Hôm nay,  

Nước Mắt Nguyễn Trãi

10/04/202013:29:00(Xem: 3170)




1. Ải Nam Quan

Ngày nay ở nước ta có hai di tích lịch sử nổi tiếng bậc nhất đã mất trắng. Đó là Hòn Vọng Phu (thật), tức núi Tô Thị ở Đồng Đăng quê tôi và Ải Nam Quan, nay đổi tên thành Hữu Nghị Quan, một danh xưng sặc mùi Cộng sản.

Ải Nam Quan là ải hướng về Nam, nằm ở địa đầu tỉnh Lạng Sơn, cách Đồng Đăng quê tôi chỉ 5km. Theo sử sách ải Nam Quan do Trung Hoa dựng nên, ban đầu bằng một cánh cửa gỗ dùng làm mốc cắm để ngăn chia ranh giới hai nước Việt-Hoa. Bên phía Bắc cửa ải là huyện Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây của Trung Hoa, còn phía Nam cửa ải là xã Đồng Đăng, huyện Văn Uyên, tỉnh Lạng Sơn của Việt Nam. 

Xưa nay đa số người Việt vẫn xem Ải Nam Quan là hình tượng đẹp nhất, một cái tên quen thuộc và thiêng liêng nhất không bao giờ phai mờ trong lịch sử nước Việt. Chính cửa ải này là nơi ngày xưa từng diễn ra biết bao biến cố đau thương lẫn oai hùng, hiển hách của dân tộc ta.

Thế mà đau lòng thay! Ngày nay Ải Nam Quan đã không còn nằm ngay trên biên giới Việt-Hoa, mà nó đã lùi sâu vào phần đất của Trung Hoa.

Nhớ lại năm 1407, quân Minh xâm lược Đại Việt ta, cha của Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh bị bắt giải sang Kim Lăng, nước Tàu. Nguyễn Trãi khóc tiễn cha đến tận ải Nam Quan thì Nguyễn Phi Khanh khuyên ông trở về mưu đồ phục thù và rửa hận cho cha bằng con đường cứu nước.

Nói tới Nguyễn Trãi mà tiếc cho nước mắt của ông. Ngày xưa, khi tiễn cha bị đày qua Tàu nước mắt Nguyễn Trãi đã thấm ướt cửa ải nước Việt. Ngày nay Ải Nam Quan đã thuộc phần đất của Tàu, thế thì nước mắt ngày xưa của Nguyễn Trãi nay đã trở thành giọt lệ khô trên đất Tàu vậy. 


2. Đồng Đăng

Ải Nam Quan nằm ở địa đầu tỉnh Lạng Sơn. Lạng Sơn có con sông Kỳ Cùng chảy về Đồng Đăng, nơi tôi sinh ra và lớn lên. Đồng Đăng, một thị trấn tuy nhỏ nhưng có nhiều chuyện khá thú vị và kỳ lạ. 

Cũng như những địa danh nổi tiếng khác trải dài suốt ba miền đất nước, Đồng Đăng quê tôi cũng đã đi vào ca dao từ bao đời:

Cái cò bay bổng bay cao

Bay qua cửa phủ bay vào Đồng Đăng

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh


3. Chợ Kỳ Lừa

Phố Kỳ Lừa có từ tiền bán thế kỷ XV nên chợ Kỳ Lừa là phiên chợ được hình thành từ lâu đời. Vì lâu đời nên chợ Kỳ Lừa trở thành một truyền thuyết, lịch sử. Đẻ của tôi nói Kỳ Lừa có nhiều truyền thuyết, nhưng tôi vẫn thích hai câu chuyện Đẻ kể dưới đây:

Tương truyền, tên gọi Kỳ Lừa bắt nguồn từ câu chuyện, ngày xưa, ở khu vực này có một con lừa rất kỳ lạ. Hàng ngày, khi được chủ thả đi ăn cỏ, con lừa tự bơi qua sông Kỳ Cùng tìm sang núi Kỳ Cấp để ăn cỏ non. Đến tối, con lừa lại tự bơi qua sông và tìm về chuồng (có người cho rằng con lừa kỳ lạ này là của Mạc Đĩnh Chi). Người dân các nơi rủ nhau đến xem con lừa kỳ lạ rất đông, từ đó cái tên Kỳ Lừa ra đời.

