Hôm nay,  

S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến – Bữa Cơm Chiều 29

26/01/202217:16:00(Xem: 1763)

S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến
 

blank


Dường như tôi không hợp lắm với không khí gia đình, nhất là cảnh gia đình xum họp hay đầm ấm. Ngay lúc thiếu thời, vào những chiều giáp Tết, thay vì quanh quẩn ở nhà – phụ cha lau chùi lư hương; giúp mẹ bầy biện mâm cơm cúng cuối năm – tôi hay lặng lẽ tìm lên một ngọn đồi cao nào đó (
lặng nhìn thiên hạ đón xuân sang) với tâm cảm của một … kẻ giang hồ, đang trên bước đường phiêu bạt.


Ôi! Tưởng gì chứ chuyện “phiêu bạt” thì nào có khó chi, khi sinh trưởng trong một đất nước chiến tranh và ly loạn. Muốn là được liền thôi. Trời – đôi khi – cũng chiều lòng người, và chiều tới nơi tới chốn!


Những tháng ngày niên thiếu vụt qua như một cánh chim. Tôi bước vào tuổi đôi mươi, đúng vào Mùa Hè Đỏ Lửa, cùng với lệnh Tổng Động Viên. Thế là tôi “xếp bút nghiên để theo việc đao cung.” Hay nói một cách ít kiểu cọ hơn là tôi đi lính. 


Sau lính đến tù, với tội danh (nghe) hơi nặng là “cầm súng chống lại nhân dân.” Ra tù, vừa lếch thếch về đến nhà chiều hôm trước, ngay sáng sớm hôm sau ông công an khu vực đã vội vã ghé “thăm” và “nhắc nhở” đôi điều cần thiết:

-- Vì không có hộ khẩu ở thành phố nên tôi sẽ phải đi kinh tế mới.

-- Trong khi chờ đợi, bắt đầu từ ngày mai, tôi phải sắm “một cuốn sổ đi lại.” Khi đi đâu phải ghi ngày giờ khởi hành với chữ ký xác nhận của tổ trưởng dân phố, và đến đâu gặp ai cũng phải có sự xác minh của viên chức chính quyền ở nơi đó.

-- Mỗi tuần phải mang sổ lên phường để công an kiểm tra.

-- Mỗi tháng phải đọc kiểm điểm trước tổ dân phố để nhân dân nhận xét và phê bình ưu/khuyết điểm.

Nghe xong, mẹ tôi lặng lẽ móc túi đưa cho thằng con mấy tờ giấy bạc cùng lời căn dặn:

-- Thế thì mua luôn cái bút nữa con ạ. Đi đâu, đến đâu cũng phải nhờ người ký thì dắt viết theo luôn cho nó đỡ phiền.

-- Dạ.


Tôi cầm tiền bước ra khỏi nhà, ghé vào cái quán nhỏ bên đường mua một ly rượu trắng và mấy điếu thuốc lẻ. Ực xong ly rượu, tôi châm thuốc hút rồi lủi thủi bước đi, vừa đi vừa lầm bầm mấy câu thơ của
Thâm Tâm (Mẹ thà coi như chiếc lá bay/ Chị thà coi như là hạt bụi/ Em thà coi như hơi rượu say) và đi luôn cho tới bây giờ.

Mấy chục năm qua, không ít lúc, tôi cũng nhớ nhà mà chả rõ nhớ ai. Bố mẹ đã từ trần từ lâu. Anh chị em thì kẻ mất người còn nhưng đều tứ tán cả rồi. Tôi nhớ quê chứ không phải nhớ nhà, chắc vậy.


Tôi nhớ Đà Lạt cùng tiếng mưa đêm rầm rì, thầm thì qua mái ngói. Nhớ những bữa cơm chiều và món con cá nục hấp (chiên vàng rồi mới kho chung với tóp mỡ) cùng những lát ớt đỏ tươi. Nhớ những buổi sáng sớm tuy vẫn còn nằm trong chăn ấm (lắng nghe tiếng chim sẻ ríu rít trên mái ngói) nhưng biết được rằng cơn bão rớt đã qua, hôm nay trời sẽ nắng tươi vàng.


