Hôm nay,  
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”

Hiệp Định Paris 27/1/1973 Kissinger phản bội cả VNCH lẫn Hoa Kỳ

26/01/202400:00:00(Xem: 1680)
 
Hiệp Định Paris
Phòng họp ký kết Hiệp định Paris – Paris International Center
(Hình: Harvard Ash Center)
                                                                                         
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.

“Người ta thường hỏi tôi lúc nào tôi đã xúc động nhất trong cuộc đời công vụ của mình,” Kissinger viết, “Giờ phút làm tôi cảm động nhất phải là buổi sau trưa ngày Chủ Nhật mát dịu vào mùa Thu năm ấy, khi bóng rợp bao trùm lên thành phố Paris êm đềm...” Hôm ấy là Chủ Nhật, ngày 8/10/1972.      

Bưổi họp với ông Thọ dẫn đến việc ký kết Hiệp Định Paris ngày 27/1/1973.

Danh tiếng của Kissinger nổi lên như sóng cồn. Và ông nhận được Giải Nobel Hòa Bình 1973 (cùng với ông Lê Đức Thọ, nhưng ông Thọ không nhận).
Ngày 10/12/1973 là ngày trao giải thưởng. Vì không thể có mặt tại Oslo vào ngày này, Kissinger nhờ ông Thomas R. Byrne, Đại sứ Mỹ tại Na Uy đọc bài diễn văn thay ông. Rất hùng biện về ý nghĩa của Hòa Bình. Bài diễn văn mở đầu:

“Giải thưởng Nobel Hòa bình là một giải thưởng cho một mục đích cũng như giải thưởng cho một cá nhân. Hơn cả thành tựu về hòa bình, tượng trưng cho chính sự đi tìm kiếm hòa bình.

Phát biểu như vậy là Kissinger đã nói dối với cả thế giới, với lịch sử. Và điều này thì chính Ủy Ban Nobel cũng đã nghi ngờ khi quyết định trao giải thưởng.
Mới đây, ngày 12/1/2023 – theo Reuters thì hồ sơ về các đề cử cho Giải Nobel Hòa Bình 1973 đã được giữ bí mật trong 50 năm theo quy định, cho nên bây giờ mới được tiết lộ. Hồ sơ này cho biết Ủy ban Nobel vẫn trao giải Hòa bình 1973 cho nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ Henry Kissinger và ông Lê Đức Thọ của Bắc Việt Nam. Nhưng đây là một trong những giải gây tranh cãi nhất trong lịch sử của giải này. Ủy Ban vẫn trao giải dù khi đã biết rõ rằng Chiến tranh Việt Nam khó có thể kết thúc sớm. Stein Toennesson, giáo sư tại Viện Nghiên cứu Hòa bình Oslo, người đã xem xét các tài liệu liên hệ nói với Reuters: “Bây giờ tôi thậm chí còn ngạc nhiên hơn lúc đó, rằng ủy ban có thể đưa ra một quyết định tồi tệ đến như vậy.” Lúc ấy hai trong số năm thành viên của Ủy ban Nobel đã từ chức để phản đối.
 
Sở dĩ như vậy là vì Kissinger đã “đi tìm kiếm hòa bình” trong gian dối và với “mục đích”  – một phần không nhỏ là phục vụ quyền lợi riêng của mình – như tác giả Dallek đã thuật lại:

TT Nixon và Tướng Haig tin chắc rằng Henry được thúc đẩy mạnh mẽ về tất cả những sự việc này là vì muốn rằng – sau cùng – thì chính mình là người đã mang lại hòa bình. Hai người cho rằng đây là một vấn đề lớn vì do vậy mà Kissinger đã cố gắng thúc đẩy cho bằng được để có một hiệp định.” (Henry is strongly motivated in all this by a desire for pesonnaly being the one to finally bring about the final peace settlement.” They saw this as “a major problem in that it’s causing him to push harder for a settlement”).

Bốn năm mật đàm là hư vô

Dù trong thời gian 2016-2023 một số tài liệu về Hiệp Định Paris đã được giải mật nhưng toàn bộ hồ sơ liên hệ tới mật đàm của ông Kissinger vẫn chưa được tiết lộ. Đó là vì Kissinger đã giấu nhẹm hồ sơ này đi và nó không còn nằm ở Hội Đồng An Ninh Quốc Gia tại Tòa Bạch Ốc nữa.

