Hôm nay,  

Song ngữ: Meditation while working / Thiền trong công việc

6/30/202317:12:00(View: 2451)
blank

Song ngữ: Meditation while working / Thiền trong công việc

 

Thích Trung Hữu

 

Nếu như đi bộ là một môn thể dục không tốn tiền và lúc nào cũng có thể tập được thì thiền là một pháp tu không mất thời gian và lúc nào cũng có thể thực tập được. Đó là thiền trong tứ oai nghi đi đứng nằm ngồi và trong mọi công việc sinh hoạt hàng ngày.

 

Hồi tôi học Trung cấp Phật học, có một huynh rất thích tu thiền. Huynh ấy dành rất nhiều thời gian để ngồi thiền. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ đó không phải là thiền viện hay trường thiền mà là trường học và chùa tu theo pháp môn Tịnh độ. Cho nên việc ngồi thiền của huynh ấy trở thành lập dị đối với sinh hoạt chung của mọi người. Hơn nữa, trong khi đại chúng tụng kinh ở các thời khóa chung thì huynh ấy cũng lên chánh điện nhưng không tụng mà lại ngồi lim dim. Hoặc khi mọi người chấp tác thì huynh ấy không tham gia mà lại ngồi thiền. Những điều này nói chung làm cho mọi người không được hoan hỷ cho lắm. Người dễ tính thì họ tôn trọng sự tu của huynh ấy, còn người khó tính thì nói này nói nọ, có khi còn chế nhạo nữa.

 

Ngồi thiền tuy là rất quan trọng nhưng không nhất thiết phải ngồi mới có thể thiền. Nhất là đối với những hoàn cảnh không phù hợp thì chúng ta phải tùy duyên để vừa hài hòa với mọi người mà vừa đảm bảo việc tu của mình. Thật ra tu thiền mà chỉ dựa vào ngồi mới tu được thì thời gian tu sẽ không được bao nhiêu cả. Tôi cũng rất thích tu thiền. Nhưng tôi không như vị huynh đệ kia, bỏ cả tụng kinh hay chấp tác để ngồi thiền mà tôi tranh thủ làm xong hết nhiệm vụ của mình đối với đại chúng rồi mới tìm không gian riêng để ngồi thiền. Sau đó tôi nhận ra rằng tu thiền theo kiểu đó thì có rất nhiều điều bất tiện. Thứ nhất là không có thời gian ngồi thiền nhiều như đã nói. Thứ hai là do tranh thủ làm việc cho xong để ngồi thiền nên công việc sẽ không được làm một cách chu đáo, có khi do gấp gáp nên đổ vỡ đồ đạc nữa. Thứ ba là tâm trạng lúc nào cũng nôn nóng làm cho xong việc. Mà chính vì do nôn nóng làm cho xong nên thấy ai làm chậm thì mình liền bực bội. Do nhận thấy những bất tiện này của việc ngồi thiền nên tôi đã tập tu thiền trong công việc. Ngồi cũng thiền mà đi cũng thiền. Lau chùi, rửa chén, chưng bông, hay đi từ nhà bếp lên chánh điện gì cũng có thể thiền được. Và khi tu thiền theo kiểu này thì tôi thấy rằng tôi thiền được rất nhiều. Nếu ngồi thiền thì nhiều lắm là một lần một giờ đồng hồ, còn thiền trong công việc thì có thể thiền bao nhiêu giờ cũng được. Do tu thiền trong công việc nên tôi không còn nôn nóng làm cho xong công việc nữa. Bởi vì ngay công việc đã là thiền rồi chứ đâu phải đợi đến lúc nào mới thiền nữa. Và cũng nhờ tu thiền theo kiểu này mà tôi làm được rất nhiều việc. Không chỉ việc của mình mà còn làm luôn cả việc của người khác nữa. Vì tôi nghĩ rằng thay vì tranh thủ làm cho xong công việc để được ngồi thiền thì mình vừa làm vừa thiền thì cũng đâu có khác gì nhau. Cũng đều là tu cả. Nhờ vậy mà tôi không trở thành kẻ lập dị hay né tránh công việc chùa mà ngược lại là người siêng làm việc nhất. Làm mà không hề nệ công. Mọi người chỉ thấy tôi sao mà siêng làm việc dữ vậy nhưng họ đâu có biết là tôi đang tu. Làm mà tu và tu mà vẫn làm là vậy.

