Hôm nay,  

Cơ Thể Sẽ Thay Đổi Thế Nào Sau Khi ‘Nghỉ Nhậu’ Một Tháng?

17/11/202300:00:00(Xem: 3689)

nghi nhau

Nhiều người tham gia Tháng Giêng Khô Ráo (Dry January) hoặc Tháng Mười Tỉnh táo (Sober October) – chiến dịch cai rượu, bia trong một tháng – nhận thấy rằng giấc ngủ của họ được cải thiện và họ bớt âu lo hơn. (Nguồn: pixabay.com)

 
Hàng năm, trên khắp thế giới sẽ có hàng triệu người quyết tâm không động tới các loại đồ uống có cồn trong một tháng – truyền thống này bắt đầu từ Tháng Giêng Khô Ráo (Dry January) và sau này mở rộng thành nhiều nỗ lực tương tự, chẳng hạn như Tháng Mười Tỉnh Táo (Sober October). Cho dù đó là cả một chiến dịch đông đảo người tham gia, hay chỉ đơn giản là nỗ lực của một cá nhân để bớt ‘say xỉn’ lại, số lượng người tham gia ‘tháng kiêng rượu’ có vẻ như ngày càng nhiều.
 
Năm 2023, ở Anh cứ 7 người thì có một người dự định tham gia Tháng Giêng Khô Ráo. Trong khi đó, 35% người dân ở Hoa Kỳ đã cố gắng không động tới các loại đồ uống có cồn trong cả tháng Giêng năm 2022. Khi ngày càng nhiều người quyết tâm tham gia ‘tháng không cồn,’ điều này đặt ra câu hỏi: lợi ích của việc nghỉ uống rượu bia trong một tháng là gì? Và liệu một tháng có đủ dài để bắt đầu thấy được những lợi ích đó hay không?
 
Shehzad Merwat, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại UTHealth Houston cho biết: “Tác động sẽ khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào thời gian họ uống rượu.” Việc cắt giảm các loại đồ uống có cồn quanh năm suốt tháng sẽ mang lại nhiều lợi ích – và những nỗ lực như Tháng Giêng Khô Ráo có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc điều tiết thói quen uống rượu bia.
 
Rượu, bia ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?
 
Rượu, bia gây hại cho cơ thể chúng ta theo nhiều cách khác nhau. Gan là nơi chịu nhiều tác động mạnh nhất, vì đây là nơi phân hủy chất cồn sau khi chúng ta uống vào. Tuy nhiên, rượu bia cũng có những tác động phụ lên các cơ quan khác, chẳng hạn như tim mạch, đường tiêu hóa, tuyến tụy và bộ não. Các tác hại này có phạm vi rộng và thường phụ thuộc vào thời gian mà chất cồn tồn tại trong cơ thể và liều lượng mà chúng ta uống. Nồng độ cồn trong máu là yếu tố chính gây tổn thương cho các cơ quan.
 
Gan sẽ phân hủy các chất độc hại trong rượu, bia thành dạng ít độc hơn để có thể đào thải ra khỏi cơ thể. Trong quá trình này, đầu tiên cồn sẽ được phân hủy thành acetaldehyde, chất có độc tính cao và cũng là chất gây ung thư. Thông thường, acetaldehyde bị phân hủy rất nhanh; tuy nhiên, nếu quá trình này bị trì hoãn hoặc gián đoạn – do nồng độ cồn trong máu quá cao hoặc một yếu tố tiềm ẩn nào khác, chẳng hạn như thuốc cản trở quá trình chuyển hóa ở gan – thì cồn có thể tích tụ khắp cơ thể, gây ra các tổn thương.
 
Các tổn thương này có thể ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan của cơ thể, dẫn đến một số nguy cơ cho sức khỏe về lâu dài khi thường sử dụng rượu, bia, bao gồm huyết áp cao, các bệnh về tim mạch, các bệnh về gan và nguy cơ phát triển một số loại bệnh ung thư. Uống các loại đồ uống có cồn quá thường xuyên cũng có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch và làm suy giảm hoạt động bình thường của bộ não.
 
Cơ thể phục hồi sau khi uống rượu bia như thế nào?
 
Hầu hết các nghiên cứu về tác động của việc bỏ rượu bia đều tập trung vào những người nghiện nặng. Tuy nhiên, “ngay cả với những người uống ít hơn, quý vị vẫn có thể nhận ra những ảnh hưởng rõ ràng khi ngừng trong một tháng.”
 
