Hôm nay,  

Con Bệnh

29/05/202000:00:00(Xem: 2570)
CON-BENH
Cậu chủ sốt vất váng nằm vật vạ ra đấy, đầu nhức như búa bổ, mình mẩy đau như dần, cổ họng khô rát, trong huyết quản dường như máu sôi lửa đốt… Thuốc đã uống mấy liều nhưng thuyên giảm chẳng bao nhiêu, hễ hết thuốc thì sốt trở laị, chườm nước đá, chà chanh làm đủ kiểu ngoại phương cũng không ăn thua gì. Mẹ cậu thúc giục:
 
 - Con đi bác sĩ xem sao, xét nghiệm thử có bệnh gì nghiêm trọng không? lẽ nào cảm sốt thông thường mà lâu thế?
 
 Cậu chủ dạ cho qua chuyện rồi uống thêm liều thuốc nữa nằm thiêm thiếp mơ màng

 Đám tiểu yêu ngông cuồng rông rỡ, chúng chạy rần rần khắp nơi, cắn xé hò hét inh ỏi. Bọn chúng hình thù quái dị, đứa thì gai góc tua tủa như con nhím biển, đứa thì vô số xúc tua trên thân như bạch tuộc, đứa thì tròn lẳn và trên thân đầy giác bám như núm cao su… Chúng chạy ngược xuôi loạn xạ, dường như chẳng có đầu lĩnh, chúng nó làm bất cứ gì chúng muốn, chỉ cần một đứa kêu thì cả bọn rần rần ùa theo. Ban đầu chúng từ bên ngoài, nhân lúc cậu chủ sơ ý thế là bọn chúng nhập vào và ra sức tung hoành. Một đứa trong bọn kêu:
 
 - Anh em ơi, chúng ta phải tấn công vào phổi hắn, làm cho hắn ta không thở được thì chúng ta mới hạ gục được!
 
 Cả bọn rùng rùng kéo vào phổi, các chiến binh bạch cầu bảo vệ cậu chủ núng thế, chúng tiêu diệt nháy mắt. Nhập vào phổi rồi chúng rúc rỉa, đục khoét lá phổi, mỗi nhát cắn của chúng là những cơn ho rũ rượi của cậu chủ. Bọn chúng rúc rỉa cuồng điên, bất ngờ chúng gặp một binh đoàn kháng thể từ ngoài đưa vào, những kháng thể từ liều thuốc của cậu chủ uống. Bọn chúng khựng laị một tí nhưng rồi ỷ mạnh và đông, chúng tràn lên nhưng những kháng thể quá mạnh,  một số bỏ mạng, một số núng thế, bọn chúng rút lui trốn thật sâu trong ngóc ngách phổi và các phần tạng khác. Binh đoàn kháng thể tiêu diệt bọn virus kia đã giúp cậu chủ dứt cơn ho, sốt hạ xuống, giấc ngủ êm hơn những ngày qua. Tiếc là thời hạn các kháng thể yếu dần. Bọn tiểu yêu lập tức tái nhóm, chúng sinh sôi thật nhanh, cho ra những biến thể mới kháng laị các kháng thể thuốc. Những phiên bản virus mới còn ghê gớm hơn loại đời đầu, chúng lập tức lan toả khắp thân thể. Một đứa trong bọn kêu gào:
 
 - Anh em ơi, chúng ta phải xâm nhập vào tim và não hắn, đấy là hai cơ quan nội tạng quan trọng. Từ tim sẽ khống chế toàn bộ cơ thể, từ não làm hắn ta tê liệt!
 
 Cả bọn nhảy cẩng lên:
 
 - Đúng thế! phải tấn công tim và não hắn ta!
 
