Hôm nay,  

Đại Dịch Corona Sẽ Làm Thế Giới Thay Đổi Vĩnh Viễn

03/04/202000:00:00(Xem: 3633)
DAI DICH CORONA LAM THE GIOI THAY DOI 01
Thế giới ít cởi mở hơn vì đại dịch corona.(nguồn: www.pixabay.com )

Giống như biến cố sụp đổ Bức Tường Bá Linh hay sự sụp đổ của công ty tài chánh toàn cầu Lehman Brothers, đại dịch vi khuẩn corona là sự kiện làm tan nát thế giới mà các hậu quả lâu dài của nó chúng ta chỉ có thể bắt đầu hình dung hôm nay, theo bài bình luận của nhiều nhân vật được đăng trên trang mạng www.foreignpolicy.com vào ngày 20 tháng 3 năm 2020 cho thấy.

Điều rất chắc chắn rằng là cơn đại dịch này ngoài việc làm đổ vỡ cuộc sống, làm gián đoạn các thị trường và phô lộ ra năng lực của các chính phủ, nó còn dẫn tới nhiều thay đổi vĩnh viễn trong quyền lực chính trị và kinh tế theo những cách sẽ hiển nhiên về sau này.

Sau đây là một số nhận định và tiên đoán từ những nhà chiến lược hàng đầu trên thế giới đối với trật tự toàn cầu sau đại dịch corona.
 
Một thế giới ít cởi mở, ít thịnh vượng và ít tự do hơn

Theo Stephen M. Walt, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại Học Harvard, cho rằng đại dịch corona sẽ củng cố chủ nghiã quốc gia và chủ nghĩa dân tộc. Các chính quyền thuộc tất cả các loại sẽ bắt chước các biện pháp khẩn cấp để điều hành khủng hoảng, và nhiều người sẽ ghê tởm từ bỏ các quyền lực mới này khi khủng hoảng chấm dứt.

Đại dịch COVID-19 cũng sẽ làm gia tăng sự thay đổi quyền lực và ảnh hưởng từ Tây sang Đông. Nam Hàn và Tân Gia Ba đã đáp ứng tốt nhất, và TQ đã đạt được tốt sau những sai lầm ban đầu, ít nhất qua các báo cáo của nhà nước độc quyền này mà điều này thì rất khó tin. Sự đáp ứng tại Châu Âu và Mỹ là chậm và thiếu tổ chức nếu so sánh, tiếp tục làm mờ đi “danh hiệu” Tây Phương.

Điều sẽ không thay đổi là bản chất mâu thuẫn cơ bản của chính trị thế giới. Các trận đại dịch trước đây -- gồm đại dịch cúm 1918-1919 -- đã không chấm dứt sự cạnh tranh quyền lực lớn cũng như mở ra một kỷ nguyên hợp tác toàn cầu mới. Đại dịch COVID-19 này cũng như vậy. Chúng ta sẽ chứng kiến sự thụt lùi thêm nữa việc siêu toàn cầu hóa, khi các công dân tìm đến các chính quyền quốc gia để bảo vệ họ và khi các tiểu bang và công ty tìm kiếm sự giảm bớt sự rủi ro trong tương lai.

Ngắn gọn, theo GS Walt, đại dịch COVID-19 sẽ tạo ra một thế giới ít cởi mở hơn, ít thịnh vượng hơn và ít tự do hơn. Đúng ra tình hình đã không phải đi theo hướng này, nhưng sự kết hợp của vi khuẩn chết người, kế hoạch không đầy đủ, và lãnh đạo bất tài đã đặt nhân loại vào con đường đáng lo ngại mới.
 
Chấm dứt kiểu toàn cầu hóa như chúng ta đã biết
 
Theo Robin Niblett, tổng giám đốc của Viện Quốc Tế Vụ Hoàng Gia Anh Chatham House tại London, thì đại dịch vi khuẩn corona có thể là bó rơm làm hỏng việc trở lại toàn cầu hóa kinh tế của con lạc đà. Sự gia tăng quyền lực kinh tế và quân sự đã kích động một quyết tâm lưỡng đảng ở Hoa Kỳ để tách Trung Quốc ra khỏi kỹ thuật cao và sở hữu trí tuệ có nguồn gốc từ Hoa Kỳ và cố gắng buộc các đồng minh tuân theo. Sự gia tăng sức ép công chúng và chính trị để đáp ứng các mục tiêu giảm trừ khí thải đã đặt vấn đề với sự phụ thuộc nhiều công ty vào hệ thống cung ứng từ xa. Bây giờ, COVID-19 đang buộc các chính phủ, các công ty, và các xã hội tăng cường khả năng đối phó của họ với thời gian kéo dài của việc tự cô lập kinh tế.

