Hôm nay,  

Đối chiếu hai khái niệm “Phản động” và “Đối lập” trong bối cảnh chính trị Việt Nam hiện nay

7/4/202500:00:00(View: 541)
 
Phan Dong
Trong sinh hoạt chính trị tại Việt Nam hiện nay, hai khái niệm “thế lực phản động” và “đối lập chính trị” thường được sử dụng với nội hàm và vai trò khác biệt. Bài viết này nhằm so sánh bản chất và nội dung giữa hai khái niệm này và đồng thời đề xuất một cách tiếp cận khác – hy vọng là sẽ phù hợp hơn với thực tiễn chính trị đang biến chuyển tích cực theo yêu cầu phát triển xã hội và đảm bảo ổn định bền vững của đất nước.

Khái niệm “Phản động”

Nguồn gốc lý luận

Khái niệm “Phản động” không phải là sản phẩm đặc thù của Việt Nam, mà có nguồn gốc từ “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” (1848). Karl Marx và Friedrich Engels chỉ rõ: “Tất cả các giai cấp từng giữ vai trò thống trị trong lịch sử, đến một lúc nào đó, đều trở thành giai cấp phản động, tức là giai cấp cản trở sự tiến bộ xã hội.”

Nhìn trong bối cảnh châu Âu thời hậu cách mạng Pháp, học thuyết Marxist phân loại các giai cấp đối lập với tiến trình cách mạng vô sản như địa chủ, quý tộc, tư sản – những lực lượng gắn chặt lợi ích với chế độ phong kiến hoặc tư bản – là phản động. Bên cạnh đó, các lực lượng "giả cách mạng" hay "cải lương" như dân chủ tư sản và tiểu tư sản, cũng bị xếp vào nhóm phản động vì họ không triệt để xóa bỏ hệ thống bóc lột, mà chỉ muốn cải cách hạn chế.
Diễn giải và áp dụng tại các quốc gia Cộng sản

Tùy theo hoàn cảnh, các nước như Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam có những phương sách riêng về khái niệm này:

  • Tại Liên Xô, Lenin xem phản động là bất kỳ lực lượng nào cản trở cách mạng vô sản, kể cả các đồng minh cũ như Menshevik. Chuyên chính vô sản và bạo lực cách mạng được coi là công cụ cần thiết để tiêu diệt phản động.
  • Tại Trung Quốc, Mao Trạch Đông mở rộng định nghĩa phản động ra mọi lực lượng "chống lại nhân dân", chống Đảng Cộng sản, tư tưởng Mao và con đường xã hội chủ nghĩa. Mao hóa tư tưởng cá nhân dẫn đến việc quy kết hàng loạt tầng lớp xã hội – từ địa chủ đến trí thức – là phản động, và sử dụng đấu tố quần chúng như một biện pháp kiểm soát có hiệu quả.
  • Tại Việt Nam, khái niệm phản động được sử dụng từ thời kháng chiến chống Pháp để chỉ các lực lượng chống phá Việt Minh. Sau này, trong và sau thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, phản động được hiểu là những ai ủng hộ Việt Nam Cộng hòa, “chống Cộng” ở nước ngoài hoặc tỏ thái độ bất mãn với chính quyền.

Phản động trong đời sống chính trị Việt Nam

Hiện nay, “thế lực phản động” tiếp tục được dùng để chỉ các cá nhân hoặc tổ chức đi ngược lại chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước – bao gồm tuyên truyền trái với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kích động, lôi kéo người dân, hay hợp tác với các tổ chức nước ngoài để gây phương hại cho chính quyền.