 Đám tiểu yêu virus nhảy nhót nhe nanh muá vuốt, chúng khạc nhổ phóng uế bừa bãi vừa cắn xé những tế bào bên cạnh chúng. Chúng chia hai hướng tiến vào tim và não cậu chủ. Cậu chủ lên cơn sốt trở laị, nằm mê man hầu như không nhận biết được chung quanh. Mẹ cậu chủ gọi cấp cứu đưa vào nhà thương. Bác sĩ lập tức truyền dịch, cho thở bằng máy trợ hô hấp, chích thuốc hạ sốt và lấy máu, mô đi xét nghiệm lập tức. Bác sĩ điều trị lẩm bẩm:
 
 - Thật lạ quá, loaị virus này chưa từng thấy bao giờ, không biết y văn có ghi nhận chưa? Tôi đã điều trị hàng trăm ca viêm phổi nhưng chưa hề thấy trường hợp naò như trường hợp này. Phổi cậu ta bị virus phá huỷ, tim, não cũng suy. Chẳng có thứ thuốc nào trị được lũ virus này, chúng laị sản sinh và phát tán cực nhanh.
 
 Vị bác sĩ ấy lập tức báo cáo với trưởng khoa, viện chủ và các đồng nghiệp. Nào ngờ vị bác sĩ ấy bị các giới chức an ninh kêu lên cảnh cáo và đe nẹt:
 
 - Cậu phải lập tức bỏ ngay cái ý nghĩ của cậu, chẳng có virus lạ nào cả, đó cũng chỉ là viêm phổi thông thường mà thôi. Cậu mà còn nói nữa thì cậu sẽ biết chuyện gì xảy ra chứ? cậu thiếu lập trường quan điểm laị có tư tưởng hữu khuynh, cậu đang bôi xấu chính quyền. Cậu làm lợi cho thế lực thù địch, bọn chúng sẽ dùng báo cáo của cậu để phá hoại chính sách của nhà nước ta. Từ hôm nay cậu không được đưa tin cho bất cứ ai!
 
 Kiểm điểm và đe nẹt xong, họ cho người lập tức hủy hết các báo cáo và những bằng chứng về loại virus lạ ấy. Các bác sĩ khác không còn ai dám nói gì, có người cũng không hề hay biết là virus lạ và có cuộc phê bình vị bác sĩ kia. Nhà cầm quyền lập tức cử một nữ tướng đến thành phố và hạ lệnh cho bệnh viện:
 
 - Những bệnh nhân có dấu hiệu giống cậu chủ đều phải ghi là viêm phổi thông thường.
 Ngày thứ mười thì bọn tiểu yêu virus hoàn toàn làm chủ, hai lá phổi cậu chủ hư hỏng hoàn toàn, cậu chủ thở bằng máy trợ thở và không còn cơ hội phục hồi. Đám tiểu yêu virus giờ thì mạnh đến độ không còn khống chế được nữa. Bạch cầu và các kháng thể như những con dê đối đầu cọp đói.
 
 Cậu chủ qua đời, mẹ cậu chủ và bạn bè giao tiếp với cậu cũng đổ bệnh và những dấu hiệu cũng y như cậu ta, những người lạ vô tình tiếp xúc với mẹ cậu ta, bạn cậu ta cũng dính bệnh như cậu. Vài tuần sau thì số người bị bệnh giống cậu không còn đếm nổi, bệnh viện không còn chỗ, người bệnh và người chết la liệt, các lò thiêu hoạt động hết công sức, cả ngày lẫn đêm. Vị bác sĩ điều trị cho cậu ta cũng lây bệnh và ra đi theo cậu ta, một cái chết lặng im trong muôn ngàn cái chết. Có những người biết chuyện, muốn vinh danh vị bác sĩ nọ, vì đã có công phát hiện và cảnh báo về loài virus nguy hiểm này, tiếc thay ý định tốt đẹp vừa khởi lên thì bị dập ngay. Một khẩu lệnh ban xuống:
 
 - Cấm ngặt việc tưởng niệm, ông bác sĩ ấy cũng như mọi bác sĩ khác, chẳng có virus lạ nào cả. Kẻ nào lợi dụng vụ việc để bôi xấu nhà cầm quyền sẽ bị trừng phạt!
 