Tuy nhiên, có ý kiến lại cho rằng, tên gọi Kỳ Lừa bắt nguồn từ địa danh Khau Lừ, Khau là Đồi, Lừ là Lừa, Khau Lừ có nghĩa là Đồi Lừa. Bởi ở khu vực này xưa kia có những đồi cỏ lúp xúp làm bãi chăn thả lừa, ngựa nên gọi là Khau Lừ, về sau mọi người đọc chệch đi thành Kỳ Lừa. Từ đó, chợ Kỳ Lừa là nơi sinh hoạt của các dân tộc ở Lạng Sơn.

Có điều, cho dù có ý nghĩa gì và xuất phát từ đâu thì riêng cá nhân tôi, chợ Kỳ Lừa là nơi tôi đẻ rớt nên khi lớn lên gần như mọi ngõ ngách, mọi đường ngang nẻo dọc tôi đều rành rẽ. Nhưng mà cũng chính ngôi chợ này đã in đậm một nỗi buồn rướm máu trong tâm hồn Đẻ tôi. 

Số là trước ngày Bố tôi đi B, vào Nam chiến đấu, nhằm ngày giỗ ngoại, Đẻ muốn đãi Bố một bữa giỗ cầy. Dù lúc đó gia cảnh chả khấm khá gì, Đẻ lại đang mang thai tôi sắp tới ngày sinh nở, nhưng Đẻ vẫn xách giỏ ra chợ Kỳ Lừa mua miếng cầy tơ cho Bố. Không may, hôm ấy trời mưa lâm râm, đường trơn, dù cẩn thận Đẻ vẫn ngã, bất thần đẻ rớt tôi ra giữa chợ. Vì Mẹ con tôi bị tai nạn nằm nhà thương nên Bố hụt một bữa giỗ cầy. Về sau, có lần vào ngày giỗ Bố, Đẻ nói: "Tới chết Bố mầy cũng không kịp xơi một bữa giỗ cầy". Bố tôi mất năm 1962 vì bệnh sốt rét ác tính trên đường xẻ dọc Trường Sơn vào Nam. 

4. Núi Tô Thị

Ngoài phố Kỳ Lừa, Đồng Đăng còn có núi Tô Thị, tức Hòn Vọng Phu, một truyền thuyết về đá trông chồng nằm ở phía Bắc tỉnh Lạng Sơn vốn nổi tiếng trong thi ca, hội họa, âm nhạc Việt Nam. Nhiều ngưởi hỏi nước Việt ta có bao nhiều Hòn Vọng Phu. Người nói 5, người nói 7. Riêng tôi khi lớn lên đi làm thợ hồ ngược xuôi khắp chốn, tôi đã từng đi qua,  chứng kiến tận mắt bốn Hòn Vọng Phu trải dài từ miền Bắc vào miền Trung. Ngoài Hòn Vọng Phu ở Đồng Đăng quê tôi, tỉnh Bình Định, Tuy Hòa và đèo Dục Mỹ cũng có núi Tô Thị. (Miền Nam không có Hòn Vọng Phu, chỉ có Hòn Phụ Tử ở vùng biển Kiên Giang, nay chỉ còn "hòn tử" đứng trơ vơ). 

Tuy nhiên, về sau tôi không còn quan tâm nước Việt ta có bao nhiêu Hòn Vọng Phu mà đắng lòng vì di tích núi Tô Thị ở quê tôi bị hủy hoại. 

