Hôm nay,  

Khi Mùa Đông Tới Lại Nhớ ... Đêm Đông

27/12/201900:00:00(Xem: 3658)

Bach Yen

Từ ngày 22.12, mùa đông trở lại với các nước bắc bán cầu và ở lại cho tới tháng ba năm 2020. Cũng là theo lẽ tuần hoàn của vũ trụ mà thôi, thu đi thì đông tới vả rồi nhường chỗ cho mùa xuân.
Mùa đông...chiều chưa đi mà màn đêm rơi xuống như lời của Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương khi một mình lang thang ở Hà nội.. Không còn những ngày dài như mùa hè, chín giờ tối mà trời còn sáng. Nhìn lên thấy đôi chim đang bâng khuâng cùng đám mây xám bay ngang lưng trời.
Đêm đông, mây bay gió cuốn và lòng người, khi nghĩ tới thân phận mình thấy càng thêm tê tái.

TRÊN NẺO ĐƯỜNG HÀ NỘI
Bài ca Đêm Đông của Nguyễn Văn Thương đã hớp hồn những những người yêu thích nhạc Việt. Như là một sự tình cờ, mùa đông năm 1939, tác giả không về nhà mà ở lại Hà nội nơi đang du học.
Buổi chiều, trời rét căm căm, đi dạo khu phố Hà nội tác giả đem hết áo ra mặc vào vẫn còn rét. Đi từ Ga Hàng Cỏ qua phố Khâm Thiên rồi lang thang khắp nẻo đường cho đến khuya mới trở về căn gác trọ. Tâm trạng được diễn qua lời ca viết đêm hôm đó.
Nhiều thế hệ đã thuộc lòng Đêm Đông và nuôi những nỗi sầu của tác giả...như nỗi sầu của chính mình...Với xa trông cố hương buồn lòng chinh phu, bên song ngẩn ngơ kìa ai mong chồng, thi nhân lắng nghe tâm hồn tương tư và ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng. Những cảnh giả tạo nhưng vẫn làm xúc động lòng người như thiệt.

VÀO KHO TÀNG NHẠC VIỆT
Ca khúc này được rất nhiều bậc tài danh hát lên. Trước năm 1975, ba bản thu thanh thành công nhất của ca khúc này là do Thanh Thúy, Lệ Thu và Bạch Yến ca diễn. Đặc biệt, Ca sĩ Bạch Yến đã có sáng kiến đổi phong cách thể hiện bài hát này.
Lúc ban đầu, tác giả viết bài Đêm Đông theo điệu Tango và chính Ca sĩ Bạch Yến đã đổi từ Tango qua Slow Rock, theo Wiki trên mạng.
Trong một thư, Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương nhắc đến chuyện ông đã cảm ơn Ca sĩ Bạch Yến về « sự đóng góp đầy ý nghĩa trong cách thể hiện tác phẩm của tôi. »
« Và từ ngày nghe băng nhạc của Bạch Yến, tôi đã bỏchữ Tango để thay vào đó là Slow Rock, » ông viết, theo như ghi lại trên mạng Wiki.



BẠCH YẾN CHO BIẾT RÕ HƠN
Mới đây, người viết đã biên thư hỏi Chị Bạch Yến và dù đang bận rộn nhiều chuyện, chị đã cho biết thêm như sau :
Tôi hát bài Đêm Đông vào năm 1957. Bài hát rất được ưa thích có lẽ vì tôi đã đổi từ điệu Tango thành Slow Rock. Thời đó, nhịp điệu Slow Rock vừa mới tới Sài gòn và đang được nhiều khán thính giả yêu chuộng.
Riêng tôi, không phải tôi đổi vì nhịp điệu Slow Rock đang thịnh hành mà là vì tôi thấy bài Đêm Đông hát điệu Tango nghe ”kém buồn” hơn Slow Rock.
Ngoài việc đổi nhịp điệu tôi còn đổi Đêm Đông thành một bản nhạc để diễn hơn là chỉ đế nghe mà thôi.
Nếu ai để ý thì sẽ nghe tôi hát đoạn đầu theo nhịp điệu tự do (ad libitum:)

Chiều chưa đi màn đêm rơi xuống
Đâu đây buông lững lờ tiếng chuông
Đôi cánh chim bâng khuâng rã rời
Cùng mây cám về ngang lưng trời......

Rồi từ đoạn này tôi mới dìu ban nhạc chậm rãi theo tôi vô điệu Slow Rock:

Thời- gian- như ngừng -trong tê tái ____ cây trút lá cuốn theo chiều may
Mưa giăng mắc nhớ nhung tiêu điều
Sương thướt tha bay ôi điu hiu

Đêm Đông
Xa trông cố hương buồn lòng chinh phu
Đêm Đông
Bên song ngẩn ngơ kìa ai mong chồng
Đêm Đông
Thi nhân lắng nghe tâm hồn tương tư
Đêm Đông
Ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng
Gió nghiêng chiều say
Gió lay ngàn cây
Gió nâng thuyền mây
Gió gieo sầu miên
Gió đau niềm riêng
Gió than triền miên
Đêm Đông
Ôi ta nhớ nhung đường về xa xa
Đêm Đông
Ta mơ giấc mơ gia đình yêu thương
Đêm Đông
Ta lê bước chân phong trần tha phương
Có ai thấu tình cô lữ đêm đông không nhà.

