Hôm nay,  

Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian kỷ niệm 5 năm thành lập

20/12/201911:12:00(Xem: 5298)

Pic 1 Cả nhóm cùng thân hữu
Cả nhóm và thân hữu- Ảnh của Hoàng Vinh

 

Pic 2 Nhóm và thân hữu
Cả nhóm và thân hữu-Ảnh của tác giả

 

Pic 3 VH va QD
Nhà văn Việt Hải và nhà văn Quyên Di- Ảnh của tác giả

 

Pic 4 VH va LH
Nhà văn Việt Hải nói lời tạ ơn cùng phu nhân- Ảnh của tác giả

 

Pic 5 MC Khánh Lan
MC Khánh Lan-Ảnh của tác giả

Trong không khí gây gây lạnh của ngày cuối năm, người Việt tha hương ở Nam Cali vẫn có những ngày nắng ấm hanh vàng làm tươi hồng đôi má các cô thiếu nữ đương xuân. Đèn hoa lễ hội được trang hoàng khắp  nơi chào đón ngày Chúa chào đời. Nhân dịp mừng Giáng Sinh, nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian đã tổ chức một buổi hội ngộ tại nhà hàng Ngọc Sương để kỷ niệm 5 năm thành lập nhóm, vào trưa ngày Chủ Nhật 15 tháng 12, 2019 vừa qua. Và cũng để mừng sinh nhật nhà văn Việt Hải là 1 trong những con chim đầu đàn của nhóm, các thành viên và những thân hữu khoảng 80 nguời cùng đến tham dự rất đông đảo.

Nhà văn Việt Hải tuy trải qua 2 lần đột quỵ và đang điều trị bệnh ung thư, ông vẫn kiên cường ngày ngày điều hành, khuyến khích, giao tiếp cũng như cố vấn để thiết lập các chương trình sắp tới cho các thành viên của nhóm bằng điện thoại hay điện thư.

Trong phần phát biểu và cám ơn quan khách, ông đã chia sẻ như sau:

Tôi xin phép nói chuyện dù giọng nói của tôi là giọng nói mà vợ tôi gọi là "khó nghe", dù tôi đi, đứng không vững. Tôi vừa té cách đây 2 ngày gần bể đầu nhưng may mắn là chưa bể đầu. Tôi bị ung thư sau 2 cơn đột quỵ và té 18 lần mà vẫn còn đứng ở đây hôm nay. Nói đến nhóm "Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian", tôi xin trở về năm 2015 khi đó chúng tôi chỉ có 5 người. Tôi, GS Trần Mạnh Chi, HS Lưu Anh Tuấn, Ngô Thiện Đức và Lý Tòng Tôn. Ngày nay, bao gồm thành viên và các thân hữu ở khắp nơi chúng tôi có khoảng 4, 5 trăm người. Chủ trương chính của chúng tôi tập trung trên hai mảng văn học nghệ thuật và âm nhạc. Bên VHNT thì lo về in ấn, tưởng niệm và ra mắt sách của một số các nhà văn nổi tiếng và một số đã khuất núi. Bên Tiếng Thời Gian lo phần âm nhạc cho các buổi ra mắt sách. Ngoài ra chúng tôi cũng thành lập một khoá giảng dạy âm nhạc căn bản cho thành viên của nhóm do Phạm Thái và Nguyễn Phước Hồng đảm đương. Một khoá dạy viết văn do nhà văn Quyên Di phụ trách. Những sinh hoạt sắp tới chúng tôi có các buổi tưởng niệm Dương Thiệu Tước, GS Pétrus Ký, Nhà Văn Hồ Biểu Chánh ..v..v..Các buổi mừng thọ GS Dương Ngọc Sum, GS Đào Đức Nhuận, NS Trường Sa và NS Hoàng Sa..v..v..

Cô MC Khánh Lan cũng đã lược sơ các hoạt động trong quá khứ của nhóm như tổ chức các buổi ra mắt sách của các văn, thi, nhạc sĩ: Trần Quang Hải, Ngọc Cường, Yên Sơn và Nhóm Hậu Duệ Tự Lực Văn Đoàn. Vinh danh và chúc thọ: NS Lam Phương, NS Tuấn Khanh, Cung Trầm Tưởng. Tổ chức các buổi party nhạc trẻ và mừng sinh nhật.

