Hôm nay,  

Nguyễn Thúy Hạnh

18/10/202400:00:00(Xem: 814)

Nguyen Thuy Hanh
 
Khi chưa bị bắt, và bị giam giữ trong bệnh viện tâm thần – có lần – Nguyễn Thúy Hạnh kể lại một câu chuyện hơi tếu táo (“Chuyện Một Người Bất Đồng Chính Kiến”) nhưng nghe rồi tôi lại thoáng buồn buồn:

Bác tên là Nguyễn Thế Đàm, người từng hai lần bị tống vào hoả lò cũ và hoả lò mới, rồi hai lần bị đẩy vào trại tâm thần, Trâu Quỳ và Thường Tín.

“Tôi khẳng định ông ấy bị điên. Cả thế giới người ta thấy mà lặng im ko nói, chỉ một mình ông ấy nói ra, thế chả là điên thì là gì?”Giám đốc bệnh viện tâm thần thời đó đã nói vậy khi vợ bác khăng khăng chồng mình ko bị điên.

Vậy bác Đàm “nói” cái gì? Đó là những truyền đơn nhằm vào ông Hồ, mục đích để ông Hồ ko còn là thánh, trong đó thường gọi ông Hồ là “ngu Hồ”, và rằng chủ nghĩa Mác là phản động…

Thời những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước mà đi rải truyền đơn hạ bệ lãnh tụ, lại còn viết đủ cả tên tuổi, địa chỉ và số điện thoại của mình vào truyền đơn rồi đi phát tận tay từng người thì quả đúng là vuốt râu hùm.

Bởi vậy bác “lên đồn xuống phủ không biết bao nhiêu lần” … Thật cảm phục lớp người đi trước, giữa đêm đen đặc quánh thời bấy giờ, cả một xã hội mê ngủ, thật vô cùng quý giá…

Chúng tôi miên man nghe những giai thoại về “gã khùng” mà bác gái kể. Trên giường, bác Đàm bỗng cựa mình, nói rõ ràng:

– Lão Hồ làm hại dân!

Mọi người cười xoà, gần đất xa trời vẫn quyết ko tha cho người ta.

Bác Đàm mắc bệnh hiểm nghèo, có lẽ sắp đến lúc đi gặp người bạn đồng chí hướng Hoàng Minh Chính. Nằm trên giường, bác lúc tỉnh táo lúc mê. Ngôi nhà như cái chòi đơn sơ ở một ngách nhỏ phố Ngọc Khánh.

Lựa lúc bác tỉnh táo, tôi nói thật chậm:

”Bác ạ, những hạt giống mà ngày ấy bác Thanh Giang, Hoàng Minh Chính, tướng Trần Độ, và bác cùng những người đi trước gieo đã mọc thành cây và nay đã ra hoa kết trái. Giờ đây có hàng ngàn người xuống đường biểu tình. Những người “điên” như bác ngày một đông lên, làm những việc ít ai dám làm, nói những điều ít ai dám nói. Số ít bảo họ điên, nhưng ngày càng nhiều người vinh danh họ, họ đã ko còn đơn độc. Que diêm ngày đó các bác đốt lên đã trở thành những ngọn nến”.

Nguyễn Thúy Hạnh (NTH) đã không quá lời khi xác quyết rằng “những người ‘điên’ ngày một đông lên, làm những việc ít ai dám làm, nói những điều ít ai dám nói”.

Ngày 6 tháng 5 năm 2022, VOA ái ngại loan tin: “Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh bị đưa vào viện tâm thần … Bà Hạnh là nhà bất đồng chính kiến mới nhất được biết đã bị nhà chức trách đưa vào viện tâm thần trong thời gian tạm giam chờ xét xử. Các trường hợp trước đây là nhà báo độc lập Lê Anh Hùng, bị bắt từ 7/2018 …”

Đã nhắc đến “các trường hợp trước đây” thì (tưởng) cũng nên thêm đôi ba tên tuổi nữa, cho nó đầy đặn và đầy đủ:

-         Trịnh Bá Phương bị bắt hôm 24 tháng 6 năm 2020, chuyển sang Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương Số I vào ngày 22 tháng 3 năm 2021.
-         Phạm Thành bị bắt hôm 21 tháng 5 năm 2020, chuyển sang Viện Pháp Y Tâm Thần hôm 25 tháng 11 năm 2020.

Tất cả những nhân vật thượng dẫn đều bị kết tội “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (theo Điều 117, khoản 1-Bộ luật Hình sự năm 2015) và đều được gửi vào … nhà thương ráo trọi.
Sao kỳ vậy ?
 
