Hôm nay,  

Kinh SN 22.63: Khi bám víu là sẽ bị Ma trói buộc

08/12/202410:25:00(Xem: 2140)
Kinh SN 22.63: Khi bám víu là sẽ bị Ma trói buộc

Kinh Kim Cang và Bát Nhã Tâm kinh viết rằng không có gì để chúng ta phải bám víu, bởi vì không hề có cái gì có tự ngã, và bởi vì thực tướng của tất cả các pháp là Không. Một cách cụ thể, Đức Phật đã  dạy trong Kinh SN 22.63 rằng khi hễ ai khởi tâm bám víu là sẽ bị Ma trói buộc. Bài viết này sẽ dựa theo các bản dịch trên Sutta Central.

Một lần, một nhà sư tới gặp Đức Phật, đảnh lễ, và thưa rằng, xin Đức Phật dạy một pháp ngắn gọn, để sau khi nghe xong vị sư này sẽ tìm một nơi ẩn dật, sống một mình và tu theo lời dạy ngắn gọn đó để giải thoát.

Đức Phật dạy rằng nếu ngươi bám víu vào bất cứ điều gì, ngươi sẽ bị Ma vương trói buộc; và nếu không bám víu, ngươi sẽ thoát khỏi Ma vương.

Nhà sư đáp rằng đã hiểu ý Đức Phật.

Đức Phật hỏi rằng nhà sư hiểu như thế nào về lời dạy ngắn gọn đó.

Nhà sư đáp rằng khi một người bám víu vào sắc, thì sẽ bị Ma vương trói buộc. Nghĩa là, khi một người bám víu vào cái được thấy, cái được nghe, cái được ngửi, cái được nếm, cái được chạm xúc, và cái được tư lường, thì người đó sẽ bị Ma vương trói buộc. Tương tự, khi một người bám víu vào thọ, tưởng, hành, thức, thì người đó sẽ bị Ma vương trói buộc. Nhà sư nói, do vậy, không bám víu vào bất cứ điều gì, người đó được giải thoát khỏi Ác ma.

Đức Phật khen ngợi nhà sư đã hiểu chi tiết ý nghĩa lời dạy ngắn gọn của Đức Phật.

Nhà sư hoan hỷ, đảnh lễ Đức Phật, lùi ra, tìm một nơi ẩn dật để sống một mình, nhiệt tâm tu hành, tự mình chứng ngộ với trí tuệ trực tiếp, trở thành một trong những vị A-la-hán.

Video dài 2:08 phút:

https://youtu.be/ReVkB6TT6QM
 
.... o ....


SN 22.63 Sutta: When one clings, one is bound by Mara

The Diamond Sutra and the Heart Sutra emphasize that one should not cling to anything, as nothing possesses a permanent self, and the true nature of all phenomena is emptiness. Specifically, the Buddha taught in the SN 22.63 Sutta that clinging to anything binds one to Mara. This article will be based on the translations available on Sutta Central.
 
Once, a monk approached the Buddha, paid his respects, and requested a brief teaching. He hoped that after hearing it, he could find a secluded place to live alone and practice according to that teaching in order to attain liberation.

The Buddha taught that if one clings to anything, one will be bound by Mara; however, if one does not cling, one will be free from Mara.

The monk replied that he understood the teachings of the Buddha.

The Buddha asked the monk how he interpreted that brief teaching.

The monk replied that when one clings to form, one is bound by Mara. Specifically, when one clings to what is seen, heard, smelled, tasted, touched, and thought, one is ensnared by Mara. Similarly, when one clings to feelings, perceptions, mental formations, and consciousness, one remains bound by Mara. Therefore, the monk stated that by relinquishing attachment to anything, one can attain freedom from Mara.

The Buddha praised the monk for comprehensively understanding the meaning of his brief teaching.

The monk was filled with joy, paid homage to the Buddha, withdrew to a secluded place to live in solitude, practiced diligently, attained direct wisdom, and became one of the Arahants.

Video 2:04 minutes long:

https://youtu.be/7wJm5e9qbn8

.
SN 22.63 Sutta:
- Thầy Minh Châu: https://suttacentral.net/sn22.63/vi/minh_chau
- Bhikkhu Bodhi: https://suttacentral.net/sn22.63/en/bodhi
- Bhikkhu Sujato: https://suttacentral.net/sn22.63/en/sujato




Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
31/12/202306:32:00
Theo một kết quả nghiên cứu của Viện Đại học University of Wisconsin, Madison ở Hoa Kỳ, người lớn ngồi thiền hoặc tập các bài tập thể dục thông thường như đi bộ nhanh, trong hai tháng sẽ ít bị bệnh cảm lạnh hơn so với những người không làm gì. Nghiên cứu phát hiện ra rằng những người ngồi thiền có số ngày nghỉ việc do bệnh ít hơn 76% trong khoảng thời gian 9 tháng từ tháng 9 đến tháng 5 so với những người không ngồi thiền. Những người chỉ tập thể dục nghỉ ít hơn 48% trong giai đoạn này. Ngoài ra, các nghiên cứu trước đó đã cho thấy thiền chánh niệm có thể làm giảm căng thẳng thần kinh trong cuộc sống, làm cho tâm được an lạc và tăng cường khả năng của hệ miễn dịch.
22/12/202317:31:00
Trong các thuật ngữ của đạo Phật, có lẽ không có từ ngữ nào mà người học Phật cần phải hiểu và cần phải phân biệt rõ ràng, nếu như muốn hiểu giáo lý thâm diệu của đạo Phật như hai thuật ngữ "Chân Đế" và "Tục Đế". Thật vậy, Đức Phật, vì muốn độ chúng sinh thoát khỏi sinh tử luân hồi nên mới nương vào thế giới Tục đế mà nói pháp, nhằm chỉ bày cho chúng sinh thấy được cái bản chất chân thật tự nhiên của Tâm vốn sẵn có, để chúng sinh, tự nỗ lực tu hành giải thoát khỏi khổ đau sinh tử, lìa khỏi thế giới Tục đế, đến thế giới Chân đế.
20/12/202317:02:00
Có một số Phật tử cho rằng khi con người đạt tới giải thoát là lúc họ trở vể với bản thể chân tâm tuyệt đối, hoà đồng vào bản thể của vũ trụ vô biên trong một trạng thái hằng hữu vĩnh cửu. Nhận định trên đã được dẫn xuất từ nguồn tư tưởng Bà La Môn và từ những nhận xét sai lầm về Phật giáo. Cho nên, để có một cái nhìn rõ ràng hơn về đạo giải thoát của đức Phật, chúng tôi viết bài tiểu luận này nhằm nêu lên sự khác biệt giữa quan niệm giải thoát của Phật giáo và của Bà La Môn giáo. Bài viết được dựa phần lớn vào những tư liệu hiện có, vào kinh điển của Phật giáo và Bà La Môn giáo đang lưu truyền.
15/12/202319:39:00
Thuở còn nhỏ ở làng quê đất Bắc, chúng tôi không biết rõ là thầy ăn chay hay ăn mặn, có vợ, có con hay sống một mình. Chỉ biết thầy trông nom ngôi chùa và thỉnh thoảng chúng tôi thấy thầy đến nhà người dân cúng kiếng, tụng kinh gõ mõ. Lũ trẻ trong làng thường gọi thầy là Thầy Chùa vì thấy thầy ở trong chùa và trông coi ngôi chùa của làng, thấy thầy thỉnh thoảng đi cúng đám, nên có đứa gọi thầy là Thầy Cúng. Cho đến nay nhiều người vẫn lẫn lộn ba vị, Thầy Tu, Thầy Chùa và Thầy Cúng như chúng tôi hồi còn nhỏ không biết phân biệt, cứ nghĩ ba người cũng như một. Nay được biết thêm các từ Đại Đức, Thượng Tọa, Hòa Thượng, Đạo Sư và Thiền Sư nữa. Vậy những chức danh này có gì khác nhau? Nếu muốn nói đến các vị sư ở chùa thì nên dùng từ nào cho chính xác?
13/12/202314:57:00
Nếu toàn thể nhân loại kể từ đời thượng cổ cho đến ngày nay đều có cùng một thói quen sống "ai sao tôi vậy" hoặc "xưa sao nay vậy" thì giờ này chúng ta vẫn còn phải vác rìu bằng đá để đi săn thú đem về ăn sống nuốt tươi, chứ không thể có được nền văn minh điện toán như ngày nay.
07/12/202309:33:00
Đạo Phật trên ý nghĩa thiết yếu là “biện chứng giải thoát” hay là con đường giải thoát. Giải thoát khỏi khổ đau, sinh tử luân hồi. Tuy cùng đi trên một con đường, nhưng vì con người có nhiều tâm tính, trình độ, khả năng và căn cơ khác nhau, lại vì tùy hoàn cảnh, tùy phong tục, tập quán, luật lệ thay đổi theo từng địa phương và tùy thời điểm, cho nên Đức Phật đã đưa ra vô số phương tiện khác nhau
03/12/202310:46:00
Tôi rời chùa mà lòng như không vui, tự hỏi ai đã đem tập tục cúng sao giải hạn vào nơi già lam, biến chốn thiền môn nghiêm tịnh thành nơi thờ cúng Thần Tiên, cầu hên xui may rủi cho con người và cũng thương thay cho những ai đặt lòng tin không đúng chỗ, trao phận mình cho người khác sử lý qua việc khấn sao xin giải trừ hạn xấu.
25/11/202318:39:00
Có lẽ ai cũng biết rằng tử vi bói toán là một khoa giải đoán tương lai đời người về vận mạng, tình duyên, gia đạo, học hành thi cử, thời vận thịnh suy, tốt xấu và chọn hướng nhà đất thích hợp, bao gồm cả việc so đôi tuổi và hóa giải sự xung khắc vợ chồng, chọn ngày giờ tốt để khai trương, cưới hỏi, cùng là giải hạn xấu, dựa theo một vài yếu tố như ngày, giờ, tháng, năm sinh của người xin coi bói toán.
23/11/202316:10:00
Trong các ngày lễ ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp), lễ Nguyên Tiêu (rằm tháng Giêng) và lễ Vu Lan (rằm tháng Bảy) hàng năm mọi người đua nhau mua sắm vàng mã to để đốt hầu lấy được nhiều tài lộc. Thậm chí, họ còn mua cả đồ mã kỹ thuật cao (hi-tech) như: điện thoại loại iPhone 5, máy tính bảng iPad Air gửi cho ông Công, ông Táo, và còn mua nhiều hơn nữa vào dịp Tết đến để gửi cho cha mẹ, ông bà. Theo GS Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, hiện nay, nhiều người dân đốt vàng mã một cách vô cùng “lãng phí và sai lầm”.
13/11/202321:58:00
Về nghi thức cúng kiếng, cầu nguyện cho người qua đời thì tôn giáo nào cũng có. Không những thế, ngay cả từ thời kỳ mông muội, chưa có tôn giáo, cũng đã có những sự cầu nguyện các đấng mà họ nghĩ là linh thiêng, nhiều quyền phép nào đó, để che chở, cứu vớt người thân đã chết của họ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.