Hôm nay,  

Thông Điệp Của PIVOT: Phán Quyết Tòa Án Trong Vụ Rittenhouse Phản Ảnh Sự Bất Công Của Nước Mỹ

11/22/202109:08:00(View: 1819)


blank


Ngày 25 tháng 8, 2020, Kyle Rittenhouse lái xe từ nhà ở bang Illinois đến Kenosha, Wisconsin. Bằng một khẩu súng trường bán tự động, hắn bắn chết 2 người và làm một người khác bị thương. Không ai chối cãi rằng Rittenhouse đã có mặt tại hiện trường và đã bắn người vì sự việc được thu lại trên nhiều băng video. Ngày 19 tháng 11, 2021, tòa án phán quyết rằng hắn “không có tội” trên mọi tội danh. 


PIVOT mạnh mẽ phản đối phán quyết này, vì nó phản ảnh một kết hợp độc hại của nạn kỳ thị chủng tộc, nạn bạo động súng đạn, phong trào “cảnh sát tự phong” da trắng, và sự bất công trong hệ thống luật pháp. Chúng tôi đặc biệt quan ngại về thông điệp tai hại và tiền lệ nguy hiểm mà phán quyết này tạo nên - đó là bất cứ ai cũng có thể mang vũ khí bán tự động bất hợp pháp đi vào giữa một cuộc biểu tình, và giết người mà không bị  hậu quả gì.

Phán quyết này sẽ khích động những kẻ có tinh thần da trắng thượng đẳng bạo dạn hơn khi tấn công và giết những ai bất đồng ý kiến với họ, cũng như những người họ cho rằng nguy hiểm hoặc có giá trị thấp vì màu da. Chúng ta đã từng thấy trường hợp anh Ahmaud Arbery bị giết tại Georgia hoặc vụ tàn sát tại tiệm mát-xa ở Atlanta. Phán quyết này tạo nỗi bất an cho tất cả chúng ta, nhất là người da màu và những ai thuộc về các cộng đồng bị xếp ở ngoài lề dòng chính.

Phán quyết này cũng làm gia tăng nỗi sợ hãi rằng hệ thống luật pháp Hoa Kỳ từ căn bản là bất công với những người da màu và những người bị áp bức khác. Trong khi hàng ngàn người da màu bị án tù nhiều năm vì những tội phạm ma túy nhỏ, một người da trắng có thể sát hại người khác mà không sợ bị trừng phạt.

Chúng ta, những người da màu và các đồng minh tại xứ sở này, cần đối phó bằng cách sát cánh để chống lại không những các cá nhân kỳ thị và bạo động, mà cả các hệ thống đã cho phép họ hành xử như thế và giao đặc quyền cho họ. PIVOT sẽ tiếp tục nỗ lực chống lại nạn kỳ thị chủng tộc, nạn bạo động súng đạn, tinh thần da trắng thượng đẳng và sẽ hợp tác với các đồng minh để cải thiện hệ thống luật pháp bất công của chúng ta.

###


PRESS STATEMENT

PIVOT’S STATEMENT On The Rittenhouse Verdict Reflects the Injustices in the U.S.



November 21, 2021

On August 25th, 2020, Kyle Rittenhouse drove from his home in Illinois to Kenosha, Wisconsin. Using a semi-automatic rifle, he shot 2 men to death and maimed another. Rittenhouse’s presence and his shootings have never been in dispute as he was captured on multiple videos. On November 19th, 2021, the verdict in his trial was “not guilty” on all charges. 


PIVOT strongly protests this verdict, a toxic confluence of racism, gun violence, white vigilantism, and legal injustice. We are especially concerned about the chilling message it sends and the dangerous precedent it sets — that someone can come to a protest illegally armed with a semi-automatic weapon and kill protestors with absolutely no penalty.


This verdict will embolden white supremacists to attack and kill those who disagree with them and those who because of race they deem as being dangerous or less worthy, as in the Ahmaud Arbery murder in Georgia or the Atlanta spa shootings. This verdict makes us all feel unsafe, especially marginalized communities and people of color.