Đôi khi, tôi cũng nhớ Rạch Giá vào những ngày biển động. Trời sụt sùi mưa, mây mù thấp xám, sóng dạt bờ kè tung tóe. Tôi lần dò đến thành phố này với hy vọng tìm được đường chui, dù chả quen biết một ai và cũng không một đồng xu dính túi.  


Ban đêm, tôi thường nằm quấn mình trong một tấm vải nhựa ở chân cầu Đúc. Ngày thì hay đi loanh quanh trong chợ Nhà Lồng. Lòng buồn, bụng đói, dạ hoang mang nhưng mắt vẫn không rời những chiếc bàn ăn với ước mong có thể kiếm được chút gì còn sót lại trong tô hay trên dĩa. Niềm mong ước rất mỏng manh vì vào thời gian này (những năm cuối của thập niên 1970 – khi phong trào vượt biên đang lên tới đỉnh) thì gần như mọi người đều đói cả, chứ chả mấy kẻ no.


Rạch Giá có một tiệm ăn nổi tiếng (Tây Hồ) ở số 6 đường Nguyễn Du. Tôi thường   thập thò trước cửa nhưng không mấy khi chạy vội vào bên trong, ngay khi thực khách vừa buông đũa. Tôi ngượng, đã đành; điều khó đành hơn là ánh mắt thèm thuồng của mấy đứa bé bẩn thỉu, gầy gò đứng cạnh bên. Chúng cũng đang chầu chực “khẩn trương” chả khác chi mình. 


Cả đám – chắn chắn – đã không đến nỗi này, nếu tôi không phải là một kẻ bại trận trong cuộc chiến vừa qua. Tôi vẫn nghĩ thế nên cái mặc cảm của kẻ có lỗi đã luôn giữ chân tôi lại, với không ít buồn rầu!


Có lẽ nhờ chút sĩ diện (còn sót) này mà tôi đã được những người chạy bàn “đối đãi cách riêng.” Họ cho tôi cái đặc ân quí giá là được sớt vô lon
guigoz ít thức ăn thừa, vào giờ đóng cửa. 


Nhờ thế mà tôi biết canh chua cá chẻm của quán Tây Hồ ngon lắm, canh chua cá lóc còn ngon hơn nữa, còn cá rô kho tộ (có lần tôi được hưởng gần cả nguyên con) thì ngon hết biết luôn. Nó ngon đến độ khiến tôi suýt hóc xương chỉ vì nhai vội quá!


Nhiều người nói là ở Mỹ muốn ăn thứ gì cũng có – bất kể là món của Tây, Tầu, Cận Đông, Trung Đông, Viễn Đông hoặc Phi Châu lục địa. Tôi đã lê la qua hàng ngàn quán ăn ở đất nước này nhưng không tìm đâu ra được canh chua cá lóc và cá rô kho cả. 


Từ California, muốn tìm lại được hai thức ăn này, phải mất đến hơn 20 giờ bay lận! Xin ghi địa chỉ đây cho người đồng điệu, khi cần:
Nhà Hàng Ngon (Preah Sihanouk Blvd 274, Tonle Bassac) Phnom Penh – Cambodia. 

blank


Tôi mới ghé đây chiều qua, chiều 29 Tết. Không thể đến vào ngày mai vì 30 quán đóng. Tôi đã bỏ cái thói quen thập thò trước tiệm ăn tự lâu rồi. Bây giờ tôi đàng hoàng thong thả bước vào bên trong, cười đùa thân thiện với những nhân viên (đứng chào khách ngay  tận cửa) và không quên đút nhẹ vào túi trên của họ mấy tờ giấy bạc lì xì. 

Dù chỉ có mặt xuân thu nhị kỳ, tôi không phải là khách lạ vì khó ai quên được một ông già Á Châu nhưng không nói được tiếng Tầu (tiếng Thái hay tiếng Miên cũng nỏ) luôn vui vẻ đùa cợt, và lúc nào cũng chỉ gọi một thứ thức ăn duy nhất: cá rô kho.


