Hôm nay,  

Nghe Và Đánh Giá Tiếng Hát

19/08/202111:07:00(Xem: 21722)

Untitled

Phiếm Luận

 

1. Nghe.

Trở lại đề tài Karaoke, “ca ra” thuộc về hát, “ô kê” thuộc về nghe. Có nghĩa, hát và nghe là giao tiếp. Người hát truyền dẫn cảm xúc hay, lôi cuốn, người nghe hưởng ứng nhiệt tình, gây cho người hát gia tăng cảm xúc, thêm hứng khởi, hát tận tình. Trong suốt khoảng thời gian trình bày ca khúc, sự hỗ tương giữa hát và nghe là động cơ làm cho bài trình diễn đó đạt được giá trị cao. Cứ tưởng tượng hát và nghe như một đôi tình nhân hẹn hò trong năm cho tới bảy phút. Nếu lơ là, tiêu cực, những phút giây vàng ngọc sẽ qua nhanh. Muốn khoảnh khắc đó trở thành một kỹ niệm đáng nhớ, hai người phải tích cực, chú ý đến nhau.

Hầu hết những buổi họp hát Karaoke của người Việt, số người hát gần bằng số người nghe. Họ quen nhau, hát với nhau nhiều lần. Biết bài tủ, bài tẩy của nhau. Nghe lập lại, nhàm, mất hứng. Do đó, mạnh người hát say sưa hát, mạnh người nghe phất phơ không nghe. Mục đích trở nên vô lý, hát cho nhau nghe trở thành hát không ai nghe, nhưng chẳng sao, vẫn hát, vì “đời vốn đã phi lý.”

Một điểm vô lý đặc sắc khác, dù không mấy ai nghe, người hát vẫn cảm thấy sung sướng và lần sau lại mời mọc nhau họp hát.  Karaoke Việt đã phá vỡ quy tắc “cảm xúc hỗ tương.” Để dần dần mệt mỏi, nghe nhau hát đến chán chường. Kết quả, không tan cũng rã.

Nhưng, như con nhộng hóa thân thành bướm.  Karaoke bị chê, biến dạng thành Hát Cho Nhau Nghe với nhạc sống, tổ chức tại gia hoặc bay đến các phòng trà, vũ trường hạng B, về đêm.

Hát với nhạc sống, thông thường chỉ có keyboard và guitar, thỉnh thoảng có trống, như vậy đã là thăng cấp. Phong trào này cũng rầm rộ không kém gì thuở ban đầu của Karaoke. Có phần vượt trội vì có cảm giác cao sang và giống ca sĩ hơn. Về mặt tâm lý, hiệu quả này tốt gấp trăm lần cờ bạc rượu chè hoặc buồn bã đi lang thang.

Hát nhạc sống, có nhạc sĩ đuổi theo, vớt lúc lọt nhịp, gia tăng echo vang, echo nhái, tiếng hát mơ màng, nghe ngân nga vang nhái khắp phòng. Dưới ánh đèn màu nhấp nháy xoay cuồng, đâu có thua gì ca sĩ trên sân khấu lớn. Chỉ một chai nước lạnh hoặc một chai bia, có thể vui chơi, ca hát, nhảy đầm, suốt bốn, năm tiếng đồng hồ, có giải trí nào vừa rẻ, vừa tập thể dục tốt cho tim mạch cơ bắp, vừa được hát thông phổi, được đa số người lạ nghe, vỗ tay, tìm đâu ra loại giải trí như vậy? Sống phải chăng là lục lọi hạnh phúc? Vui chơi ca hát nhảy đầm cũng đóng góp vào vốn liếng xây dựng tình cảm, miễn đừng dây dưa với ái tình nào không thuộc về mình.

