Hôm nay,  

Duyệt Lại Hệ Thống Di Trú Hoa Kỳ – 2015, Phần 1: Chiếu Khán Phi Di Dân

24/04/201500:00:00(Xem: 2695)

blank
Lê Minh Hải và Robert Mullins.

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ.

Chánh án Tòa Thượng Thẩm Hoa Kỳ chưa hủy bỏ việc ngăn trở những tác động hành pháp về di trú của Tổng thống Obama.

Văn phòng Robert Mullins xin cập nhật tin tức này như sau: Việc can thiệp nhằm tháo gỡ ngăn trở hai chương trình mới DAPA và DACA nới rộng vẫn chưa có kết quả trong buổi điều trần tại tòa thượng thẩm vào ngày 17 tháng 4 năm 2015 vừa qua. Tòa Thượng Thẩm có ba thẩm phán đều thuộc đảng Cộng Hòa bảo thủ.

Buổi điều trần vào ngày 17 táng 4 ngắn gọn, chỉ mất 1 tiếng đồng hồ và không có quyết định chung cuộc nào được đưa ra. Vì thế, việc ngăn trở vẫn còn hiệu lực cho đến khi có thông báo mới. Chương trình DAPA chưa thể khởi sự và chương trình DACA mới cũng vẫn dậm chân tại chỗ.

Những đương đơn của chương trình DACA mới nếu vẫn hội đủ điều kiện của chương trình DACA cũ của năm 2012 vẫn có thể nộp đơn, nếu qúy vị:

- Dưới 31 tuổi tính đến ngày 15 tháng Sáu năm 2012;

- Đến Hoa Kỳ trước khi lên 16 tuổi;

- Cư ngụ liên tục tại Hoa Kỳ từ ngày 15 tháng Sáu 2007 cho đến hiện tại.

- Có mặt thực sự tại Hoa Kỳ vaò ngày 15 tháng Sáu năm 2012, và tại thời điểm gửi đơn xin cứu xét tạm hoãn thi hành (lệnh trục xuất) đến Sở di trú USCIS.

- Nhập cảnh Hoa Kỳ không qua thủ tục trình giấy tờ trước ngày 15 tháng Sáu năm 2012, hoặc tình trạng di trú hợp pháp đã quá hạn kể từ ngày 15 tháng Sáu năm 2012.

Trong tuần qua, chánh án Hanen đã tái xác nhận việc can thiệp của ông hồi tháng Hai về những tác động hành pháp của ông Obama. Một ghi nhận tích cực có thể giúp những di dân bất hợp pháp là Cháng án Hanen không ngăn cản chính sách tập trung vào các thủ tục trục xuất những người phạm tội ác của hành pháp. Điều này có nghĩa là tình trạng nguy hiểm bị trục xuất sẽ thấp cho những di dân đã có những ràng buộc quá lâu ở Hoa Kỳ. Trên thực tế, hành pháp đã giảm một nửa số trục xuất trong 5 tháng vừa qua.

Trong lúc này, hàng triệu di dân không có giấy tờ hợp lệ vẫn trông chờ sự khởi đầu của chương trình DACA nới rộng và chương trình DAPA mới dành cho những phụ nữ sống bất hợp pháp nhưng có con sinh ở Hoa Kỳ. Tòa án rộng quyền Thứ Năm sẽ có buổi điều trần toàn phần vào cuối năm nay, và vẫn có thể hồ sơ này cần phải đưa lên Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ để có phán quyết sau cùng.

*

Tiếp theo chủ đề tuần này, chúng ta sẽ nói về bốn loại chiếu khán (visa) chính và bắt đầu với các loại chiếu khán phi di dân.

Có một số loại chiếu khán phi di dân và những chiếu khán thông dụng nhất là B-1 và B-2, thường được cấp cho những du khách muốn đến Hoa Kỳ trong thời gian ngắn vì lý do du lịch hoặc công việc. Tất cả những chiếu khán phi di dân này đòi hỏi đương đơn chứng minh những sự ràng buôc mạnh mẽ về quan hệ gia đình và tài chánh ở Việt Nam. Nhiều nhân viên lãnh sự chỉ dựa vào đơn xin chiếu khán và một cuộc phỏng vấn ngắn với đương đơn để quyết định họ sẽ có thể được cấp chiếu khán hay không. Nhân viên lãnh sự không quan tâm nhiều đến những giấy tờ mà đương đơn mang đến cuộc phỏng vấn.