Hổng kỳ lạ gì lắm đâu! Ở đâu cũng vậy thôi mà. Bên Tầu hay bên Nga cũng thế:
 
“Dùng bệnh  lý tâm thần để trấn áp chính trị chiếm một vị trí quan trọng trong chính sách tại Trung Hoa Lục Địa. Vấn đề này vẫn không ngớt gây ra các tranh cãi trong giới y khoa tâm thần quốc tế. Các vụ ‘tâm thần’ ở Trung Cộng hiện nay còn cho thấy có mức tràn lan hơn cả ở Liên Xô hồi thập niên 1970, 1980. Bệnh tâm thần thường xuất hiện trong các vụ bắt bớ những người ‘kiến nghị’, những nhà hoạt động nhân quyền, giới vận động thành lập nghiệp đoàn độc lập, các thành viên phong trào Pháp Luân Công, và cả những dân oan ở các tỉnh dám đi khiếu kiện quan chức địa phương.”
 
Political abuse of psychiatry in China is high on the agenda and it has produced recurring disputes in the international psychiatric community. The abuses there appear to be even more widespread than they were in the Soviet Union in the 1970s and 1980s and they involve the incarceration of 'petitioners', human rights workers, trade union activists, members of the Falun Gong movement, and people who complain about injustices that have been committed against them by local authorities. (“Political Abuse of Psychiatry”. Wikipedia. 2024).
 
Chỉ có chút khác biệt là ở VN thì không chỉ những nhân vật bất đồng chính kiến mà ngay cả các đồng chí (nhưng không đồng lòng) cũng đều có thể bị bỏ vô nhà thương điên tuốt luốt:

Tôi về cơ quan miền Nam báo Lao Động đúng lúc phóng viên Trương Đăng Lân phát hiện chuyện trù dập rất man rợ ở Tổng cục Cao su: Đầu năm 1985, đoàn thanh tra nhà nước đến thanh tra Tổng cục Cao su, phát hiện nhiều “phi vụ” mua bán, ăn chia bất hợp pháp mà đầu mối quan trọng là Công ty Phục vụ Đời sống do tổng cục trưởng trực tiếp chỉ đạo.

Đoàn thanh tra dành nhiều thời gian làm việc riêng với Ngô Văn Định phó giám đốc công ty này. Ông Đỗ Văn Nguyện, ủy viên Trung ương Đảng, tổng cục trưởng Tổng cục Cao su được mật báo là Ngô Văn Định đã bị đoàn thanh tra khuất phục, đã cung khai nhiều việc làm sai trái mà người chịu trách nhiệm cuối cùng chính là ông. Đỗ Văn Nguyện nghĩ cách vô hiệu hóa bản kết luận của đoàn thanh tra dựa vào lời khai của Ngô Văn Định. Ông ta cho rằng cách tốt nhất là phải biến Ngô Văn Định thành bệnh nhân tâm thần!

Vậy là một kế hoạch cưỡng bức định được tổ chức tỉ mỉ: Trước hết, trưởng ban y tế Tổng cục Cao su, bác sĩ Đoàn Huỳnh làm tờ trình chi tiết gửi lên Tổng Cục trưởng, kể ra rất nhiều hiện tượng điên khùng của Ngô Văn Định … Căn cứ đề nghị của trưởng ban y tế, ngày 18-5-1985, tổng cục trưởng Đỗ Văn Nguyện ký quyết định tổ chức đưa Ngô Văn Định đi Bệnh viện Tâm thần Biên Hòa. (Tống Văn Công. Đến Già Mới Tỉnh. Người Việt, CA: 2016).

Đồng chí mà còn bị cất vô dưỡng trí viện cho khuất mắt (và yên chuyện) thì xá chi đến cái đám đồng bào, nhất là những người không chỉ bất đồng mà còn ngang nhiên thể hiện chính kiến của mình bất kể mọi sự đe dọa hay sách nhiễu của lực lượng công an – như Lê Anh Hùng, Phạm Thành, Trịnh Bá Phương hay NTH.

Nguyen Thuy Hanh 2

Chỉ có điều phiền là bà Hạnh bất ngờ lâm trọng bệnh, theo tin của RFA vào hôm 01/25/2024: “Nhà hoạt động Nguyễn Thuý Hạnh mắc ung thư giai đoạn hai khi đang điều trị tâm thần bắt buộc.”

Ngay sau đó, cũng theo RFA: “Hơn 200 người ký kiến nghị thư đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho nhà hoạt động Nguyễn Thuý Hạnh … Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, tập hợp những nhân sĩ - trí thức tên tuổi, đề nghị nhà cầm quyền Việt Nam với tinh thần tôn trọng Nhân quyền và chính sách Nhân đạo, hãy giao trả bà Nguyễn Thúy Hạnh về gia đình để có điều kiện chăm sóc và điều trị tốt hơn”.