 Khẩu lệnh ban ra cùng với khẩu hiệu được vẽ khắp nơi:” Mở miệng đập gãy răng, ra đường đập gãy chân”, “ Mỗi con bệnh ở thành phố này là một quả bom nổ chậm”, “ Chống dịch như chống giặc”…
 
 Bấy giờ đám tiểu yêu virus đó được người ta ban cho nó những cái tên thật kêu: Coronavirus, Covid-19… Đám tiểu yêu virus ấy trở thành đám kiêu binh loạn tướng. Chúng theo chân người du lịch, di dân, bọn khách về quê rồi quay trở laị….mang virus khắp bốn phương. Ở vùng đất mới, bọn ngoại kiều về quê khi trở laị mang chúng theo và bọn chúng lập tức hoành hành, chẳng mấy chốc ở đấy trở thành ổ dịch lớn nhất thiên hạ, sau khi chúng hoành hành ở Wuhan, Lombardy, Roma, Tehran, Paris, New York… Bọn chúng che giấu quốc tịch và nguồn gốc của chúng. Thế giới hoàn toàn mù mờ về chúng, vì thế mà chẳng có cách nào điều trị cho hiệu quả, chẳng có thứ thuốc nào ngăn ngừa và cũng chẳng có dữ liệu nào để chế thuốc diệt chúng. Bản thân bọn chúng biết chúng từ đâu nhưng chúng ngậm miệng ăn tiền, tuyệt nhiên chẳng hé lộ chi cả. Người của chúng laị tung ra nhiều tin giả, những thuyết âm mưu nhằm che đậy sự thật nhằm tránh sự lên án của thiên hạ, đồng thời để trục lợi từ cơn dịch.
 
 Có người phẫn nộ thì chúng úp mở:
 
 - Bọn tớ từ món soup dơi!
 
 Người ta hặc lại:
 
 - Dơi cũng được nhiều nơi ăn, sao Virus chỉ có ở Wuhan?
 
 Chúng cười cười:
 
 - Chúng tớ từ động vật hoang dã, từ chợ hải sản.
 
 Thiên hạ nổi đoá:
 
 - Động vật hoang và chợ hải sản có khắp nơi, cớ sao chỉ ở Wuhan mới có virus này?
 
 Bây giờ chúng cười gằn:
 
 - Chúng tớ từ thuyết âm mưu, từ phòng sinh hoá Wu Han, từ âm mưu tàn độc của Tập đaị ca…nhưng các người chẳng làm được gì chúng tớ đâu!
 
 Bọn virus hoành hành khắp thế gian như chốn không người, chúng đặc biệt thích những thành đô lớn và những trung tâm dưỡng lão…Có một điều khá lạ lùng trong cơn đaị dịch này làm thiên hạ phải nghĩ laị, phải tính tới. Có quốc độ nọ nằm sát ổ dịch Wu Han nhưng bọn virus không hề tấn công nổi, mặc dù xứ ấy mở toang cửa đón người từ xứ dịch đến chơi hoặc làm gì đấy thì cũng chẳng ai biết. Xứ ấy có vài trăm mống bệnh nhưng đều là người từ ngoài vào hoặc là kẻ đi ra ngoài mang bệnh mà về, không hề có người bị bệnh từ địa phương và cũng không có lây lan trong cộnng đồng. Có nhiều lý giải nhưng chẳng có lời nào đủ sức thuyết phục, tỷ như: Người xứ ấy có nhiều phước nên không dính dịch, người xứ ấy có kháng thể miễn dịch trong người, cũng có kẻ tung thuyết âm mưu: “Người xứ ấy ăn ở dơ dáy đã lâu nên loài virus Corona kia cũng không nhằm nhò gì.”
 
 Cơn dịch ngày càng nặng nề,mọi người phải ẩn trốn trong nhà, mọi việc đình trệ và ngừng hết. Các nhà khoa học ngày đêm chạy đua chế thuốc nhưng chẳng có bất cứ dấu hiệu tốt đẹp nào. Thiên hạ bất ngờ khi nghe tin tông tông xứ tân thế giới bảo người ta:
 
 - Hãy dùng thuốc sốt rét để trị bọn Coronavirus kia.
 
 Thiên hạ nửa tin nửa ngờ, bọn virus thì cười nắc nẻ:
 
 - Cứ xài thuốc sốt rét thoải mái nhé người anh em!
 
 Người bệnh vẫn tăng, người chết vẫn cứ chết. Virus càng cười thì người chết càng nhiều, bất thần tông tông xứ tân thế giới laị khuyên:
 
 - Uống Lysol, hoặc đưa chất tẩy trùng vaò cơ thể để diệt virus.
 
