Hôm nay,  

Phật Giáo Nichiren Đã ‘Cứu Rỗi’ Cuộc Đời Tina Turner?

02/06/202300:00:00(Xem: 2238)
Tina Turner
Tina Turner đã có duyên tu tập Phật Giáo Nichiren trong suốt 50 năm. Chính Turner cũng cho rằng nghiên cứu những giáo lý Phật Giáo và tụng niệm đã giúp bà có được sức mạnh cần thiết để ‘thay đổi đời mình.’
  
Ngày 24 tháng 5 năm 2023, Tina Turner, Nữ hoàng nhạc Rock 'N' Roll, từ giã cõi đời ở tuổi 83 tại nhà riêng ở Küsnacht, Thụy Sĩ. Truyền thông báo chí đã cùng nhìn lại và ca ngợi những cống hiến và thành tựu trong sự nghiệp của bà. Nhưng có một điều mà có thể nhiều người không biết là trong 50 năm qua, Tina Turner đã tu tập Phật Giáo, tông phái Nichiren (Nichiren Buddhism) theo tổ chức Soka Gakkai International (SGI).
 
Soka Gakkai là một tổ chức quốc tế thuộc tông phái Phật Giáo Nichiren được thành lập tại Nhật Bản vào năm 1930. Ngày nay, tổ chức này được gọi là Soka Gakkai International, hay SGI. Nhánh Phật Giáo này đã được phổ biến ở Hoa Kỳ thông qua tổ chức SGI-USA. Turner biết đến SGI-USA thông qua Valerie Bishop, nữ nhân viên làm việc cho phòng thu âm của chồng cũ của bà, nhạc sĩ Ike Turner.
 
Quá trình tu tập Phật Giáo của Turner bắt đầu từ cuộc hôn nhân đầu tiên và tiếp diễn trong suốt sự nghiệp solo của bà. Một số dự án cuối cùng trong sự nghiệp của bà được lấy cảm hứng từ đây. Đặc biệt, Tina Turner đã tìm cách mang các giáo lý Phật giáo đưa vào các cuốn sách cũng như tác phẩm âm nhạc của mình.
 
Đời sống tôn giáo của Tina Turner thuở đầu
 
Tina Turner sinh ngày 26 tháng 11 năm 1939 và lớn lên tại Nutbush, Tennessee. Gia đình bà theo đạo Tin Lành và đi lễ ở cả Nhà thờ Woodlawn Missionary Baptist và Nhà thờ Spring Hill Baptist. Đôi khi họ cũng dự lễ ở nhà thờ Black Pentecostal gần Knoxville, Tennessee.
 
Khi thực hiện nghiên cứu cho cuốn sách sắp xuất bản có tựa đề “Dancing in My Dreams: A Spiritual Biography of Tina Turner,” Ralph H. Craig III, người đã nghiên cứu sự nghiệp của những nghệ sĩ người Mỹ gốc Phi theo đạo Phật, nhận thấy những ảnh hưởng tôn giáo của Turner đã vượt ra ngoài các hình thức tôn giáo theo thể chế Afro-Protestant. Trong cuốn hồi ký “Happiness Becomes You,” Turner có mô tả sự kết nối sâu sắc, bí ẩn giữa bản thân bà với thiên nhiên. Điều này cho thấy rằng tư tưởng bà của bà tin tưởng nhiều điều huyền bí hơn so với văn hóa tôn giáo của người gốc da đen miền Nam.
 
Năm 1957, bà gặp Ike Turner, tham gia ban nhạc của ông với tư cách là giọng ca chính, và họ đã thành lập nhóm The Ike & Tina Turner Revue.
 
Cặp đôi này đã thành công trên bảng xếp hạng với các bài hát bất hủ như “A Fool in Love,” “River Deep – Mountain High,” “Proud Mary” và “Nutbush City Limits.” Mặc dù thành công trước công chúng là vậy, nhưng trong đời sống riêng tư, Ike thường xuyên bạo hành Tina Turner.
 