Nhưng thời giờ vui chơi có giới hạn, mà người tham dự càng ngày càng đông, đến không kịp ghi tên sớm thì suốt buổi phải ngồi nghe, không được hát. Ghi tên rồi, chỉ hát được một lần, mất công dùi mài kinh sử, chải chuốt áo quần. Nếu để ý quan sát, sẽ thấy rất nhiều cặp, nhiều nhóm, vừa hát xong là lặng lẽ ra về, vì họ biết không có lần hát tới. Những người ngồi lại hầu hết to nhỏ chuyện riêng tư, cụng vài lít bia và nhai xoài cốc ổi hoặc nghêu sò ếch dế. Như vậy là “Hát Cho Nhau,” không có chữ “Nghe.” Một lần nữa, chúng ta thành lập quy tắc: Hát không cần nghe.

Muốn họp hát Karaoke hoặc Hát Cho Nhau Nghe được thành công, có ba điều căn bản nên thực hiện:

1-    Nhân số người hát không thể quá nhiều, để người hát được hát lại vài lần. Có người than phiền với tôi, được mời đi hát mà chỉ hát một lần, chua miệng.

2-    Luôn luôn phải có một số người mới tham dự, số người mới phải chiếm 50%. Trong liên hệ tình cảm, người mới chỉ cần nhìn nhau, dòng insulin sẽ dâng trào một cách tự nhiên. Chất này gây “phê” khi hát. Nhưng nhiều insulin quá thì không tốt.

3-    Không được hát bài đã hát rồi. Những người đã từng tham dự, mỗi lần nên hát bài mới. Như vậy sẽ tự luyện trí nhớ tốt, thuộc nhiều bài, dễ gây lòng hãnh diện, và không gây nhàm chán.

 

Đi đến kết luận, hát không phải là vấn đề mà nghe, thưởng ngoạn, là vấn đề nan giải của người Việt trong phong trào Cara-không-oke và Hát Không Ai Nghe.

Tại sao?

  1. Đánh Giá.

Hầu hết người Việt nghe nhạc nhưng không thật sự thưởng thức nghệ thuật âm nhạc. Nghe nhạc vì thói quen, nghe nhạc vì kỷ niệm, nghe nhạc vì có mặt nên phải nghe. Trong thực tế, nghe nhạc là quyền của mỗi người. Ai muốn nghe như thế nào, tùy ý. Ở đây, chúng ta chỉ nhắc nhở nhau một khía cạnh: nên cẩn thận lời khen.

Nghe nhạc theo cảm tính: bạn bè, người quen hát tạm được, khen rối rít, khen lịch sự, khen để được khen lại, khiến người nghe, nghe khen nhiều lần, tưởng thật. Tưởng thật tạo nên ít nhất một điều bất tiện, từ đó, nhiều người khác bị bắt phải nghe. Hát hay như ca sĩ hay, không phải dễ. Thấy người này dễ thương, hát sai cũng khen. Thấy người kia dễ gai, hát hay cũng chê.

Nghe nhạc theo sở thích: nếu không đúng loại nhạc ưa thích, nếu không phải bài nhạc quen thuộc, chê nhiều hơn khen. Những lời khen chê kiểu này không có giá trị, hơn nữa, làm mất giá trị của người nói.

Nghe nhạc cũng như nhiều thứ khác, khi có kiến thức và kinh nghiệm sẽ có cơ hội hưởng thụ nhiều hơn. Biết phân biệt ca khúc nào là Art song (nhạc nghệ thuật) và ca khúc nào là nhạc dễ nghe (easy listening). Phân biệt được Blue và Jazz đã đành, phải nghe ra sự khác biệt giữa light rock và jazz rock, sự khác biệt giữa dân nhạc và dân ca và nhạc sến.