 Lần này thì bọn virus covid-19 cười sặc sụa luôn, loài người vẫn hoang man lo sợ, các nhà khoa học loay hoay lo chế thuốc, các nhà chính trị ngày đêm chế thêm thuyết âm mưu mới, nhà sản xuất giấy, xà bông, khẩu trang, thuốc sát trùng thì hốt bạc lời to…riêng quê hương của loài tiểu yêu virus ấy thì vẫn hung hăng với chiến dịch” ngoại giao chiến lang” ra sức đổ thừa người này người kia, mạ lị chửi bới không chừa một ai, vừa lợi dụng thiên hạ ra sức chống dịch thì quậy biển đông, âm mưu độc chiếm để độc bá xưng hùng. Thế giới vẫn loay hoay chống dịch và cũng chẳng biết xử lý thế nào với lũ chiến lang kia.
 
Tiểu Lục Thần Phong
Ất Lăng thành, 5/2020

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nếu tiểu thuyết là một cuốn phim, truyện ngắn là những đoạn video, truyện chớp là những hình chụp độc đáo. Cả ba thể loại đều mang đến ưu điểm bày tỏ những điều hay, những mẩu đẹp của nhân loại. Thử nghĩ, nếu bạn đọc 50 truyện thế giới, rồi 100 truyện, rồi 1000 truyện, chắc chắn sự nhận xét và định giá của bạn về văn học, văn chương toàn cầu và Việt Nam sẽ sâu sắc, thuyết phục hơn. Những hiểu biết của bạn về các sắc tộc sẽ dày và rộng, nhưng trên hết là sự cảm thông những khác biệt, những tốt xấu của con người và của chính bản thân. Sự cảm thông cần thiết hơn cả bác ái, từ bi.
Như gã nghèo trong thí dụ của phẩm Ngũ Bách Đệ Tử Thọ Ký của kinh Pháp Hoa, cứ đi lang thang từ nơi này đến nơi khác để tìm kế sinh nhai mà không hề hay biết rằng ở trong chéo áo của mình vốn có một viên ngọc quý, giá đáng liên thành. Cũng vậy, con người lăn lóc trong ba cõi sáu đường, tạo nghiệp, thọ khổ vẫn không hề hay biết rằng mình vốn có khả tính giác ngộ và giải thoát.
Trong tuyển tập "Đành lòng sống trong phòng đợi của lịch sử" nhà văn Cung Tích Biền đã cảm nhận đời mình là "đời hoa sương cỏ" và ông đang đi cho hết một đời hoa sương mỏng manh, bé nhỏ ấy.
Kieu Chinh is an unusual woman who has lived what seems like five different lives. She survives as a poignant witness, an experiencer of the turbulence of our most controversial time... I salute her as a true and noble friend. – ALISON LESLIE GOLD, author
TQBT 59, số Tưởng Niệm Phùng Thăng với các bài viết của Trần Hoài Thư, Thái Kim Lan, Phạm Văn Nhàn, Phay Van, Thinh Văn, Đào Anh Dũng, Trần Văn Nam… THT và Nguyễn Lệ Uyên phỏng vấn những cây bút nói về Phùng Thăng: Nguyễn Vy Khanh, Khuất Đẩu, Diệu Hoa. Văn liệu sưu tầm trích từ bản dịch của Phúng Khánh và Phùng Thăng. Thơ của Trần Xuân Kiêm, Nguyễn Đức Sơn, Huy Tưởng, Đinh Cường, Trần Thị Nguyệt Mai…
Nhà văn Cung Tích Biền hôm Thứ Bảy 16/10/2021 đã thực hiện buổi ra mắt sách tại quán Café & Té, Fountain Valley, với tham dự của nhiều văn nghệ sĩ. Nhà văn Đặng Thơ Thơ trong lời giới thiệu nói rằng buổi ra mắt sách này cũng là tròn kỷ niệm 65 năm viết văn, và là tròn 55 viết văn với bút hiệu Cung Tích Biền. Hiện diện trong buổi ra mắt sách có nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà báo, ca sĩ, họa sĩ… trong đó có: Nhã Ca, Phạm Phú Minh, Trịnh Y Thư, Trịnh Thanh Thủy, Vương Trùng