Ngoài các thành viên trong nhóm còn có sự hiện diện của Họa sĩ Hoàng Vinh và phu nhân, Họa sĩ Chín Mừng, Họa sĩ Lam Thủy, Họa sĩ Lưu Anh Tuấn. Giáo sư  Quyên Di, Giáo sư  Dương Ngọc Sum, Giáo sư Lý Tòng Tôn và phu nhân, Nhà văn Nguyễn Quang Huy, Nhà văn Trịnh Thanh Thủy, Nhà văn Vũ Thùy Nhân, Thi sĩ Hồng Vũ Lan Nhi, Ca sĩ Thanh Mỹ và phu quân (Hội Trưởng Nhóm ROF), Nhạc sĩ Quốc Sĩ, Chị Nga Nguyễn (phu nhân của cố nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn) v.v…

GS Trần Mạnh Chi, trưởng nhóm đại diện cho mọi người cho tôi biết thêm đường lối hoạt động của nhóm ngoài việc vinh danh các văn nghệ sĩ có công đóng góp cho VHNT. Nhóm còn muốn tạo dựng 1 không khí, 1 môi trường sinh hoạt VHNT hải ngoại cho mọi người có thể tìm hiểu và học hỏi lẫn nhau. Giới trẻ cũng có thể tham gia tập viết văn, làm thơ, và ca, vũ.



Nhận thấy việc dạy viết văn tiếng Việt là việc mà từ trước tới giờ tôi chưa thấy ở Quận Cam. Tôi xin thầy Quyên Di mấy phút phỏng vấn để thầy trình bày rõ hơn về khoá dạy đặc biệt này.

- Anh Việt Hải và tôi có bàn với nhau rằng, tất cả các nhà văn nhà thơ hải ngoại qua đây sau 1975, như chúng tôi sẽ mờ nhạt đi với thời gian hiểu theo nhiều nghĩa. Do đó, phải có một lớp khác,  trẻ hơn, năng lực hơn, có nhiều sáng kiến mới hơn. Họ có thể thay thế chúng tôi giữ gìn văn hoá VN ở hải ngoại. May mắn là tôi đang dạy học tại Calstate Long Beach, trong 1 phân khoa gọi là nghiên cứu về người Mỹ gốc Á Châu. Nhà trường và khoa đó cho chúng tôi cái quyền được tổ chức các khoá huấn luyện. Phân khoa chúng tôi bằng lòng cấp chứng chỉ khoá đó. Từ trước đến giờ chúng tôi có tổ chức các khoá sư phạm dạy tiếng Việt. Tôi bảo với anh Việt Hải rằng tại sao chúng tôi không tổ chức 1 khoá luyện viết văn. Nói để cô thương thời chúng tôi khi viết văn có ai huấn luyện đâu, viết thì cứ viết thôi. Người Mỹ, người ta có lớp để huấn luyện, nên chúng tôi đang cố gắng làm như thế. May mắn chúng tôi lại có cơ hội thực hiện. Khi tôi nói chuyện với bà khoa trưởng thì bà ấy bằng lòng cho tổ chức 1 khoá tương đối dài hạn kéo dài cả năm trời. Học viên được giảng dạy từ những bước đầu tiên, cách dùng từ ngữ, cách đặt câu, bố cục 1 bài văn. Một bài văn theo lối ký sự như thế nào, truyện ngắn, truyện dài, biên khảo ra làm sao. Từng bước từng bước một được huấn luyện, sau đó sẽ có chứng chỉ. Nhà trường lại dễ dàng cho chúng tôi giảng dạy tại ngay cơ sở của nhà trường. Hoàn toàn miễn phí. Học viên không phải trả đồng nào vì nhà trường hỗ trợ phòng ốc. Chúng tôi có thể mượn phòng lớn hay nhỏ tùy theo con số học viên. Tuy nhiên vấn đề chính là thành phần giảng huấn. Nhóm đầu tiên có từ 20 tới 25 người mà lịch ghi danh đã kín rồi. Nếu có nhiều nhân lực hơn, chúng tôi sẽ tổ chức rộng rãi hơn. Nếu ai quan tâm và có ý muốn ghi danh xin liên lạc với chúng tôi để chúng tôi sắp xếp vào danh sách chờ khi có hoàn cảnh.

Kế tiếp là phần cắt bánh sinh nhật cho NV Việt Hải. Người hạnh phúc nhất buổi tiệc có lẽ là Lệ Hoa, người vợ đầu gối tay ấp của ông. Chị đã giúp đỡ, chăm sóc ông trong suốt bao nhiêu năm dài từ khi ông bị đột quỵ đến hai lần. 