Muốn thưởng thức nhạc, hưởng thụ vẻ đẹp nét hay của bài ca, trước hết phải lắng nghe. Quan điểm bình dân phổ biến nhất của thưởng thức là một ca khúc phải mang mức độ ý nghĩa nào đó với một giai điệu có giá trị, được trình bày với giọng ca trơn tru, đúng nhịp, cử chỉ, hành động khi trình diễn ăn khớp với bài hát, nghe và xem cảm thấy hài lòng. Đó là một tiết mục hay. Hay kiểu này là vượt qua được vòng loại, vào bán kết.

Muốn đánh giá một người hát hay, cứ tưởng tượng như đang làm giám khảo.

Mạng lưới của Bemorchestrator về giám định tài năng thi hát, viết rằng:  Do not even consider thinking of giving singers a good score just because of his or their gimmick on stage. (Đừng nghĩ đến việc cho người hát điểm cao chỉ vì những mánh lới trên sân khấu.) Nghĩa là một người hát nên tập trung vào việc hát, còn những phụ tùng ưỡn ẹo, làm duyên, kiểu cọ, sẽ bị bớt điểm.



Một giọng ca hay, một người hát hay phải đạt được một số điều kiện về kỹ thuật và nghệ thuật ca hát.

Đứng từ góc độ của một người bình thường nghe nhạc, mức độ thưởng thức hơn trung bình, đây là những điểm cần lược qua để công nhận một giọng hát hay, một người hát hay, đậu bán kết, được vào chung kết.

1. Chất giọng. Phẩm chất này bẩm sinh. Giọng trầm, giọng cao, giọng khàn, giọng dễ thương, giọng mỏng, … Mỗi chất giọng sẽ phù hợp với một loại nhạc này nhiều loại nhạc khác. Ví dụ, giọng khàn hát nhạc Blue, Jazz thì phù hợp hơn hát thánh ca. Giọng cao thích hợp với nhạc có giai điệu cổ điển. Người hát hay, trước tiên là người biết chọn những bài hát phù hợp nhất với chất giọng của mình. Một bản nhạc người khác hát hay, không có nghĩa mình sẽ hát hay theo. Hát hay, trước hết, phải có chất giọng độc đáo (như Nguyên Khang). Thứ đến là chất giọng tròn trịa (như Trần Thái Hòa). Nếu chỉ có chất giọng bình thường, lúc này rất cần kỹ thuật và nghệ thuật giúp đỡ. Khi không nắm vững vấn đề, có rất nhiều người buồn bã, giận đời vì nghĩ rằng mình hát quá hay mà sao “thiên hạ” không biết thưởng thức.  

2. Pitch (nốt cao) và nhịp điệu. Hát mà trật nốt cao, lên không đúng, giữ độ cao không được theo độ dài là điểm đầu tiên bị đánh rớt. Hát lơ lớ mà không biết, có thể vì tự nghe tiếng hát của bản thân không chỉnh, nên phần não bộ không điều khiển thanh quảng phát thanh đúng mức; cũng có thể vì tập không kỹ. Hát sai nhịp cũng không thể làm ca sĩ. Người tập bằng Karaoke thường vấp hai lỗi này. Hát trật nốt và sai nhịp vì Karaoke không chủ trương luyện tập, chủ yếu giúp những ai không biết gì về nhạc, cứ theo ca từ và nhái theo giọng dẫn đường sẵn có. Hát cho thành thói quen. Từ đó cứ như vậy mà hát. Người hát sành điệu có thể nhận ra ai là ca sĩ thuộc phái Karaoke.

3. Khảng cách cao và thấp của giọng hát. Một người hát hay phải có khả năng hát từ thấp lên cao một cách rõ ràng trong tối thiểu hai quãng tám (octave). Khi xuống thấp không bị nghẹt, khi lên cao không bị ré. Khi chuyển tiếng hát từ ngực lên óc không lộ sơ hở, không gây cảm giác khó chịu cho màng nhĩ.