Dương, Nguyễn Thanh Huy, Đặng Thơ Thơ, Paulina Dam, ca sĩ Thu Vàng, Thân Trọng Mẫn, Đặng Phú Phong, Lê Giang Trần, Phạm Quốc Bảo, Bùi Vĩnh Phúc, Nguyễn Đình Thuần và phu nhân, Mai Tất Đắc và phu nhân, Lê Phước Bốn, Nguyễn Hà và phu nhân… Cùng nổi bật trong buổi ra mắt sách là phu nhân của nhà văn Cung Tích Biền. Người sắp xếp, mệt nhọc nhất trong buổi ra mắt sách này là chị Hoàng Thi Kim, phu nhân của nhà văn, cũng là người mà nhà văn Cung Tích Biền từng ghi nhận rằng: “Từ năm 2000 đến nay Hoàng Thị ăn
Thi sĩ Trụ Vũ nói, vì tôi vô ngã nên cái tự ngã của tôi nằm ngủ im re một giấc miên trường, dài hơn cả ngàn năm - khỏi cần ru hát ầu ơ ví dầu…Vì tôi vô ngã nên tự ngã bay bổng, tỏa hương (trầm hương). Tôi tuy hiện hữu đó nhưng tôi bình yên, tôi thong dong, tôi tự tại! Ở đây cũng cần lưu ý thêm một điểm vô cùng quan trọng để tránh đi lạc về sau. Vô ngã hoàn toàn không hàm ý rằng "ta không có ngã" (tức là thuyết đoạn diệt). Hai lãnh vực tư duy này khác nhau như đen và trắng, như mặt trời và mặt trăng. Nó cũng sai lầm hệt như chấp rằng "ta có ngã" (thuyết trường tồn). Cả hai quan niệm vừa nêu ấy đều vẫn còn trói buộc trong ý tưởng sai lầm "có cái ta". Phải quán chiếu, phải tư duy sự vật như chính sự vật ấy, mới là thái độ đúng đắn.
Không quá phức tạp nhưng đủ để người đọc suy gẫm. Bài Headfirst chỉ là một ví dụ ngắn, dọc theo những trang sách trong tập thơ Night Sky with Exit Wounds, người đọc sẽ tìm thấy rất nhiều những ý nghĩ thâm trầm, những tứ thơ tự sáng nổi bật, không chỉ gây thích thú mà còn tạo ra những suy tư và nghi vấn về bản thân trong đời sống lưu vong.
Hai phẩm cách đáng kể nhất của một nhà văn là ngôn ngữ và sự tưởng tượng. Nhà văn Trần Vũ – qua tập truyện Phép tính của một nho sĩ (Công ty sách Nhã Nam liên kết với nhà xuất bản Hội Nhà Văn xuất bản, 2019) – hình như có cả hai. Đây không phải là cuốn sách sáng tác theo công thức có sẵn, kể lể một câu chuyện mà người đọc chưa đọc hết mươi dòng đầu đã biết tác giả muốn nói gì, kết cục ra sao. Nó không phải là cuốn sách đọc qua là quên ngay, chẳng lưu lại trong bộ nhớ người đọc được vài sát-na. Nó khó khăn bắt người đọc trăn trở cùng nó, cùng chiêm nghiệm những góc cạnh đầy gai nhọn nhức nhối từ lịch sử đến siêu hình; từ bản thể đến bản nguyên con người; từ dục vọng thấp hèn đến lý tưởng cao vợi. Nó là cuốn sách đầy cá tính – You either hate it or love it, there is no midway here, no equidistance – để từ đó, hiển lộ một tính cách khai phá cực đoan hiếm thấy trong ngôi nhà văn chương Việt Nam. Những truyện ngắn của Trần Vũ trong tập truyện, tác giả viết không phải để làm cái gì phải đạo,
Trong những gì tôi được đọc và được nghe kể, hình như nhà thơ Bùi Giáng không còn tham sân si, hay nếu còn, thì rất là ít. Không rõ có ai chứng kiến lúc nào Bùi Giáng khởi tâm tham sân si hay không. Rất nhiều người đã thân cận, đã chứng kiến đời thường của nhà thơ họ Bùi và đều nhận thấy nhà thơ như là người của cõi khác, người bay trên mây, người lạc tới thế gian này, như dường không còn chút nào tham sân si; hay chỉ còn, nếu có, thì rất ít.