Tôi luôn được tiếp đón hơi quá nồng hậu vì có thói quen
over tiping, không bỏ sót một cô hay cậu chạy bàn nào đang có mặt, và cũng không quên người đứng bếp. Chắc các em nghĩ là tôi giầu có và hào phóng, chứ đâu có biết rằng tôi buộc phải trả thêm tiền cho những cơm (ngon tuyệt vời) mà mình vẫn còn thiếu nợ ở quán Tây Hồ, từ mấy mươi năm trước.


Phải mất gần nửa tiếng món ăn ruột của tôi mới được dọn ra. Mấy chú cá rô bé bỏng chỉ bằng ba ngón tay thôi, tiêu đen rắc lấm tấm trông giống như mè, thơm phức. Cơm trắng cũng ngạt ngào hương gạo mới nhưng tôi không cảm thấy đói, dù đã uống “khai vị” hơi nhiều. 


Ơ cá chiều nay – không dưng – khiến tôi hơi nghèn nghẹn, dù tuổi già hạt lệ như sương. Lại nhớ nhà chăng? Tôi không nhớ nồi cá nục kho vào những chiều mưa Đà Lạt khi mình còn thơ ấu (và còn được sống trong yên ấm) nhưng nhớ những ngày biển động ở Rạch Giá, và lũ trẻ thơ bất hạnh năm nào.


Đứa bé nhất thì nay cũng đã đến tuổi ngũ tuần rồi. Cũng sắp xong một kiếp người đen đủi. Đúng như ước mơ của thời niên thiếu, nửa thế kỷ rồi, tôi “được giang hồ phiêu bạt” qua rất nhiều nơi (những vùng đất văn minh phú túc, cùng những xứ sở lạc hậu nghèo nàn) nhưng chưa thấy đâu mà kiếp nhân sinh lại nhọc nhằn, cay đắng, cơ cực và tủi nhục như ở cái phần quê hương khốn khổ khốn nạn của mình.