4. Phong cách phát âm và phát âm ca từ  (Enuciation và pronunciation)

Căn bản phát âm ca từ phải rõ. Cho dù giọng hay cách mấy mà người nghe không hiểu ý nghĩa của lời ca thì không thể thành công. Người hát có nhiệm vụ bằng mọi cách mang ý nghĩa của ca từ đến người nghe. Hát tiếng Việt: 1- Các vần đầu của mỗi chữ phải phát âm rõ, 2- Phải có sự phân biệt khác nhau giữa “chim” và “chiêm”, 3- Phải phát âm cho được dấu hỏi dấu ngã, dấu huyền khác với dấu nặng.  …

Phong thái phát âm có tầm quan trọng hơn. Chúng ta thường nghe nói, giọng hát sang trọng, giọng hát dễ thương, giọng hát quê mùa, giọng hát điêu luyện, giọng hát thùng bể, giọng hái kèn chữa lửa … Mỗi tính từ diễn tả phẩm chất âm thanh của toàn bộ phát âm. Nên cẩn thận khi hát ngôn ngữ ngoại, trừ phi có khả năng phát âm như người bản xứ, nếu không thì đừng. Nếu không, gặp bà Hồ Xuân Hương sẽ bị trêu ghẹo “ấy ái uông” (đấy cái chuông)

5. Cách sử dụng microphone. Nên nhớ, microphone là người bạn thân duy nhất của người hát trong phòng thâu cũng như ngoài sân khấu. Cầm microphone không cầm chặt như cầm dao chiến đấu, không cầm trong tư thế liếm cà-rem, cầm bằng những ngón tay như cầm cành hoa đưa lên ngửi, không cúi xuống. Đừng ngửi quá xa, mùi hương sẽ tản lạc. Ngửi quá gần dễ bị nhảy mũi. Quy tắc, cách môi như một nụ hôn bị đẩy ra.

Tôi nghĩ, chính xác hơn, hát là tái tạo, từ vựng “sáng tạo” dành cho tác giả sáng tác. Như vậy, hát là tái tạo một ca khúc thành một ca khúc riêng tư mang tính độc đáo của người hát. Định nghĩa này khó hiểu nhất là cụm từ “tính độc đáo.”

Tính độc đáo của người hát thể hiện trong hai phần: 1- Lề lối diễn đạt ý nghĩa của ca từ trong giai điệu. 2- Nghệ thuật truyền đạt cảm xúc đến người nghe.

- Mỗi ca khúc đều có một câu chuyện mang theo ý nghĩa mà người nghe cần phải hiểu mới có thể thưởng thức. Có những ca khúc phổ thông, ai cũng đã từng nghe qua nhiều lần. Tuy nhiên, sự khác biệt nằm ở chỗ người hát đã hiểu bài nhạc như thế nào. Mỗi người hát đều có thể hiểu ở những mức độ cao và sâu khác nhau rồi diễn đạt trờ lại, để người nghe có cơ hội tiếp nhận một bài nhạc quen thuộc trong một cách nào đó khác lạ.

- Quan trọng hơn, năng lượng truyền cảm. Vì sao tôi dùng chữ năng lượng? Truyền cảm không chỉ là cách diễn tả trên mặt mày và tứ chi. Có sự lầm lẫn khi nhăn nhó vì lời nhạc đau khổ. Nhưng tệ hơn, nếu lời nhạc đang buồn bã mà người hát cười cười, mặt mày nhơn nhơn. Nói một cách khác, mặt mày và tứ chi chỉ là những tác động bên ngoài do năng lượng cảm xúc bên trong thúc đẩy mà thành hình. Năng lượng này khuấy động vô thức điều khiển chất giọng, cách phát thanh, khả năng nhập thần vào ca từ, để tiếng hát đi đến vỗ vai, vuốt má, sờ mái tóc người nghe, gây nên sự hài lòng, thích thú, đôi khi đê mê.

Nhắc nhớ, một người hát được nghe nhều tiếng vỗ tay, chưa hẳn là người hát hay. Đôi khi vì họ có bà con anh em bạn bè tham dự đông đảo hoặc họ có địa vị, tiền tài khiến nhiều đôi tay bật lên vỗ tới tấp.