Mặc dù không có định nghĩa cụ thể trong văn bản luật, khái niệm này được áp dụng gián tiếp thông qua:
  • Điều 109 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
  • Điều 331 về “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Tuy nhiên, Điều 331 gây nhiều tranh cãi vì lý do là không định nghĩa thế nào là “lợi dụng” hay “xâm phạm lợi ích”, dễ dẫn đến lạm dụng và áp đặt chủ quan – nhất là đối với những người bày tỏ ý kiến trái chiều, trong đó có cả các nhà báo độc lập hay người sử dụng mạng xã hội.
Tự do báo chí và nghịch lý pháp lý

Điều 25 Hiến pháp 2013 quy định công dân có quyền tự do ngôn luận, báo chí, lập hội, biểu tình, nhưng các quyền này chưa có cơ chế thực thi hiệu quả. Các lý do chủ yếu gồm có:
  • Không có báo chí tư nhân tại Việt Nam; toàn bộ hệ thống báo chí thuộc sở hữu Nhà nước, hoạt động theo định hướng của Đảng.
  • Báo chí không đại diện cho công luận, mà phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền do các cơ quan chỉ đạo như Ban Tuyên giáo, Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Các trường hợp bị bắt giữ, kiểm duyệt, rút bài hoặc xử lý hình sự với nhà báo độc lập không còn là điều hiếm thấy.

Điều này đặt ra nghịch lý là khi quyền tự do ngôn luận không được thực thi đầy đủ, thì việc cáo buộc ai đó “lợi dụng” những quyền vốn không tồn tại trên thực tế trở thành vô lý cả về pháp lý lẫn đạo lý.
Hai chỉ số quốc tế minh chứng cho tình trạng này là:
  • Việt Nam được xếp vào hạng 173/180 quốc gia về chỉ số tự do báo chí toàn cầu năm 2024 (theo RSF).
  • Việt Nam là quốc gia có số nhà báo bị giam giữ đứng thứ 7 trên thế giới (theo CPJ, 2024).

Các tổ chức như Human Rights Watch, Amnesty International nhiều lần kêu gọi Việt Nam nên sửa đổi Điều 331 để phù hợp hơn với chuẩn mực quốc tế về nhân quyền, nhưng đến nay chưa có chuyển biến đáng kể.

Khái niệm
đối lập chính trị”
Đối lập chính trị là một hoạt động thiết yếu trong các quốc gia dân chủ phương Tây. Các đảng phái, tổ chức và cá nhân có cơ hội hợp pháp để phản biện các chính sách của chính phủ đương nhiệm. Trong nghị viện, trên truyền thông hay trước công chúng, họ tranh luận về những ưu và khuyết điểm của chính sách hiện hành và đề xuất các giải pháp thay thế. Đồng thời, họ giám sát chặt chẽ các hoạt động công quyền nhằm ngăn ngừa sự lạm quyền. Phe đối lập được tự do vận động tranh cử, và nếu giành chiến thắng, họ có thể thay thế chính phủ đương nhiệm thông qua một tiến trình chuyển giao quyền lực ôn hòa và hợp pháp.

Nguồn gốc lý luận
Các hoạt động đối lập chính trị là kết quả của một quá trình phát triển lâu dài, khởi nguồn từ thời kỳ Khai sáng (thế kỷ XVII-XVIII). Trong tác phẩm Tinh thần pháp luật (1748), Montesquieu (1689-1755) đã đặt nền móng cho tư tưởng đối lập thông qua học thuyết phân quyền giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm ngăn chặn nguy cơ lạm quyền. Cơ chế kiểm soát và cân bằng quyền lực mà ông đề xuất giúp cho giới đối lập có vai trò giám sát hiệu quả trong hệ thống chính trị.

Tiếp theo là tác phẩm Chủ thuyết tự do chính trị của John Locke (1632-1704). Ông cho rằng quyền lực chính trị xuất phát từ ý chí của nhân dân, vì vậy người dân có quyền phản kháng khi quyền lợi chính đáng bị xâm phạm. Locke đề cao quyền tự do ngôn luận và lập hội – hai điều kiện cần thiết để phe đối lập tồn tại và hoạt động hợp pháp. Tư tưởng của ông có ảnh hưởng sâu rộng đến tiến trình hình thành Hiến pháp Hoa Kỳ và các nền dân chủ hiện đại.
Jean-Jacques Rousseau (1712-1778) với tác phẩm Hợp đồng xã hội cũng góp phần quan trọng. Dù nghiêng về mô hình “dân chủ trực tiếp”, Rousseau nhấn mạnh đến vai trò của ý chí chung và sự cần thiết phải chấp nhận ý kiến đa dạng. Theo ông, đối lập chính trị phản ánh sự khác biệt trong xã hội – điều không chỉ là bình thường mà còn cần được tôn trọng.