Thật may mắn là hồ sơ vẫn còn được TT Nguyễn Văn Thiệu cất giữ và chúng tôi đã được ông trao cho và giữ lại cho lịch sử. Về bối cảnh chung quanh câu chuyện này thì chúng tôi đã ghi lại trong cuốn sách “Bức Tử VNCH-Kissinger và 8 thủ đoạn nham hiểm” (BTVNCH) sắp được xuất bản nay mai.

Kissinger đã đánh lừa nhân dân Mỹ, cả thế giới và cả TT Nixon nữa, nhưng ông đã không đánh lừa được TT Thiệu.

Trở lại buổi họp Kissinger – Thọ ngày 8/10/1972: họp xong Kissinger bay về Washington báo cáo cho TT Nixon là ông Thọ đã nhượng bộ hoàn toàn và thuyết phục ông Nixon cho phép ông bí mật bay đi Hà Nội để ký tắt vào bản sơ thảo hiệp định, kế hoạch là vào ngày 24/10/1972. Ký xong thì trở về Washington, và lúc ấy thì mới tiết lộ về hòa bình. Theo kịch bản này thì sự tiết lộ về chuyến đi Hà Nội chắc chắn sẽ gây chấn động hơn là việc TT Nixon tiết lộ về việc ông Kissinger đã mật đàm tại Paris và việc ông đi Bắc Kinh hồi tháng 7/1971.

Nhưng vì ngày bầu cử nhiệm kỳ hai của TT Nixon (20/11/1972) đã gần kề, ông e ngại rằng ông Thiệu sẽ phản thùng (không ký) giống như hồi bầu cử 1968 (do chính Nixon xúi để chống ông Humphrey) thì ảnh hưởng lại bất lợi. Vì vậy, ông chỉ thị Kissinger phải ghé Sàigòn thuyết phục ông Thiệu trên đường đi Hà Nội.

"Tôi sẽ không ký"

Kissinger tới Sàigòn ngày 18/10/1972 và họp với Tổng thống Thiệu tại Dinh Độc Lập ngày hôm sau. Hết sức thân mật, niềm nở, ông trao cho ông Thiệu một lá thư của Tổng thống Nixon đề ngày 16/10/1972. Lời lẽ lâm ly thống thiết, bức thư thật dài đã giải thích cặn kẽ về kết quả tốt đẹp của việc đàm phán tại Paris, và "Đây quả là một sự đảo ngược quan trọng về lập trường của Bắc Việt." Thêm vào đó là những hứa hẹn đủ điều. Để tăng mức độ tin cậy, ký thư xong, Nixon còn viết tay thêm vào là:
 
"Đề nghị này thỏa mãn được điều kiện tuyệt đối của
 tôi là VNCH phải tồn tại như một quốc gia tự do."
 
Cái đau đớn cho ông Thiệu là phải ngồi nghe Kissinger thao thao bất tuyệt: "Đây là lúc thuận lợi để đi tới một hiệp ước với Bắc Việt vì dù sao chăng nữa, VNCH cũng đã có một quân lực trên một triệu người và đã kiểm soát được 85% dân số rồi."
 
Khi ông Thiệu hỏi tại sao trong hiệp định không có đoạn nào nói tới việc Bắc Việt rút quân khỏi Miền Nam thì Kissinger trả lời: "Chúng tôi đã thảo luận điều đó với Bắc Việt nhưng họ không chấp nhận, cho nên chúng tôi nghĩ rằng không nên để nó vào (văn bản) để khỏi làm hỏng bầu không khí!" Không chế ngự được nữa, ông Thiệu đã phản ứng mạnh và đã có những cuộc đối thoại gay gắt trong hai ngày tiếp theo.
 
Từ Sàigòn, ngày 21/10/1972, Kissinger đánh điện về Washington yêu cầu TT Nixon cứ cho ông đi Hà Nội mặc dù Sàigòn chống đối hiệp định. Hôm sau, Kissinger lại báo cáo thêm: "Những yêu sách của ông Thiệu gần như là điên khùng." Chỉ còn vài tuần lễ nữa là tới ngày bầu cử. Nixon lưu ý Kissinger là nếu hấp tấp quá mà không có sự đồng ý của ông Thiệu thì sẽ là một trở ngại chính trị.
 
Dù sao, Kissinger hy vọng là cuối cùng với những cam kết chắc chắn của TT Nixon, ông Thiệu sẽ đồng ý ký.
 