Chị không dấu được vẻ cảm động khi được tôi hỏi cảm tưởng của chị trong ngày sinh nhật này và những khó khăn chị gặp phải khi chăm sóc ông trong thời gian qua. Chị cám ơn các ACE trong nhóm nhân dịp này đã thương mến và tổ chức sinh nhật cho ông. Lúc ông mới bị đột quỵ, chị cực nhọc vô cùng, vì khi ấy 2 cháu còn nhỏ chỉ 2,3 tuổi. Thật không biết làm sao, may có mẹ chị phụ giúp nên chị vượt được những cơn khó khăn trong việc nuôi dưỡng các con và chăm sóc cho ông. Ngày nay, các cháu đã lớn và học hành thành đạt. Riêng ông, thì ban đầu rất buồn và trống trải, sau ông bắt đầu viết sách, nhờ thế tiêu khiển được thời gian 1 cách có ý nghĩa. Sau ông gia nhập những nhóm văn nghệ và thành lập nhóm NVNT & TTG. Nhờ đó ông lên tinh thần, vui, yêu đời, và vượt qua mọi khó khăn để đứng lên.

Cuối cùng là phần văn nghệ sinh động với những nhạc khúc mừng  Giáng Sinh hợp ca và đơn ca do nhóm Tiếng Thời Gian và thân hữu cùng trình diễn.