Diễn giải và áp dụng tại các quốc gia
Những tư tưởng này được thể hiện rõ ràng trong thực tiễn chính trị tại Anh, nơi Quốc hội phát triển khái niệm “đối lập trung thành” (loyal opposition). Theo đó, các đảng không cầm quyền có thể phản đối chính sách của nội các đương nhiệm nhưng vẫn trung thành với các thể chế chính thống như hoàng gia hoặc hiến pháp. Khái niệm này được John Hobhouse đưa ra năm 1826 trong một cuộc tranh luận tại Quốc hội, khi ông khẳng định là phe đối lập luôn trung thành với Vương quốc Anh.

Ở một chiều hướng khác, Hoa Kỳ theo mô hình lưỡng đảng (bipartisanship), trong đó hai đảng chính luân phiên cầm quyền thông qua bầu cử và hoạt động đối lập. Không giống chế độ quân chủ nghị viện như Anh, mô hình tổng thống chế của Hoa Kỳ đòi hỏi sự thoả hiệp để giải quyết mâu thuẫn giữa hai đảng. Dù Hiến pháp Hoa Kỳ không đề cập trực tiếp đến “đối lập chính trị”, nhưng Tu chính án thứ Nhất – bảo đảm quyền tự do ngôn luận, báo chí, lập hội và kiến nghị – tạo điều kiện cho sinh hoạt đối lập phát triển mạnh mẽ.

Tại Đức, Điều 21 của Hiến pháp (Grundgesetz) quy định về hoạt động của các đảng chính trị, và Tòa Bảo hiến có trách nhiệm bảo vệ quyền đối lập như một thành phần chủ yếu của trật tự dân chủ.

Nói chung, dù nhiều bản hiến pháp không đề cập rõ đến khái niệm “đối lập”, nhưng các quyền tự do căn bản như lập hội, ngôn luận và bầu cử vẫn bảo đảm làm cho các hoạt động đối lập được diễn ra hợp pháp và hiệu quả.

Còn Việt Nam thì sao?

Dù đất nước thống nhất muộn màng, Việt Nam lại không tiếp thu được những tinh hoa dân chủ nói trên. Điều 4 Hiến pháp khẳng định vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội, đồng thời không thừa nhận chế độ đa đảng hay đối lập chính trị hợp pháp.
Hiện nay, câu hỏi được đặt ra là Đảng Cộng sản Việt Nam có nên từ bỏ khái niệm “phản động” để chấp nhận “đối lập chính trị” không? Câu trả lời rõ ràng là không, vì Đảng đang cầm quyền và có ý định duy trì vị thế đó trong dài hạn. Lý do chính là Đảng thiếu ý chí chính trị để xem xét lại bản chất quyền lực và tính chính danh của mình, và cũng chưa nhận thấy cần thiết phải thay đổi nhận thức nhằm mở rộng không gian chính trị. Vậy, ai có thể thay đổi tư duy của Đảng? Có hai tác nhân tiềm năng là một thiểu số trong Đảng và quần chúng nhân dân muốn đổi mới

Đảng đang nghĩ gì và làm gì nước?