Dường như rất khó xảy ra trong bối cảnh này rằng thế giới sẽ quay trở lại với ý tưởng toàn cầu hóa cùng có lợi mà đã được xác lập từ đầu thế kỷ 21. Và không có động lực để bảo vệ lợi ích chung từ hội nhập kinh tế toàn cầu, kiến trúc quản trị kinh tế toàn cầu được thiết lập trong thế kỷ 20 sẽ nhanh chóng bị teo lại. Sau đó, sẽ có kỷ luật tự giác rất lớn đối với các nhà lãnh đạo chính trị để duy trì hợp tác quốc tế và không rút lui vào cạnh tranh địa chính trị.
 
Toàn cầu hóa lấy TQ làm trung tâm
 
Theo Kishore Mahbubani, một thành viên xuất sắc tại Viện Nghiên Cứu Châu Á của Đại Học Quốc Gia Singapore, là tác giả của “Has China Won? The Chinese Challenge to American Primacy,” thì đại dịch COVID-19 sẽ không thay đổi một cách cơ bản các khuynh hướng kinh tế toàn cầu. Nó sẽ chỉ làm tăng sự thay đổi vốn đã bắt đầu: chuyển từ toàn cầu hóa lấy Hoa Kỳ làm trung tâm sang toàn cầu hóa lấy TQ làm trung tâm.

Tại sao khuynh hướng này sẽ tiếp tục? Người dân Mỹ đã mất niềm tin vào toàn cầu hóa và mậu dịch quốc tế. Các hiệp ước mậu dịch tự do là chất độc, dù có Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hay không có. Ngược lại, TQ không mất niềm tin. Tại sao không? Có nhiều lý do lịch sử sâu sắc. Các lãnh đạo TQ hiện biết rõ rằng thế kỷ của sự sỉ nhục của TQ từ năm 1842 đến 1949 là kết quả của sự tự mãn của chính họ và nỗ lực vô ích bởi các nhà lãnh đạo để tách TQ ra khỏi thế giới. Ngược lại, vài thập niên qua sự hồi sinh kinh tế là kết quả của sự tham gia toàn cầu. Người TQ cũng đã có kinh nghiệm về sự bùng nổ của niềm tin văn hóa. Họ tin là họ có thể cạnh tranh ở bất đâu.
 
Các nền dân chủ sẽ ra khỏi vỏ
 
Theo G. John Ikenberry, giáo sư chính trị và các vấn đề quốc tế tại Đại Học Princeton, tác giả của “After Victory and Liberal Leviathan,” cho rằng trong ngắn hạn, cuộc khủng hoảng này sẽ cung cấp nhiên liệu cho tất cả các nhóm khác nhau trong cuộc tranh luận chiến lược lớn của Tây Phương. Những người theo chủ nghĩa dân tộc và chống toàn cầu hóa, những con diều hâu Trung Quốc, và thậm chí cả những người theo chủ nghĩa quốc tế tự do đều sẽ thấy bằng chứng mới cho sự cấp bách của quan điểm của họ. Với thiệt hại kinh tế và sự sụp đổ xã hội đang phô bày ra, khó có thể thấy gì khác ngoài sự củng cố của phong trào hướng tới chủ nghĩa dân tộc, sự cạnh tranh quyền lực lớn, sự phân tách chiến lược và những thứ tương tự.

