoài khi thiếu người lao động Hoa kỳ. Thứ ba, nó cung cấp nơi lánh cư cho những người nước ngoài đang phải đối mặt với sự đàn áp vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, thành viên của một nhóm xã hội cụ thể hoặc quan điểm chính trị.
Luật gánh nặng xã hội thời chính quyền trước đã có tác động lớn đến người di dân ở Hoa Kỳ. Theo luật đó, người di dân có thể bị từ chối thẻ xanh nếu họ sử dụng một số phúc lợi công cộng nhất định. Khi họ nghe về Luật gánh nặng xã hội này, nhiều gia đình di dân bắt đầu rút tên ra khỏi danh sách các phúc lợi công cộng mà họ và những đứa con sinh ra ở Hoa Kỳ của họ từng có đủ điều kiện được hưởng.
Đây là phần cuối của loạt bài “Người di dân có du nhập văn hóa của họ không?” Hiện nay, một nghiên cứu mới cho thấy rằng, những người Mỹ da trắng sinh ra ở miền Nam chuyển đến các vùng khác của Hoa Kỳ, đã gây ảnh hưởng đến văn hóa ở nơi ở mới của họ như thế nào. Sau năm 1900, có một cuộc di cư lớn của những người da đen miền Nam đến các thành phố công nghiệp miền Bắc. Nhưng cũng có một số lượng lớn hơn những người da trắng miền Nam chuyển đến các vùng khác của đất nước, không phải đến các thành phố Đông Bắc mà thay vào đó là các bang ở phía Tây.
Các nền kinh tế định hướng tăng trưởng đòi hỏi tiết kiệm và đầu tư. Sẵn sàng tiết kiệm tiền là một đặc điểm văn hóa được tiếp tục trong các nhóm người chuyển đến nơi ở mới. Con cháu của những người di dân có hành vi tiết kiệm rất giống với nơi quê cha đất tổ của họ. Nhìn vào các khoản đóng góp hưu trí của những đứa trẻ người di dân sinh ra ở Mỹ. Các nghiên cứu cho thấy rằng những điều này tương tự như những gì xảy ra ở các quốc gia tổ tiên của họ. Hai nhóm người di dân quan tâm nhất đến việc đóng góp cho quỹ hưu trí của họ là Ireland và Ấn Độ. Tiếp theo là những người di dân đến từ Hà Lan và Thái Lan. Người Việt Nam nằm ở nhóm trên trung bình. Những người từ Campuchia, Lào, Mexico và Trung Mỹ có đóng góp ít tiền nhất vào khoản tiết kiệm hưu trí của họ ở Mỹ và ở nước họ. Những người di dân mang theo hành vi tiết kiệm từ quê hương của họ và sau đó truyền hành vi đó cho con cái của họ.
Đây là phần một của loạt bài gồm có 3 phần. Một số nghiên cứu và sách vở đã cho chúng ta biết về những người di dân, những người trong nội bộ quốc gia hoặc từ quốc gia này sang quốc gia khác, đã truyền tải một số yếu tố văn hóa nhất định của họ cho con cháu của họ như thế nào. Nói cách khác, có những hành vi văn hóa nhất định không được đồng hóa hoàn toàn và không bị bỏ lại ở quê hương của họ.
Dự luật của thượng nghị sĩ Ohio là nhằm mục đích ngăn chặn hàng trăm ngàn trường hợp quá hạn chiếu khán xảy ra mỗi năm. Dự luật sẽ yêu cầu người nước ngoài có chiếu khán không di dân, chẳng hạn như khách du lịch và sinh viên, phải trả hàng ngàn Mỹ kim trước khi vào Hoa Kỳ. Dự luật được đề xuất có tên là Đạo luật Rời khỏi đúng hạn (The Timely Departure Act). Nó sẽ không áp dụng cho các công dân từ 40 quốc gia hiện đang ở trong chương trình được Miễn chiếu khán. Ngoài các quốc gia châu Âu, các quốc gia châu Á duy nhất nằm trong Chương trình được miễn chiếu khán là Brunei, Nhật Bản, Nam Hàn, Singapore và Đài Loan.
Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo ("AI") của Sở Di Trú có thể giúp việc duyệt xét đơn EB5 dễ dàng hơn không? Liệu sự thay đổi từ người thẩm định sang AI có ý nghĩa khách quan, hợp lý hơn không?
Công dân Hoa Kỳ sẽ KHÔNG cần chiếu khán để đến Châu Âu bắt đầu từ năm 2024. Tuy nhiên, trước khi đi du lịch, họ sẽ phải điền vào một mẫu đơn trực tuyến. Nó được gọi là European Travel Information and Authorization (Hệ thống Khai báo thông tin và Cấp phép Du lịch Châu Âu). Điều này là cần thiết cho mỗi du khách và sẽ có phí $8.00 USD cho mỗi du khách. Người Mỹ vẫn sẽ dễ dàng đi du lịch đến Châu Âu sau khi họ hoàn thành đơn đăng ký trực tuyến đơn giản này.
Theo một cuộc khảo sát gần đây, nhiều người Mỹ gốc Việt ủng hộ Đảng Cộng hòa hơn so với những người Mỹ gốc Á khác. Tuy nhiên, thế hệ trẻ người Mỹ gốc Việt có thể thay đổi điều đó. Trong nhiều thập kỷ, dân số người Mỹ gốc Á ngày càng tăng của Hoa Kỳ có xu hướng bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ. Nhưng luôn có một ngoại lệ: những người Mỹ gốc Việt từng trải qua chiến tranh. Họ giống như những người Cuba thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản ở quê nhà, và họ coi đảng Cộng hòa chống cộng nhiều hơn và ít cải cách hơn đảng Dân chủ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.