Khi nói chuyện với chúng tôi về giai đoạn này, TT Thiệu tâm sự: "Kissinger đến với mình không như một chiến hữu mà là đến để biện hộ cho lập trường của Bắc Việt..." Tâm trạng ông như vậy nên ta có thể hiểu được câu kết luận của ông  vào cuối buổi họp khi Đại sứ Mỹ Ellsworth Bunker (cùng đi với Kissinger) đặt câu hỏi
-- "Vậy thì, thưa Tổng thống,", "lập trường chót của Ngài là không ký, phải không?"
 
 -- "Vâng, đó là lập trường cuối cùng của tôi," ông Thiệu đáp," Tôi sẽ không ký và xin Ngài thông báo cho Tổng thống Nixon biết như thế. Xin quý vị trở về Washington và nói với Tổng thống Nixon rằng tôi cần được câu trả lời. »
Tại sao TT Thiệu không ký

Đó là là vì ông Henry Kissinger đã thất bại hoàn toàn trong việc đàm phán với ông Lê Đức Thọ nhưng lại báo cáo với TT Nixon ngược lại và thuyết phục ông ép TT Thiệu chấp nhận ký kết hiệp định trên căn bản là “phía Cộng Sản đã nhượng bộ hoàn toàn.”
Thay vì đi vào chi tiết từng điểm của Hiệp Định, như vậy sẽ quá dài, nên có lẽ đơn giản và gọn gàng nhất là ta cứ so sánh kết quả của những sự việc theo phương pháp ‘trước và sau’ đàm phán.

Bắt đầu đàm phán, lập trường của hai bên là như thế nào?

Lập trường phía Bắc Việt:

Ngày 9/5/1969, phía Cộng sản đưa ra lập trường ‘10 Điểm của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam’ (MTGPMN) đòi hỏi (1) quân đội Mỹ rút toàn bộ khỏi Miền Nam; và (2i) đang khi chờ đợi một cuộc tổng tuyển cử tự do, dân chủ ở Miền Nam, tất cả các phe phái chính trị Miền Nam sẽ đàm phán để thành lập một chính phủ liên hiệp tạm thời.

 Lập trường Hoa Kỳ và VNCH:

Ngày 14/5/1969, Tổng thống Nixon tuyên bố lập trường chung của Hoa Kỳ và VNCH: thay vì đòi quân đội Bắc Việt phải rút 6 tháng trước khi quân đội Mỹ bắt đầu rút (như lập trường của TT Lyndon Johnson), ông Nixon đưa ra đề nghị là ‘cả hai bên cùng rút một lúc.’ Rồi ông tóm lại trên đài truyền hình cho cả thế giới nghe:

“Chúng tôi đã gạt bỏ ra ngoài hoặc là việc rút lui khỏi Việt Nam một cách đơn phương, hoặc việc chấp nhận tại Paris bất cứ giải pháp nào có tính cách như một thất bại ngụy trang...

“Và đó là phác họa về một giải pháp mà chúng tôi muốn đàm phán ở Paris. Nguyên tắc căn bản của nó là đơn giản: triệt thoái cả hai bên bất cứ quân đội nào không phải là quân đội Miền Nam ra khỏi Miền Nam Việt Nam và dành quyền tự quyết cho dân tộc Việt Nam” (xem ‘Khi Đồng Minh Tháo Chạy,’ trang 646)

Henry Kissinger vào cuộc

Ngày 4/8/1969 (năm đầu của nhiệm kỳ Tổng thống Nixon), ông Kissinger giả bộ đi Paris gặp Tổng thống Georges Pompidou nhưng thực ra là để gặp hai ông Xuân Thủy và Mai Văn Bộ tại nhà ông Jean Sainteny không xa phố sang trọng Rue de Rivoli. Ông mở đầu bằng câu phát biểu: “Chúng tôi sẵn sàng thảo luận về lập trường ‘10 Điểm của Mặt Trận Giải Phóng’, nhưng chúng tôi không thể chấp nhận rằng nó giống như Mười Điều Răn Chúa, nó đã được khắc vào bia đá, không thể điều đình được.” (We were prepared to discuss the Ten points of the National Liberation Front, but we could not accept that like the Ten Commandments they were graven in stone and not subject to negotiation).

Kết thúc mật đàm, lập trường của hai bên ra sao?

