Hôm nay,  

Ông Ba Không Còn Đau Khổ Nữa

27/12/201900:00:00(Xem: 4608)

3 Giam Khao_Bao Xuan
Ba Tác Giả Giám Khảo VVNM đang chấm điểm thiếu nhi đọc báo Việt: Bồ Tùng Ma - Trương Ngọc Bảo Xuân và Lê Tường Vi - Giải Thưởng VVNM 2010



Chiều nay, ngày 12-15-2019, ngọn gió thu đông làm bay bay chiếc khăn quàng cổ, rượt những chiếc lá vàng chạy lăng quăng trên lề đường, trời se se lạnh, chúng tôi tới nhìn mặt người bạn thân lần cuối.
Tôi quen biết anh Bồ Tùng Ma nhờ bài “Ông Ba Đau Khổ” đăng trong Viết Về Nước Mỹ vào năm 2002.
Tôi rất khâm phục tài viết của anh. Bồ Tùng Ma có cách kết thúc câu chuyện thật bất ngờ. Viết được như vậy, đối với tôi, rất là khó.
Ngày anh lên sân khấu lãnh phần giải thưởng do tôi trao, anh nói bằng giọng cảm xúc “Cám ơn cô” và tôi cũng nói “Chúc mừng và cám ơn anh”. Anh là người thâm trầm ít nói, tôi cũng nói ít, vậy mà chúng tôi đã là bạn văn với nhau cho tới bây giờ, gần 20 năm sau.
Từ đó, vào ngày phát giải thưởng Viết Về Nước Mỹ, chúng tôi đều gặp nhau, điều mà chúng tôi đã gọi là cảnh hội ngộ hằng năm giống như Ngưu Lang Chức Nữ.


Sau khi lãnh giải thưởng Việt Bút vào năm 2008, anh trở thành một giám khảo trong Ban Tuyển Chọn. Hằng năm trên sân khấu, tôi luôn luôn được đứng cạnh anh.
Nhờ anh mà tôi đã học hỏi thêm vài từ ngữ, cách gọi đặc biệt như: Trong binh chủng Hải Quân, phải gọi tên binh chủng trước chức vụ, thí dụ: Hải Quân Thiếu Tá chớ không phải Thiếu Tá Hải Quân, “Avionics Systems” là “hệ thống điện tử hàng không”, “Bridge” là “đài chỉ huy” chớ không phải là “cây cầu” như tôi đã nghĩ…
Đang khỏe mạnh, vậy mà, anh đã ra đi trong sự thương tiếc của gia đình cùng thân hữu vào ngày December-07-2019.
Tình bạn gần 20 năm làm sao mà không có nhiều kỷ niệm, nhưng đang trong nỗi đau buồn, làm sao viết ra giấy đây?
Thôi thì, trong nước mắt có nụ cười. Thôi thì, mừng cho anh, đã xuống thuyền rồi, anh cứ thanh thản đi trước, tới một nơi không còn đau khổ nữa mà chỉ có văn thơ hoa bướm, rồi từ từ chúng tôi cũng sẽ theo. Gặp anh sau. Vậy nha, anh Ma./.
Trương Ngọc Bảo Xuân.