 

Lục Tổ Huệ Năng nói rằng, “Bên ngoài không chạy theo cảnh là thiền, bên trong tâm không loạn động là định”. Có thể chúng ta chưa đạt đến cảnh giới đó nhưng trong thời buổi mà ngay cả người tu cũng có quá nhiều việc phải làm như hiện nay thì việc kết hợp tu thiền trong công việc là điều rất đáng nên làm. Tuy nhiên, nói gì thì nói, đó chỉ là thiền dành cho người bận rộn. Chứ còn muốn đi vào những cảnh giới thiền thâm sâu như tứ thiền bát định thì tôi cho rằng thiền tọa (được thực tập trong một môi trường tương thích) vẫn là phương pháp không thể bỏ qua vậy.

 

Nguồn:

https://thuvienhoasen.org/a33655/thien-trong-cong-viec

 

.... o ....

 

Bilingual: Meditation while working / Thiền trong công việc

 

Author: Thích Trung Hữu

Translated by Nguyên Giác

 

 

While walking is an inexpensive exercise that can be done anytime, meditation is a practice that doesn't take time and can be done anytime. It is meditation in the four postures of walking, standing, lying down, and sitting, as well as in all daily activities.

  

When I was in a college for Buddhist studies, there was a dharma brother who was very interested in practicing meditation. He spent a lot of time meditating. The problem was that it was not a monastery or a Zen school, but a dharma school and a temple that practiced the Pure Land method. As a result, this dharma brother's sitting meditation became out of the ordinary for everyone.

  

Furthermore, although the monastic assembly recited the sutras during the general sessions, he went to the main hall but sat in silence rather than chanting. Or when everyone was working, he did not participate but meditated. People were generally unhappy as a result of these things. The easygoing individuals respected the Dharma brother's sitting meditation, while the difficult individuals made a variety of comments, sometimes even making fun of him.

 

Although sitting meditation is very important, it is not necessary to sit down to meditate. We must adhere to the situation, even in improper situations, in order to be in harmony with everyone and to secure our cultivation. In fact, you won't have much time to practice if you only sit down to practice meditation. I also love to practice meditation. But I am not like that dharma brother who has given up chanting or working to meditate; instead, I endeavor to finish all of my public tasks before finding my own space to meditate.

  

Then I realized that practicing meditation in this way is very inconvenient. First, there was not much time to meditate. Second, when I tried to do the task before meditation, I couldn't do it thoughtfully, and sometimes things broke as a result of the rush. Third, the mood was always one of eagerness to get things done. But I was rushing to finish it, so when I saw someone slow down, I became enraged. After realizing the inconveniences of sitting meditation, I have been practicing meditation at work. As a result, sitting and walking were both forms of meditation. Cleaning, doing dishes, washing clothing, or walking from the kitchen to the main hall have all become opportunities for meditation.

  

And when I meditate in this way, I find that I meditate a lot. When sitting meditation, I can only sit for an hour, but when I meditate at work, I can meditate for as long as I like. Because I practice meditation at work, I am no longer anxious to finish the work. Because the work is already meditation, I don't need to wait until the next session for meditation.

  

And because of this method of meditation practice, I was able to complete a variety of tasks, not only my own but also the work of others. Because I believed that rather than racing to complete duties in order to meditate, it made no difference if I performed the tasks and meditation at the same time. Every task at work was a session of meditation practice. It didn't make me eccentric or avoid temple work, on the contrary, I was the hardest-working person. I worked without complaint. People only saw how hard I worked, but they didn't know that I was practicing. As a result, I worked while practicing meditation, and I meditated while working.

  

The Sixth Patriarch Hui Neng said, "Meditation occurs when your mind does not chase any external scene, and concentration occurs when your mind is undisturbed within." We may not have reached that level yet, but at a time when monks and nuns are also busy, it's worth it to combine meditation practice with work. However, that is the type of meditation for busy people. If you want to go into deep meditative states like the four concentrations of form (i.e. rupa jhanas) and the four concentrations of formlessness (i.e. arupa jhanas), sitting meditation in an appropriate environment must be taken seriously.



Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
3/20/202522:53:00
Ngày 11 tháng 4 năm 2025, một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra giữa lòng đô thị New York – một con đường mang tên “Thích Nhất Hạnh Way” chính thức được khánh thành. Từ đây, đoạn đường West 109th Street nối Riverside Drive đến Broadway sẽ mang tên vị Thiền sư hiền hòa từ Việt Nam, người suốt đời hướng dẫn thế giới về hơi thở, bước chân và an lạc giữa cuộc đời này.
3/16/202512:19:00
Thương hại thay đất nước không được biết | Ngôn ngữ nào ngoài ngôn ngữ mình | Văn hoá nào ngoài văn hoá mình | Thương hại thay đất nước mỗi hơi thở là tiền | Ngủ giấc mê của kẻ quá no nê
3/2/202508:15:00
Có rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng giữ năm giới là đủ tốt rồi, không cần gì hơn. Thực tế là chưa đủ. Có rất nhiều người nghĩ rằng họ làm thiện, nói lời thiện, suy nghĩ thiện thế là đủ. Thực tế là chưa đủ. / Many of us believe that adhering to the five precepts suffices and requires no further action. In reality, it is not enough. There are many people who think that doing good deeds, speaking good words, and having good thoughts is enough. In reality, it is not enough.
3/1/202520:47:00
Khi chúng ta đọc Kinh Phật, thường gặp những hình ảnh nói về sự chói sáng. Có Kinh nói rằng, nguồn của ánh sáng là Đức Phật, sáng hơn cả mặt trời và mặt trăng/ When we read the Buddhist scriptures, we frequently encounter imagery of radiance. One sutra states that the source of light is the Buddha, who is brighter than both the sun and the moon
2/28/202518:30:00
Las Vegas, NV – Một nhóm tình nguyện viên tận tâm gồm 33 trưởng Hướng đạo và thành viên cộng đồng từ khắp cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã triệu tập tại Las Vegas, Nevada để thảo luận về việc tăng cường hỗ trợ giới trẻ qua chương trình Hướng Đạo.
2/22/202508:51:00
GHI CHÚ CỦA NGUYÊN GIÁC: Tác giả Marie L. Shedlock (1854–1935) viết sách này, tuyển tập 30 truyện ngắn, là phóng tác theo các truyện bản sanh của Đức Phật, trừ truyện cuối cùng là truyện của nàng Kisāgotamī ẵm xác con xin Đức Phật Thích Ca cứu mạng con để rồi bà trở thành một Trưởng Lão Ni. Sách này có nhan đề tiếng Anh là "Eastern Stories and Legends" -- "Truyện và Huyền Thoại Phương Đông." Sách này được miễn tác quyền, theo luật pháp Hoa Kỳ.
2/21/202519:41:00
Một thời rất xưa, khi Đức Phật còn là Bồ Tát, đã tái sinh trong một gia đình Bà la môn và được gọi là Dhamapala, nghĩa là Người giữ luật.
2/20/202511:05:00
Ngày xưa, trên bờ một hồ nước tự nhiên, có một con Diều hâu ở bờ nam, một con Diều hâu cái ở bờ tây, ở phía bắc có một con Sư tử, vua của các loài thú, ở phía đông có một con Chim ưng , vua của các loài chim, ở giữa có một con Rùa trên một hòn đảo nhỏ.
2/19/202514:07:00
Một tiền thân của Đức Phật là Vua của loài khỉ. Ngài sống cùng đàn khỉ 80.000 con trong một khu rừng rậm, gần một hồ nước. Trong hồ này có một con quỷ dữ thường ăn thịt tất cả những ai xuống nước. Đức Bồ Tát nói với thần dân của mình: "Các bạn của ta ơi, trong khu rừng này có những cây bị đầu độc và những hồ nước bị quỷ dữ ám ảnh. Đừng ăn trái cây và đừng uống nước mà các bạn chưa nếm thử mà không hỏi ý kiến ta".
2/18/202511:12:00
Vào một thời rất xưa, một tiền thân của Đức Phật là một thương gia tên là Vissaya (và được ban tặng danh hiệu Năm Đức Hạnh), ngài rất rộng rãi và thích bố thí. Ngài cho xây các hội trường bố thí tại bốn cổng thành, ngay trung tâm thành phố
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.