Sau khi ngừng uống các loại đồ uống có cồn, những thay đổi sẽ bắt đầu xảy ra trong vòng vài tuần. Chẳng hạn như ở gan, nó có thể bắt đầu đảo ngược những tổn thương gây ra ở hầu hết 4 giai đoạn của bệnh gan do rượu – bắt đầu bằng sự tích tụ chất béo, sau đó tiến triển thành viêm mãn tính, dẫn đến bị tổn thương và cuối cùng dẫn đến viêm gan, xơ gan. Đối với tất cả mọi người, trừ khi là đã tới giai đoạn cuối cùng, còn lại thì gan có thể tự lành lại.
 
Gan có khả năng tái tạo rất lớn. Ba giai đoạn đầu tiên của tổn thương gan có thể hồi phục sau khi cai rượu, bia. Việc kiêng rượu, bia có thể mang lại một số lợi ích cho những người bị xơ gan, vì dù không thể đảo ngược được tình trạng, nó vẫn có thể giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh, không làm bệnh nặng thêm.
 
Ngoài những lợi ích cho gan, cai rượu cũng có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe khác.
 
Trong một nghiên cứu theo dõi 94 người nghiện rượu, bia ở mức độ vừa phải, những người đã kiêng trong một tháng có những cải thiện về tình trạng kháng insulin, huyết áp và cân nặng rõ ràng hơn so với những người không kiêng.
 
Một số lợi ích khác của việc kiêng rượu, bia bao gồm cải thiện giấc ngủ, cải thiện tâm trạng, giảm trầm cảm và lo lắng, làn da và đường ruột cũng khỏe mạnh hơn. Các loại đồ uống có cồn có thể phá vỡ thành phần vi sinh vật trong ruột, một tình trạng gọi là rối loạn sinh học và gây tổn thương cho các tế bào thành ruột, có thể khiến các chất ở trong ruột tràn vào máu.
 
Việc ngừng uống các loại đồ uống có cồn trong một tháng cũng thường sẽ giúp mọi người thấy được thói quen uống rượu, bia đang ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và tinh thần của mình, giúp họ hiểu rõ hơn về mối quan hệ của họ với rượu, bia – liệu mình có sa đà quá tầm kiểm soát hay chưa.
 
Một trong những mối quan tâm chính về nỗ lực kiêng các loại đồ uống có cồn trong một tháng là điều gì sẽ xảy ra sau khi tháng đó kết thúc? Có một mối lo ngại là sau đó một số người có thể quay trở lại uống nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, một số người tham gia Tháng Giêng Khô Ráo vẫn tiếp tục giảm mức tiêu thụ đồ uống có cồn trong những tháng sau đó.
 
Trong một cuộc khảo sát khác với 857 người tham gia Tháng Giêng Khô Ráo ở Anh, những người tham gia cũng cho biết sau khi kiêng cữ một tháng thì 6 tháng tiếp theo họ vẫn uống ít hơn.
 
Nói chung, kiêng thức uống có cồn trong một tháng sẽ mang lại một số lợi ích quan trọng cho sức khỏe — và những lợi ích này vẫn sẽ kéo dài sau khi tháng kiêng cử kết thúc.

Cung Đô biên dịch

 

