Hôm nay,  

Mời Em Khiêu Vũ - Bài Tango Thất Tình Bị Quên Lãng

10/19/202110:28:00(View: 3738)
Ngoc Trong
Ca nhạc sĩ Ngọc Trọng

                                                                                                 

Cuối thập niên 80, vào một đêm cuối tuần, tác giả gọi điện thoại mời người con gái mình thích đi nghe nhạc ở một vũ trường ở San Jose; bị từ chối. Ngồi buồn, tác giả ôm đàn nghêu ngao hát và ca khúc Mời Em Khiêu Vũ điệu Tango ra đời.  Nói về điệu Tango thì bước chân khiêu vũ trông rất bay bướm và những ca khúc Việt Nam điệu Tango không nhiều. Tác giả tưởng tượng mời người mình yêu cùng nhảy một bản Tango lần cuối cùng- có lẽ bị ảnh hưởng bởi cái tên một cuốn phim The Last Tango In Paris- mặc dù chưa bao giờ xem.

Lời bài hát Mời Em Khiêu Vũ như sau: “Bài Tango này mời em khiêu vũ. Với anh với anh lần cuối trong đời. Bài Tango này em vẫn thích nghe, kỷ niệm ngày xưa hai đứa, phai mờ năm tháng dấu yêu.

Nhạc đã khơi dòng mời em hãy bước. Luyến lưu phút giây mai xa nhau rồi. Điệu nhạc ân tình vòng tay ấm êm, dịu dàng mùi hương cũ cho anh một thoáng vui lẫn buồn.

Nhìn em đôi môi cười xinh lã lơi. Vòng tay sẽ ôm trọn một hình bóng mới. Mời em mời em, nhẹ đưa bàn tay. Mắt xanh long lanh hồn đắm trong mơ, nghe tình chợt bay cao, cho nhịp chân bơ vơ.

Thời gian xin ngừng nhạc kia cứ mãi. Để trong phút giây anh với em quay cuồng. Chuyện tình đẹp nào mà không vỡ tan. Giữ lòng hòa nhau phút cuối, em ơi điệu vũ Tango buồn.”

Khi nhờ nhạc sĩ Đặng Xuân Thìn làm hòa âm, có mời danh thủ ghi ta Lorn Leber ở San Francisco đệm. Mặc dù đoạn solo hơi dài nhưng những nốt nhạc trên phím đàn ghi ta của anh giòn giã làm người nghe thích thú. Hòa thêm tiếng dương cầm thánh thót của nhạc sĩ Bob và mấy cây vĩ cầm tạo phong phú nhạc đệm, điệu Tango nhưng không dùng trống cho phong cách cổ điển. Tiếng hát ngọt ngào Ngọc Trọng thu âm năm 1993 tại phòng thu của anh Phạm Ngọc Sơn thành phố Oakland để ca khúc Mời Em Khiêu Vũ trong CD Chiều San Francisco được yêu thích.

Thế nhưng bài hát đã bị quên lãng, và không được ca sĩ nào hát lại mặc dầu dòng nhạc dễ nghe, lời ca thấm đượm nỗi buồn thất tình và điệu Tango khiêu vũ cũng phổ biến.

Gần ba mươi năm sau, tháng 10 năm 2021, tác giả dùng Iphone quay hình Ngọc Trọng hát Mời Em Khiêu Vũ đưa lên Youtube để ghi dấu một ca khúc kỷ niệm thất tình. Thử tưởng tượng khi điệu nhạc Tango trỗi lên, khách nam có thể ân cần mời một người nữ cùng khiêu vũ “Bài Tango này mời em khiêu vũ. Với anh với anh lần cuối trong đời...” Trong đời mỗi người, có ai đã không một lần yêu và chia tay người tình; kỷ niệm đó mãi đẹp.

