Hôm nay,  

“Tàu Ngầm Vàng Nổi Lên: Những Luồng Mỹ Thuật Của Nghệ Sĩ Người Mỹ Gốc Á” - Các Chủ Đề, Họa Sĩ, và Chương Trình Đặc Biệt Của Cuộc Triển Lãm

29/11/202218:35:00(Xem: 3017)

“Tàu Ngầm Vàng Nổi Lên: Những Luồng Mỹ Thuật Của Nghệ Sĩ Người Mỹ Gốc Á”

Các Chủ Đề, Họa Sĩ, và Chương Trình Đặc Biệt Của Cuộc Triển Lãm

 

 

SANTA ANA - Ngày 29 tháng 11, 2022  - Hội Văn Học Nghệ thuật Việt Mỹ (VAALA) hân hạnh giới thiệu cuộc triển lãm mang chủ đề “Yellow Submarine Rising: Currents in Asian American Art” (“Tàu Ngầm Vàng Nổi Lên: Những Luồng Mỹ Thuật Của Nghệ Sĩ Người Mỹ Gốc Á”).  Cuộc triển lãm sẽ khai mạc vào Thứ Bảy, ngày 3 tháng 12 năm 2022, từ 5 giờ chiều đến 10 giờ tối, tại Orange County Center for Contemporary Art (OCCCA) và sẽ kéo dài đến ngày 17 tháng 12, năm 2022. Vào cửa tham dự hoàn toàn miễn phí.

 

Các nghệ sĩ tham dự cuộc triển lãm gồm có  Alina Kawaii, Alison Ho, Antonius-Tin Bui, Binh Danh, Bonnie Huang, Jave Yoshimoto, Victo Ngai. Alison Ho, Alina Kawaii, Victo Ngai và  Bonnie Huang sẽ tham dự buổi khai mạc của cuộc triển lãm để tiếp xúc với báo chí và người thưởng ngoạn.

 

Cuộc triển lãm Yellow Submarine Rising được thực hiện để vừa suy ngẫm, vừa tìm hiểu, vừa phản ứng lại sự gia tăng các tội ác vì thù ghét người gốc Á Châu. Theo Báo cáo về tội ác vì thù ghét (hate crimes) vào năm 2021 của Ủy Ban Quan Hệ Con Người (Human Relations Commission) ở quận Cam, tội phạm thù ghét người gốc Châu Á đã gia tăng 43% và những sự kiện liên quan đến sự thù ghét người gốc Á tăng 164% từ năm 2020 đến năm 2021. Cô Thúy N. D. Trần, giám tuyển của cuộc triển lãm,  đã chọn lựa tác phẩm cho cuộc triển lãm và sắp xếp theo bốn chủ đề: Cultural Legacies (Di Sản Văn Hoá), Belonging_Home (Thuộc Về_Nhà), Elevating Empowerment (Nâng Cao Quyền Tự Quyết), và Transferences and Futures (Chuyển Đổi  và Tương Lai).

 

Để tìm hiểu thêm về cuộc triển lãm, xin vào thăm trang nhà  https://vaala.org/art-exhibitions/yellow-submarine-rising/

 

Một số tác phẩm sẽ đươc trưng bày:

 

 vaala 1

One: Limbo, mực trên giấy của Jave Yoshimoto  | 2011 (hình do Jave Yoshimoto cung cấp)

 

 

vaala 2

 

Not Sorry for the Trouble (No, where are YOU from?),
giấy cắt bằng tay và bằng kỹ thuật laser của

Antonius-Tin Bui | 2019 (hình do

Antonius-Tin Bui và Monique Meloche Gallery, Chicago cung cấp)

 

 vaala 3

Portrait 5k từ loạt tranh Project Honor , mực trên giấy của Victo Ngai  | 2011

(hình do Victo Ngai cung cấp)

 

 

Những chương trình đặc biệt của cuộc triển lãm gồm có:

 

-                Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2022, từ 5pm-10pm: Tiệc Khai Mạc, diễn ra cùng lúc với “Art Walk" tại thành phố Santa Ana; chương trình gồm có lời mở đầu của giám tuyển Thúy N. D. Trần và các họa sĩ  Alison Ho, Alina Kawaii, Victo Ngai, Bonnie Huang và tiết mục diễn đọc thơ và vũ của một số các nghệ sĩ gốc Á từ 7pm-8:30pm. Nhạc với DJ và tiệc trà.  RSVP.