Nguồn: “When you go sober for even a month, your body will change. Here’s how.” được đăng trên trang Nationalgeographic.com.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hội chứng người cứng đơ (Stiff Person Syndrome – SPS) là một căn bịnh có thể gây co thắt dữ dội và làm suy nhược các cơ, nhưng hầu hết mọi người đều không biết gì về nó mãi cho đến cuối năm ngoái, khi nữ danh ca Celine Dion công bố tình trạng bịnh của mình. Chứng rối loạn thần kinh và tự miễn dịch hiếm gặp này được cho là chỉ ảnh hưởng đến 1 hoặc 2 người trong một triệu người – và hai phần ba trong số những người bị là phụ nữ.
Người ta vẫn thường nói “You are what you eat” (Những gì bạn ăn thể hiện bạn là ai). Nhưng có lẽ sẽ đúng hơn khi nói rằng những gì chúng ta ăn sẽ khiến chúng ta có những cảm xúc gì, bởi vì những tiến bộ trong lĩnh vực dinh dưỡng tâm thần học cho thấy chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tâm thần của chúng ta.
Răng khôn là những chiếc răng hàm thứ ba nằm ở phía sau cùng trong miệng. Chúng trông giống như răng hàm thứ nhất và thứ hai, nhưng đôi khi có thể nhỏ hơn một chút. Chúng thường được gọi là răng khôn vì chúng là những chiếc răng mọc cuối cùng trong số 32 chiếc răng cố định, xuất hiện từ 17 đến 25 tuổi, khi quý vị đã trưởng thành và chững chạc hơn.
Đặng Đình Bách: Tấm gương sáng về tinh thần đoàn kết cộng đồng và câu chuyện đau buồn về sự bất công cần phải khắc phục tại Việt Nam...
Số ca nhiễm vi rút hợp bào hô hấp (RSV) gia tăng, bệnh cúm đang lây lan rộng rãi và số lượng bệnh nhân phải vào bệnh viện cấp cứu ngày càng tăng. Tốt nhất là nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân, khách khứa và gia đình quý vị. Theo một cuộc khảo sát của tổ chức vô vụ lợi KFF (trước đây gọi là Kaiser Family Foundation), một nửa người dân Hoa Kỳ dự định thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe trong mùa lễ này. Một số lo lắng về nguy cơ mắc bệnh của chính mình; những người khác muốn bảo vệ người thân vì các loại bệnh hô hấp rất dễ lây truyền.
11 năm trước, các khoa học gia Jennifer Doudna và Emmanuelle Charpentier lần đầu tiên mô tả một phương pháp mới để chỉnh sửa gen, được gọi là CRISPR, trong một bài báo khoa học. Phát hiện mới rất quan trọng và đã giúp cho hai khoa học gia đoạt giải Nobel Hóa học năm 2020: nó có thể thay đổi cách điều trị các căn bệnh di truyền. Vào ngày 8 tháng 12 năm 2023, Cơ Quan Kiểm Soát Thực-Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chính thức chuẩn thuận phương pháp điều trị đầu tiên dựa trên công nghệ này ở Hoa Kỳ.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, tình trạng buồn nôn và nôn mửa thường xảy ra trong giai đoạn ba tháng đầu của thai kỳ chủ yếu do một loại hormone gây ra. Các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện này có thể dẫn tới những phương pháp điều trị tốt hơn cho tình trạng ốm nghén, kể cả những trường hợp hiếm gặp, nguy hiểm đến tánh mạng.
Noel hay Noël có nguồn gốc từ một từ tiếng Pháp cổ, “nael”, có nghĩa là “của hoặc sinh ra vào ngày Giáng Sinh”. Tên này bắt nguồn từ sự ra đời của Chúa Giêsu, được gọi là “natalis die” có nghĩa là “ngày sinh”, sau đó được dùng trong tiếng Anh trung cổ với tên gọi "Nowel". Kể từ thời Trung cổ, theo truyền thống những đứa trẻ sinh ra trong thời kỳ Giáng Sinh đã được đặt tên Noel. Mặc dù đây là một cái tên phổ biến cho cả nam và nữ, nhưng đôi khi con gái thì được được đánh vần là Noelle. Noel đã được hát bằng tiếng Latin hoặc tiếng Pháp trong nhiều thế kỷ trước khi những người nói tiếng Anh bắt đầu sử dụng từ này để chỉ các bài hát mừng Giáng Sinh vào thế kỷ 18. Việc sử dụng noel (đánh vần là nowell) có nghĩa là "Giáng Sinh" có thể được tìm thấy trong văn bản về truyền thuyết Arthurian vào cuối thế kỷ 14, sử dụng lần đầu tiên: thế kỷ 15 – viết hoa: CHRISTMAS.
Mỗi ngày, cơ thể chúng ta đều đối mặt với rất nhiều kẻ xâm nhập tiềm ẩn, đặc biệt là trong mùa lạnh và ở những vùng khí hậu lạnh. Những vi sinh vật này, được gọi là các tác nhân gây bệnh (hay mầm bệnh), xuất hiện dưới nhiều hình thức như vi-rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm. Hệ thống miễn dịch của cơ thể thiết lập nhiều tuyến phòng thủ để chống lại chúng. Và đây là cách hệ thống đa tầng này hoạt động.
Hàng năm, người dân Hoa Kỳ mua khoảng 35 triệu đến 50 triệu cây Giáng sinh, và cũng có nhiều người mang cây Giáng sinh nhân tạo từ nhà kho ra để dùng trong mùa lễ hội. Theo các cuộc khảo sát, tổng cộng khoảng 3/4 số hộ gia đình ở Hoa Kỳ thường sở hữu một số loại cây Giáng sinh nào đó. Nhiều người thường thắc mắc loại nào thực tiễn hơn – cây thật hay cây nhân tạo? Vấn đề này gây tranh cãi khá nhiều, và câu trả lời phụ thuộc vào người được hỏi và những yếu tố được xem xét.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.