Mời nghe Mời Em Khiêu Vũ, sáng tác Trần Chí Phúc, tiếng hát Ngọc Trọng, tiếng đàn ghi ta Lorn Leber: 

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Không hiểu sao, khi những giòng nhạc trong bài Tuổi Đá Buồn của TCS qua tiếng hát của ca sĩ Khánh Ly vang lên từ máy phát thanh ở rạp hát của Bowers Museum, lòng tôi bỗng nhiên rưng rưng. Cho dù lúc ấy, nhân vật chính là nữ ca sĩ Khánh Ly chưa xuất hiện trên sân khấu trong buổi tối kỷ niệm Sinh Nhật 80 tuổi của bà hôm thứ sáu tuần trước. Cho dù tôi đã nghe rất nhiều lần tiếng hát Khánh Ly từ lúc rất trẻ khi còn ở trong nước, hay những năm sau này ở Mỹ khi về già. Có lẽ tôi xúc động vì ý nghĩa của buổi tối kỷ niệm ngày sinh nhât của môt người nghệ sĩ đã hơn 60 năm ca hát cho đời và tạo cho mình môt chỗ đứng riêng với giọng hát đặc biệt của mình.
Tôi thường gọi bạn tôi “nghệ sĩ trầm lặng” vì biết bản tính anh từ ngày ở quân trường trên Đà Lạt, cách nay gần sáu thập niên. Khi anh bước vào con đường văn học nghệ thuật coi như “người bạn tri kỷ” và sự giải trí thanh tao trong cuộc sống nơi xứ người. Đức tính khiêm nhường và trầm lặng của anh, với tôi, rất quý vì phù hợp với tâm hồn. Câu nói của triết gia Pháp cho rằng những người thường khoe khoang, khoác lác thường với tâm hồn rỗng tuếch vì đầu óc họ chỉ có vậy. Và câu nói nhà bác học Blaise Pascal từ thế kỷ XVII “Le moi est haïssable” (Cái tôi đáng ghét) chứng minh cho điều đó. Vì tình trạng sức khỏe không cho phép nên Dương Viết Điền không tiếp tục những tác phẩm còn dang dở như nỗi niểm của anh trong tập cuối Nhật Ký Lúc Chiều Tà!
Nói tới tình khúc Từ Công Phụng phải nói ngay về “Bây Giờ Tháng Mấy”. Đó là ca khúc đầu tay của anh từ khi còn ngồi ghế trường trung học. Cú đầu là coup de maitre. Vậy mà chút xíu nữa ca khúc này không được nhìn thấy mặt trời. Trong bài viết “Mãi Mãi Bên Em” của nhà văn Hồng Thủy, có đoạn kể lại như sau: “Sáng tác bài “Bây Giờ Tháng Mấy” xong, anh Phụng chỉ định để hát chơi chứ không có ý muốn phổ biến. Một buổi chiều anh mang đàn ra ngồi ở hành lang đại học xá, vừa đàn vừa hát bài “Bây Giờ Tháng Mấy”. Tiếng hát theo gió, lọt vào phòng của một anh bạn gần đấy. Anh bạn nghe hay quá bèn nhất định đòi mang bản nhạc đi bán cho nhà xuất bản. Sau khi mua lại bản quyền, nhà xuất bản cho phổ biến ngay và bản nhạc được mọi người đón nhận nồng nhiệt. Chỉ một thời gian ngắn, bản nhạc được xếp vào danh sách những bản nhạc nổi tiếng.
Vào năm 1998, lần đầu tiên tôi được đi Pháp, đến kinh đô ánh sáng Paris mà thuở bé chỉ dám nghĩ đến trong mơ. Đến Paris, người bạn Pháp hỏi tôi muốn đi viếng những danh lam thắng cảnh nào. Bên cạnh tháp Effeil, tôi nói muốn đến Ga Lyon, và thăm vườn Lục Xâm Bảo.
Vào chiều ngày Chủ Nhật 27/10, tại phòng trà Blue, Lê Sỹ Dự Entertainment sẽ gởi đến khán giả yêu nhạc thính phòng một chương trình nhạc với chủ đề Cung Trầm Khúc. Nhân dịp này, nhạc sĩ Sỹ Dự đã trò chuyện với Việt Báo về việc chuẩn bị cho Cung Trầm Khúc, cũng như những hoài bão âm nhạc của mình trong tương lai.