-                Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2022, từ 1pm-3pm: Mạn đàm với các tác giả sách thiếu nhi: Muon Thi Van, Van HoangRene Colato Laine; sinh hoạt nghệ thuật thủ công dành cho các em và gia đình. RSVP,  Chương trình được bảo trợ bởi LibroMobileSaigon Art Academy.

-                Thứ Bảy, 17 tháng 12, từ 2pm-3pm: Mạn đàm với nhiếp ảnh gia Binh Danh về hành trình nghệ thuật và giới thiệu sách mới, Binh Danh: The Enigma of Belonging (Radius Books, 2022). RSVP.

 

 

YELLOW SUBMARINE RISING: Currents within Asian American Art

Từ ngày 3 đến 17 tháng 12, năm 2022

Orange County Center for Contemporary Art (OCCCA)

117 N Sycamore St, Santa Ana, CA 92701

Tiệc Khai Mạc: Thứ Bảy, ngày 3 tháng 12, năm 2002, từ 5pm-10pm

Giờ mở cửa phòng triển lãm: Từ thứ Sáu đến Chủ Nhật,, 12pm-5pm

Để biết thêm chi tiết, xin vào thăm trang nhà:  https://vaala.org/art-exhibitions/yellow-submarine-rising/

 

Xin lưu ý về cách thức ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19: Ban tổ chức không bắt buộc khách tham dự phải đeo khẩu trang nhưng đặc biệt khuyến khích khách nên đeo khẩu trang tại phòng triển lãm. Cuộc triển lãm được thực hiện với sự hợp tác của tổ chức Orange County Asian Pacific Islander Community Alliance (OCAPICA) và được tài trợ một phần bởi Bộ Dịch Vụ Xã hội California Stop The Hate - Transformative.

 

Về VAALA

Thành lập vào năm 1991 bởi một số nhà báo, nghệ sĩ và thân hữu, Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) là một tổ chức văn hóa bất vụ lợi.  Bắt đầu chính thức sinh hoạt từ năm 1992, mục tiêu của hội là kết nối và phong phú hóa các cộng đồng qua nghệ thuật và văn hóa Việt Nam.  Tron suốt 30 năm qua, VAALA đã tổ chức nhiều sinh hoạt văn hóa nghệ thuật như triển lãm, ra mắt sách, trình diễn nhạc, kịch, Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế (Viet Film Fest) và chương trình mỹ thuật Gallery Beyond Walls hàng năm. Để biết thêm về  VAALA:  Facebook, Instagram, Twitter, and YouTube.

Liên lạc:

Christine Tran

VAALA Managing Director

christinetran@vaala.org

(714) 805-7363

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hội Văn học Nghệ thuật Việt Mỹ (VAALA) trân trọng thông báo sự trở lại của chương trình lớn nhất hàng năm của hội: Viet Film Fest (Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế). Kỷ niệm 20 năm thành lập, Viet Film Fest 2023 sẽ diễn ra trực tuyến (online) từ ngày 30 tháng 9 đến ngày 15 tháng 10, và tại rạp Frida Cinema ở thành phố Santa Ana, vào hai ngày 6 và 7 tháng 10.
Disney Theatrical Productions, dưới sự chỉ đạo của Thomas Schumacher, hiện đang giới thiệu chuyến lưu diễn Bắc Mỹ của vở nhạc kịch Aladdin với hình ảnh mới mẻ, để mang vở nhạc kịch Broadway nổi tiếng này đến với các khán giả mới ở các thành phố và địa điểm mà chuyến lưu diễn trước chưa thể đi đến.
“Hát gì mà giống như trả bài.” “Hát như ăn cơm nguội.” “Hát nghe không phê gì hết.” … Ngụ ý là hát không có cảm xúc. “Hát gì mếu máo giống như khóc.” “Hát sao mà nhìn cái mặt ghê quá.” … Ngụ ý là quá nhiều cảm xúc khi diễn tả. Nhưng trước hết, cảm xúc là gì? Và cảm xúc ảnh hưởng tiếng hát như thế nào? Cảm xúc là trạng thái tinh thần do những thay đổi sinh lý thần kinh gây ra, có liên quan khác nhau đến suy nghĩ, cảm giác, phản ứng hành vi, mức độ thích thú hoặc không hài lòng. Hiện tại không có sự đồng thuận khoa học về một định nghĩa cho cảm xúc, vì vậy nó hay bị lẫn lộn với tâm trạng, tính khí, tình tình. (Wikipedia) Có lẽ, tạm đóng khung một cách đơn giản: “Cảm xúc là những phản ứng tinh thần có ý thức được trải nghiệm một cách chủ quan hướng đến đối tượng cụ thể, thường kèm theo những thay đổi sinh lý và hành vi.”
Trên Việt Báo cách đây mấy tuần có đăng bài viết so sánh hai ca khúc Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài (Phạm Duy) và Cô Hàng Xóm (Lê Minh Bằng), làm nhóm bạn mê nhạc bolero của tôi phấn chấn quá! Có người nói rằng còn nhiều trường hợp nữa để chứng minh rằng nhạc sến phổ biến hơn nhạc Phạm Duy. Một so sánh khác nữa về hai bài nhạc, một Phạm Duy- một bolero, còn thú vị hơn nữa, đó là Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà của Phạm Duy và Những Đồi Hoa Sim của Dzũng Chinh. Lời đề nghị này có lý! Bởi vì cả hai đều là ca khúc phổ từ cùng một bài thơ Màu Tím Hoa Sim của cố thi sĩ Hữu Loan. Và cả hai bài đều thuộc những ca khúc phổ biến vào bậc nhất của dòng nhạc bolero và nhạc Phạm Duy thời Miền Nam trước 1975.
Chiều Chủ Nhật 21/5 vừa qua chương trình nhạc “Tôi vẽ đời em: dòng nhạc Trần Hải Sâm” đã diễn ra trên sân khấu Elizabeth A. Hangs tại Santa Clara Convention Center với sự tham dự của gần 700 khán giả yêu thích văn nghệ vùng San Jose, trung tâm sinh hoạt văn hoá của người Việt ở miền bắc California...
Trong hai thập niên (1954-1975) về lãnh vực âm nhạc ở miền Nam Việt Nam rất nhiều ca khúc ca ngợi tinh thần chiến đấu anh dũng và sự ngưỡng mộ, biết ơn người lính VNCH...
Trần Anh Hùng, đạo diễn gốc Việt nổi tiếng với phim "Mùa Đu Đủ Xanh" hay "Xích-lô" vừa đoạt giải Đạo Diễn Xuất Sắc Cannes thuộc về với cuốn phim “The Pot au Feu” tại Cannes Film Festival. Lấy bối cảnh thế giới ẩm thực Pháp năm 1885, bộ phim dựa trên cuốn tiểu thuyết năm 1924 của Marcel Rouffe “The Passionate Epicure” kể về một nhân vật hư cấu sôi nổi, Dodin Bouffant, người được truyền cảm hứng từ nhà ẩm thực nổi tiếng người Pháp Jean Anthelme Brillat-Savarin.
Là một người có học nhạc, chơi đàn, từ thuở nhỏ tui đã thích nhạc Phạm Duy. Nhạc của ông “nhạc sĩ của thế kỷ” này thì đã có nhiều người phân tích tại sao hay, hay chỗ nào… Tui không dám hó hé giải thích tại sao mình thích. Chỉ thấy là khi mình đệm đàn cho người khác hát thì thấy phê. Vậy thôi! Rồi già thêm một chút, tự dưng tui bỗng thích thêm “nhạc sến.” Đặc biệt mỗi khi cảm thấy tủi thân vì thất tình, tui thấy nhạc bolero giống như tâm sự “đời tôi cô đơn” của chính tui. Thích quá, tui bèn thử suy nghĩ xem có điều gì chung giữa nhạc Phạm Duy và “nhạc sến” khiến tui phải mê cả hai.
Tối Thứ Bảy 29-4-2023 tại Phượng Mai Studio ở Quận Cam, một số bằng hữu đã đến dự đêm nhạc Trần Chí Phúc, chủ đề Tháng Tư – Sài Gòn – Vượt Biển – Đấu Tranh với những ca khúc anh đã sáng tác trong 44 năm qua kể từ năm 1979, mang niềm khắc khoải về quê nhà đã xa...
Tối Thứ Bảy 15-4-2023 nhiều đồng hương vùng Dallas tiểu bang Texas đã đến dự đêm nhạc Sài Gòn Mơ Ngày Hội Ngộ, diễn ra tại phòng sinh hoạt của thương xá Asia Square Times, thưởng thức những ca khúc thương nhớ Sài Gòn, Vượt Biển của nhạc sĩ Trần Chí Phúc đến từ Nam Cali...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.