Năm 1991, tượng nàng Tô Thị bị sụp đổ vì lòng tham và vì vô văn hóa của hai người phá tượng để lấy đá nung vôi làm vật liệu xây cất. Việc làm tổn hại một "quốc thể" như thế họ cũng dám làm thì thật là tắc trách.

Để gìn giữ một di tích đã in sâu trong lòng người dân Việt Nam, tỉnh Lạng Sơn đã cho dựng lại nguyên bản núi Tô Thị. Chính tôi cùng toán thợ hồ ở Lạng Sơn đã ra công sức dựng lại di tích lịch sử này. Nhưng mà dù thế nào đi chăng nữa thì cái hồn của Hòn Vọng Phu đã hoàn toàn mất đi giá trị thiên nhiên của nó.

5. Chùa Tam Thanh

Tuy tôi mang tiếng sinh ra và lớn lên ở Đồng Đăng nơi có chùa Tam Thanh, nhưng vì bị thọt chân từ lúc chào đời nên Đẻ cấm không cho tôi lai vãng đến, cho đến khi Đẻ tôi qua đời. Cuộc đời của Đẻ là một chuỗi đau thương trong đó có hai lần bị vấp ngã. Lần đầu, bụng mang dạ chửa Đẻ trợt ngã trong chợ Kỳ Lừa may còn sống sót, lần thứ hai thì mất mạng. Điều kỳ lạ là Đẻ của tôi bị ngã đầu đập mạnh xuống bậc cấp dẫn lên chùa Tam Thanh đúng vào ngày lễ hội rằm tháng Giêng hàng năm. Tôi lên chùa nhặt xác Đẻ bằng đôi chân khập khễnh và tiếng tôi ai oán tru dài. Đó là lần đầu tiên mà cũng là lần cuối cùng tôi có mặt ở chùa Tam Thanh. 

Chùa Tam Thanh nằm trong động núi đá nên còn gọi là Động Tam Thanh. Chùa được xây dựng từ đời nhà Lê, trong chánh điện thờ tự nhiều loại hình tôn giáo như Phật A Di Đà, Thánh Mẫu, Sơn Trang… Chùa nằm lưng chừng núi trong một dẫy núi cao, có nhiều cây cối um tùm. Ngoài danh lam thắng cảnh, chùa Tam Thanh còn được biết đến qua các văn bia có giá trị về tín ngưỡng, tôn giáo, về sử liệu và văn học nghệ thuật của các văn nhân, thi sĩ lưu lại qua các thời kỳ lịch sử. 

* * *


Thưa bạn đọc.

Toàn bộ câu chuyên kể trên đều do ông Đèo Văn Rơi, quê ở Đồng Đăng, kể cho tôi nghe. Theo ý ông, tôi chỉ sắp xếp lại sử liệu, sửa đổi chút tình tiết, văn phong và câu cú để viết thành truyện Nước Mắt Nguyễn Trãi mà thôi.