Khi nói đến âm nhạc, người ta thường liên tưởng đến khái niệm về “tâm hồn” hay “cảm xúc”. Khi nói đến giáo dục lại thường liên kết với “trí tuệ”. Một bên là nghệ thuật, một bên là tri thức. Một bên là những chàng nghệ sĩ, một bên là những nhà mô phạm. Thực ra hai lĩnh vực này có nhiều khi đan lẫn, kết hợp với nhau. Âm nhạc là một ngành học với học vị lên tới tiến sĩ, không thua kém gì học bác sĩ, kỹ sư. Và khoa học đã chứng minh từ lâu rằng học âm nhạc góp phần phát triển khả năng trí tuệ toàn diện cho trẻ em.
Cách nay 70 năm về trước, khoảng năm 1954-1955 trước cuộc di cư vĩ đại do hiệp định Genève ký kết. Chúng tôi sống ở Hải Phòng, có lúc ở Hà Nội, tùy theo công việc làm di chuyển của ông thân tôi. Khi tôi được khoảng 9, 10 tuổi, có lần tôi được theo ba tôi đến rạp hát Trần Mỹ Ngọc ở phố Tám Gian, thành phố Hải Phòng. Hôm đó chúng tôi coi hát tuồng và chèo cổ, tuồng “Tứ Trạng Đồng Khoa“ có cô Bích Thuận, cô Kim Chung, cô Bích Sơn và kép Khánh Hợi thủ những vai chánh, họ diễn rất xuất sắc, truyền cảm. Tôi theo dõi và say mê bốn ông trạng nguyên đồng khoa và tôi ưng ý nhất là ông trạng do cô Bích Thuận lồng vai. Trên sân khấu, mà tôi ngây ngô, tưởng như trong cuộc đời, họ đẹp quá, đẹp về đạo đức, ngôn ngữ qua cách đối đáp thưa gửi và cử chỉ lễ phép giao tình… không phải mình tôi mê mẩn đâu nhe, mà toàn rạp hát cũng vậy, vãn tuồng mà khán giả không chịu đứng lên ra về ngay, còn nấn ná, còn ngẩn ngơ…
Ở cõi đời có nhiều điều khiến mình phải dừng và chậm lại để mà lắng nghe. Như nghe tiếng chim hót ngoài vườn rực nắng, nghe tiếng mưa đêm rả rích quện với tiếng gió chẳng hạn. Nhưng đó chỉ là yếu tố ngoại cảnh làm chạnh lòng những ai đang có nỗi niềm bên trong. Chúng chẳng sánh được với những cảm xúc phát xuất từ đáy lòng thi sĩ biến thành thơ, để rồi thơ chạm vào tim người nhạc sĩ phát ra nốt nhạc, tiếng nhạc làm thổn thức giọng hát và ngân vang trong lòng người
Có lẽ đã đến lúc cần đặt câu hỏi về sự dễ dãi của khán giả Việt? Như vấn đề đã nhiều lần được đặt ra trong lãnh vực âm nhạc, với các cô ca sĩ trong nước gầm rú phô diễn kỹ thuật mà không chuyển tải được nội dung, cảm xúc của bài hát, phim Việt còn nặng tính phô trương kỹ thuật, nhét tất cả mọi chiêu, mọi nước bước, đường đi, ý tưởng vào cùng một vở kịch, rồi nhấn hết cỡ âm lượng, dung lượng trấn áp khán giả - hệt như việc đãi ăn một bữa buffet quá no nê, để khách hài lòng với số lượng mà quên để ý đến phẩm lượng.
Nếu nói một cách ngắn gọn nhất, thì tui sẽ nói như thế này: Hình như Mai là cuốn phim Việt Nam hay nhất với tui từ trước đến giờ thì phải. Còn nếu nói dài thì nói luôn là tui coi phim Việt Nam không nhiều. Hồi nhỏ không có gì coi thì tivi chiếu gì coi đó, trong đó có phim VN. Sao mà nó cứ chầm chậm, lây lất. Ngột ngạt. Nặng nề. Đến lúc diễn viên có thể nói nhanh hơn một chút, cuộc sống chuyển động lẹ hơn một chút, thì tui lại thấy sao những gì mà người ta nói, người ta làm, người ta sống cứ như ở một thế giới nào đó mà tui không tồn tại, nó cứ giả giả gượng gượng như "plastic". Rồi thì cũng đến lúc tui được xem nhiều cuốn phim Việt Nam hay ho hơn, tử tế hơn trong các lần VAALA tổ chức Đại hội điện ảnh Việt Film Fest. Nhưng bàng bạc trong đó, vẫn cứ thấy lẩn quẩn một nỗi gì khó diễn tả lắm. ‘Bi ơi, đừng sợ!’ (mặc dù tui coi tui sợ muốn chết), ‘Trăng nơi đáy giếng’, ‘Song Lang’,… nhiều quá không nhớ hết tựa… ‘Mai’ thu hút tui từ cảnh đầu tiên...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.