Nhưng giống như trong thập niên 1930s và 1940s, cũng có thể có một ngược dòng phát triển chậm hơn, một loại chủ nghĩa quốc tế cứng đầu tương tự như cái mà Franklin D. Roosevelt và một vài chính khách khác bắt đầu nói rõ trước và trong thế giới chiến tranh thứ hai. Sự sụp đổ của kinh tế thế giới vào thập niên 1930s cho thấy các xã hội hiện đại được nối kết thế nào và họ dễ bị tổn thương như thế nào đối với những gì Franklin Delano Roosevelt gọi là truyền nhiễm. Hoa Kỳ ít bị đe dọa bởi các đại cường khác hơn là bởi các thế lực chìm sâu – và nhân vật Dr. Jekyll và Mr. Hyde -- về tính hiện đại. Điều mà Franklin Delano Roosevelt và những nhà theo chủ nghĩa quốc tế kết hợp là một trật tự hậu chiến tái xây dựng một hệ thống cởi mở với các mô thức mới của việc bảo vệ và năng lực để quan trị sự tương quan tương duyên nhau. Hoa Kỳ đã không thể đơn giản giấu kín mình trong các biên giới của nó, nhưng phải hoạt động trong một trật tự hậu chiến mở cửa đòi hỏi sự xây dựng hạ tầng cơ sở toàn cầu của sự hợp tác đa phương.

Vì thế Hoa Kỳ và các nền dân chủ Tây Phương khác có thể đi qua chuỗi phản ứng tương tự được thúc đẩy bởi cảm giác dễ bị tổn thương; phản ứng có thể mang tính dân tộc hơn lúc đầu, nhưng về lâu dài, các nền dân chủ sẽ ra khỏi vỏ bọc của họ để tìm ra một loại chủ nghĩa quốc tế thực dụng và bảo vệ mới.

DAI DICH CORONA LAM THE GIOI THAY DOI 02
Thời đại cách ly với xã hội vì đại dịch corona.(nguồn: www.pixabay.com )
 
Lợi nhuận thấp hơn, nhưng ổn định nhiều hơn
 
Shannon K O'Neil, thành viên cao cấp của Ban Nghiên Cứu Về Châu Mỹ La Tinh tại Hội Đồng Quan Hệ Đối Ngoại và là tác giả của :Two Nations Indivisible: Mexico, the United States” và “The Road Ahead,” nhận định rằng COVID-19 đang làm suy yếu các nguyên lý cơ bản của sản xuất toàn cầu. Các công ty bây giờ sẽ suy nghĩ lại và thu hẹp chuỗi cung ứng đa quốc gia, đa ngành đang thống trị sản xuất ngày nay.

Các hệ thống cung ứng toàn cầu đã bị cháy - về kinh tế, bởi vì sự trỗi dậy của chi phí nhân công rẻ tại TQ, cuộc chiến thương mại của Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump, và những tiến bộ trong lãnh vực máy robot, tự động hóa, và máy in 3 chiều, cũng như về chính trị, bởi vì từ thực tế đến nhận thức về những mất mát việc làm, đặc biệt trong các nền kinh tế trưởng thành. COVID-19 hiện đã phá vỡ nhiều mối liên kết sau đây: đóng cửa các hãng xưởng trong những vùng bị ảnh hưởng đã khiến cho các nhà sản xuất khác – cũng như các bệnh viện, nhà thuốc, siêu thị, và cửa hàng bán lẻ -- mất đi hàng tồn kho và các sản phẩm.

Trên bình diện khác của đại dịch hiện nay, ngày càng có nhiều công ty sẽ đòi hỏi biết nhiều hơn về nguồn cung ứng của họ đến từ đâu và sẽ đánh đổi hiệu quả để lấy dư thừa. Các chính phủ sẽ can thiệp cũng như, buộc những gì họ xem là kỹ nghệ chiến lược để có các kế hoạch phòng bị niộ địa và dự trữ. Lợi nhuận sẽ sút giảm, nhưng ổn định cung ứng sẽ tăng cao.
 
