Hôm nay,  

Mùa Xuân Vĩnh Viễn

05/05/202010:35:00(Xem: 1872)

 

 Thế là mùa xuân về, em ở đâu chẳng về phó hội? em ở đâu mắt biếc má đào có còn long lanh giữa giòng đời? áo lụa, gót son có về kịp xênh xang đón xuân sang? 

 Hỏi tức là thưa, hỏi chỉ để mà hỏi! Em chẳng về phó hội thì làm sao có mùa xuân, mắt biếc má đào không còn long lanh thì đời làm gì có mùa xuân, chắc chắn em sẽ về mỗi độ xuân sang. Mùa xuân đẹp lắm ư? nói thế khác gì khen “ Phò mã tốt áo”, mùa xuân là hiện thân của cái đẹp cơ mà! Mùa xuân mở đầu vận hội mới, mùa xuân là sức sống, là tuổi trẻ, là niềm tin và hy vọng trong đời. 

 Có gã từng bảo rằng:

 Xuân đất trời bây giờ mới đến

 Trong lòng tôi xuân đến đã lâu rồi

 ( Thơ TLTP) 

 Mùa xuân của đất trời mỗi năm có một lần, mùa xuân trong lòng người thì chẳng nệ thời gian. Nó laị lệ thuộc vào tâm tưởng của chính mình, khi mình vui thì xuân hiển hiện; khi mình đau buồn thì chẳng thể thấy mùa xuân. Xuân trong nhà Phật còn gọi là xuân Di Lặc, vì ngày đầu xuân là ngày vía của ngài. Trong văn học nước nhà, thơ văn Lý- Trần là một mảng quan trọng, là thành tựu, là dấu ấn của một thời độc lập tự chủ, một thời phát triển rực rỡ của dân tộc. Trong ấy có bài thơ- kệ “ Cáo tật thị chúng”  của Mãn Giác thiền sư mà hầu như ai ai cũng biết, cũng thuộc: 

  Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

  Đình tiền tạc dạ nhất chi mai

Mùa xuân vĩnh viễn, mai có rụng,  hoa tàn hương tận thì mùa xuân vẫn không bao giờ tàn. Hoa mai của đất trời có nở, có tàn nhưng đoá mai trong lòng người thì vĩnh viễn và mãi mãi.

 Mùa xuân dân tộc ta cũng trải dài mấy ngàn năm, tuy có lúc thăng trầm, có lúc tưởng chừng như diệt vong nhưng rồi laị hồi sinh. Mùa xuân năm bốn mươi, Hai Bà Trưng khởi nghĩa đuổi Tô Định về phương Bắc, lấy sáu mươi thành lập quốc đóng đô ở Mê Linh. Mùa xuân 504 Lý Bí đánh đuổi bọn thái thú về Tàu và lập nhà nước Vạn Xuân, xuân đất trời, xuân dân tộc cùng rạng rỡ. Xuân Kỷ Hợi  Ngô Quyền khôi phục nền độc lập tự chủ, chấm dứt ngàn năm Bắc thuộc. Mùa xuân Mậu Thìn, Đinh Bộ Lĩnh xưng đế lập nước Đaị Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Kế đến là những mùa xuân nhà hậu Lý, mở đầu một kỷ nguyên mới, làm nền tảng cho một thời kỳ độc lập tự chủ và phát triển rực rỡ của dân tộc.  Mùa xuân Yên Tử, thượng hoàng Nhân Tông lên núi tu hành mở ra trường phái Trúc Lâm- Yên Tử, một dòng thiền thuần Việt, những mùa xuân của thời kỳ mà lịch sử gọi là “ Hào khí Đông A”. Mùa xuân Mậu Tuất, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh, dựng laị cơ nghiệp bị giặc Bắc phương hủy diệt mong đồng hoá dân ta. Mùa xuân Kỷ Dậu với chiến thắng Đống Đa, mở ra một kỷ nguyên mới, đây là đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùng ca dựng nước và giữ nước. Giặc phương Bắc chưa bao giờ sợ ta đến như vậy! Mùa xuân Kỷ Dậu còn gọi là mùa xuân Đống Đa, mùa xuân chiến thắng… Sau này, khi vua Quang Trung băng. Ngọc Hân, nàng công chúa tài hoa đã viết những giòng thơ tâm huyết ca ngợi người anh hùng dân tộc vắn số:

 Mà may áo vải cờ đào

 Giúp dân dựng nước xiết bao công trình

 Dòng sử dân tộc gắn liền với những mùa xuân hiển hách, nhưng cũng có những mùa xuân đau buồn lắm. Để bảo toàn tánh mạng của giòng tộc trước sự tận diệt của Trần Thủ Độ. Hoàng tử Lý Long Tường phải mang gia đình và gia nhân vượt biển sang Cao Ly lánh nạn, cuộc lánh nạn kéo dài mười thế kỷ, mãi đến cuối thế kỷ hai mươi  naỳ hậu duệ mấy mươi đời mới tìm về cội nguồn ở Đình Bảng.  Những năm tháng lưu lạc, hoàng tử đã lập vọng quốc đài để ngày ngày lên đài ngóng về quê hương. Người Việt vốn là cư dân của nền văn minh nông nghiệp lúa nước, sống quây quần trong xóm làng, dòng tộc… ít khi nào đi xa, những khi buộc phải ly hương là bất đắc dĩ lắm. Cũng trong thế kỷ hai mươi này, nước Việt nhiều loạn lạc. Cả triệu người Việt phải ly hương, rồi dần dần hình thành nên những cộng đồng Việt bên ngoài biên giới nước nhà. Người Việt dù sống ở đâu cũng nhớ về quê cha đất tổ, có thể con người ta ra đi với nhiều lý do nhưng ai cũng mang trong tâm hồn mình hình bóng quê nhà. Đạo Phật gắn liền với dân tộc hai ngàn năm nay, dù có là Phật tử hay không thì ít nhiều hình bóng ngôi chùa cũng có trong tâm tưởng. Tư tưởng sống “Ở hiền gặp lành”, “ Nhân nào quả nấy”, “Gieo gió gặt bão”… đều thấm đậm tư tưởng và triết lý của nhà Phật. Vì vậy khi ly hương, khi sống nơi viễn xứ con người ta laị thường tìm về những mái chùa Việt, nhất là những ngày lễ hoặc ngày tết. Mọi người tìm về mái chùa để không chỉ lễ Phật mà tìm chút hơi ấm và hình bóng quê hương. Thi sĩ- nhà sư Huyền Không đã viết:

 Mái chùa che chở hồn dân tộc

 Nếp sống muôn đời của tổ tông

 Đạo Phật đã ăn sâu vào văn hoá và lối sống của người Việt Nam. Người ra đi mang theo cả hai trong tâm tưởng mình, làm sao mà có thể tách rời hình bóng quê hương với mái chùa được? nói đến quê hương không thể không nhắc đến đồng lúa, dòng sông, con đò, góc phố… dĩ nhiên càng không thể không nhắc đến mái chùa, dù là chùa làng hay chùa nơi phồn hoa phố hội. Người sống đến chùa lễ Phật cầu an, nương tựa tinh thần. Người chết gởi nắm tro tàn xương cốt, ngày đêm nghe kinh hưởng hương khói. Sống hay chết cả đời cũng gắn bó với chùa, thậm chí nếu còn tái sanh trở laị kiếp người thì chắc vẫn gắn bó với chùa. 

 Em về trẩy hội xuân

 Hoa đào rực rỡ

 Thấp thoáng má hồng

 Như ngàn năm cổ tích tự phương Đông

( thơ TLTP)

Người ly hương viễn xứ, lòng canh cánh nhớ thương nhất là khi mỗi độ xuân về. Mùa xuân cũng là lúc sum họp gia đình, bạn bè… Mùa xuân về lòng khắc khoải lắm nhưng không phải ai cũng có đủ điều kiện để về thăm. Mùa xuân với hoa mai, hoa đào như gợi laị dĩ vãng của phương Đông. 

 Mùa xuân son sắt vĩnh hằng

 Năm rồi năm vẫn đãi đằng đôi nơi

 Mình xa góc bể chân trời

 Nhớ mùa xuân nhắn một lời nước non

( thơ TLTP)

 Người ra đi lòng vẫn nhớ, con tim chia hai nửa mang theo nửa để laị quê nhà. Phần nhiều ai cũng nhớ quê hương, với những gã du tử thì càng tha thiết biết bao. Những gã du tử mang nghiệp chữ lòng mang mang viết nên những bài thơ, áng văn dâng cho đời. Mùa xuân về nước non cố quận mình tưng bừng trẩy hội, cho dù có nhiều hư hao và dang dở. Nước non dù còn nhiều nguy hiểm tồn vong, đời dù lắm dâu bể đổi thay, lòng người dù đa đoan… nhưng tình vẫn tha thiết lắm em ơi! bởi vậy mà:

Mùa xuân cố quận tưng bừng

Mặc đời dâu bể chưa từng hư hao

( thơ TLTP) 


TIỂU LỤC THẦN PHONG 

Ất Lăng thành, xuân Canh Tý 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thế gian này hiện hữu trong mối tương quan tương duyên. “Cái này có nên cái kia có. Cái này không nên cái kia không.” Cõi này vì vậy có thiện mà cũng có ác, có tốt mà cũng có xấu. Biên tế giữa thiện và ác, tốt và xấu chỉ nằm trong đường tơ kẽ tóc của ý niệm, hay nói theo nhà Phật là một mống tâm. Cùng một hành động, một việc làm, một sự việc nhưng khác nhau xa lắc xa lơ ở tâm thiện hay tâm ác. Không cần phải suy nghĩ và tìm kiếm đâu xa, chỉ nhìn vào cuộc khủng hoảng đại dịch vi khuẩn corona đã và đang xảy ra trên toàn cầu thì cũng thấy rõ được điều đó. Đảng và nhà nước Cộng Sản Trung Quốc vì cái tâm âm mưu thao túng để làm bá chủ toàn cầu đã bất chấp đến sự nguy hại khôn lường của vi khuẩn corona phát xuất từ Vũ Hán nên giấu nhẹm lúc ban đầu. Sau khi để cho vi khuẩn này truyền nhiễm khắp thế giới rồi cũng vì cái tâm mưu đồ mà ra tay ban phát ân huệ cho những nước bị đại dịch bằng những viện trợ lấy có. Hành động sau này được TQ khoa trương như thể họ vì lòng vị tha mà ra tay cứu giúp
Từ nghìn xưa cho tới nay, từ Đông sang Tây… hình bóng người mẹ cao quý, thiêng liêng, sự hy sinh vô bờ bến trong tình mẫu tử, với trái tim đầy nhân ái, cao cả đã in sâu trong lòng người con từ lúc sinh ra cho đến khi lìa đời. Hình bóng đó đã được thể hiện qua thơ, văn, nhạc và trong nhiều lãnh vực khác… không thể nào liệt kê hết trong bao nhiêu tác phẩm của nhân loại.
Thừa Thiên-Huế là quê của Mạ tôi. Tính tới ni đã quá nửa đời người Mạ tôi xa Huế. Ngày Mạ theo chồng xuống bến đò Thừa Phủ, bỏ lại sau lưng tiếng thở dài của Huế, riêng làng Sịa, bầu trời có mưa rơi. Cũng như Mạ, thuở nhỏ tôi đã sớm rời xa quê núi của tôi. Mạ xa quê còn có ngày trở về thăm Huế; còn tôi xa quê tới nửa vòng trái đất, so với người khác, tôi không biết làm sao trở về thăm lại miếng rừng, miếng núi quê xưa. Nhìn lại mới thấy mình giựt mình. Ai dè tôi xa quê đã quá nửa đời người rồi thê.
Tôi thắp nén nhang và đặt trên phần mộ Mẹ tôi một bó hoa huệ trắng. Mẹ tôi nằm ở đây đã hơn 20 năm, và bà mãi mãi ở tuổi 93. Nghĩa trang chiều hôm nay trông bao la yên ắng, chỉ nghe tiếng lá rừng xao xác, tiếng rì rào mơ hồ vọng về từ cõi hư vô. Khói nén nhang lan tỏa vây quanh bia mộ, hoa huệ trắng thơm tím chiều hoang vắng.
- Em cần gì? - Dạ, cô cắm cho em hai lọ hoa hồng giống nhau và chọn cho em hai tấm thiệp cũng giống nhau. Tôi hơi lạ, nhưng cũng làm theo khách đặt hàng. Tôi cắm hoa, cô lui cui, nắn nót viết. Hoa cắm xong, cô nghiêng đầu ngắm nghía, khen đẹp, rồi giơ hai tấm thiệp, vừa khoe tôi, vừa đọc: “Ngày Mẹ Có Con. Ngày Con Có Mẹ”. Cô giải thích thêm: - Hôm nay là sinh nhật em, nhưng cũng là ngày vui lớn của Mẹ vì ngày này Mẹ đã có em. Cô gắn hai tấm thiệp vào hai lọ hoa, trả tiền xong, vui vẻ quay đi. Còn tôi, đứng lặng đến quên cả việc khóa cửa! Hue Tran 2Tôi đứng sau quầy, giữa đống hoa lá cắt tỉa còn ngổn ngang. Tôi nghĩ đến “Ngày Mẹ Có Tôi. Ngày Tôi Có Mẹ”. Trời ơi, thật là đơn giản. Ngày sinh nhật của mỗi đứa con phải là ngày sinh nhật của mỗi bà mẹ vì ngày đó con chào đời bằng Hình Hài, Mẹ chào đời bằng Hạnh Phúc.
