Hôm nay,  

Giới Thiệu: Du Tử Lê Toàn Tập – Bộ 4 Tập

30/11/202022:27:00(Xem: 4073)

 


blank

Với tôi, nhà thơ Du Tử Lê luôn luôn là một kho tàng bí ẩn của thi ca. Tôi nghiệm ra rằng, mỗi lần đọc anh, tôi lại thấy những cảm xúc mới. Và rất nhiều khi, phải gọi là bất khả tư nghì -- nghĩa là, thấy thơ hay mà nghĩ hoài không minh bạch và tận tường ý tứ.
 

Thí dụ, như bài thơ nhan đề "ai nhớ ngàn năm một ngón tay" in nơi các trang 91-93 trong Tập 2 của "Du Tử Lê Thơ Toàn Tập"... Đây là một trong nhiều bài thơ tôi ưa thích đặc biệt.
 

Tôi suy nghĩ, tại sao "ngàn năm"? Chữ này trong văn học cổ có thể là một cách nói tới cái gì rất là thời gian bất tận. Tại sao là "một ngón tay"? Hai khái niệm có vẻ không ăn nhập gì với nhau. Giữa một cái rất là trường tồn, kiên cố như ngàn năm, với một cái rất là mong manh của đời người như ngón tay, có một liên kết thi ca nào chăng? Lại thêm hình ảnh "ai nhớ" nữa... Tự nhiên đọc nhan đề là tôi đã thấy có một màn sương khói trên giấy. Chưa hiểu nổi, nhưng thấy có chất thơ hiển lộ.
 

Bài này gồm 10 đoạn, mỗi đoạn 4 câu thơ 7 chữ. Ngay câu đầu đã thấy dị thường:
 

tháng tư tôi đen rừng chưa khóc
mưa vẫn chờ tôi ở cuối khuya
có môi chưa nói lời gian dối
và mắt chưa buồn như mộ bia
 

Chữ "đen" trong câu đầu là khá bí ẩn với tôi. Nhưng nó có sức mạnh làm dòng đọc tự nhiên chậm lại, và rồi thấy chất thơ trong những hình ảnh: rừng chưa khóc, mưa vẫn chờ tôi, môi chưa nói lời gian dối và mắt chưa buồn như mộ bia...
 

Không chỉ dùng chữ gợi cho suy nghĩ, nhiều hình ảnh Du Tử Lê đưa ra cũng có khi khó hiểu.

Thí dụ như câu cuối đoạn thơ thứ 2:

.

bước chân ai dưới tàng phong úa
mà tiếng giày rơi như suối reo...
 

Tại  sao giày rơi? Hình ảnh giày rơi rất mực kỳ lạ, cho thấy hình như chân không còn dính vào giày... vậy mà rất mực thơ mộng.

Trong đoạn cuối của bài thơ này, là 2 câu hỏi Du Tử Lê đưa ra:
 

mai kia sống với vầng trăng ấy
người có còn thương một bóng cây?
góc phố đèn treo đôi mắt bão
ai nhớ ngàn năm một ngón tay?
 

Có những lúc Du Tử Lê làm những câu thơ rất buồn... Như bài thơ ngắn, nhan đề "cho chuyến đi kế tiếp,"  nơi trang 442 của Tập 4. Tất cả các chữ trong bài thơ đều đơn sơ, nêu lên một sự thật trần trụi về cuộc đời. Bài thơ như sau:

.

cho chuyến đi kế tiếp,
 

rồi tôi sẽ xuống tàu.
cho chuyến đi kế tiếp.
xin người chớ buồn lâu
trăng lúc tròn, lúc khuyết.
.
biển lúc đầy, lúc vơi.
cuối cùng ai không chết?!!

.

Có thể nói ngắn gọn gì về  "Du Tử Lê: Thơ Toàn Tập" Trọn bộ 4 tập? Có thể nói rằng Du Tử Lê Thơ Toàn Tập là một tượng đài thi ca, nơi chúng ta có thể đọc mỗi ngày một chút và sẽ thấy mỗi ngày một cảm xúc mới.
 