Đại dịch này có thể phục vụ cho mục đích hữu ích

Theo Shivshankar Menon, thành viên xuất sắc tại Brookings India, một cựu cố vấn an ninh quốc gia cho Thủ Tướng Ấn Độ Manmohan Singh, và giáo sư thỉnh giảng tại Đại Học Ashoka của Ấn Độ, thì vẫn còn sớm, nhưng 3 điều có vẻ đã rõ ràng. Thứ nhất, đại dịch vi khuẩn corona sẽ thay đổi nền chính trị của chúng ta, bên trong các quốc gia và giữa các quốc gia. Đó là đối với quyền lực của chính quyền mà các xã hội – ngay cả những người cấp tiến – đã chuyển hướng. Sự thành công tương đối của chính quyền trong việc vượt qua đại dịch và những ảnh hưởng kinh tế của nó sẽ làm trầm trọng thêm hoặc giảm bớt các vấn đề an ninh và sự phân cực gần đây trong xã hội. Dù cách nào đi nữa, chính phủ cũng trở lại. Kinh nghiệm cho đến nay cho thấy rằng quan chức hay các nhà dân túy cũng không tốt hơn để giải quyết đại dịch. Thay vì vậy, các quốc gia đã đáp ứng sớm và thành công, như Nam Hàn và Đài Loan, đều là các nền dân chủ -- không nước nào nói trên được điều hành bởi những nhà dân túy hay các lãnh đạo độc đoán.

Thứ hai, đây chưa phải là kết thúc của thế giới liên kết. Chính đại dịch là minh chứng của sự tương quan tương duyên.
Nhưng tất cả các nền chính trị, đã có chiều hướng xoay chuyển vào bên trong, tìm kiếm quyền tự chủ và kiểm soát số phận của người khác. Chúng ta đang hướng đến một thế giới nghèo hơn, xấu hơn và nhỏ hơn.

Cuối cùng, có nhiều dấu hiệu hy vọng và cảm nhận tốt. Ấn Độ đã chủ động triệu tập một hội nghị qua video của tất cả các nhà lãnh đạo Nam Á để tạo ra một phản ứng chung của khu vực đối với mối đe dọa. Nếu những cơn sốc của đại dịch đưa chúng ta vào việc nhận ra lợi ích thực sự của chúng ta trong việc hợp tác đa phương trên những vấn đề lớn toàn cầu mà chúng ta đang đối mặt, thì nó sẽ phục vụ mục tiêu lợi ích.
 
Sức Mạnh của Mỹ sẽ cần một chiến lược mới
 
Joseph S. Nye, Jr., giáo sư nổi tỉếng tại Đại Học Harvard và tác giả của cuốn sách “Do Morals Matter? Presidents and Foreign Policy from FDR to Trump,” nói rằng trong năm 2017, TT Mỹ Donald Trump đã tuyên bố một chiến lược an ninh quốc gia mới tập trung vào sự cạnh tranh đại cường. COVID-19 cho thấy chiến lược này là không đủ. Ngay cả nếu Hoa Kỳ chiến thắng như một đại cường, thì nó cũng không thể tự bảo vệ nền an ninh chỉ bằng hành động.

Như Richard Danzig đã tóm tắt vấn đề trong năm 2018: “Các kỹ thuật của thế kỷ 21 là toàn cầu không phải chỉ trong sự phân phối, nhưng cũng trong các hậu quả của chúng. Các mầm bệnh, hệ thống AI, vi khuẩn máy điện toán và phóng xạ mà những người khác có thể vô tình giải phóng có thể trở thành vấn đề của chúng ta cũng giống như chúng. Các hệ thống phúc trình đồng ý, kiểm soát chung, kế hoạch dự phòng chung, các chuẩn mực và hiệp ước phải được theo đuổi như là phương tiện kiểm duyệt nhiều rủi ro lẫn nhau của chúng ta.”

Dựa vào các đe doạ xuyên quốc gia như COVID-19 và biến đổi khí hậu, thì không đủ để nghĩ rằng quyền lực của Mỹ trùm khắp các quốc gia khác. Chìa khóa để thành công là học được sự quan trọng của quyền lực với các nước khác. Mỗi quốc gia đều đặt quyền lợi quốc gia lên trên hết; vấn đề quan trọng là quyền lợi này được xác định rộng hẹp ra làm sao. COVID-19 cho thấy chúng ta đang thất bại để điều chính chiến lược của chúng ta đối với thế giới mới này.
 