-- Tưởng Năng Tiến





Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
28/02/202500:00:00
Sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Trump và Tổng thống Nga Putin về việc xúc tiến hoà đàm cho Ukraine, tình hình chung thay đổi toàn diện, cụ thể là chính giới Ukraine cũng như châu Âu bắt đầu hoang mang về các nguy cơ trước mắt. Hôm thứ Ba, Ngoại trưởng Mỹ Rubio và Ngoại trưởng Nga Lavrov đã gặp nhau tại Riyadh để thảo luận về các biện pháp chuẩn bị cho một cuộc họp mặt giữa hai Tổng thống Trump và Putin. Cả hai ngoại trưởng cho biết là mọi diễn tiến dự liệu sẽ không cần có sự tham gia của châu Âu, nhưng quyết định này tất nhiên sẽ có nhiều tác động nhất định đối với mối quan hệ lâu đời giữa châu Âu và Mỹ.
25/02/202513:17:00
Richard Gowan, Giám Đốc Của Liên Hiệp Quốc về Khủng Hoảng Quốc Tế, cơ sở nghiên cứu và giám sát các cuộc xung đột vũ trang, cho biết Liên Hiệp Quốc chưa từng chứng kiến ​​sự chia rẽ sâu sắc như vậy giữa Hoa Kỳ và Châu Âu kể từ sau cuộc chiến tranh ở Iraq, và sự chia rẽ hiện tại mang tính rõ ràng hơn vì nó liên quan đến an ninh của Châu Âu.
24/02/202511:05:00
Hôm nay, thứ Hai, 24 tháng 2, Hoa Kỳ đã bỏ phiếu chống lại nghị quyết của Liên Hiệp Quốc lên án cuộc xâm lược Ukraine của Nga, đứng về phía Putin/Moscow và các quốc gia phi dân chủ khác như Bắc Triều Tiên, Belarus và Sudan.
19/02/202518:57:00
Chính quyền Trump không xem Ukraine như một đối tác chiến lược, mà như một con bài có thể được sử dụng để mặc cả với cả Nga và châu Âu. Đề nghị của Trump không đơn thuần là một chính sách đối ngoại lạnh lùng, mà là một tín hiệu rõ ràng là trong thế giới của ông, không có thứ gọi là "đồng minh" – chỉ có những giao dịch. Sự hỗ trợ không còn được xem là trách nhiệm của một siêu cường đối với trật tự thế giới mà trở thành một món hàng có thể đổi chác, với giá cả được tính bởi Washington. Điều này đặt ra một câu hỏi: nếu Ukraine có thể bị định giá, thì các đồng minh khác của Mỹ sẽ ra sao? Liệu Nhật Bản, Đài Loan hay các quốc gia NATO có một ngày nào đó cũng bị yêu cầu phải trả phí bảo vệ bằng tài nguyên, bằng lợi ích kinh tế, hay thậm chí là bằng một phần chủ quyền?
18/02/202515:25:00
Cựu cố vấn của Tổng thống Donald Trump, John Bolton viết trên mạng xã hội X rằng, Tổng thống Mỹ "về cơ bản đã đầu hàng" Putin, "nhượng bộ trước khi đàm phán". Theo ông Bolton, việc Hoa Kỳ đồng ý để Nga chiếm đóng lãnh thổ Ukraina là điều không thể chấp nhận được. lập trường như vậy của Tổng thống Mỹ gây tổn hại đến lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, thiệt hại này "sẽ vượt xa Trung Âu", điều mà những đối thủ của Washington ở các khu vực khác hiểu.
14/02/202517:54:00
Không phải hoa, cũng không phải chocolate. Đó là món quà “vô giá” do Donald Trump đã hào phóng dâng tặng cho Vladimir Putin nhân dịp Lễ Tình Nhân năm nay. Cựu cố vấn an ninh quốc gia trong nhiệm kỳ thứ nhất của Trump, ông John Bolton phải thốt lên với CNN trong cuộc phỏng vấn tối 11/2, khi nói về kế hoạch phản bội Ukraine của Donald Trump: “Vladimir Putin không thể hạnh phúc hơn. Ông ấy đang ngồi ở Điệm Kremlin và uống vodka trong chai để mừng ngày thắng lớn của Moscow.”
14/02/202500:00:00
“Còn một điều nữa mà tôi sẽ làm ngay từ đầu nhiệm kỳ, đó là đóng cửa Bộ Giáo Dục.” Đây là lời hứa của Tổng thống Donald Trump trong một tuyên bố tranh cử vào ngày 13 tháng 9 năm 2023. Kể từ đó, ông liên tục nhắc đi nhắc lại ý định đóng cửa Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ. Project 2025, kế hoạch hành động mà tổ chức bảo thủ Heritage Foundation ‘tư vấn’ cho chính quyền Trump, cũng đưa ra những khuyến nghị chi tiết về việc đóng cửa Bộ Giáo Dục, cơ quan được Quốc Hội thành lập từ năm 1979.
02/02/202518:47:00
Sáng Chủ Nhật, lướt mạng xã hội, lời viết và đoạn youtube trên trang facebook của anh Tùng Nguyễn khiến tôi suy nghĩ. Đăng đoạn youtube với bài phát biểu của tổng thống Canada Justin Trudeau về việc Trump áp thuế 25% lên đất nước của mình, anh Nguyễn Đức Tùng viết: “I love Canada and I support Trudeau.” (Tôi yêu đất nước Canada và tôi ủng hộ Trudeau.”) Câu này thật ra chả có gì khác lạ nếu không nói đây là chuyện đương nhiên, ai không yêu đất nước mình đang sống, ai không muốn hỗ trợ tổng thống của mình, hay “phe mình”. Vậy mà, cái điều hiển nhiên ấy, cái điều mà lẽ ra tôi không cần phải suy nghĩ gì mà cũng như Anh được nói câu “tôi yêu nước đất nước của tôi và tôi ủng hộ tổng thống của tôi” bây giờ bỗng dưng trở thành chuyện… không thể.
31/01/202520:23:00
“Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” là thông điệp từ người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm qua những bài viết, phát biểu quan trọng trong thời gian qua...
21/01/202515:31:00
Trong 24 giờ, Trump mang The Gilded Age trở lại trong một cái tên khác, The Golden Age. Một ngày bắt đầu của The Golden Age được tạo ra bởi chính đa số thành viên Quốc Hội và chủ nghĩa thân hữu chính trị mà Donald Trump và giới tài phiệt đang tìm mọi cách hồi sinh.
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.