Hôm nay,  

Có Con Đường An Lạc Từng Bước Chân | ‘A Path of Peace with Every Step’

20/03/202522:53:00(Xem: 2044)

 


Ngày 11 tháng 4 năm 2025, một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra giữa lòng đô thị New York – một con đường mang tên “Thích Nhất Hạnh Way” chính thức được khánh thành. Từ đây, đoạn đường West 109th Street nối Riverside Drive đến Broadway sẽ mang tên vị Thiền sư hiền hòa từ Việt Nam, người suốt đời hướng dẫn thế giới về hơi thở, bước chân và an lạc giữa cuộc đời này.

Một hành trình lớn từ quê hương ra thế giới

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, được tăng thân và môn đồ khắp nơi trìu mến gọi là Thầy, sinh năm 1926 tại làng Thành Trung, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Xuất gia từ tuổi 16, Thầy đã sớm được biết là một tăng sĩ thông tuệ, dung dị và đầy chất thi sĩ.

Những năm 1960, giữa lúc chiến tranh Việt Nam leo thang, Thầy chọn con đường “Đạo Bụt Dấn Thân”—mang Phật Pháp ra khỏi cửa thiền, đi vào giữa cuộc đời để xoa dịu khổ đau. Trong nhiều cuộc phỏng vấn, Thầy từng nói đại ý rằng, khi bom rơi ngoài kia, ta không thể chỉ ngồi trong chùa tụng kinh. Ta phải hành động để cứu người, để xây dựng hòa bình.

“Nếu chúng ta không thể mỉm cười, thì thế giới này sẽ không có hòa bình. Không phải bằng cách xuống đường biểu tình phản đối vũ khí hạt nhân mà chúng ta có thể đem lại hòa bình. Chính bằng khả năng mỉm cười, thở vào thở ra, và tự thân là hiện thân của hòa bình, chúng ta mới thực sự xây dựng được hòa bình.” — Trích “Being Peace” (1987), Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Chính tinh thần ấy đã đưa Thầy đến Hoa Kỳ, nơi Thầy sống và giảng dạy tại Union Theological Seminary và Đại học Columbia. Những năm 1960, Thầy ở căn nhà nhỏ số 306 West 109th Street, một góc phố bình dị giữa thành phố New York nhộn nhịp. Nơi đó, Thầy vừa là một học giả, vừa là một sứ giả của hòa bình, ngày đêm cất bước vận động chấm dứt chiến tranh Việt Nam.

Cuộc vận động không mệt mỏi của Thầy đã lay động nhiều chính khách, học giả và thanh niên Mỹ lúc bấy giờ. Tiếng nói của Thầy vang đến tận Nhà Trắng. Năm 1967, Mục sư Martin Luther King Jr. đã chính thức đề cử Thầy cho Giải Nobel Hòa Bình, gọi Thầy là “Sứ giả của tình thương và sự tha thứ.”

Làng Mai – nơi gieo hạt giống bình an

Sau những năm tháng vận động hòa bình, Thầy chọn dừng chân ở vùng quê Làng Mai (Plum Village, Pháp) để gieo hạt bình an cho nhân loại. Làng Mai trở thành một trung tâm tu tập nổi tiếng thế giới, nơi hàng chục ngàn người thuộc mọi màu da, tôn giáo tìm về học hơi thở chánh niệm.

Thầy dạy đi không phải để đến, mà đi để được an lạc trên từng bước chân. Những bài pháp của Thầy giản dị, đời thường nhưng lay động hàng triệu con tim. Các tác phẩm như “Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức”, “An Lạc Từng Bước Chân”, “Giận”… đã trở thành sách gối đầu giường cho biết bao thế hệ.

Và không dừng lại ở đó, Thầy mang hơi thở chánh niệm vào trường học, bệnh viện, nhà tù, và cả các trung tâm lãnh đạo lớn nhất thế giới. Giáo lý của Thầy được các nhà khoa học, tâm lý học, và giới lãnh đạo doanh nghiệp phương Tây trân trọng và ứng dụng sâu rộng.