Thanh Thư thực hiện

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
một bức tranh thiếu nữ của họa sĩ Đinh Cường, 2 tấm ảnh ghi lại hai cuộc gặp gỡ của họa sĩ Đinh Cường với bằng hữu vào năm 2012 vq2 2015, và 1 bức ảnh họa sĩ Trương Vũ đang vẽ tranh bên dòng Potomac (2016)
Hồ Xuân Hương có một tập thơ tên gọi Hương Đình Cổ Nguyệt thi tập. Năm 1863 đại thần triều đình Huế Trương Đăng Quế, trong bài tựa cho Diệu Liên thi tập của Mai Am nữ sĩ, tức Lại Đức công chúa, đã sánh Mai Am với Hồ Xuân Hương và Phạm Lam Anh tác giả tập thơ Chiến cổ đường. Hai người thơ hay nhất nước Nam. Theo tôi tập thơ này không phải là tập hợp những bài thơ truyền khẩu do Antony Landes mướn Lê Quý và Nguyễn Văn Đại đến làng Nghi Tàm sao chép trước năm 1892, từ những sưu tập của hai người con Tử Minh tức Cả Tân,
Tôi thật bàng hoàng, xúc động khi được tin Giáo Sư Phạm Trọng Lệ đã đột ngột từ trần! Anh ra đi rất thanh thản, và an bình trên chiếc ghế massage tại tư gia vào ngày thứ Sáu 22/7/2022. Anh Phạm Trọng Lệ là một cựu học sinh Chu Văn An (Hà Nội), Nguyễn Trãi và Chu Văn An (Sài gòn), tốt nghiệp Cử Nhân tại Đại Học Sư Phạm, và Đại Học Văn Khoa ban Anh văn.
Chủ nghĩa dân tộc là một phong trào hiện đại. Trong suốt lịch sử, con người gắn bó với quê nơi mình sinh ra, với truyền thống của cha mẹ mình, và với các quyền lực lãnh thổ (territorial authorities) đã được thiết lập, nhưng phải đến cuối thế kỷ 18, chủ nghĩa dân tộc mới bắt đầu trở thành một thứ tình cảm nói chung được thừa nhận là ảnh hưởng đến cuộc sống công và tư và một trong những nhân tố quyết định vĩ đại, nếu không muốn nói là vĩ đại nhất của lịch sử hiện đại.
Thường thì người ta hay nói “tiếng ve gọi hè”, còn Cụ Dương Bá Trạc lại dùng con chim cuốc để nói về mùa hè. Tôi đã từng nghe tiếng “ve sầu rả rích” trong những mùa hè khi còn ở quê nhà. Khi qua ở đậu nơi xứ người cũng còn nghe tiếng “rả rích ve sầu” nhưng tuyệt nhiên chưa bao giờ nghe được tiếng kêu của loài chim cuốc. Cụ Dương Bá Trạc là một nhà cách mạng, nhà báo “khai dân trí” từng bị thực dân Pháp bắt đi tù nhiều lần nên rất nhạy cảm trước khung cảnh thiên nhiên tiêu điều dưới những cơn nắng gắt mùa hè chẳng khác nào đất nước đã rơi vào vòng nô lệ. Nhiều lần đọc bài thơ “Vào Hè” tôi chỉ thấy nhà thơ tả cảnh vật như “ngõ trước vườn sai um những cỏ. Vàng phai thắm nhạt ngán cho huê”. Huê tức là hoa. Loài cỏ cây thực vật thì như thế! Còn những loài động vật thì sao? Đây: “Đầu cành gọi bạn chim xơ xác. Trong tối đua bay đóm lập lòe”.
Hai bài thơ Nguyễn Đình Chiểu làm để điếu Phan Thanh Giản có thể được sáng tác ngay sau khi Phan Thanh Giản quyên sinh (năm 1867) hay – ở trường hợp bài chữ Hán – sau khi ông bị truy đoạt hết chức tước và đục tên khỏi bia Tiến sĩ. Từ đó đến nay đã trên 150 năm. Qua nhiều thế hệ, hai bài thơ ấy vẫn được coi là những tác phẩm bộc lộ niềm cảm thông trước hoàn cảnh cực kỳ khó khăn của Phan Thanh Giản và bày tỏ lòng thương tiếc đối với ông. Ít năm gần đây, một vài tác giả ở trong nước biện luận rằng Nguyễn Đình Chiểu đã không thực sự thương tiếc Phan Thanh Giản, mà chỉ làm ra vẻ thương tiếc để mai mỉa và lên án ông. Những hàng phía sau là một cố gắng đọc lại bài thơ điếu bằng chữ Hán một cách cẩn trọng, để tìm hiểu chủ ý đích thực của Nguyễn Đình Chiểu khi sáng tác bài thơ ấy.
Nhà văn Mỹ gốc Việt Khánh Hà đã từng có nhiều tác phẩm tạo được tiếng vang trong cộng đồng văn học Hoa Kỳ; từng nhận nhiều giải thưởng; từng có một quyển sách được trao đến hai giải thưởng văn học giá trị của Hoa Kỳ cách nhau chỉ một tháng—đó là giải truyện ngắn 2020 William Faulkner Literary Competition trong tháng 9, 2020, và tháng 10, 2020 anh lại đoạt tiếp giải The 2020 Orison Anthology Award in Fiction từ tác phẩm The Woman-Child. Những điều hiếm có này đã được người viết trình bày trước đây trong bài Khánh Thúc Hà (Khanh Ha) Ngôi Sao Việt Tỏa Sáng Trên Vòm Trời Văn Học Hoa Kỳ, đăng trên Việt Báo ngày 29/10/2020. Và sau đó thì tuyển tập truyện ngắn A Mother’s Tale and Other Stories của anh cũng được C&R Press 2020 Fiction Award trao giải thưởng và phát hành năm 2021. Sẽ có bài viết khác về quyển sách đặc biệt này.
Có mấy ai trong chúng ta không bị ảnh hưởng bởi cái đẹp của vầng trăng, trong đêm trăng sáng lại nghe văng vẳng tiếng đàn, hòa điệu với tiếng vỗ về của sóng nước, ngập tràn hơi lạnh của sương thu? Vẻ đẹp này được thể hiện trong hai bài hát Hương Xưa và Nguyệt Cầm của cố nhạc sĩ Cung Tiến. Hương Xưa mang cả vầng trăng và tiếng đàn vào bài hát. Nguyệt Cầm là bài hát nói về một bài thơ nói về tiếng đàn và tâm sự của người khảy đàn lẫn người nghe đàn. Nghe câu hát “Kìa thuyền trăng, trăng nhớ Tầm Dương, nhớ nhạc vàng, đêm ấy thuyền neo bến ấy” làm sao không nhớ đến Tì Bà Hành của Bạch Cư Dị?
Người lớn gọi ông: Sáu Thi. Tên ông gắn liền nhiều lời đồn. Nhà văn viết tác phẩm lớn chưa chắc được ngưỡng mộ như người có nhiều huyền thoại. Số đông không quan tâm Xuân Diệu, Huy Cận... không biết đến Võ Phiến, Mai Thảo... Danh tiếng thổi phồng theo tưởng tượng. Văn chương lớn nhỏ theo tác phẩm. Huyền thoại kề môi thì thầm sát lỗ tai, câu chuyện từ từ hóa máu thấm vào trí nhớ. Toàn cõi Bình Định ai cũng biết Sáu Thi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.