Kết thúc mật đàm là Hiệp định Paris ký ngày 27/1/1973. Hiệp định này rất phức tạp, gồm 23 điều, mỗi điều khoản gồm nhiều tiểu điều, dài dòng văn tự. Ngay từ 1973, chúng tôi đã bỏ ra nhiều công sức tìm kiếm những lập trường đàm phán để so sánh, vì ít người còn nhớ hay quan tâm đến lập trường của hai bên đàm phán vào năm 1969. Xem xét toàn bộ hồ sơ tại Dinh Độc Lập chúng tôi cũng không tìm thấy văn kiện nào về sự so sánh này. Người dân và truyền thông Hoa Kỳ thì cũng chỉ biết được những gì do hai ông Kissinger và Nixon tuyên bố, phân tích.

Kết quả sự nghiên cứu của chúng tôi là 10 điều khoản vắn gọn do Mặt Trận Giải Phóng đưa ra ngày 9/5/1969 (mà tới lúc ký Hiệp Định Paris thì chẳng ai còn nhớ) đã được gói ghém trọn vẹn và còn được liệt kê ra cho rõ chi tiết, cặn kẽ hơn nữa trong 23 điều khoản dài dòng của Hiệp định Paris ký ngày 17/1/1973.

Trong cuốn BTVNCH chúng tôi đã có bản so sánh chi tiết về hai lập trường này và kết luận rằng: HĐ Paris còn nhượng bộ nhiều hơn là đòi hỏi của MTGP đưa ra năm 1969. Tóm gọn là như thế này:  chỉ có hai vấn đề quan trọng nhất cần đàm phán, đó là: (1) quân đội Bắc Việt tiếp tục đóng lại ở miền Nam, và (2) một chính phủ liên hiệp giữa các phe nhóm Miền Nam.

Trong hai điều đó, điều (1) có ý nghĩa quan trọng nhất: Hiệp định Paris đã  nhượng bộ hoàn toàn về vấn đề này. Điều (2): chỉ có một cái tên được thay đổi: “Hội đồng hòa giải và hòa hợp dân tộc” được sử dụng thay vì ‘Chính phủ Liên Hiệp’. Tuy nhiên, sự khác biệt là không đáng kể vì Hội Đồng này bao gồm tất cả các chức năng chính của một chính phủ Liên Hiệp như được những người Cộng sản định nghĩa vào năm 1969.

Hiệp Định Paris đã gói trọn những điều mà Kissinger gọi là "10 Điều Răn Của Chúa." Thí dụ như điều khoản về quân sự là điều quyết định sự sống còn của VNCH, hiệp định này lại còn nhượng bộ hơn là đòi hỏi ban đầu: vì còn thêm vào là quân đội Mỹ và đồng minh phải rút "nội trong 60 ngày," và quy định việc rút đi một cách chặt chẽ, đầy đủ hơn nhiều:

  • Điều 2 của '10 Điểm' do MTGP đưa ra năm 1969 chỉ đòi là:
“Chính phủ Hoa Kỳ phải triệt thoái khỏi Miền Nam Việt Nam tất cả quân đội, vũ khí và vật dụng chiến tranh của Hoa Kỳ và của tất cả các quốc gia thuộc phe Hoa Kỳ, mà không đòi hỏi bất cứ điều kiện nào."
 
  • Điều 5 của Hiệp định Paris năm 1973:
“Nội trong 60 ngày, sau khi bản Hiệp Định được ký kết, tất cả quân đội, cố vấn quân sự, và nhân viên dân chính làm việc cho quân đội, bao gồm nhân viên kỹ thuật làm việc trong các chương trình bình định, vũ khí, và đạn dược, và vật dụng chiến tranh của Hoa Kỳ và của các quốc gia khác, đã dẫn ở Điều Ba, phải được hoàn toàn triệt thoái khỏi miền Nam Việt Nam. Các cố vấn cho các tổ chức bán quân sự và cảnh sát thuộc các quốc gia nêu trên cũng phải triệt thoái trong thời hạn nêu trên.”
                                           
 ***

Kết quả mật đàm là như vậy, cho nên khi TT Nixon nghe lời của Kissinger mà ép TT Thiệu phải chấp nhận, ông đã tuyệt vọng đến mức phải viết thẳng cho TT Nixon trong thư ngày 11/11/1072:

“Thưa Tổng thống, nếu như Hiệp định này cho phép quân đội Bắc Việt đóng lại ở Miền Nam Việt Nam thì những công lao tranh đấu và bao nhiêu hy sinh chúng ta đã gánh chịu trong qúa nhiều năm đều trở thành vô nghĩa!”
                                                                                    Trân trọng                                                                                                                                   Thiệu (ký)
Những hy sinh mà VNCH phải gánh chịu bao gồm từng trăm ngàn mạng sống của những chiến sĩ và người dân cũng như sự tàn phá khôn lường của chiến tranh. Những hy sinh mà chính Hoa Kỳ phải gánh chịu là 15,000 sinh mạng quân nhân Mỹ, 100,000 người bị thương và 62 tỷ đô la, cộng với những chi phí khác mà xã hội Mỹ phải gánh chịu trong suốt 4 năm đàm phán bí mật 1969-1972.
Như vậy, Henry Kissinger đã phản bội cả VNCH lẫn Hoa Kỳ.
 