Sự công nhận như những biểu tượng tri thức của phương Tây

Năm 2023, Đại học Harvard—một trong những biểu tượng tri thức của nước Mỹ—khánh thành Trung tâm Chánh Niệm Thích Nhất Hạnh (Thich Nhat Hanh Center for Mindfulness in Public Health). Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, tên một Thiền sư Việt Nam được vinh danh tại ngôi trường danh giá này.

Giáo sư Howard Koh, Giám đốc Trung tâm, phát biểu:

“Thầy Thích Nhất Hạnh là một biểu tượng của chánh niệm và từ bi. Trung tâm này sẽ tiếp nối di sản của Thầy để phục vụ sức khỏe cộng đồng toàn cầu.”

Và hôm nay, thành phố New York—nơi từng ghi dấu bước chân của Thầy thuở nào—đã quyết định đặt tên đoạn đường West 109th Street thành “Thích Nhất Hạnh Way”. Đây sẽ là một sự kiện lịch sử và đầy ý nghĩa không riêng đối với cộng đồng người Việt, mà còn với hàng triệu con người yêu mến Thầy trên khắp thế giới.

Lễ khánh thành sẽ diễn ra vào thứ Sáu, ngày 11 tháng 4 năm 2025, từ 11 giờ sáng đến 4 giờ chiều (giờ New York) ngay tại ngã tư West 109th Street & Broadway, New York City. Đây chính là nơi Thầy từng sống, từng giảng dạy, từng dấn thân cho hòa bình.

Việc một con đường giữa thành phố New York—trái tim của thế giới hiện đại—mang tên Thầy là sự ghi nhận những đóng góp bền bỉ và thầm lặng của Thầy cho nhân loại. Một người Việt, một Thiền sư, một nhà thơ, một nhà hoạt động không mang theo quyền lực hay vũ khí, chỉ lặng lẽ đi qua đời bằng hơi thở, nụ cười và những bước chân tỉnh thức.

Một con đường – Một đời người

Con đường mang tên Thầy không đơn thuần chỉ là tên gọi, mà là lời nhắc nhở cho tất cả chúng ta về một nếp sống tỉnh thức giữa phố xá đông người. Trong từng viên gạch, từng hàng cây, sẽ mãi vẳng vọng câu nói quen thuộc của Thầy:

“Thở vào tôi biết tôi đang thở vào. Thở ra tôi biết tôi đang thở ra.”

Từ Việt Nam nhỏ bé, Thầy bước ra thế giới bằng đôi chân trần, mang theo hành trang duy nhất là từ bi và trí tuệ. Những nơi Thầy đi qua, chiến tranh lắng dịu, hận thù dần nguôi. Thầy chỉ mong hướng dẫn cho con người cách sống, đồng thời cho thế giới biết ngừng lại, buông bỏ và mỉm cười.

Hôm nay, di sản ấy đã được ghi dấu giữa phố thị New York bằng một con đường mang tên Thầy. Đó không phải là điểm đến, mà là một lời mời cho tất cả những ai còn bận rộn giữa cuộc đời—hãy dừng lại một chút, thở cùng đất trời, bước đi trong sự tỉnh thức và an lạc.

Một di sản sống mãi

Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch vào ngày 22 tháng 1 năm 2022 tại Tổ đình Từ Hiếu, Huế. Nhưng Thầy chưa bao giờ rời xa. Thầy vẫn còn đó, trong những mùa lá rụng, trong những buổi sớm mai, trong từng hơi thở bình yên của những ai đã từng nghe và thực tập lời Thầy dạy.

“Thích Nhất Hạnh Way” sẽ là con đường của New York, đồng thời là con đường của tất cả những ai muốn đi về phía an lạc. Một con đường không biên giới, không màu da, không tôn giáo, chỉ có tình thương và sự hiểu biết làm hành trang.

Bấy giờ, Thầy chính là một con đường—con đường dẫn ta trở về với chính mình.