Bén duyên với Phật Giáo
 
Năm 1973, Turner bắt đầu theo học giáo lý đạo Phật của Phật Giáo Nichiren. Phật Giáo Nichiren là một nhánh của Phật Giáo Bắc truyền, dựa trên những lời răn dạy của Nichiren (1222-1282), tăng sĩ Phật Giáo Nhật Bản thế kỷ 13, và là một trong những trường phái Phật giáo Kamakura. Trọng tâm của Phật Giáo Nichiren tập trung vào Kinh Pháp Hoa (Lotus Sūtra: hay còn gọi là Kinh Diệu Pháp Liên Hoa), một bộ kinh của Phật Giáo Đại Thừa, với niềm tin rằng đây là giáo lý cao nhất trong tất cả những lời dạy của Đức Phật.
 
Theo tăng sĩ Nichiren, việc tụng tựa đề của bộ kinh này dưới dạng câu thần chú “Nam-myoho-renge-kyo” là cách để đánh thức tiềm năng bẩm sinh để đạt được Phật quả trong mỗi người. Hơn nữa, Nichiren còn cho rằng việc tụng niệm này sẽ có tác động sâu sắc đến xã hội bởi vì nó biến những lời dạy cao nhất của Đức Phật thành nền tảng của xã hội.
 
Phật Giáo Nichiren đã được phổ biến như thế nào?
 
Các thành viên của Soka Gakkai bắt đầu đến Hoa Kỳ vào những năm 1950. Thời gian ban đầu họ không mấy thành công trong nỗ lực truyền bá Phật giáo Nichiren ở Hoa Kỳ, bởi vì ngôn ngữ sử dụng chủ yếu chỉ là tiếng Nhật và trước đó đạo giáo cũng chỉ gói gọn trong nước Nhật. Nhưng tình hình đã thay đổi vào năm 1960, dưới sự lãnh đạo của Daisaku Ikeda, chủ tịch thứ ba của Soka Gakkai, tổ chức này đã thành lập một nhánh chính thức ở Hoa Kỳ.
 
Dưới sự hướng dẫn của ông, các tăng sĩ đã truyền bá việc tu tập cơ bản của Phật Giáo Nichiren là tụng niệm Nam-myoho-renge-kyo trước Gohonzon (Ngự Bản Tôn). Việc tụng niệm này được dạy rằng sẽ dẫn đến “cuộc cách mạng nhân tánh,” một quá trình chuyển hóa và tích lũy sức mạnh diễn ra chậm rãi bên trong mỗi người.
 
Thuở đầu, Tina Turner có vẻ như bị thu hút bởi Phật giáo SGI Nichiren về vấn đề tích lũy sức mạnh và cách mạng nhân tánh. Trong một cuộc phỏng vấn với Tạp chí Tricycle Magazine năm 2020, bà giải thích: “Khi bắt đầu nghiên cứu giáo lý Phật giáo và tụng kinh nhiều hơn, tôi nhận ra mình phải chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình, và đưa ra những lựa chọn dựa trên trí tuệ, lòng dũng cảm và lòng trắc ẩn. Sau khi tụng kinh được một thời gian, tôi bắt đầu thấy rằng sức mạnh mà tôi cần để thay đổi đời mình đã ở trong tôi rồi.”
 
Vào những năm 70, ‘thay đổi đời mình’ đồng nghĩa với việc bà quyết định tách khỏi Ike & Tina Turner Revue vào năm 1976, và ly hôn với Ike Turner vào năm 1978.
 
‘Phượng hoàng tái sinh’ nhờ SGI Nichiren Buddhism
 
Sau khi ly hôn, Turner gặp khó khăn với sự nghiệp solo một thời gian, sau đó mới nổi tiếng với album “Private Dancer” năm 1984. Tiếp theo là các album bạch kim và các chuyến lưu diễn toàn cầu luôn cháy vé. Với Turner, mỗi một thành công bà đạt được đều có bóng dáng của việc tu tập Phật Giáo.
 