Cũng cần nói thêm, ông Đèo Văn Rơi được con cháu bảo lãnh qua Canada từ năm 1990, hiện sống cùng thành phố Toronto với tôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vương mạnh dạn quyết định biến nỗi đau Việt và những tổn thương giữa các thế hệ thành vẻ đẹp. "Để trở thành một con đập thiệt hại," Vương tiếp tục viết trong bài thơ "Not Even This." "Tôi nghĩ, sự tồi tệ của mình sẽ không thể xâm nhập vào thế giới và nhanh chóng trở thành anh hùng của mình." Quyết định rằng "từ nay sẽ là niềm vui", bài thơ kết thúc bằng sự tái sinh của Vương. Hình ảnh vượt qua những thương tích giữa các thế hệ, anh viết:" Những ngọn đèn rực sáng chung quanh tôi thành một khí hậu trắng xóa / và tôi bay bổng, ướt đẫm máu, ra khỏi mẹ, vào thế giới, gào thét / và có đủ." […] Trong bài thơ "Nothing", người kể xúc tuyết với người bạn đời, Peter: "Người đàn ông này và tôi, lấy những gì sẽ biến mất, bỏ qua một bên, cho trống chỗ." Người kể chứng kiến cảnh Peter âm thầm đương đầu với lịch sử của gia đình mình, cách anh ta hiểu tên anh được đặt theo tên của ông chú, em của bà nội, người Do Thái, đã chết khi chạy trốn Stalin.
Tháng Ba 2019, ba tháng trước khi cuốn sách “Một Thoáng Rực Rỡ Chốn Nhân Gian” (On Earth We’re Briefly Gorgeous) của Ocean Vương phát hành, anh gọi cho nhà xuất bản từ bệnh viện: “Tôi không thể nào đi tour ra mắt sách được,” anh nói: “Mẹ tôi bị ung thư. Mọi thứ đều chấm dứt.” Lần đầu tiên bà Hồng, mẹ anh, vào bệnh viện cấp cứu với cơn đau dữ dội sau lưng, anh không bên cạnh Mẹ. Bệnh viện gởi bà về nhà với dải băng nóng dán sau lưng. Ocean Vương, lúc đó đang sống tại Northampton, Mass., cùng với Peter, đến thăm bà và đưa bà trở lại phòng cấp cứu, lần này, bác sĩ làm thử nghiệm và sau đó báo kết quả bà bị ung thư vú, giai đoạn thứ tư. Ung thư đã di căn vào xương sống, tủy sống của bà.
Cuối năm 2019 Nhà Perrin ấn hành cảo luận Nam Phuong, La denière impératrice du Vietnam của giáo sư François Joyaux, là nghiên cứu sau cùng của giới sử gia Pháp về hoàng hậu Nam Phương. Trước tiên có sự khác biệt trong tước hiệu: Nhà Nguyễn và các sách tiếng Việt đều viết Hoàng hậu nhưng phía Pháp luôn viết Impératrice là Nữ hoàng. Do trong mắt Tây phương, Đại Nam là một đế quốc mà Ai Lao và Cao Miên đã thần phục. Trong hồi ký L’Indochine française: Souvenirs xuất bản vào năm 1905, toàn quyền Paul Doumer từng viết: “Nếu chúng ta không đến kịp để ngăn chặn, phần số của Thái Lan đã kết thúc trong tay Đại Nam.” Pháp cũng luôn xem Trung kỳ và Nam kỳ là hai thuộc địa của nhà Nguyễn. Quốc sử quán triều Nguyễn ngược lại, phải tuân thủ quốc sách xin cầu phong và nhận tỉ ấn của Thanh triều (chỉ xem Đại Nam là vương quốc An Nam), nên không thể có danh xưng hoàng đế và nữ hoàng. Phải đến 1945, trong tuyên ngôn độc lập đầu tiên, Bảo Đại mới đặt tên nước là Đế Quốc Việt Nam.
Cao Bá Quát tự Chu Thần (bậc thần tử của nhà họ Chu) sống vào thế kỷ thứ 19, người sau này xếp bút nghiên đứng lên phất cờ chống lại triều đình nhà Nguyễn ở Mỹ Lương...