S
au 50 năm thống nhất đất nước, dù đã trải qua nhiều biến động, nhìn chung, tư duy chính trị của Đảng vẫn còn bảo thủ với ba biểu hiện rõ nét:
  1. Đồng hóa bất đồng chính kiến với hành vi lật đổ: Đảng thường gộp cả hai vào một nhóm để dễ xử lý. Hệ quả là các ý kiến phản biện nghiêm túc và có thiện chí bị dập tắt, từ đó làm gia tăng mâu thuẫn xã hội.
  2. Tư duy loại trừ theo kiểu thời chiến: Ai không giống mình thì là kẻ địch. Người đặt câu hỏi bị nghi ngờ về lòng trung thành với chế độ.
  3. Tư duy khép kín: Phản biện không được xem là cơ hội cải thiện chính sách, mà đe dọa đến sự ổn định và tính chính danh của Đảng.
Trong bối cảnh mới, khi an ninh chính trị không còn là mối nguy cấp bách, đây chính là thời điểm thuận lợi để Đảng có thể phân loại lại các hình thức phản biện cho phù hợp hơn Người góp ý nên được xem là cộng tác viên; người có tư tưởng khác biệt nhưng ôn hòa nên được đối thoại chân thành; người kêu gọi bạo lực, thù hận cần bị xử lý theo pháp luật.

Việc thay đổi ngôn ngữ chính trị có thể dẫn tới những hệ quả tích cực. Nếu không còn gán cho mọi tiếng nói khác biệt là “thế lực thù địch”, bộ máy công quyền sẽ có thêm đồng minh để cải cách. Thay vì dùng từ “phản động”, hãy nói đến “phản biện xã hội” hay “tiếng nói khác biệt” – nhờ đó mà các tranh luận sẽ dễ đi đến tình trạng đồng thuận và nền chính trị sẽ ổn định hơn trong dài hạn.

Dân chúng đang nghĩ gì và có thể làm gì?

Người dân là đối tượng trực tiếp chịu tác động từ các chính sách và họ đang cảm thấy mình thiếu tiếng nói chính trị thực sự vì không có tự do báo chí. Hậu quả là các sai lầm và lạm quyền khó bị phát hiện, đời sống bị tổn hại toàn diện. Mạng xã hội đã trở thành công cụ hiệu quả để lên tiếng, nhưng chưa tạo ra giải pháp thực chất.

Nếu người dân có hiểu biết chính trị, kỹ năng phản biện ôn hòa và biết tổ chức các yêu cầu về minh bạch và trách nhiệm giải trình, họ sẽ góp phần thúc đẩy sự chuyển hóa tư duy chính trị và xây dựng ổn định trên cơ sở đồng thuận.
Giới trẻ cần hiểu rõ quyền công dân, biết phản biện xây dựng và phân biệt giữa chống đối cực đoan với tranh luận dân chủ. Họ cần khẳng định rằng đối lập không phải là phá hoại, mà là yếu tố giúp tạo nên sự ổn định lâu dài trong việc xây dựng một nhà nước pháp quyền đúng nghĩa.

Kinh nghiệm tại các quốc gia khu vực

Trong khi các nền dân chủ phương Tây đang đối mặt với sự thoái trào và trào lưu dân túy ngày càng tăng, mô hình chuyển hóa tuần tự tại một số quốc gia châu Á lại mang đến những bài học đáng chú ý. Indonesia dưới thời Suharto, dù từng là chế độ độc tài quân sự, đã chuyển sang đa đảng, đối lập hợp pháp mà vẫn giữ được ổn định và tăng trưởng. Đài Loan từ độc đảng của Quốc Dân Đảng nay đã có nền dân chủ cạnh tranh, nơi đảng đối lập có thể thắng cử nếu được dân tin tưởng. Singapore dù bị xem là “đa đảng hình thức”, vẫn có đối lập trong quốc hội để tạo đối trọng và góp phần cải thiện chính sách.

Kết luận

Việc phân biệt giữa “phản động” và “đối lập” không đơn thuần là vấn đề ngôn ngữ, mà phản ánh một lựa chọn chiến lược về thể chế và văn hóa chính trị. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế sâu rộng và đối mặt với yêu cầu cải cách toàn diện, một cuộc thảo luận nghiêm túc, minh bạch và cởi mở về vai trò hợp pháp của đối lập chính trị là điều cần thiết – nếu mục tiêu chung là xây dựng một nhà nước pháp quyền thực chất, dân chủ và ổn định lâu dài.