Quá trình tu tập của bà được ghi lại trong hai cuốn tự truyện: cuốn đầu tiên là “I, Tina,” xuất bản năm 1986; và cuốn thứ hai là “My Love Story,” xuất bản năm 2018. Cách tu tập của bà cũng được thể hiện trong bộ phim năm 1993 “What's Love Got to Do with It?” và được thu âm trong album đa sắc tín ngưỡng năm 2009 “Beyond: Buddhist and Christian Prayers” và trên sân khấu trong vở nhạc kịch “Tina: The Tina Turner Musical.”
 
Thông qua tất cả các dự án này, Turner đã chứng minh rằng việc tu tập Phật giáo SGI Nichiren đã cứu rỗi đời bà trong suốt 50 năm qua.
 
Nguyên Hòa biên dịch
 
Nguồn: “How the practice of Nichiren Buddhism sustained Tina Turner for 50 years” của Ralph H. Craig III, được đăng trên trang Theconversation.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ý nghĩ thường dẫn đạo cho hành động và lời nói. Người ta không đơn giản làm ác, nói ác nếu trong tâm ý không có niệm ác. Do vậy cần quán sát, giữ gìn, kiểm soát từng ý nghĩ: ý niệm ác thì biết là ác, ý niệm thiện thì biết là thiện. Giữ tâm ý trong sạch là thanh lọc thiện-ác. Ác thì bỏ, thiện thì giữ. Đây là bước căn bản của chánh tư duy, chánh niệm để tiến sâu vào chánh định.
Để có phương tiện cho việc tổ chức Đại Lễ Phật Đản PL. 2568-2024 do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ và Cộng Đồng Phật Giáo Miền Nam California sẽ được tổ chức tại Công Viên Garden Grove Park, Thành Phố Garden Grove, Miền Nam California vào các ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật, 04 và 05 tháng 5 năm 2024 với Chủ Đề “Phật Giáo và Hòa Bình”
Tại Chùa Từ Ấn, 32693 Gruwell St Wildomar, CA 92595 do Thượng Tọa Thích Pháp Tánh làm Viện Chủ, TT. Cũng là Hội Phó Hội Thân Hữu Già Lam, đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng Niệm 40 năm Đại lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ viên tịch và họp mặt Thân Hữu Già Lam Lần Thứ 18 -2024, diễn ra trong hai ngày Thứ Sáu, ngày 05 và Thứ Bảy, ngày 06 tháng 4 năm 2024. Buổi lễ tưởng niệm Cúng kỵ Ôn Già Lam và Hiệp kỵ quý Thầy hội viên Hội THGL trong đó có Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, HT. Thích Thái Siêu, HT. Thích Hạnh Tuấn, HT. Thích Quảng Thanh… diễn ra vào lúc 11 giờ trưa Thứ Bảy ngày 6 tháng 4 năm 2024, tham dự buổi lễ ngoài quý chư tôn đức Tăng, chư tôn đức Ni trong hội Thân Hữu Già Lam đến từ các Tiểu Bang tại Hoa Kỳ, Âu Châu, Canada … còn có một số đông Phật tử tham dự.
Sáng Chủ Nhật ngày 31 tháng 3 năm 2024, Tu Viện Đại Bi do Ni Trưởng Thích Như Tịnh làm Viện Chủ, Ni Sư Thích Chơn Viên Trụ Trì đã long trọng tổ chức lễ an vị Tôn Tượng Thích Ca và Tôn Tượng Bồ Tát Quán Thế Âm (lộ thiện). Buổi lễ diễn ra dưới sự chứng minh, tham dự của hàng trăm chư tôn đức Tăng, Ni và đồng hương Phật tử. Điều hợp chương trình buổi lễ do Sư Cô Thông Thành, Chư tôn đức chứng minh có: Hòa Thượng Thích Nguyên Trí, HT. Thích Thiện Long, HT. Thích Minh Trí, HT. Thích Minh Mẫn, HT. Thích Minh Hồi, HT. Thích Tuệ Uy… Thượng Tọa Thích Pháp Chơn, TT. Thích Pháp Tánh, TT. Thích Minh Chánh,TT. Thích Thường Tịnh… cùng quý chư tôn đức Tăng, Ni Trưởng Thích Như Tịnh, Ni Sư Chơn Viên, NS.Nguyên Thiện, NS. Như Quang, NS. Chúc Vân, NS. Giới Định, NS Thiền Tuệ cùng quý chư tôn đức Ni đến từ các chùa và tu viện Nam California.