Nói về ảnh hưởng quốc tế, có lẽ Du Tử Lê nổi bật nhất trong thế hệ của anh. Theo Bách Khoa Tự Điển Wikipedia, Du Tử Lê được phỏng vấn và có thơ đăng trên hai nhật báo lớn của Hoa Kỳ: Los Angeles Times (1983) và New York Times (1996).

Trong khi đó, thơ Du Tử Lê cũng đã và đang được đưa vào giảng dạy, làm tài liệu nghiên cứu, đọc thêm tại một số trường đại học Hoa Kỳ và châu Âu.

Năm 1998, nhà xuất bản W. W. Norton, New York đã chọn Du Tử Lê vào một trong năm tác giả Việt Nam để in vào phần "Thế kỷ 20: thi ca Việt Nam" khi tái bản tuyển tập World Poetry An Anthology of Verse From Antiquity to Our Present Time (Tuyển tập Thi ca thế giới từ xưa đến nay).

Trong cuốn Understanding Vietnam, tác giả, giáo sư Neil L. Jamieson đã chọn dịch một bài thơ của Du Tử Lê viết từ năm 1964. Cuốn sách này sau trở thành tài liệu giáo khoa, dùng để giảng dạy tại các đại học Berkeley, UCLA, và Cambridge, London.

.

HT Productions đã xuất bản bộ sách "Du Tử Lê: Thơ Toàn Tập" Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang với ấn phí mỗi tập là $25.00.

Trong 4 tập có chân dung Du Tử Lê qua nét vẽ các họa sĩ: Tạ Tỵ, Đinh Cường, Duy Thanh, Ngọc Dũng. Thiết kế bìa là Đinh Trường Chinh.

Độc giả có thể tìm mua trên mạng Barnes & Noble:
.

Tập 1: https://bn.com/s/9781943101115

Tập 2: https://bn.com/s/9781943101122

Tập 3: https://bn.com/s/9781943101139

Tập 4: https://bn.com/s/9781943101146

.