Theo chiều hướng này, một vấn đề quan trọng cần được đặt ra là liệu Đảng có đủ thành tâm và thiện chí để đổi mới tư duy cầm quyền không? Và liệu người dân có đủ nhận thức, bản lĩnh và ý chí để nắm bắt cơ hội chuyển hoá, dấn thân vì một tương lai tiến bộ hơn không? Đây là hai điều kiện tiên quyết, nhưng chưa thể trả lời trọn vẹn trong phạm vi bài viết này.

Đỗ Kim Thêm
 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
12/7/202410:15:00
Hầu như không ai sống trên trái đất này mà không kè kè chiếc điện thoại di động bên người. Cha đẻ của chúng nói với Đài CNN: “Chúng tôi từng tưởng tượng một ngày nào đó, khi sanh ra bạn sẽ được chỉ định một số điện thoại. Nếu không tương tác với điện thoại bạn sẽ chết!”.
12/2/202415:43:00
Xã hội có ngàn lý do để chỉ trích tổng thống Joe Biden một khi họ cảm thấy thất vọng vì những mong muốn không được hồi đáp. Người ta dễ dàng quên mất vị tổng thống đương nhiệm Joe Biden là một người cha đã cố gắng hết sức tránh xa vụ truy tố con trai của ông, một cuộc truy tố mà sẽ không có trên đời này nếu ông không phải là Joe Biden. Người ta quên mất tổng thống Biden đã không bãi nhiệm hoặc thay đổi nhiệm vụ của công tố viên do Trump chỉ định xử lý vụ án, ngay cả khi cuộc điều tra của công tố viên đó đã được cấp quy chế cố vấn đặc biệt vào năm ngoái. Người ta cũng quên mất Joe Biden vốn là một người của gia đình, một “Amtrack Joe” – người đã đi, về bằng tàu điện hàng chục năm trời từ Delaware sau mỗi ngày làm việc ở Capitol Hill, Washington DC. Lý do, để ông có thể gặp vợ và những người con của mình vào mỗi buổi sáng và chiều tối.
11/29/202400:00:00
Nó ra đời là một trái chuối, giá thấp nhất 25 cent. Số phận của nó là một thứ hoa quả dùng làm thức ăn cho các loài động vật, trong đó có con người. Thế rồi một ngày của năm 2019, cùng với một miếng keo dán màu xám, nó xuất hiện trên tường cuộc triển lãm Art Basel ở Galerie Perrotin, Miami, với cái tên “Nghệ Sĩ Hài” (Comedian). Ba phiên bản được bán với giá từ $120.000 đến $150.000 cho mỗi phiên bản. Phiên bản thứ tư được tặng cho một viện bảo tàng.
11/25/202421:49:00
Vậy là cuộc tranh cử chức tonton Mỹ đã ngã ngũ. Ông Donald Trump sẽ trở lại tòa Bạch Ốc. Nhiều người ngỡ ngàng. Bà Kamala Harris khí thế như vậy, cuộc vận động nào cũng đông nghẹt người, tiền thu được cho quỹ tranh cử lên tới một tỷ đô, số tiền kỷ lục chưa có ứng cử viên nào vận động được từ trước tới nay. Vậy sao lại thua ông Trump vừa ăn nói bỗ bã, vừa là một tội phạm, vừa có cuộc đời tư thiếu đạo đức. Một trong những lý giải được nhiều người đồng ý: vì bà là… thị mẹt!
11/24/202414:26:00
Tình trạng nước Mỹ hiện nay hoàn toàn là sản phẩm của Tổng trưởng Tư pháp Merrick Garland. Bởi vì trong tâm trí ngài Garland có một món, ngôn ngữ dân gian kêu là đần độn – nhưng, để tránh tội bất kính – xin tạm gọi là “ngây thơ”.
11/21/202413:38:00