The verdict also confirms the fear that the American legal system is fundamentally unjust to people of color and other oppressed people. While thousands of people of color go to jail for years for minor drug offenses, a white person can commit murders in cold blood without fear of punishment.


In response, all people of color and our allies in this country must stand together and fight back against not only violent, racist individuals but also the structures that enable and privilege them. PIVOT will continue our work fighting against racism, gun violence, white supremacy and will work with our allies to address our broken justice system.

###

 

PIVOT- Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến - là một tổ chức bất vụ lợi được thành lập vào năm 2017, với quy chế 501c4. Sứ mạng của chúng tôi là tiếp cận và khuyến khích người Mỹ gốc Việt tham gia dựng lên một nước Mỹ công bình và đa dạng. Cộng đồng của chúng tôi bao gồm các nhà hoạt động và ủng hộ tại trên 25 tiểu bang Hoa Kỳ. Trang mạng của chúng tôi là www.pivotnetwork.org

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
6/13/202408:25:00
Khi nói tới chuyện trao truyền y bát, chỉ là sử dụng một kiểu ngôn ngữ ước lệ. Nơi đây, chúng ta muốn nói tới một thẩm quyền sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn. Nghĩa là, một thẩm quyền tối hậu để nương tựa. Khi dò lại kinh, chúng ta sẽ thấy câu chuyện phức tạp hơn. Vì có nơi Đức Phật nói rằng sau khi ngài nhập Niết Bàn, tứ chúng hãy chỉ dựa vào Chánh pháp. Kinh lại nói rằng tứ chúng chỉ nên dựa vào Kinh và Luật. Mặt khác, Đức Phật nói rằng có những kinh cần giải nghĩa (tức là, hãy nhìn mặt trăng, chứ đừng chấp vào ngón tay, và từ đây mở đường cho các bộ Luận và Kinh Đại Thừa). Có lúc Đức Phật chia đôi chỗ ngồi và trao y cho ngài Ca Diếp. Có kinh ghi lời Đức Phật trao pháp kế thừa cho ngài A Nan. Và có kinh ghi lời Đức Phật ủy thác quyền lãnh đạo cho Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên. Thế rồi, một hình ảnh thơ mộng từng được kể qua truyện tích Niêm Hoa Vi Tiếu, rằng Đức Phật lặng lẽ, cầm hoa lên, và ngài Ca Diếp mỉm cười. Tích này kể lời Đức Phật nói rằng ngài có một pháp môn vi diệu, không dự
6/12/202418:23:00
Bồ Tát là người giác ngộ về nỗi khổ của chúng sinh, đồng tình và thông cảm với nỗi khổ đó, và phát nguyện cứu thoát chúng sinh ra khỏi những nỗi khổ đó. Bồ Tát là những nhân vật khá phổ biến trong văn học và nghệ thuật Phật giáo, thường là các cá nhân bình thường mà được mô tả là những vị Bồ tát vĩ đại, đã hóa thân thành nhiều hình thức khác nhau để cứu giúp những người gặp hoạn nạn, khó khăn.
6/12/202409:17:00
Nếu đã có dịp được học và hiểu Chánh Pháp, đã từng thường xuyên thực tập các pháp hành, người Phật tử sẽ không vì ngưỡng mộ thầy Minh Tuệ mà thay đổi được con đường tu học của mình.
6/9/202419:37:00
Hôm nay với tư cách là người Việt quốc tịch Mỹ, mãi mãi vẫn nhớ mình là ai, xin ghi lại câu chuyện Hoa Kỳ lập quốc nhân ngày lễ Độc Lập. Lịch sử nước Hoa Kỳ ngắn và tưởng đơn giản nhưng thực sự rất phức tạp. Những người Anh tha phương tìm được đất sống đã nổi dậy chống lại cố quốc để trở thành người Mỹ. Văn hóa và ngôn ngữ vẫn từ nước Anh, nhưng di dân đã làm cách mạng chống lại nước mẹ để trở thành Hiệp Chúng Quốc.