Sài Gòn có con đường nối liền hai đường song song Bùi Viện và Phạm Ngũ Lão, nối khúc gần rạp hát Thái Bình ngày xưa với khúc đuôi của Phố Tây Bùi Viện. Con đường không dài hơn 2km đâm ra bến xe buýt mới Sài Gòn, chỗ trước đây nằm trong khu ga xe lửa Sài gòn tên là Đỗ Quang Đẩu. Cái tên Đỗ Quang Đẩu của con đường nầy ngày nay hình như vẫn còn, vẫn mang tên cũ... Nhưng Đỗ Quang Đẩu là ai, sao lại có tên đường ngay một vùng rất gần với những khu tấp nập của Sài gòn? -- Học giả Nguyễn Văn Sâm, nổi tiếng với những công trình biên khảo văn chương nghệ thuật đặc thù Nam bộ, cho chúng ta câu trả lời qua bài viết sau. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Đối với quần chúng bình dân, những giáo nghĩa cao siêu về Tánh Không (Śūnyatā) mà Bồ Tát Quán Tự Tại đã giảng cho Tôn Giả Xá Lợi Phất trong Bát Nhã Tâm Kinh là triết lý cao thâm khó thấu hiểu và thực hành trong cuộc sống hàng ngày. Đối với quần chúng bình dân, một Bồ Tát Quan Thế Âm trong hình ảnh của Quan Âm Thị Kính hay Quan Âm Diệu Thiện sẽ gần gũi, dễ cảm thông, dễ tiếp nhận, và dễ được ảnh hưởng sâu đậm hơn.
Giáo sư Nguyễn Văn Sâm, một học giả không xa lạ trong cộng đồng người Việt hải ngoại, cho biết ông vừa hoàn thành việc phiên âm và giới thiệu một cuốn sách xưa hơn 100 năm, cuốn Quan Âm Tế Độ Diễn Nghĩa Ca. Dưới đây là Lời Tựa của cuốn sách. Việt Báo trân trọng iới thiệu.
Tôi đề nghị các bạn có khả năng dịch cứ dịch, thời gian sẽ loại bỏ những gì không đúng, không phù hợp, nhưng không cần phải chỉ trích nhau về bản dịch. Nếu thấy dịch không “đúng” theo ý mình, thì mình dịch một bản khác, “đúng” hơn, để người đọc giám định và học hỏi. Có câu, “chỉ trích là rẻ tiền, hành động là đầu tư.” Người đọc có trình độ đều có thể nhìn thấy: hành động vạch lá tìm sâu, lòng tỵ hiềm, và bóng tối âm u trong lời chỉ trích thiếu hiểu biết. Thay vì mất thời giờ vạch cỏ tìm gai, sao không trồng cây hoa, cây ăn trái?
“Tôi vừa nghe ba tiếng nổ,” nhà thơ Iya Kiva đăng lên trang Facebook của bà vào đêm 23/2/2022. “Hãy chờ… đang xảy ra.” Kiva, một nhà thơ, dịch giả và nhà báo, đang sống tại Kyiv kể từ mùa hè 2014, khi bà chạy thoát khỏi quê hương Donetsk sau khi bùng nổ cuộc chiến chống lại những người ly khai do Nga yểm trợ. Trong tám năm qua, Kiva là một trong nhiều nhà thơ trẻ tại Ukraine mô tả về sự tuyệt vọng đang diễn ra của chiến tranh và hy vọng tại một đất nước đang tìm một căn cước độc lập.
Tháng Hai, năm 2022, tờ The Atlantic công bố một bản tin mà người quan tâm đến chữ nghĩa sách vở không thể không nhíu mày suy nghĩ. Theo bản tin, Dân biểu tiểu bang Texas, ông Matt Krause, mới đây đã liệt kê một danh mục hơn 800 nhan đề sách bị liệt vào loại cấm lưu hành trong trường học, trong đó có rất nhiều sách với nội dung liên quan đến vấn đề chủng tộc và đồng tính (gọi chung là LGBTQ). Liền sau đó một nghị sĩ tiểu bang Oklahoma cũng đưa ra một dự luật cấm, không cho các thư viện trường học lưu trữ các sách có chủ đề và nội dung bị xem là “đồi trụy”. Đồng thời, Hội đồng Giáo dục quận hạt McMinn, bang Tennessee đưa ra sắc lệnh cấm học sinh không được phép đọc cuốn Maus của tác giả Art Spiegelman. (Maus là một tác phẩm hình họa, được trao giải Pulitzer, một cuốn tự truyện về người Do Thái bị Đức Quốc xã đối xử tàn bạo như con thú trong các trại tập trung, lò sát sinh thời Đệ Nhị Thế chiến).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.