Lịch sử của COVID-19 sẽ được viết bởi những Người Chiến Thắng
 
John Allen, chủ tịch của Viện Brookings, cũng là vị tướng 4 sao của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đã về hưu, và là cựu tư lệnh Lực Lượng Hỗ Trợ An Ninh Quốc Tế của Khối NATO và tư lệnh Quân Đội Hoa Kỳ tại Afghanistan, thì cho rằng luôn luôn lịch sử sẽ được viết bởi “những người chiến thắng” của cuộc khủng hoảng COVID-19. Mọi quốc gia, và mọi cá nhân, đều đang kinh nghiệm căng thẳng xã hội của dịch bệnh này trong những cách mới và mãnh liệt. Không thể tránh khỏi, những nước nào kiên trì -- bởi đức tánh của các hệ thống chính trị và kinh tế độc đáo của họ, cũng như từ khía cạnh sức khỏe cộng đồng -- sẽ tuyên bố thành công hơn những nước nào có kinh nghiệm khác, thành quả bị tàn phá nhiều hơn. Đối với một số nước, điều này sẽ xuất hiện như một chiến thắng vĩ đại và dứt khoát cho nền dân chủ, chủ nghĩa đa phương và chăm sóc sức khỏe toàn dân. Đối với những nước khác, nó sẽ giới thiệu những “lợi ích” rõ ràng của sự cầm quyền quyết đoán, độc đoán.

Dù bằng cách nào, cuộc khủng hoảng này sẽ cải tổ cơ cấu quyền lực quốc tế theo những cách mà chúng ta chỉ có thể bắt đầu tưởng tượng. COVID-19 sẽ tiếp tục làm suy nhược hoạt động kinh tế và gia tăng căng thẳng giữa các nước. Về lâu   về dài, đại dịch này sẽ giảm đáng kể khả năng sản xuất của nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt nếu đóng cửa các cơ sở kinh doanh và sự thất nghiệp. Nguy cơ rối loạn này đặc biệt lớn đối với các quốc gia đang phát triển và những nước khác với tỉ lệ lớn các công nhân dễ bị tổn thương kinh tế. Hệ thống quốc tế sẽ, đến lược, bị áp lực rất lớn dẫn tới sự mất ổn định và xung đột lan rộng trong nước và khắp các quốc gia.
 
Một giai đoạn mới đầy kịch tính trong chủ nghĩa tư bản toàn cầu
 
Laurie Garrett, cựu thành viên cao cấp của y tế toàn cầu tại Hội Đồng Quan Hệ Đối Ngoại và là nhà văn khoa học đoạt giải Publitzer Prize, cho rằng cú sốc nền tảng đối với hệ thống tài chánh và kinh tế của thế giới là việc nhận thức rằng các chuỗi cung ứng toàn cầu và các hệ thống phân phối thì dễ bị tổn thương nặng đối với việc gián đoạn. Vì thế đại dịch vi khuẩn corona không chỉ có các ảnh hưởng kinh tế kéo dài, mà còn đưa tới thay đổi nền tảng nhiều hơn nữa. Toàn cầu hóa cho phép các công ty phát triển sản xuất trên toàn thế giới và đưa sản phẩm của họ ra thị trường một cách kịp thời, bỏ qua các chi phí chứa kho. Hàng tồn kho nằm trên kệ hơn vài ngày được xem là thị trường thất bại. Nguồn cung phải được cung cấp và vận chuyển ở mức độ toàn cầu, được bố trí cẩn thận. COVID-19 đã chứng minh rằng mầm bệnh không chỉ có thể lây nhiễm cho người mà còn đầu độc toàn bộ hệ thống chỉ trong một thời gian.

Với quy mô tổn thất thị trường tài chính mà thế giới đã trải qua kể từ tháng 2, các công ty có thể sẽ thoát khỏi đại dịch này một cách quyết định ngượng ngùng về mô hình vừa đúng lúc và về sản xuất phân tán trên toàn cầu. Kết quả có thể là một giai đoạn mới đầy kịch tính trong chủ nghĩa tư bản toàn cầu, trong đó chuỗi cung ứng được đưa đến gần nhà hơn và chứa đầy dự trữ để bảo vệ chống lại sự gián đoạn trong tương lai. Điều đó có thể cắt giảm vào các công ty lợi nhuận ngắn hạn nhưng làm cho toàn bộ hệ thống trở nên linh hoạt hơn.
 