Con đê dài rộng, hai bên trồng dừa Tam Quan cao hơn đầu người thẳng hàng, đều khoảng. Những quày dừa màu hỏa hoàng oằn trái. Bóng dừa chìm dưới đáy nước của hai đầm sen – bên trái đầm sen trắng, còn bên phải đầm sen hồng. Từ con đê đi vào khoảng ba trăm thước, một ngôi chùa nằm im lìm giữa hai hàng dương.
Có người bạn văn email hỏi tôi: Tản văn, Tùy bút và Ký giống, khác nhau chỗ nào. Câu hỏi khá bất ngờ và, kỳ thực, tôi không biết rõ lắm, bèn tìm kế hoãn binh, bảo chị đợi tôi trả lời trong một bài viết, thay vì vài câu email sơ sài cho qua. Nhận lời xong, tôi mới biết mình dại, vì không dễ dàng trả lời cho thỏa đáng câu hỏi này chút nào. Thôi thì, đành cố tới đâu hay tới đó, có chi bất cập, sai trái, mong các bạn góp ý và chỉnh sửa lại cho đúng. Giữa ba thể loại, có lẽ Ký dễ phân biệt nhất. Ký cũng là một thể loại văn học phổ biến trong văn học Tây phương, nên tôi có nhiều phương tiện tra cứu hơn. Vì thế, xin nói trước về Ký. Ký là tên gọi chung cho một nhóm thể tài chữ nghĩa văn xuôi nằm ở phần giao nhau giữa văn học và ngoài văn học, như báo chí, chính luận, ghi chép… Chủ yếu của Ký là ghi chép theo dạng tự sự, miêu tả nhiều hơn là phân tích nội tâm. Ký có nhiều thể loại: Hồi ký, Bút ký, Du ký, Ký sự, Phóng sự, Nhật ký, v.v…
Ngày Hiền Mẫu hay Ngày của Mẹ (Tiếng Anh: Mother's Day) đương thời được khởi xướng bởi bà Anna Marie Jarvis tại thành phố Grafton, tiểu bang Tây Virginia, Hoa Kỳ, để tôn vinh những người mẹ hiền, đặc biệt là trong khung cảnh của mái ấm gia đình. Theo truyền thống của Hoa Kỳ và đa số các quốc gia trên thế giới ngày nay, Ngày Hiền Mẫu được tổ chức hằng năm vào ngày Chủ Nhật thứ nhì của tháng 5.
Hãy hình dung rằng sẽ tới một thời thế giới không còn bom đạn, và thay cho những trận mưa bom sẽ là những trận mưa thơ. Hãy hình dung rằng những góc phố Sài Gòn, Hà Nội và khắp thế giới sẽ dựng lên các bia đá khắc lên những dòng thơ ca ngợi hòa bình và tình thương. Như thế, thơ sẽ chữa lành thế giới, sẽ đẩy nhân loại bước rời xa các u tối chiến tranh, khi những ánh mắt căm thù hốt nhiên chỉ nhìn thấy những trận mưa hoa đầy chất thơ. Thậm chí, hát thơ còn chữa bệnh được: lịch sử ghi rằng trong thời Vua Hùng Vương, hát thơ chữa được sản nạn, hóa giải chứng đau bụng đẻ để bà bầu êm ái cho ra em bé an lành. Ông bà mình từ xa xưa đã nhìn thấy tác dụng của thơ. Khi nhìn thấy người thương bước tới sân đình giữa làng, trong khi lời còn rất rụt rè, thì dòng thơ ca dao có thể nói lên rất nhiều, dù là chàng ướm lời với nàng hay ngược lại: Qua đình ngả nón trông đình / Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu. Sau khi hai dòng thơ trên được hát lên, lời nói nào sau đó cũng dư thừa.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.