Lãnh sự có thể cho phép ở lại Hoa Kỳ đến sáu tháng, mặc dù khi đến Hoa Kỳ thời gian được lưu lại hoàn toàn tùy thuộc vào nhân viên di trú ở phi trường quyết định cho phép ở lại Hoa Kỳ bao lâu. Cần lưu ý rằng trên chiếu khán để nhập cảnh Hoa Kỳ, từ ngày cấp đến ngày hết hạn được ghi trên chiếu khán chỉ là thời gian đương đơn được phép đến Hoa Kỳ chứ không phải là thời gian được phép ở lại Hoa Kỳ như một số người hiểu lầm. Những người có chiếu khán B1/B2 không được phép làm việc ở Hoa Kỳ. Những du khách đến Hoa Kỳ vì lý do y tế nên chuẩn bị những giấy tờ liên quan đến việc điều trị bệnh của các bác sĩ tại Việt Nam, cùng với sự giải thích lý do tại sao đương đơn cần điều trị ở Hoa Kỳ, một lá thư của các bác sĩ Hoa Kỳ hoặc các viện y tế cho thấy họ mong muốn điều trị bệnh này và những giấy tờ khác cho thấy đương đơn có khả năng tài chánh để thanh toán những y phí này.


Chiếu khán H-1B được cấp cho những người có bằng cấp giáo dục từ cử nhân trở lên và muốn đến Hoa Kỳ để làm "những công việc đặc biệt" chẳng như về khoa học và kỹ thuật. Hàng năm có khoảng 65.000 chiếu khán H-1B được cấp. Trong năm nay, Sở di trú USCIS loan báo rằng họ đã nhận được 233.000 đơn loại H-1B so với số chiếu khán giới hạn 65.000 cho tài khóa 2016. Sở di trú chọn đơn theo cách duyệt xét tư nhiên của máy điện toán. Những đơn nào không được chọn sẽ được hoàn trả cùng với lệ phí nộp đơn.

Chiếu khán H-1B có giá trị đến 6 năm. Người hôn phối có thể làm việc từ tháng 5-2015. Sở di trú phải chấp thuận đơn trước khi lãnh sự Hoa Kỳ có thể cấp chiếu khán. Sở di trú thường nhận đơn vào tuần lễ đầu của tháng Tư hàng năm, để công việc làm có thể khởi sự từ tháng 10 sau đó.

Chiếu khán F-1 dành cho sinh viên du học phải theo học toàn thời gian. Có thể xin làm việc trong trường nhưng rất giới hạn. Những công việc ngoài phạm vi trường đều bị cấm. Chỉ có trường học và Sở di trú mới có thẩm quyền chấp thuận cho làm việc. Người hôn phối và con cái của sinh viên diện F-1 không được quyền làm việc. Trẻ em có thể xin đi học từ lớp 1 đến lớp 12. Người hôn phối không được phép đi học, ngoại trừ họ có chiếu khán F1 riêng.

Chiếu khán L dành cho những đương đơn được thuyên chuyển làm việc trong liên công ty. Chiếu khán này dành cho những quản lý đến Hoa Kỳ sau khi làm việc ít nhất một năm cho một văn phòng ở ngoại quốc của một công ty có những văn phòng hoạt động ở Hoa Kỳ và ở ngoài Hoa Kỳ. Sẽ dễ dàng xin Thẻ Xanh đối với những người là chủ nhân, quản lý và nhân viên điều hành. Người hôn phối được phép làm việc. Sở di trú phải chấp thuận đơn xin chiếu khán L trước khi lãnh sự Hoa Kỳ có thể cấp chiếu khán.