***

A Path of Peace with Every Step

On April 11, 2025, a special event will take place in the heart of New York City—the official inauguration of “Thich Nhat Hanh Way”. From that day forward, the stretch of West 109th Street, connecting Riverside Drive to Broadway, will bear the name of the gentle Vietnamese Zen Master who devoted his life to teaching the world about mindful breathing, peaceful steps, and living deeply in the present moment.

A Journey from Homeland to the World

Zen Master Thich Nhat Hanh, affectionately known as “Thay” by his global community, was born in 1926 in Thanh Trung Village, Quang Dien District, Thua Thien – Hue Province, Vietnam. Ordained at the age of sixteen, Thay was soon known as a wise and humble monk, with the heart of a poet.

In the 1960s, as the Vietnam War escalated, Thay chose the path of Engaged Buddhism—bringing the Dharma out of the temple and into society to ease suffering. In several interviews, Thay shared the spirit of his commitment, saying that when bombs are falling outside, one cannot simply stay inside chanting. One must act to save lives and build peace.

“If we are not able to smile, then the world will not have peace. It is not by going out for a demonstration against nuclear missiles that we can bring about peace. It is with our capacity of smiling, breathing, and being peace that we can make peace.”

— From “Being Peace” (1987), Thich Nhat Hanh

That very spirit brought Thay to the United States, where he lived and taught at Union Theological Seminary and Columbia University. During the 1960s, Thay resided in a modest home at 306 West 109th Street, a quiet corner amidst the bustling city of New York. There, he was both a scholar and a messenger of peace, tirelessly advocating for an end to the Vietnam War.

Thay’s relentless peace efforts touched the hearts of politicians, scholars, and young Americans alike. His voice reached all the way to the White House. In 1967, Dr. Martin Luther King Jr. officially nominated Thay for the Nobel Peace Prize, calling him “an apostle of peace and nonviolence.”

Plum Village – Planting Seeds of Peace

After years of peace activism, Thay settled in the countryside of Plum Village, France, to plant seeds of peace for humankind. Plum Village grew to become a world-renowned mindfulness practice center, where tens of thousands from all walks of life and faiths came to learn mindful breathing.

Thay taught: “We walk not to arrive, but to enjoy each step along the way.”

His teachings were simple, ordinary, yet profoundly touched millions of hearts. Books such as “The Miracle of Mindfulness”, “Peace Is Every Step”, and “Anger” became beloved companions for countless readers around the world.

But Thay did not stop there. He brought mindfulness into schools, hospitals, prisons, and even major leadership centers. His teachings gained deep respect and wide application among scientists, psychologists, and business leaders throughout the West.

Recognition by Icons of Western Knowledge

In 2023, Harvard University—one of America’s most prestigious institutions—established the Thich Nhat Hanh Center for Mindfulness in Public Health. It was the first time in history that a Vietnamese Zen Master’s name was honored in such a revered academic space.

Professor Howard Koh, Director of the Center, shared:

“Thich Nhat Hanh is a symbol of mindfulness and compassion. This center will continue his legacy in serving global public health.”

And now, New York City—the very place that once witnessed Thay’s footsteps—has chosen to name West 109th Street “Thich Nhat Hanh Way”. This is a historic and meaningful event, not only for the Vietnamese community but also for millions worldwide who have been touched by Thay’s teachings.

The dedication ceremony will take place on Friday, April 11, 2025, from 11:00 AM to 4:00 PM (New York time) at the corner of West 109th Street and Broadway, New York City—the very place where Thay once lived, taught, and devoted himself to peace.

Having a street named after Thay in the heart of New York—the modern world’s beating center—is a profound recognition of his quiet yet enduring contributions to humanity. A Vietnamese monk, a poet, a peace activist—Thay walked through life carrying no weapons, no power, only his breath, his smile, and mindful steps.