6/7/202404:26:00
Thầy Minh Tuệ là một hiện tượng nổi cộm đã gây xôn xao trong xã hội, trong Phật giáo, lan tỏa ra khỏi ranh giới quốc gia, một hiện tượng mà bản chất không xa lạ đối với Phật giáo và những hệ phái khổ hạnh tại Ấn, là hiện tượng cũng không hiếm tại Việt Nam từng có những vị hành cước tam bộ nhất bái, những vị khổ tu trong các am cốc núi rừng.Tóm lại, thầy Minh Tuệ là một hiện tượng đặc biệt, đặc biệt vì có những hành trạng mà ít ai làm được trong “tứ y pháp”, được cộng đồng mạng đề cao.
6/7/202400:00:00
Năm 2010 tôi về Việt Nam trong một hành trình dài từ Hà Nội đến Sài Gòn. Từ bắc đến Nam, từ phi trường đến bến xe, từ hẻm đến đường phố, bất kỳ nơi nào cũng có bầy chim cánh cụt, nhiều màu, đa số màu đen trắng, đứng từng nhóm, miệng há to, kêu lên khao khát: “Hãy cho tôi rác! Hãy cho tôi rác! Hãy cho tôi rác!” Nhìn chung quanh, dọc đường đi, đất nước tôi vẫn còn nhiều rác, nhưng với tiếng kêu thèm muốn, năn nỉ xin rác đồng loạt khắp nơi kia, chắc chắn dân tôi sẽ nghe. Bắt đầu thay đổi một thói quen phải như vậy. Lòng tôi ấm lại. Một niềm vui phập phồng. Ở đâu có sinh vật, ở đó có rác. Rác là bằng chứng có người. Người tiền sử đã biết xả rác. Xả rác là hành vi bẩm sinh. Không xả rác là hành vi tập quán. Từ hành vi bẩm sinh trở thành thói quen cho đến khi có thể thay đổi để trở thành tập quán ngược lại là một hành trình vô cùng khó khăn, vô cùng khốc liệt, không dễ gì làm được.
6/5/202407:57:00
Lúc đó, bước vào giữa ngôi làng của những người gia chủ Bà La Môn, Đức Phật chỉ nói đơn giản là hãy phát nguyện, hãy giữ hạnh nguyện xa lìa lậu hoặc và hãy “chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại tâm giải thoát, tuệ giải thoát vô lậu!” Đức Phật đã dạy như thế với các gia chủ Bà La Môn, những người chưa từng quy y và chưa biết gì về Chánh pháp.
6/3/202407:56:00
Thực ra, chúng ta không cần tới “một Phật Giáo” nào khác cho thế gian hay cho xuất thế gian, bởi vì Phật Giáo là Phật Giáo, là con đường Bát Chánh Đạo để giải thoát đã được nói rất minh bạch, không mơ hồ. Bởi vì, nếu biến thể Phật Giáo cho phù hợp với một cộng đồng nào đó, đôi khi sức sống sẽ bị nhạt màu, sẽ mất máu, sẽ trở thành một cái gì khác, rất xa lạ với Phật Giáo.
6/1/202416:07:00
Công nghệ cao là thành tựu của loài người nhưng mặt trái của nó cũng không hề nhỏ và cái hậu quả như thế nào con người cũng chưa lường hết được. Các nhà khoa học, các nhà sáng chế phát minh, các nhà hoạch định chính sách, các nhà đạo đức, làm luật, học giả… vẫn cãi cọ bất đồng ý kiến với nhau về vấn đề này. Tất cả tranh luận mà chưa có hồi kết và dĩ nhiên cũng chưa có một tiếng nói chung nào. Duy có một điều là con người không thể thành robot được! Con người là sự kết hợp của thể xác và tâm hồn, nếu con người được cấy chíp vào não để điều khiển tự động hóa, hành xử như người máy thì liệu cái giá trị nhân văn, đạo đức, tư duy, thẩm mỹ… còn là gì?
6/1/202408:42:00
Một trong những lời dạy của Tuệ Trung Thượng Sĩ thường được đời sau nhắc tới là hãy phản quan tự kỷ. Đó là pháp yếu Thiền Tông. Nghĩa là, nhìn lại chính mình. Câu hỏi chúng ta nêu ra nơi đây là, phản quan tự kỷ thế nào?
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.