Thêm nhiều quốc gia thất bại
 
Theo Richard Haass, chủ tịch Hội Đồng Quan Hệ Đối Ngoại tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và tác giả của cuốc sách “The World: A Brief Introduction,” thì khủng hoảng vi khuẩn cocona ít nhất trong vài năm sẽ khiến cho hầu hết các quốc gia xoay vào bên trong, tập trung vào những gì xảy ra bên trong các biên giới của họ hơn là điều gì xảy ra bên ngoài chúng. Ông tiên đoán rằng nhiều thay đổi lớn hơn đối với khả năng tự cung cấp có chọn lọc (và kết quả là tách rời) do lỗ hổng chuỗi cung ứng; thậm chí còn phản đối lớn hơn đối với nhập cư quy mô lớn; và giảm cam kết để giải quyết các vấn đề toàn cầu (gồm biến đổi khí hậu) đưa ra nhu cầu nhận thức để dành nguồn lực để xây dựng lại tại nước nhà và giải quyết hậu quả kinh tế của cuộc khủng hoảng.

Ông cũng dự đoán nhiều quốc gia sẽ khó khan để hồi phục từ cuộc khủng hoảng hiện nay, với tình trạng yếu kém và các nước thất bại trở nên đông hơn trên thế giới.
 
Hoa Kỳ đã thất bại cuộc thử nghiệm lãnh đạo

Đó là nhận định của Kori Schake, phó tổng giám đốc của Viện Quốc Tế Về Các Vấn Đề Chiến Lược.

Ông cho rằng Hoa Kỳ sẽ không còn được xem là một lãnh đạo quốc tế bởi vì  chỉ nghĩ đến lợi ích hẹp hòi và không đủ năng lực của chính phủ Mỹ. Ảnh hưởng toàn cầu của đại dịch này có thể đã bị suy giảm rất nhiều do các tổ chức quốc tế cung cấp thông tin nhiều và sớm hơn, giúp cho các chính phủ có thời gian để chuẩn bị và đưa các nguồn lực đến nơi họ cần nhất. Đây là điều mà Hoa Kỳ lẽ ra có thể đã tổ chức được, cho thấy nó là ích kỷ. Washington đã thất bại trong phép thử lãnh đạo, và thế giới còn tồi tệ hơn vì nó.
 
Trong mọi quốc gia, chúng ta đều thấy sức mạnh của tinh thần con người
 
Đối với Nicholas Burns, giáo sư tại Trường Kennedy School of Government của Đại Harvard, là là cựu phụ tá đặc trách về các vấn đề chính trị tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, thì đại dịch COVID-19 là cuộc khủng hoảng lớn nhất của thế kỷ này. Chiều sâu và phạm vi của nó vô cùng to lớn. Cuộc khủng hoảng y tế công cộng đe dọa mỗi người trong 7.8 tỉ người trên Trái Đất. Cuộc khủng hoảng tài chánh và kinh tế có thể vượt qua ảnh hưởng của Đại Suy Thoái vào năm 2008-2009. Mỗi cuộc khủng hoảng có thể cung cấp một vụ chấn động địa chấn làm thay đổi vĩnh viễn hệ thống quốc tế và cán cân quyền lực như chúng ta biết.