Trong khi ngoài đời cũng như trong đạo, nhan nhản những người hữu danh vô thực, thì bậc thượng trí nương nơi trung đạo, vượt ngoài danh vị và thực tế, vượt khỏi danh ngôn và thực tại, vượt lên ngôn ngữ tương đối và sự thật tuyệt đối, trầm lặng chứng ngộ cảnh giới bất khả tư nghì – và nơi vô trụ xứ ấy, không ngọn gió thế gian (4) nào có thể thổi tới.
Cuối năm ngoái và đầu năm nay, cộng đồng Phật Giáo Việt Nam trong và ngoài nước đã mất đi hai bậc Thạch Trụ Tòng Lâm: Đại Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan và Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ! Sự ra đi của hai Ngài không những đã để lại bao tiếc thương vô hạn trong lòng Tăng, Ni và Phật tử Việt Nam, mà còn là mất mát lớn lao cho cả Dân Tộc và Đạo Phật Việt.
“Cười với nắng một ngày sao chóng thế / Nay mùa đông, mai mùa hạ buồn chăng” (2). Không ngại chi với việc cười vui, buồn khóc theo vận hành vô thường của bốn mùa đổi thay. Trong niềm vui có nỗi buồn; trong tang tóc có niềm hy vọng, tin yêu. Người đến, rồi người đi. Người đi, rồi người sẽ về.
Ở tuổi 90, Tết đến Xuân về suy gẫm bài kệ “CáoTật Thị Chúng ”của thiền sư Mãn Giác qua bản dịch của Hòa Thượng Thích Quảng Độ tôi thấy thấm thía vô cùng về triết lý nhân sinh. Chúng ta thường vui khi Xuân về hoa nở, buồn khi Đông đến tuyết lạnh rơi rơi. Nhưng quên rằng Đông là mùa ẩn tàng sức sống cho một ngày Xuân bừng dậy: “Nếu chẳng một phen sương lạnh buốt, hoa mai đâu đến ngát mùi hương”. 90 năm trong cuộc đời thăng trầm chìm nổi, gân xương mòn mỏi, cảm thương cho những ai vẫn mong đợi một điều không thật đó là trẻ mãi không già, sống hoài không chết. Già bệnh không hẹn với ai vẫn mà cứ đến, từ đó bao ưu bi, khổ não kết hợp gió bụi thời gian làm cho chúng ta da nhăn, tóc bạc thuận chiều theo triết lý duyên sinh.
Tại Chùa Bát Nhã số 4171 W 1St Santa Ana nơi đặt trụ sở Văn Phòng Thường Trực Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ (GHPGVNTNHK) đã long trọng tổ chức tang lễ cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan, Tăng Trưởng Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương Viện Tăng Thống, GHPGVNTN; Trưởng Ban Điều Hợp Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại; Chánh Văn Phòng Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNTNHK, Chứng Minh Hội Đồng Hoằng Pháp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã viên tịch vào lúc 6 giờ 50 phút sáng Thứ Năm, 25 Tháng Giêng (nhằm ngày Rằm Tháng Chạp năm Quý Mão), tại California, Hoa Kỳ, trụ thế 97 năm, 72 hạ lạp.
Bồ-đề-đạo-tràng, Ấn độ, vào cuối năm 2023 và đầu năm 2024 rất rộn rịp với nhiều sự kiện Phật giáo quan trọng như Đức Đạt Lai Lạt Ma về thuyết giảng ba tuần (từ ngày 29/12/2023-20/01/2024), Lễ Vía Phật Thích Ca Thành Đạo (do Hội Công Đức Phật Giáo Thế Giới, World Buddhist Merit Society, tổ chức tại Bồ-đề-đạo-tràng vào ngày 17/01/2024) và Hội Trùng Tụng Tam Tạng Pali (tại Bồ-đề-đạo-tràng, ngày 2-12/12/2023).