Kể từ khi Donald Trump tái đắc cử vào ngày 5.11, những suy đoán về việc nhiệm kỳ tổng thống của ông ta sẽ có ý nghĩa gì đối với cuộc chiến ở Ukraine đã trở thành những cơn sốt nóng bỏng, trong khi cuộc chiến này hiện đã bước sang ngày thứ 1.000. Chúng ta có thể hoài nghi lời khẳng định trong chiến dịch tranh cử của Trump rằng ông ta sẽ chấm dứt chiến tranh trong vòng 24 giờ ngay cả trước khi nhậm chức vào tháng 1 năm 2025. Nhưng mọi dấu hiệu đều chỉ rõ hướng đi của một nỗ lực ngoại giao nghiêm túc của ông ta nhằm buộc Moscow và Kyiv phải đồng ý ngừng bắn với một hiệp ước bao quát. Bất kể kết quả thỏa thuận của Trump là gì, nó sẽ có những hậu quả cần được xem xét nghiêm túc và chuẩn bị. Theo quan điểm của Ukraine, quốc gia này sẽ mất các vùng lãnh thổ hiện đang bị Nga chiếm đóng, ít nhất là trong thời điểm hiện tại, và sẽ phải từ bỏ khát vọng trở thành thành viên NATO. Điều này rất khó chấp nhận đối với Ukraine.
11/16/202417:27:00
Đầu tháng 11/2024, khi người dân Mỹ chỉnh đồng hồ lùi lại một giờ, thì cũng là lúc họ kéo đất nước lùi lại nhiều thế hệ và ngọn hải đăng dân chủ chìm vào bóng tối. Sau 2020, người Mỹ đã chọn một Donald Trump già hơn, tục tĩu hơn, thù hận hơn. Cho dù Trump sẽ là một trong những người phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính và bài ngoại nhất trong lịch sử hiện đại, nhưng quan trọng là qua hình ảnh của Trump, cử tri đã nhìn thấy chính họ. Dù ánh trăng có sáng vằng vặc trải khắp dòng sông, người chọn Trump vẫn không thể nhìn thấy ánh trăng dưới đáy hồ, vì Donald Trump chỉ muốn họ nhìn thấy quốc gia này là một “thùng rác của thế giới”, đầy bụi và bụi.
11/14/202417:58:00
Tôi rất ngần ngại khi viết bài phiếm luận này. Nhưng vẫn phải giãi bày cùng các bằng hữu cao niên dù quý vị theo đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ. Dù chỉ là người Mỹ gốc Việt nhưng đã trải qua hơn nửa đời người tại Hoa Kỳ, xin được ngỏ lời tâm huyết. Người ngoại nhập nhưng thực sự yêu quê hương mới.
11/13/202409:50:00
Liệu chiến thắng của Donald Trump có phải là ngọn roi quất mà Âu châu cần, để tăng cường đáng kể sự đoàn kết và ít phụ thuộc hơn vào người bảo vệ vĩnh cửu bên kia Đại Tây Dương? Chiến thắng II của Donald Trump, cũng là chiến thắng của chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa biệt lập, đã đẩy phần lớn các nhà lãnh đạo Âu châu vào trạng thái tê liệt vì sợ. Trong suốt cuộc tranh cử, chiến thắng của Kamala Harris là điều mà Âu châu đã hy vọng, mong muốn và cổ vũ. Chỉ có các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa “hoài nghi Âu châu” của Lục địa già, do Viktor Orban đứng đầu, là hoan nghênh việc ứng cử viên Cộng hòa được bầu làm Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ. Việc Trump trở lại Nhà Trắng, cùng lúc với đảng Cộng hòa giành được Thượng viện và khả năng họ tiếp tục giữ vai trò là đảng dẫn đầu tại Hạ viện, báo trước việc triển khai, trong bốn năm tới, một chương trình chính trị và ngoại giao trái ngược với các chính sách của Âu châu trong mục tiêu khí hậu, hợp tác quốc tế và liên kết xuyên Đại Tây
11/9/202411:09:00
Cựu Tổng thống Trump xứng đáng làm tổng thống một lần nữa, đó là phán quyết của đa số công dân Mỹ. Chẳng những Trump được nhiều phiếu đại biểu hơn đối thủ, Phó tổng thống Harris, tổng số phiếu ông nhận được cũng hơn số phiếu của bà Harris rất nhiều. Kết quả này hoàn toàn ngoài dự đoán của các nhà bình luận.
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.