Chiếu khán R - Dành cho Những Người Làm Việc Tôn Giáo đến Hoa Kỳ làm việc như một tu sĩ hoặc làm những công việc liên quan đến tôn giáo. Có giá trị đến 5 năm và có thể chuyển diện xin Thẻ Xanh Thường trú nhân. Hiện nay diện này cần Sở di trú chấp thuận đơn trước khi lảnh sự Hoa Kỳ có thể cấp chiếu khán và đòi hỏi có sự thanh tra của nhân viên Sở di trú ở nơi đang hoạt dộng tôn giáo.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Cháu trai của tôi đang ở Mỹ với chiếu khán du lịch. Cháu tôi có thể xin vào một trường đại học trước khi nhận được giấy chấp thuận của Sở di trú cho phép chuyển sang diện chiếu khán du học F-1 không?

- Đáp: Anh ấy phải chờ cho đến khi Sở di trú chấp thuận chuyển diện chiếu khán du lịch B2 sang diện du học F1. Nếu đi học trước khi Sở di trú chấp thuận thì anh ấy không hợp lệ xin chiếu khán du học.

- Hỏi: Có một tu sĩ Phật giáo ở Hoa Kỳ có chiếu khán Hoạt Động Tôn Giáo. Ông muốn trình độ Anh ngữ tốt hơn khi đang ở Hoa Kỳ. Ông có thể theo học những lớp dạy Anh ngữ không?

- Đáp: Chiếu khán của ông chỉ dành cho việc hoạt động tôn giáo và không cho phép học Anh ngữ chính thức. Ông nên nhờ những Phật tử thường viếng chùa giúp ông học sinh ngữ.

- Hỏi: Khi nộp đơn xin chiếu khán du lịch, đương đơn phải có tối tiểu tài chánh bao nhiêu để chứng minh trong chương mục ngân hàng, tiền lương hoặc giá trị tài sản?