Sự kiện này nhắc nhớ bản của BBC phát đi ngày 26 tháng 6 năm 2017: “Lưu Hiểu Ba, người Trung Quốc từng đoạt giải Nobel Hòa bình, đã được đưa đến bệnh viện với lý do nhân đạo sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan giai đoạn cuối.” Ông lìa đời, vài tuần sau đó, vào hôm 13 tháng 7.

Có lẽ vì căn bệnh hiểm nghèo của NTH chưa “đến giai đoạn cuối” nên mọi “kiến nghị” và “đề nghị” của người dân Việt, đối với nhà đương cuộc Hà Nội, đều chỉ như … “nước đổ lá khoai” thôi!

Tuy mạng sống hiện đang rất mong manh, NTH vẫn rất an nhiên tự và tại (Thân dẫu tan vùi trong cát bụi/ Mộng còn gửi lại với trời xanh) như những câu thơ mà bà đã viết trong Viện Pháp Y Tâm Thần Trung Ương, và vừa được phu quân Huỳnh Ngọc Chênh – trên FB – vào hôm 08/02/2024 vừa qua.

Xem ra thì NTH xem cái chết cũng chả ra cái đinh gì sất cả! Tôi thật hãnh diện vì đã được sống cùng thời với một vị anh thư như bà. Chỉ có điều (hơi) áy náy là những kẻ vô tích sự như tôi lại thường sống rất lâu, và cũng rất nhiều!
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhắc đến danh ca, minh tinh Doris Day, khán thính giả trên thế giới liên tưởng đến ca khúc Que Sera, Sera ((Whatever Will Be, Will Be) trong phim The Man Who Knew Too Much đã gắn liền với tên tuổi của Doris Day. Phim The Man Who Knew Too Much của hãng Paramount do đạo diễn Alfred Hitchcock với tài tử James Stewart và minh tinh Doris Day. Ca khúc Que Sera, Sera với điệu Valse của Jay Livingston & Ray Evans do Doris Day trình bày với giọng ca mềm mại du dương, thành thót trong phim được nhận giải Oscar nhạc phim hay nhất năm 1956. Ca khúc nầy với lời Việt của nhạc sĩ Phạm Duy tựa đề Biết Ra Sao Ngày Sau rất phổ biến ở miền Nam Việt Nam.
Tôi đã có bài viết về nhạc chế, nay lại nhạc nhái, có trùng lắp không? Nhạc chế, theo từ điện mở Wikipedia, tiếng Anh là parody music hay musical parody, là việc thay đổi một phần hoặc toàn bộ lời bài hát so với bản gốc (thường là nổi tiếng), hoặc sao chép phong cách đặc biệt của một nhà soạn nhạc hoặc nghệ sĩ hoặc thậm chí là một phong cách âm nhạc chung. Nhạc chế tồn tại trong đời sống xã hội như một dạng văn nghệ dân gian, cũng tương tự như chuyện tiếu lâm, chủ yếu là truyền khẩu, giúp mọi người giải trí vui vẻ trong phạm vi từng cộng đồng nhỏ hẹp. Những ca khúc chế lời trên thực tế rất có sức hút đối với người nghe, nhất là khi nội dung lời ca có tình hài hước, gắn với một sự kiện nào đó mà dư luận đang rất quan tâm.
Suốt cả tuần lễ của đầu tháng 10 vừa qua, trên trang nhất của tất cả những tờ báo quốc doanh đều xuất hiện một dòng chữ đỏ rất to, và rất đậm: CHÀO MỪNG 70 NĂM GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ! Vietnamnet hớn hở chạy tin: “Đi bất kỳ đâu trên phố trung tâm Hà Nội những ngày này, người dân đều có thể thấy hình ảnh mang ý nghĩa lịch sử về ngày giải phóng Thủ đô cách đây tròn 70 năm trên các pano, áp phích cùng cờ hoa được trang trí rực rỡ… Khoảng 10.000 người có màn tập duyệt cuối cùng các phần diễu hành, trình diễn cho ‘Ngày hội Văn hóa vì hòa bình’ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024)”.