A Street – A Lifetime

“Thich Nhat Hanh Way” is not merely a name, but a gentle reminder to all of us about mindful living amidst the crowded streets of life. In every brick, every tree along the way, one can almost hear Thay’s familiar words:

“Breathing in, I know I am breathing in. Breathing out, I know I am breathing out.”

From his humble roots in Vietnam, Thay stepped into the world with nothing but compassion and wisdom. Wherever he went, war quieted, hatred softened. He did not seek to change the world through force, but to guide us in truly living, in learning to pause, let go, and smile.

Today, that legacy is beautifully engraved in the streets of New York—a path named after Thay. It is not a destination, but an invitation for all of us caught in life’s busyness—to pause, breathe with the earth and sky, and walk gently with peace and mindfulness.

A Legacy That Lives On

Zen Master Thich Nhat Hanh passed away on January 22, 2022, at Tu Hieu Root Temple in Hue, Vietnam. Yet, Thay has never truly left. He is still there—in the falling leaves, in the morning light, and in every peaceful breath of those who have heard and practiced his teachings.

“Thich Nhat Hanh Way” is not just New York’s street, but a path for anyone seeking peace. A path beyond borders, race, or religion—carrying only love and understanding as our companions.

And now, Thay has become a path—a way leading us back to our true selves.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Liên tục trong tuần lễ vừa qua, tất cả các giáo xứ trên toàn thế giới đều đồng loạt cử hành Tam Nhật Thánh và cao điểm là Đại Lễ Chúa Phục Sinh. Tại Giáo phận Orange, hàng ngàn giáo dân giáo xứ Saint Barbara và Westminster đã hân hoan tham dự ba ngày thánh thiêng, quan trọng nhất của Giáo Hội Công Giáo:
Tháng tư là tháng kết thúc Cuộc chiến Việt Nam. Kết thúc không hẳn có nghĩa là chấm dứt bạo lực, thù hận, truy bức... Đó là chuyện của nửa thế kỷ trước, và có lẽ còn kéo dài trong tâm nhiều người còn sống hiện nay. Trong khi đó, thế giới chúng ta trong nhiều ngàn năm, tháng nào và ngày nào cũng có chiến tranh, chết chóc, căm thù. Vẫn đang có những cái chết hàng ngày ở Ukraine, Gaza, Myanmar và nhiều nơi khác. Bao giờ thế giới thực sự hòa bình? Đó là câu hỏi muôn đời sẽ vẫn được nêu lên, vì hình như thế giới sẽ không bao giờ ngưng chiến tranh. Tôn giáo yêu chuộng hòa bình nhất là Phật giáo, nơi giáo lý bất hại được dạy trong tất cả các kinh điển, và là giới đầu tiên cho Phật tử. Cách lý giải đôi khi khác nhau, và những lựa chọn hành động hiển nhiên là khác nhau tùy theo hoàn cảnh. Khi Vua Trần Nhân Tông và các Phật tử nhà Trần, trong đó có Tuệ Trung Thượng Sỹ, quyết định ra trận chống quân phương Bắc để bảo vệ dân tộc cũng là một lựa chọn, cân nhắc theo giáo lý nhà Phật để bảo vệ