Tuy nhiên, tại mỗi quốc gia đều có nhiều kiểu mẫu sức mạnh của tinh thần con người -- về các bác sĩ, các y tá, các lãnh đạo chính trị, và những người dân bình thường cho thấy sức vùng lên, hiệu quả, và tài lãnh đạo. Điều đó tạo niềm hy vọng rằng nhân loại trên khắp thế giới có thể chiến thắng trong cuộc đối phó với thách thức dị thường này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhớ lại năm 1407, quân Minh xâm lược Đại Việt ta, cha của Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh bị bắt giải sang Kim Lăng, nước Tàu. Nguyễn Trãi khóc tiễn cha đến tận ải Nam Quan thì Nguyễn Phi Khanh khuyên ông trở về mưu đồ phục thù và rửa hận cho cha bằng con đường cứu nước. Nói tới Nguyễn Trãi mà tiếc cho nước mắt của ông. Ngày xưa, khi tiễn cha bị đày qua Tàu nước mắt Nguyễn Trãi đã thấm ướt cửa ải nước Việt. Ngày nay Ải Nam Quan đã thuộc phần đất của Tàu, thế thì nước mắt ngày xưa của Nguyễn Trãi nay đã trở thành giọt lệ khô trên đất Tàu vậy.
Bây giờ, mỗi lần đi coi hát, nhìn thấy những diễn viên thủ những vai phụ, tôi lại chợt nhớ đến Liêm. Tôi nhìn lên những diễn viên đó (những diễn viên mà suốt một vở tuồng chỉ xuất hiện vào khoảng độ mười phút trở lại) lòng se sắt một nỗi buồn. Hình ảnh của họ là hình ảnh của Liêm mười năm về trước. Cũng những vai trò tầm thường ấy, cũng những câu nói ngắn ngủi ấy, có khi là một vai lính hầu suốt buổi hát chỉ chờ để “Dạ” một tiếng thật lớn, có khi là một vai tướng cướp, một tên côn đồ hung dữ mà vở tuồng chưa qua khỏi màn đầu đã bị giết chết. Tôi nhìn họ, nghĩ đến những chiếc tàu nằm ở những ga hẻo lánh, suốt đời chỉ giữ có mỗi một nhiệm vụ là đẩy giúp những con tàu chính lên khỏi một đoạn đèo dốc. Ngày xưa, đã có lần tôi ví Liêm là chiếc đầu tàu xe lửa đó.Liêm với tôi quen nhau hết sức tình cờ. Ngày ấy tôi đi theo một đoàn hát cải lương lưu diễn quanh năm tại các tỉnh miền Bắc. Tôi giữ vai trò cũng không lấy gì làm quan trọng lắm trong đoàn hát này. Suốt ngày, tôi chỉ có một nhiệm vụ
Một buổi sáng nọ giữa tháng ba như mọi ngày người đàn ông gốc Việt cư ngụ nơi một thành phố miền Nam California ra khỏi nhà để đi bộ. Ông nhìn thấy một thế giới khác. Con đường không một bóng người qua lại. Xe cộ chỉ vài ba chiếc vụt qua rồi để lại một khoảng không trống rỗng. Thường ngày vào lúc đó con đường này đầy xe cộ và người đi bộ đưa trẻ em đến trường đi học. Hôm đó, ngay sau ngày, 19 tháng 3 năm 2020, Thống Đốc California ra lệnh người dân ở trong nhà và đóng cửa tất cả cơ sở kinh doanh không quan trọng, con đường này vắng hoe, im lặng, trống trải dị thường! Rồi những ngày sau đó, nhiều thành phố, nhiều tiểu bang tại Hoa Kỳ tuyên bố đóng cửa các cơ sở kinh doanh không quan trọng và những ai không có việc cần đi thì ở trong nhà. Nhiều nước trên thế giới cũng thực hiện cùng những biện pháp để chận đứng đà lây lan nhanh chóng không thể tả của đại dịch COVID-19, vốn phát xuất từ thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc từ tháng 11 năm 2019. Cả thế giới chìm sâu vào kho
Chết tuy xa mà gần. Xa, vì chúng ta nghĩ rằng nó chỉ đến sau nầy mà thôi; gần vì nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Chết là điều cầm chắc, nhưng lúc nào là điều không ai có thể tiên liệu trước được. Khi giờ ra đi đã đến rồi thì không một lời lẽ nào có thể thuyết phục bắt nó phải chờ được, không một quyền lực nào đẩy lùi được nó, không có tiền của nào mua chuộc được, cũng như không có một sắc đẹp nào có thể rù quến nó được hết.