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nữ sĩ Linh Bảo kỷ niệm sinh nhật 98 tuổi hôm chủ nhật April 14, 2024 và vừa mất sáng sớm hôm qua, April 22, 2024 tại tư gia ở Westminster, nam Cali...
Chiều thứ Bảy, 13/4/2024, tại hội trường Nhật báo Người Việt, Quận Cam, đã có một sự kiện văn học đáng chú ý. Đó là buổi Ra Mắt Sách (RMS) của nhà văn Đặng Thơ Thơ với cuốn tiểu thuyết mới nhất của chị, “Ai”...
Nhà văn, nhà thơ Viên Linh (1938-2024) vừa ra đi. Ông tên thật là Nguyễn Nam, sinh ngày 20/1/1938 tại Hà Nam, từ trần ngày 28/3/2024 tại Virginia, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi. Bài viết này để đưa tiễn nhà thơ Viên Linh, người mà tôi hân hạnh có nhiều năm thân cận tại Quận Cam, California. Tôi thuộc thế hệ sau nhà thơ Viên Linh rất xa, nên những gì biết và tương tác với nhà thơ chỉ là một góc nhìn. Tôi hân hạnh được gọi nhà thơ Viên Linh là "anh" theo thói quen giao tiếp trong giới văn nghệ, cũng như tôi đã gọi anh Mai Thảo, anh Nhật Tiến, anh Nguyễn Mộng Giác, anh Trần Dạ Từ, chị Nhã Ca... trong những buổi gặp nhau ở Quận Cam. Thật sự họ cách biệt tôi rất nhiều, vì họ đã hiện ra như các ngọn núi huyền thoại của văn học Miền Nam trước 1975. Và tôi đã có cơ duyên làm người bạn trẻ của họ. Và cũng là người viết các bản tin về họ, vì tôi phụ trách mục tin tức trên tờ Việt Báo. Trong các bài viết hay bản tin trước giờ về Viên Linh, đôi khi tôi gọi Viên Linh là anh, đôi khi gọi là ông.
Nhà thơ Viên Linh ra đi trong Tháng Ba, nhưng tang lễ của ông diễn ra trong Tháng Tư. Ừ nhỉ, Tháng Tư! Bây giờ đã bước vào Tháng Tư. Tháng Tư đối với người Việt Nam chứa đầy ký ức thương đau! Đất nước thay ngôi đổi chủ. Hàng hàng lớp lớp người bị đẩy vào các ngục tù khổ sai trên khắp nước. Hàng triệu người bị đuổi khỏi nhà cửa vườn tược để đi tới những “vùng kinh tế mới” xa xôi, lạ hoắc, những nơi “khỉ ho cò gáy.” Hàng trăm ngàn người bỏ nước ra đi, lên núi, xuống biển để tìm lẽ sống trong cái chết bi hùng! Đúng như nhà thơ Viên Linh đã viết, “Tháng tư máu chảy một trời sương tan.”
Cùng một thời điểm làm “Thơ Tình”với Đinh Hùng và Vũ Hoàng Chương, nhưng có một cái gì rất khác với hai thi sĩ này. Thanh Tâm Tuyền mở ra cho chúng ta một trang Thơ Tình rất lạ, rất khác, rất kén độc giả nhưng vô cùng quyến rũ. Nhân kỷ niệm ngày qua đời của Thi Sĩ Thanh Tâm Tuyền, tôi muốn nói về 2 bài Thơ trong số những bài Thơ tôi yêu thích của Thanh Tâm Tuyền...
Vòng Tay Học Trò là tác phẩm tiêu biểu của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng, được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa năm 1964. Tác phẩm được công chúng nồng nhiệt đón nhận và theo đó cũng hứng nhiều luồng ý kiến khác nhau, càng làm cho tác phẩm nổi tiếng hơn. Chính vì vậy, từ khi xuất hiện, tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận trong giới chuyên môn và công chúng độc giả. Hàng chục năm sau, lúc chúng tôi còn nhỏ, chưa đọc tác phẩm đã thuộc tựa đề vì Vòng Tay Học Trò gắn liền với tên tuổi tác giả. Nói đến Nguyễn Thị Hoàng người ta nhớ đến Vòng Tay Học Trò...
Nhà sư, nhà thơ, nhà thư pháp Thích Nhuận Tâm cho biết sau khi thầy hoàn tất Lớp hướng dẫn thư pháp tại Huntington Beach, California cuối tuần này, Thầy sẽ bay sang Houston, Texas để sẽ hướng dẫn một lớp thư pháp dự kiến sẽ mở ra tại Tịnh Xá An Nhiên ở Houston.
Bài thơ Lời tình buồn được nhạc sĩ Vũ Thành An phổ nhạc năm 1967, khi nhạc sĩ và thi sĩ Chu Trầm Nguyên Minh cùng đang theo học lớp Sĩ quan tại quân trường Lam Sơn, Đồng Đế, đến nay đã trở thành một trong những ca khúc vượt thời gian, được thể hiện qua những giọng ca: Tuấn Ngọc, Khánh Ly, Bằng Kiều…
Trong một bối cảnh đất nước nhiễu nhương, hỗn loạn, nhà văn thường đóng một vai trò quan trọng bằng cách sử dụng ngôn từ của mình để phản ánh, phê bình, truyền cảm hứng và đôi khi thậm chí thách thức hiện trạng. Trong suốt chiều dài lịch sử, nhà văn phản ứng với những biến động khác nhau, cho dù đó là xã hội, chính trị hay văn hóa...
Tết và Xuân, Xuân và Tết, thời điểm kỳ lạ trong một năm. Vừa trông chờ vừa mong đừng đến. Vừa lưu luyến rét đông vừa háo hức xuân ấm. Vừa khép kín đoàn tụ gia đình vừa chan hoà xôn xao lễ hội. Vừa lặng lẽ hoài niệm chuyện riêng tư vừa hân hoan cùng nhau “nâng chén ta chúc nơi nơi”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.