Nguyễn Tiến Hưng
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
27/03/202413:35:00
Đất nước đang nằm trong sự định đoạt của những nhà cai trị mà, trên lý thuyết, phải thực sự vô thần. Nhưng trên thực tế, như có thể thấy qua nhiều thông tin gián tiếp, họ lại phó thác gần hết sự quyết định trong tay đám thầy bói, thầy địa lý hay thầy cúng. Giới cai trị “vô thần” đang mê tín hơn bao giờ hết và sự thể cũng chẳng có gì là lạ bởi, dù là vô thần, bản chất thực sự của họ là mê tín. Họ mê tín trước lãnh tụ. Họ mê tín trước giáo điều. Và khi những thứ này hết thiêng mà phải vẫy vùng giữa cái “thị trường quyền lực” đầy bất an, họ phải bám víu vào đám “thầy” sực nức mùi nhang đèn. Trên thì bất an với chuyện quyền lực xuống, lên. Dưới thì nhân dân phải sống trong một môi trường bất trắc -- từ chuyện mưu sinh đến việc ăn học hay bệnh tật của con cái đến sự thiếu an toàn của xã hội v.v. – nên thị trường tâm linh mới sinh sôi mạnh mẽ cùng sự hình thành của những “nhóm lợi ích” tín ngưỡng.
26/03/202413:12:00
Thượng Nghị Sĩ Lisa Murkowski (Cộng Hòa, Alaska) kinh ngạc trước khả năng ra tranh cử của cựu Tổng Thống Donald Trump và đường lối của đảng của bà, vừa tuyên bố với CNN trong một cuộc phỏng vấn truyền hình phổ biến trên cách đây hai ngày rằng bà sẽ không loại trừ việc rời khỏi Đảng Cộng Hòa. Là một đảng viên Cộng Hòa kỳ cựu ở Alaska và là một trong bảy đảng viên Cộng Hòa đã bỏ phiếu kết tội Trump trong phiên tòa luận tội lần thứ hai sau hậu quả của ngày 6-1-2021, Murkowski nói rằng bà đã xong việc với cựu tổng thống và nói rằng bà "tuyệt đối” sẽ không bỏ phiếu cho ông ấy.
16/03/202409:43:00
Ở Liên Bang Nga, hôm nay, toàn dân đi bầu ông Tổng thống của mình. Dĩ nhiên ông Tổng thống đương nghiệm Poutine sẽ tái đắc cử, và sẽ với số phiếu tối đa, phải 80%. Đó là tiêu chuẩn bất hủ của chế độ độc tài. Nhưng năm nay, khác hơn các năm trước, bầu cử vừa mở cửa, có nhiều nơi, phòng phiếu bị đốt, bị nổ bom, bị phá hoại. Poutine chủ quan cho tổ chức bầu cử ở vùng bị chiếm ở Ukraine bị LHQ phản đối vì vi phạm luật pháp quốc tế...
15/03/202400:00:00
Mái tóc “chameleon” của ông Donald Trump mà báo chí Mỹ bàn tán mới đây làm tôi nghĩ đến một sơ suất của nhà văn Võ Phiến, nhỏ thôi, rất nhỏ, liên quan tới tóc. [1] Đó là việc Võ Phiến nhạo báng nền văn học cách mạng và hiện thực xã hội chủ nghĩa là thứ văn học “thương râu nhớ dép” trong khi nó, thực ra, “thương tóc” hơn là “thương râu”.
05/03/202416:23:00
Thật là ngây thơ khi tin rằng Trump sẽ đánh Tầu giúp Việt Nam trong khi Trump từ chối viện trợ cho Ukraine chống Nga xâm lăng. Về chính trị, Trump chủ trương “Nước Mỹ Trước Hết” (America First), “Chủ Nghĩa Dân Tộc Thiên Chúa Giáo Da Trắng” (White Christian Nationalism), lo chuyện nội bộ, rút nước Mỹ ra khỏi Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization – NATO), mang quân đội trở về Mỹ, không can thiệp vào chuyện thế giới, phục hồi chủ nghĩa không can thiệp (non-intervention) hay còn gọi là chủ nghĩa biệt lập (isolationism) vào thế kỷ XVIII và XIX và thời kỳ tiền Đệ Nhị Thế Chiến.