Bước vào năm con chuột, tìm đề tài liên quan đến con giáp nầy trong văn chương cho Giai Phẩm Xuân Canh Tý 2020 báo Saigon Nhỏ, mỗi năm tìm đề tài con giáp thích ứng cho giai phẩm hơi khó vì cứ 12 năm lại xoay vần, có nhiều bài viết trong quá khứ nên khó nhất là tránh sự trùng hợp.
Đại dịch COVID-19 phát xuất từ thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc từ cuối năm 2019 đang hoành hành khắp thế giới gây khủng hoảng và lo sợ cho toàn thể nhân loại, với số lượng người bị lây và thiệt mạng vì vi khuẩn corona mỗi ngày mỗi gia tăng. Nhưng trong lịch sử của loài người đây không phải là cơn đại dịch đầu tiên mà đã nhiều lần xảy ra. Đặc biệt dấu vết và ấn tượng của những trận đại dịch kinh hoàng này vẫn còn nằm trong những tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới từ thi hào Hy Lạp Homer thời cổ đại cho đến nhà văn Stephen King thời hiện đại. Trong nền văn học Tây Phương, từ sử thi Iliad của thi hào Homer trong thời cổ đại Hy Lạp và tuyển tập truyện Decameron của văn hào người Ý Giovanni Boccaccio trong thế kỷ 14 đến cuốn tiểu thuyết The Stand được xuất bản năm 1978 của nhà văn người Mỹ Stephen King và tiểu thuyết khoa học giả tưởng Severance được xuất bản năm 2018 của nữ văn sĩ người Mỹ gốc Tàu Ling Ma, tất cả đều có nói đến các trận đại dịch toàn cầu,
Chiếc áo đầu tiên quý giá nhất trong gia đình tôi là một chiếc “áo Vua ban.” Hồi ấy, ba tôi làm nghề cạo giấy và mẹ tôi buôn bán theo lối tài tử. Bà làm nghề mách mối mua bán đồ cổ. Ngoài ra, bà còn vác máy ảnh đi chụp cho các bà Hoàng, bà Chúa, bà Phi, bà Tần trong cung cấm. Nghề mách mối đồ cổ là một nghề rất nhàn. Bà chỉ việc diện bảnh, rẽ đường ngôi cho thẳng, bôi dầu dừa bóng loáng và thơm nức lên; chiếc quần cũng được là thẳng và xếp thành nếp, gọi là “xếp con”, năm con, bảy con gì đấy cho ra vẻ quý phái. Ăn mặc tề chỉnh như thế, bà chỉ việc đến nhà các mệnh phụ, công nương, ngồi lê đôi mách một vài buổi. Thế là “mệ” nào muốn bán cái gì, cụ nào muốn mua cái gì, mẹ tôi biết rõ cả. Bà chỉ việc vắt vẻo ngồi lên chiếc xe tay nhà, chạy đi chạy lại một vài lần, là kẻ mua người bán đều vui vẻ. Nghề chụp ảnh mấy chục năm về trước còn là một nghề rất mới mẻ, nhất là đối với các mệ, các bà Phi, Tần không thể ra ngoài phố tự do như người thường. Mẹ tôi: được các bà hoan nghênh vô cùng.
Cách đây hai hôm (Chủ Nhật 28/9/2020), trang mạng Diễn Đàn Thế Kỷ có đăng hai bài viết đặc biệt liên quan đến Đại Dịch, bài Nguyễn Du – Homère và Bệnh Dịch của Phạm Trọng Chánh, và Đại Dịch COVID – 19 của Trịnh Y Thư. Trong bài của Phạm Trọng Chánh, phần sau có nhắc đến trận dịch tể xẩy ra từ thời cổ đại qua sử thi của thi hào Homère trong trường ca Iliad. Cả 1100 chiến thuyền và 100,000 quân sĩ vây quanh thành Troie bị thiệt mạng vì trận dịch kinh hồn. Phần trước chỉ ngắn ngủi mấy câu lại gây xúc động nơi tôi hơn khi nói đến trận dịch gây nên cái chết của thi hào Nguyễn Du của chúng ta.
Sáng tạo nghệ thuật trong suốt tập thơ dầy 338 trang gồm 123 bài, Trần Yên Hòa đã hình dung được hình tượng, phác họa ra chữ nghĩa vọng âm như một tiếng thở dài. Bài thơ Khúc Tôi mở đầu trang thơ cho tới bài Tạ ở cuối tập, đã là một tiếng thở dài.
Nhà văn Ngô Thế Vinh sinh năm 1941 tại Thanh Hoá, nguyên quán Hà Nội. Ông tốt nghiệp Đại học Y khoa Sài Gòn năm 1968, từng là tổng thư ký rồi chủ bút báo sinh viên “Tình Thương” của trường Y khoa Sài Gòn từ 1964 tới 1967. Khi gia nhập quân đội VNCH, ban đầu Ngô Thế Vinh làm bác sĩ quân y của Liên đoàn 81 Biệt cách Dù. Sau đó ông đi tu nghiệp ngành Y khoa Phục hồi tại Hoa Kỳ, về nước ông làm việc tại Trường Quân Y Sài Gòn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.