- Đáp: Không có mức tối thiểu nào trong những vấn đề kể trên. Nhân viên lãnh sự hầu hết sẽ chỉ nhìn vào đơn xin chiếu khán du lịch và hỏi đương đơn một số câu hỏi. Các nhân viên lãnh sự gần như chẳng bao giờ xem giấy tờ mà đương đơn mang theo trong ngày phỏng vấn.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thường trú nhân, còn được gọi là người có thẻ xanh, có đặc quyền sống và làm việc lâu dài tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, có nhiều hình thức làm mất tư cách thường trú nhân. Một số hành động nhất định có thể dẫn đến việc bị trục xuất và mất tư cách thường trú nhân.
Trung tâm chiếu khán Quốc gia (NVC) là một bộ phận của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Đây là trung tâm duyệt xét tất cả các đơn xin chiếu khán di dân cho những người sống bên ngoài Hoa Kỳ. NVC duyệt xét các đơn xin chiếu khán di dân theo diện gia đình đối với các đơn đã được Sở Di Trú chấp thuận. NVC cũng thực hiện việc thanh toán phí, thu thập giấy tờ và cung cấp dịch vụ khách hàng cho đương đơn. Sau khi quá trình duyệt xét ở NVC hoàn tất, họ gửi hồ sơ đã được phê duyệt đến lãnh sự quán Hoa Kỳ để tiếp tục quy trình duyệt xét.
Trung tâm chiếu khán Quốc gia (NVC) cho biết số lượng chiếu khán di dân tồn đọng đã giảm 4%, từ 338,256 trong tháng 1 xuống còn 326,415 trong tháng 2 năm nay. Số người được lên lịch phỏng vấn cho thẻ xanh cũng tăng lên – 48,117 trong tháng 2, so với 42,151 cuộc phỏng vấn trong tháng 1.
Vào ngày 07 tháng 3, Tổng thống Biden đã có bài phát biểu Liên bang thường niên lần thứ ba tại Quốc hội. Ông nói rằng ông chưa bao giờ coi những người di dân là xấu xa hay đầu độc máu của đất nước chúng ta, mặc dù Tổng thống tiền nhiệm; tuyên bố đó là những gì đang xảy ra. Làm thế nào để giải quyết cuộc khủng hoảng di dân ở biên giới Hoa Kỳ-Mexico? Ông Biden không muốn sử dụng mệnh lệnh hành pháp. Ông muốn Quốc hội đưa ra những cải tổ di trú hiệu quả để giải quyết vấn đề biên giới.
Theo FOX News, tính đến tháng 1 năm 2024, hơn 7,2 triệu người di dân đã vượt biên trái phép vào Hoa Kỳ qua biên giới Tây Nam dưới thời chính quyền của Tổng thống Joe Biden. Nhưng con số đó chỉ có nghĩa là có 7,2 triệu người di dân bất hợp pháp đã bị Lực lượng Tuần tra Biên giới Hoa Kỳ bắt giữ. Một nửa số người di dân đó đã bị đưa trở lại biên giới Hoa Kỳ-Mexico. Vì vậy, con số 7,2 triệu không có nghĩa là có thêm 7,2 triệu người di dân bất hợp pháp vào Hoa kỳ.
Hơn 9 triệu thường trú nhân tại Hoa Kỳ có đủ điều kiện nộp đơn xin quốc tịch Hoa Kỳ nhưng họ chưa làm. Vào ngày 1 tháng 4, chi phí nộp đơn xin nhập tịch tăng cao. Những người muốn nhập quốc tịch với số tiền ít hơn nên cân nhắc để nộp đơn trước ngày 1 tháng 4.
Lần đầu tiên sau nhiều năm, Sở di Trú đã giảm lượng hồ sơ tồn đọng mặc dù đã nhận được con số kỷ lục 10,9 triệu hồ sơ. Đây là một tin đáng mừng nhưng Sở di Trú cũng nói rằng vẫn còn có rất nhiều việc cần phải làm để làm giảm lượng hồ sơ tồn đọng đó. Từ năm 2017 đến năm 2019, số hồ sơ tồn đọng tương đối ổn định ở mức khoảng 2,4 triệu hồ sơ, nhưng con số này đã tăng lên hơn gấp đôi, lên 5 triệu hồ sơ vào năm 2022. Sở di Trú cho biết lý do khiến số hồ sơ tồn đọng gia tăng là do Tổng thống chính quyền trước ra lệnh đình chỉ tuyển dụng, và khó khăn trong việc duyệt xét hồ sơ trong thời gian đại dịch Covid.
Hiện tại, Hoa Kỳ cần nhiều người di dân nhập cư hơn. Tỷ lệ sinh của Hoa Kỳ đã giảm xuống dưới mức thay thế rất nhiều. Để duy trì mức dân số của Hoa kỳ, các cặp vợ chồng phải có ít nhất 2 con. Nhưng trong nhiều trường hợp, điều này đã không xảy ra. Nếu không có người di dân, dân số của chúng ta sẽ đồng thời già đi và ít đi. Nếu điều đó xảy ra, số lượng người trong độ tuổi lao động lý tưởng đang giảm dần sẽ cần phải hỗ trợ số lượng người về hưu ngày càng tăng. Tăng trưởng sẽ chậm lại, năng suất sẽ giảm và sự thâm hụt sẽ tăng lên.
Đây là lời khuyên từ một người xin tị nạn đã ở Hoa kỳ được vài năm và còn đang chờ ngày ra tòa án di trú
Thoát nghèo, bạo lực và khủng hoảng khí hậu là những nguyên nhân, nhưng lý do chính dẫn đến di dân là do nhu cầu xã hội giàu có cần có lao động giá rẻ. Trong tin tức, chúng ta thấy hình ảnh những người dân châu Phi chen chúc nhau trên những chiếc thuyền, cố gắng vượt Địa Trung Hải một cách tuyệt vọng. Chúng ta thấy những người xin tị nạn băng qua eo biển Manche để vào Anh, và chúng ta thấy những “đoàn lữ hành” người di dân đang cố gắng đến biên giới Mexico-Hoa kỳ. Tất cả những điều này dường như chỉ ra rằng tình trạng di dân toàn cầu đang vượt khỏi tầm kiểm soát.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.