01/03/202400:00:00
Chuyện chẳng dính dáng gì đến Trump mà lại kết thúc bằng Trump, cái giả định trong hình thức một câu hỏi nhưng cũng kiêm luôn lời đáp, rõ ràng, dứt khoát, và người đối diện chỉ có thể mĩm cười gật đầu, hoàn toàn thuyết phục.Tôi chứng kiến cuộc đối thoại này trong buổi họp mặt tại nhà Nhạc sĩ Hoàng Ngọc-Tuấn. Lan man, câu chuyện chuyển sang vấn đề an ninh mạng và một chuyên viên IT quay sang thổ lộ với tôi lạc thú của nghề: hoàn thiện một chương trình chỉn chu, hoàn hảo cũng sẽ thấy đã, thấy sướng như là hoàn tất một bài thơ, một bài văn đắc ý.
08/02/202407:25:00
Hãy thiền như một kẻ khờ? Vâng, cần phải tế nhị chữ nghĩa, khi nói về chuyện nên thiền như một kẻ khờ. Bởi vì Phật Giáo là con đường trí tuệ, không thể nào có chuyện tu hành theo một kiểu khờ khạo, ngu ngơ. Hẳn nhiên phải là có ý nghĩa ẩn mật, khi nhiều Thiền sư tự nhận là kẻ ngu, kẻ khờ, mặc dù quý ngài rất là uyên bác kinh điển. Và, ngay cả trong thời Đức Phật sinh tiền, vẫn có những kẻ ngu khờ chứng quả A la hán để giải thoát.
03/02/202404:59:00
Chúng ta thường nghe dặn dò rằng, hãy tu đi, đừng nói nhiều, đừng lý luận nhiều, đừng dựa vào chữ nghĩa biện biệt sẽ dễ loạn tâm, hãy ngồi xuống hít thở, hãy ngồi xuống quán sát tâm mình, hãy ngồi thiền, hãy đi bộ thiền, và vân vân. Những lời dặn dò đó không sai. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp, trong kinh ghi rằng, lý luận biện biệt về Chánh pháp sẽ có thể dẫn tới giải thoát, có thể dẫn tới có thể tới thánh quả Bất Lai (A na hàm), chỉ nhờ thuần nghe lý luận và để tâm mình tập theo lý luận đó. Kinh ghi rằng ngay cả khi nằm giường bệnh, đau đớn toàn thân trong giờ cận tử, không thể tập gì được hết, nhưng khi được nghe lý luận biện biệt về Chánh pháp sẽ sinh về cõi trời Đâu suất thiên để học đạo tiếp.
02/02/202400:00:00
Trong cuộc sống, luôn có thiện và ác. Thiện và ác có mặt ở mọi nơi. Kể cả trong mỗi một con người. “Hướng thiện” là cái đích mà con người luôn cố gắng học hỏi, uốn nắn, tập tành cho được hoàn hảo hơn. Thế giới sẽ tốt đẹp hơn nếu người tốt nhiều hơn kẻ ác. Vào khoảng 6 giờ 35 phút sáng sớm ngày thứ Bảy, 07 tháng 10, 2023, quân khủng bố Hamas từ Dải Gaza mở một cuộc tấn công hỗn hợp bất ngờ, sử dụng hàng ngàn hỏa tiễn bắn tới tấp vào các thành phố Do Thái, ngay cả Tel Aviv và Jerusalem, đồng thời mở nhiều cuộc tấn công cùng lúc bằng đường bộ, từ biển và trên không, đa số nhắm vào các vùng kinh tế Kibuutz nằm gần Gaza, phía Nam Do Thái, gồm chừng 20 thị trấn và doanh trại quân đội.
02/02/202400:00:00
Tình trạng phân cực chính trị giữa hai Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đã tồn tại từ lâu, nhưng chưa bao giờ biểu hiện mâu thuẫn và căng thẳng như hiện nay. Sau cuộc bầu cử năm 2020, bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022 và trước thềm cuộc tổng tuyển cử đặc biệt ngày 5 tháng 11 năm 2024, mọi người có thể thấy nước Mỹ có sự phân cực chính trị và sự chia rẽ rõ rệt.