Ý kiến bạn đọc
27/12/201920:59:18
Khách
Tôi chả hiểu các ông viết cái gì,một người không còn đau khổ nữa thì nên mừng mà đi theo họ cho ..khỏi khổ chứ tuong khóc làm gì?
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Du Tử Lê: Nguyễn không chỉ có được cho mình một nội lực thi ca thâm hậu, một đam mê quyết liệt tới mức sẵn lòng đánh đổi mọi tiện nghi, may mắn (?) đời thường và, nhất là những thảm kịch, ngộ nhận mà Nguyễn đã trải qua tự những ngày thơ ấu tới hôm nay!...
Khi King lên ba tuổi, cha ông là Donald Edwin King đã bỏ gia đình đi biền biệt bằng một lời nói dối là “đi mua gói thuốc lá.” Mẹ ông, bà Nellie Ruth Pillsbury, đã một mình nuôi dưỡng King và người anh nuôi David, đôi khi họ đối diện với sự ngặt nghèo về tài chánh. Gia đình đã dời tới thị trấn quê nhà của Ruth ở Durham, Maine, nhưng cũng chỉ ở đó một thời gian ngắn rồi tới thị trấn Fort Wayne thuộc tiểu bang Indiana và rồi sau đó tới thị trấn Stratford của tiểu bang Connecticut. Khi còn bé, King chứng kiến một tai nạn kinh khủng và đó là một trong những người bạn của ông đã bị xe lửa cán chết trên đường rầy. Đã có người cho rằng điều đó có thể là cảm hứng cho những sáng tạo kinh dị của ông, dù King đã bác bỏ ý tưởng này.King đã học tại Trường Tiểu Học Durham Elementary School và Trường Trung Học Lisbon Falls High School.King đã bắt đầu viết từ khi ông còn nhỏ. Khi đi học ở trường, ông đã viết nhiều câu chuyện dựa vào các phim mà ông đã xem gần lúc đó và đã bán những chuyện này
Vừa qua, Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vùng Đông Bắc Hoa Kỳ (VNHNVĐB HK) mà tôi tham gia, nhận được một tin vui thật lớn, làm rộn ràng cả diễn đàn Văn Bút. Đó là tin văn sĩ gốc Việt Hà Thúc Khánh (Khánh Hà), phu quân của thành viên Văn Bút văn thi sĩ Nguyễn Phương Thúy, đã đoạt cùng lúc hai giải thưởng văn học giá trị của Hoa Kỳ chỉ cách nhau có một tháng.
Trong văn học hiện đại, Hàn Mặc Tử là một tác giả được tôn sùng và hâm mộ. Năm 1942, nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nêu nhận xét: “Từ ngày Hàn Mặc Tử từ trần đến nay, mới hai năm mà người ta đã nói rất nhiều và viết rất nhiều về Hàn Mặc Tử”.
Mẹ của bà Glück là con của gia đình gốc Do Thái-Nga, trong khi ông bà nội của bà là người gốc Do Thái-Hung Gia Lợi, đã di cư tới Hoa Kỳ trước khi cha của bà được sinh ra, và họ cuối cùng đã làm chủ một tiệm tạp hóa tại New York. Cha của Glück có hoài bảo muốn trở thành một nhà văn, nhưng lại đi vào con đường kinh doanh với một người anh em rể. Họ cùng nhau thành đạt khi phát minh ra con dao X-Acto. Mẹ của Glück đã tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Wellesley. Trong thời thơ ấu của bà, cha mẹ bà đã dạy bà huyền thoại Hy Lạp và các câu chuyện cổ tích như cuộc đời của Joan of Arc. Bà đã bắt đầu làm thơ từ lúc còn bé. Khi đến tuổi vị thành niên, Glück đã bị chứng bệnh tâm thần chán ăn, mà đã trở thành một thách thức vào cuối tuổi vị thành niên sang đến những năm tuổi thanh xuân của bà. Bà mô tả chứng bệnh này, trong một bài viết, như là kết quả của nỗ lực để khẳng định sự độc lập của bà đối với người mẹ. Ở bài viết khác, bà đã nối kết chứng bệnh này với cái chết của người chị
Khi chỉ mới đọc truyện đầu tiên, truyện mang tên của tựa đề cuốn sách, Mặt Trận Ở Sài Gòn của Ngô Thế Vinh, tôi đã có ước muốn, được hỏi ngay, những anh hùng mà ông đề cập đến trong truyện này, hiện giờ họ ở đâu, họ ra sao, và tôi muốn gửi đến họ, rất muộn, lòng ngưỡng mộ, tri ân và cả nỗi sầu buồn.
Trời cuối tháng Chín, sau vài ngày nắng gắt, khi mặt trời quay trở lại từ Bắc cực và đi ngang qua trên thành phố, cũng bắt đầu mùa táo chín, mùa Thu thật sự trở lại Chicago.
Trong thế kỷ 20, thế kỷ có nhiều binh lửa, nhiều cuộc chiến tranh tàn bạo và chết người đã xảy ra cho nhân loại. Nhưng thế kỷ 20 cũng chứng kiến sự kiện, hay đúng hơn phong trào đấu tranh hoàn toàn không sử dụng bạo lực hay khí giới để giành độc lập cho dân tộc hoặc đòi quyền bình đẳng chủng tộc. Đó là phong trào đấu tranh bất bạo động mà người đi tiên phong thành công và nổi tiếng nhất là lãnh tụ Mahatma Gandhi của Ấn Độ. 2 tháng 10 là Ngày Quốc Tế Bất Bạo Động mà cũng là ngày sinh nhật của lãnh tụ phong trào đòi độc lập Ấn Độ Mahatma Gandhi, là nhà tiên phong của triết thuyết và chiến lược bất bạo động. Theo Nghị Quyết A/RES/61/271 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc được thông qua vào ngày 15 tháng 6 năm 2007 để thiết lập Ngày Quốc Tế tưởng niệm sự kiện “phổ biến thông điệp bất bạo động, thông qua việc giáo dục và cảnh thức công chúng.” Nghị Quyết tái khẳng định “sự tương quan phổ quát của nguyên lý bất bạo động” và ước nguyện “bảo đảm nền văn hóa hòa bình, bao dung, hiểu biết
Từ trước tới nay gần như không có hình ảnh nào về cuộc Cách Mạng Văn Hóa ở Tây Tạng được trưng ra, do tình cờ, cô Tsering Woeser, con gái một quân nhân trong quân đội Giải Phóng Nhân Dân của Trung Cộng ở Tây Tạng, tìm thấy nhiều hình ảnh về biến cố này do cha cô chụp, cất dưới đáy một hộp, nằm đó bao năm chờ được cô khám phá, và dùng chúng như là manh mối để hiểu về lịch sử Tây Tạng, sinh ra kết quả là sách tên Forbidden Memory: The Cultural Revolution in Tibet phát hành lần đầu năm 2006 và có ấn bản mới năm 2016.
Nhà văn nổi tiếng nhất trong nền văn học viết bằng tiếng Trung Quốc để kêu gọi bảo vệ nền văn hóa Tây Tạng có lẽ là Tsering Woeser. Chị là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền, và là người viết blog nổi tiếng được nhiều giải thưởng văn học và nhân quyền quốc tế. Và đương nhiên Woeser liên tục bị bao vây, cô lập. Tên Tây Tạng của chị là Tsering Woeser. Chữ Woeser trong tiếng Trung Hoa dịch là Duy Sắc. Tên chị trong ngôn ngữ Trung Hoa là Chéng Wénsà (phiên âm: Trình Văn Tát). Woeser sinh năm 1966 tại Lhasa. Như thế, năm nay chị 54 tuổi. Một phần tư dòng máu trong người nhà thơ Woeser là Hán tộc, và ¾ là Tây Tạng. Ông nội của Woeser là người Hán, một sĩ quan trong quân đội Trung Hoa Quốc Dân Đảng, và thân phụ chị là một sĩ quan cao cấp trong Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân TQ. Khi Woeser còn rất trẻ, gia đình chị dọn về thị trấn Kham ở tỉnh Tứ Xuyên. Năm 1988, chị tốt nghiệp khoa văn chương Trung Hoa tại đại học quốc dân tây nam Southwest University for Nationalities
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.