Khi nhìn lại nửa thế kỷ Phật giáo Việt Nam hiện diện trên miền đất hứa, Hoa Kỳ, ta thấy con đường chánh niệm tỉnh thức không khởi nguồn từ một dự tính định sẵn, mà từ sự kết tinh của hoàn cảnh, của tâm nguyện và của những bước chân tìm về cõi an trú giữa bao biến động. Bởi nó như một dòng suối len lỏi qua những biến động của thời cuộc, chảy về một phương trời xa lạ, rồi hòa vào biển lớn. Từ những hạt giống gieo xuống trong lặng lẽ, rồi một ngày trổ hoa giữa lòng những đô thị phương Tây, nơi mà có lúc tưởng chừng như chỉ dành cho lý trí và khoa học, cho tốc độ và tiêu thụ, cho những bộ óc không còn kiên nhẫn với những điều mơ hồ. Nhưng rồi, giữa cái đa đoan của thế giới ấy, những lời dạy về chánh niệm, về thở và cười, về sự trở về với chính mình đã nảy mầm và lan rộng như một cơn mưa đầu hạ, làm dịu đi những khô cằn của tâm hồn.
Ngày tàn xuân thuở xưa ấy, cách nay đã 50 năm. Một cuộc đổi mới dẫn đến loạn lạc xã hội, ly tán gia đình. Máu tiếp tục đổ sau chiến tranh. Lệ nóng trào tuôn, hòa thêm vị mặn trên đại dương thống khổ. Hàng trăm nghìn gia đình bị đẩy lên những vùng ma thiêng nước độc để canh tác mưu sinh lập đời mới.
Nhiều người bi quan nghĩ rằng sau khi mình qua đời không có ai nghĩ đến mình, mình còn sống chưa chắc có người nghĩ đến mình, khi mình đau khổ, khi mình sắp chết gọi điện thoại có ai bắt máy? Đó là thái độ của người bi quan. Hãy nghĩ có người thương mình, khi mình lâm nguy, mình gọi điện thoại có người nghe máy, khi mình bệnh có người đưa mình đến bác sĩ và trên đời này mình không cô đơn.
Tại Hội Quán Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo Nam California tọa lạc tại số 2114 W Mac. Fadden Ave. vào lúc 10 giờ sáng chủ nhật ngày 23 tháng 3 năm 2025, rất đông Quan Khách, Nhân Sĩ, một số cơ quan truyền thông cùng các đồng đạo và gia đình tham dự lễ kỷ niệm 78 năm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn.
Tại khuôn viên Công Ty Dragon Construction Company số 14411 Edwards Street, Thành Phố Westminster vào lúc 11 giờ sáng Chủ Nhật ngày 16 tháng 3 năm 2025 (nhằm ngày lễ Vía Đức Quan Thế Âm ngày 17 tháng 2 năm Ất Hợi) đã tổ chức buổi tiệc chay Buffet gây qũy để tiếp tục công trình xây dựng ngôi chùa Giác Ân phần cuối. Chùa Giác Ân tọa lạc tại số 3149 E. Ave S. Palmdale, Thành Phố Palmdale CA 93550 do Ni Sư Thích Nữ Như Thủy làm Viện Chủ.
Nhật Bản là một nước Phật giáo, mà cách đây một thời gian theo thống kê của Bộ Giáo dục Nhật, những người theo Phật giáo chiếm đại đa số và đúng theo lịch sử truyền bá và phát triển, Phật giáo đến nước nào thì mang sắc thái văn hóa của nước đó. Cho nên, Phật giáo khi vào Nhật Bản cũng mang một số sắc thái riêng. Nay có tác phẩm Bồ-tát Quan Âm - Tín Ngưỡng & 50 Tượng Tuyến ở Nhật Bản của nhà nghiên cứu Bùi Chí Trung, người đã sống và làm việc lâu năm tại quốc gia này sẽ cung cấp cho chúng ta một số thông tin quý báu về những nét rất riêng của Phật giáo Nhật Bản...
Xuân đã đến và xuân sắp đi qua. Lòng buồn vời vợi theo tiếng chim kêu. Nắng ấm đôi ngày rồi lại có mưa phùn. Hàng cây trước sân tuôn những đợt hoa trắng, bàng bạc rơi theo gió, như mưa tuyết. Nhớ nhà, nhớ quê, nhớ những người bạn hiền một thời chia sẻ bao kỷ niệm buồn-vui bên cữ trà hôm-sớm.
Ban Trị sự Phật Giáo Hòa Hảo/ Miền Nam California đã tổ chức buổi tiệc Mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025, do Thanh Niên Đoàn PGHH đảm nhiệm, vào lúc 10 giờ sáng Chủ Nhật, 2 tháng 02 năm 2025, nhằm ngày mùng 5 Tết Ất Tỵ tại Hội quán PGHH, số 2114 W. Mc Fadden Ave. Santa Ana CA 92704.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.