Từ Montreal Canada đến Detroit mất hai tiếng rưỡi, rồi từ Detroit bang Michigan Hoa Kỳ đến Nhật Bản khoảng 13 tiếng rưỡi, dù máy bay có rộng rãi cách mấy, tiện nghi bao nhiêu đi nữa cũng làm tôi không sao chợp mắt được; trên máy bay chúng tôi được phục vụ một bữa chính gồm khoai tây nghiền với gà hầm cà chua thơm ngon, một salad, một thanh cheese, một desert, một chai rượu đỏ hoặc trắng tùy khách chọn, vừa ăn uống vừa coi hết film này đến film khác; khoảng 3,4 tiếng sau lại cho ăn tiếp lót dạ một pizza với sauce cà chua cá hồi, đồ uống nước cam, coke hay trà thì được phục vụ liên tục. Sau bữa ăn mọi người ai nấy dập dìu viếng thăm căn phòng nhỏ cuối máy bay, xếp hàng dài chờ phiên mình; mục này cũng làm cho mọi người đứng lên di chuyển, vươn vai, duỗi chân cho đỡ mệt mỏi.
Lúc sau này tôi bỗng thích nghịch ngợm chút đỉnh. Nghịch ngợm là cái thú của thời con nít với những côn trùng thân yêu như dế mèn, chuồn chuồn, đom đóm, ve sầu, chim sáo, chào mào. Sau khi phổ biến ba bài Ve Sầu, Chuồn Chuồn và Đom Đóm, các ông bạn già của tôi coi bộ phấn khích như sống lại tuổi thơ. Một ông hỏi tôi đã viết về bươm bướm chưa? Tôi ngẩn người nhớ lại và cho ông bạn biết là bướm không biết bay thì viết rồi, bướm bay thì chưa. Ông này vốn chân chỉ hạt bột, chỉ thích bướm bay, để ông nhớ tới thời đã mất.
**01/10 -- Bùi Diễm (01/10/1923– 24/10/2021) là một chính khách Việt Nam. Ông nắm giữ chức vụ Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ nhiệm kỳ từ năm 1967 đến năm 1972. --1908 - Mẫu xe T của Henry Ford, một "chiếc xe phổ thông" được thiết kế cho đại chúng, được bán lần đầu tiên. -- 1938 - Quân đội của Hitler chiếm đóng phần Sudetenland của Tiệp Khắc. Trong nỗ lực tránh chiến tranh, các nhà lãnh đạo Anh và Pháp đã đồng ý nhượng khu vực nói tiếng Đức cho Hitler, người sau đó đã phá vỡ thỏa thuận và chiếm đóng toàn bộ Tiệp Khắc.
Hãy thử nhớ lại lần gần đây nhất quý vị viết ghi chú, một ghi chú ngắn hoặc danh sách mua sắm chẳng hạn. Có thể quý vị đã không dùng tới giấy và viết. Hơn mười năm qua, bàn phím và màn hình đã lặng lẽ thay thế chữ viết tay trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, từ trường, lớp cho đến các cuộc họp hành. Thậm chí, một số trường học trên thế giới đã ngừng hoàn toàn việc rèn chữ viết (cursive).
Tôi là dân Huế chính gốc 100% tức là dân Huế “chay”, Huế rất chi là Huế, Huế từ đầu đến chân, Huế từ trong ra ngoài nên phát âm các chữ có dấu HỎI-NGÃ rất tùy tiện, phóng túng, hoàn toàn không giống người dân ở miền Bắc của Cố Đô Thăng Long, mặc dù Huế của chúng tôi cũng là Cố Đô Ngàn Năm Văn Vật. Do đó dân Huế chúng tôi sợ nhất là những chữ có dấu HỎI-NGÃ lúc viết bài thi chính tả, dù đã học thật kỹ cuốn sách viết về luật HỎI, NGÃ của Thầy Lê Hiếu Kính.
“Cò” đây chẳng phải “Con Cò mày đi ăn đêm” mà cũng chẳng phải “Cái Cò súng của các ông”, không phải, giời ạ. Cò-cảnh-sát hay Cò-mồi lại càng không phải nốt. Cò đây là Thầy Cò. Đúng ra phải gọi là Cô Cò hoặc Bà Cò thì chính xác hơn, nhưng trong ngôn ngữ tiếng Việt tôi chưa thấy ai gọi như thế bao giờ, nghe nó tréo ngoe, nó chỏi tai thế nào ấy. Có lẽ tại cái “nghề Cò” từ hồi nảo hồi nào chỉ toàn do các ông đảm nhiệm. Nhưng thời buổi bây giờ, thời buổi mà các bà các cô có thừa bản lĩnh để xâm chiếm hầu hết các lãnh vực trong nhà (thì đã đành) cũng như ngoài phố thì chắc chắn đã có nhiều Cò phái nữ, mà tôi là một thí dụ điển hình.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.