NGUYỄN VĂN THƯƠNG Ở HUẾ
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương sinh năm 1919 tại Huế.
Năm 1936, học xong Quốc Học Huế, ông sáng tác bài Trên Sông Hương, một trong những tác phẩm tân nhạc đầu tiên ở Huế.
Năm 1939 du học Hà nội...và Tết năm đó, không có tiền tàu về Huế nên đã đi lang thang trên nẻo đường Hà nội.

Ta lê bước chân phong trần tha phương/ Có ai thấu tình cô lữ đêm đông không nhà ?

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đây chỉ là cách nói nhẹ đi, thay cho lối nói có thể bị coi là sỗ sàng, làm khó chịu, xúc phạm. Tôi chỉ muốn nói từ CHẾT...
Sau khi nhổ răng, tôi xin anh nha sĩ trẻ mấy cái răng chết, khá thê thảm, để mang về. Lần trước cũng vậy. Anh tỏ vẻ thông cảm. “Bác giữ làm kỷ niệm?” “Vâng. Chúng nó theo tôi bảy mươi mấy năm rồi. Chiến đấu giỏi lắm. Giữ xác lại để nhớ.” Đúng. Răng kề cận người hơn tình nhân. Ở với người trung thành hơn vợ. Nói cắn là cắn, nói nhai là nhai, nói nhe là nhe, nói ngậm là ngậm. Tuyệt nhiên vâng lời, không cãi cọ gì. Chỉ có già đi, lỏng chân, rồi vĩnh biệt.
Gần đây cô cũng hay nghĩ về người chồng xấu số. Đúng ra cô thấy anh trong những giấc mơ. Cô thấy anh và cô đi dạo tại những nơi chốn thơ mộng của vùng đất cố đô nơi cô sinh ra và lớn lên. Những giấc mơ lạ, bởi cô gặp anh và kết hôn với anh khi cô đã vào Nam. Anh là người miền Nam và không hề ra thăm miền đất đó bao giờ. Nhưng trong giấc mơ cô thấy cô và anh thật rõ, khi thì ngồi bên nhau trong ngôi nhà cổ của ba mạ cô ở khu Gia Hội, khi thì thơ thẩn bên bờ sông Hương gần ngôi trường Trung học thân yêu của cô, khi thì đứng dưới bóng mát ngôi nhà thờ uy nghiêm sừng sững trên một ngọn đồi.
Trong buổi tiếp kiến ban biên tập nguyệt san “Phụ nữ Giáo hội Thế giới” của báo Quan sát viên Roma của Toà Thánh, trong tuần qua, dịp kỷ niệm 10 năm thành lập, Đức Thánh Cha khích lệ mọi người và nói: “Phụ nữ có khả năng nói ba ngôn ngữ: lý trí, trái tim và đôi tay”. Có phải Đức Thánh Cha muốn nói: Đối với phụ nữ ba điều này là một: Một người phụ nữ thông minh họ có thể dùng đầu óc mình để thành đạt trong học vấn, trong nghề nghiệp nhưng đồng thời với trí óc thông minh, trái tim mẫn cảm, họ cũng dùng thêm đôi tay của mình để tạo ra những sản phẩm đẹp đẽ và đầy trí tuệ, đầy tình yêu.
Trên Văn Việt ngày 16 tháng 2 vừa qua, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (University of New South Wales, Sydney, Úc) cho biết một số độc giả trên mạng đã hiểu một cách sai lầm rằng câu “Lưỡi lê no máu rửa Tây hồ” là thơ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương. Từ chuyện ngộ nhận ấy, nhiều vị viết lời bình luận rằng Vũ Hoàng Chương là một người sắt máu, chẳng khác gì Tố Hữu ngoài Bắc. Cũng qua câu trên, có người cho rằng thơ văn miền Nam thời Việt Nam Cộng Hoà cũng “máu me” lắm chứ chẳng nhân bản, nhân văn gì. Theo Giáo sư Tuấn, “Sự thật có lẽ không phải vậy, mà chỉ là một sự bịa đặt trong một cuốn tiểu thuyết, cuốn Ván Bài Lật Ngửa của tác giả Nguyễn Trương Thiên Lý” (tức nhà văn, nhà biên khảo, Ủy viên Tuyên huấn Trung ương Trần Bạch Đằng). Giáo sư Tuấn cho biết là câu ấy không có trong bài “Lửa từ bi” của Vũ Hoàng Chương, và chụp lại bài thơ “Từ đây” trong tập thơ Hoa Đăng của thi nhân họ Vũ (Sài Gòn : Văn Hữu Á Châu, 1959) để chứng minh rằng câu thơ ghê gớm ấy cũng không có trong đó:
Trong tiểu thuyết HIỆP KHÁCH HÀNH, nhà văn Kim Dung kể chuyện về cuộc phiêu lưu của chàng trai trẻ Thạch Phá Thiên từ năm 12 tuổi, không cha mẹ, anh em, họ hàng, bạn hữu, không học hành chữ nghĩa, không võ công, không tiền của, mà tình cờ lạc vào giữa chốn võ lâm giang hồ. Đọc xong bộ truyện, tôi tò mò muốn tìm hiểu bài thơ HIỆP KHÁCH HÀNH của thi hào Lý Bạch...
Ngày Xuân Phân là ngày chính giữa của mùa Xuân theo âm lịch và cũng là ngày đầu tiên của mùa Xuân ở Bắc bán cầu theo dương lịch (Vernal Equinox). Trong ngày này, thời gian của ban ngày và ban đêm bằng nhau, nói cách khác là âm dương cân bằng. Nhờ thế vạn vật bắt đầu sinh sôi nảy nở, hoa sẽ dâng hương cho niệm xuân tình. Trong một ngày lập xuân nhiều thế kỷ trước, Sư Huyền Quang [?] ngẫu nhiên bắt gặp hình ảnh một thiếu nữ bên song liền viết bài “Xuân Nhật Tức Sự”. Bài thơ tả người thiếu nữ đang thêu thùa, bỗng chim hoàng oanh líu lo từ lùm tử kinh bên ngoài khiến nàng ngừng mũi kim. Không tiếng lời vì xuân tràn trong ngỏ ý, ngoại cảnh cũng như tâm tư. Nói lời gì cũng bằng thừa khi mạch mới tràn dâng. Nụ đang chúm, không chỉ hoa, nụ còn là môi bung cánh sen, đỏ hường xuân thắm. Bởi vì bây giờ đã sang xuân. Xuân đang thì...
Ly dị, thông thường, bắt đầu bằng vết thương lòng. Những vết thương sâu đậm, máu chảy dai dẳng sẽ từ từ ẩn vào tiềm thức và ảnh hưởng vô thức hoạt động đưa ra những ý nghĩ về khuynh hướng ly hôn. Trong một số trường hợp, vết thương nhẹ, rướm máu sơ sài, nhưng bỗng dưng lớn chuyện, vì tự ái, vì tiếp tục tranh cãi, vì giận quá lỡ lời, vì bạo hành thiếu suy nghĩ. Từ đó, ly nước đã đổ xuống đất, làm sao để hốt lên? Trong một số trường hợp khác, có kẻ muốn ly dị vì nhiều lý do, từ tài chánh cho đến người thứ ba; từ xung đột trong đại gia đình đến thành công hoặc thất bại trên đường đời. Những trường hợp này vô cùng phức tạp, khó có thể giải thích cặn kẽ. Khó phân định lỗi phải. Tuy nhiên, có thể kết luận: Nếu yêu nhau đủ thì khó khăn nào cũng có thể vượt qua. Nhà nhân loại học Paul Bohannan đưa ra lý thuyết về ly dị, trình bày sáu giai đoạn riêng biệt mà một cá nhân sẽ trải qua trên đường ly hôn. Bohannan xác nhận: sáu giai đoạn có thể xảy ra theo thứ tự khác nhau và với cường độ khác nhau
Buổi ra mắt tập thơ “Tháng năm là mộng đang đi” của Nguyễn Thị Khánh Minh đã hoàn tất, nhưng nhiều câu hỏi vẫn lơ lửng sau khi nhà thơ nổi tiếng này nói rằng ấn phẩm này có lẽ là tập thơ cuối cùng của chị. Không có lời giải thích rõ ràng vì sao tập thơ thứ 12 này có thể là ấn phẩm cuối cùng của chị, nhưng buổi ra mắt sách hôm 25/2/2023 tại một quán cà phê giữa Little Saigon đã để lại nhiều kỷ niệm trong những người yêu thơ tham dự.
Đã năm mươi năm trôi qua, nguyên nhân thực sự về cái chết của nhà thơ Pablo Neruda vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ đối với nhiều người trên thế giới. Ông đột ngột lìa đời sau cuộc đảo chánh năm 1973 của Chile. Pablo Neruda không chỉ là nhà thơ từng đoạt giải Nobel danh giá, mà còn là một trong những nhà hoạt động chính trị có ảnh hưởng nhất ở Chile. Pablo Neruda công khai theo chủ nghĩa cộng sản, thẳng thắn ủng hộ và làm việc trong chính quyền của Salvador Allende, vị tổng thống cánh tả của Chile, cầm quyền từ năm 1970 đến năm 1973.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.