Khi một người hát nắm vững kỹ thuật hát, điểm còn lại cao hay thấp được tính trên phẩm chất của giọng ca và nghệ thuật truyền cảm, không chỉ là giọng ca truyền cảm. (Ngày nay, người ta xem truyền hình nhiều hơn nghe radio.) Ngoài ra, ở một mức độ thưởng ngoạn cao hơn, người nghe có thể “thấy” người hát dù chỉ nghe qua CD hoặc qua các thiết bị điện tử. Tuy nhiên, một anh bạn nhạc sĩ của tôi nói rằng, nghe nhạc ở mức thưởng ngoạn thượng thừa, chỉ nghe âm nhạc, không thấy gì cả. Có lẽ, anh nói đúng. Nhiều người nghe nhạc hay, nhắm mắt, dựa ngửa, quên đời.

Chất giọng và truyền cảm là hai yếu tố chủ yếu của hát hay. Nghệ thuật và kỹ thuật hát tất nhiên phải thuần thục nhưng đứng sau hai yếu tố kia. Phụ nữ nên cẩn thận khi gặp người đàn ông có chất giọng tốt và biết nghệ thuật truyền cảm, nhất là giọng trầm và thù thì. Anh ta có khả năng quyến rũ tình nhân và có khả năng xin lỗi khiến cho vợ bỏ qua mọi lỗi lầm, kể cả tội ngoại tình.

 

Ngu Yên

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cô nói trong đêm Oscar ở Los Angeles: "Tôi đã luôn tìm thấy tính thiện trong mọi người tôi gặp, mọi nơi tôi đi trên thế giới (cầm tượng vàng lên) và giải này là giành cho mọi người có niềm tin và lòng can đảm để sống với tính thiện trong mình và người, bất kể gian nan cuộc đời thế nào. Và giải thưởng này là cho quý vị, chính quý vị là cảm hứng để tôi tiếp tục."
Tuy từ nay chúng ta sẽ không còn được gặp cô, không còn được nghe trực tiếp “tiếng hát bay trên thành phố bâng khuâng” đã làm rung động lòng người nhạc sĩ năm nào, nhưng tôi chắc rằng chúng ta vẫn nhớ và yêu quý mãi giọng ca ấy, giọng ca thật xứng danh là giọng ca “vàng mười’.
Một ngày lái xe lang thang vùng Quận Cam, Nam Cali chợt thấy tên đường Saigon ở một khu dân cư của người Mỹ bản xứ thuộc thành phố Santa Ana, lòng chợt xúc động. Nên biết rằng ở khu phố gọi là Little Saigon Nam Cali, trên đường Bolsa thuộc thành phố Westiminster, có tên đường Saigon, nhưng thực ra không có số nhà và tên đường để bưu điện Hoa Kỳ gởi thư và phát thư; còn con đường Saigon thuộc thành phố Santa Ana này có số nhà bình thường như những con đường khác.
Chỉ với công trình “70 Năm Tình Ca trong âm nhạc Việt Nam”, Hoài Nam đã đủ để lại đời một món quà quý báu hiếm có cho những người yêu chuộng âm nhạc miền Nam nói riêng, và kho tàng văn hóa Việt Nam nói chung.
Khi định cư ở hải ngoại, tôi đã nghe nhiều ca khúc về Hà Nội nhưng không thích bằng những ca khúc xa xưa… cho đến khi nghe ca khúc Hà Nội Ngày Tháng Cũ của Song Ngọc. Khi chia sẻ với anh điều nầy, anh cũng cho biết có vài thân hữu di cư từ năm 1954, xa Hà Nội, nhớ Hà Nội nên thích nghe các ca khúc về Hà Nội nhưng mang “màu sắc chính trị” nên không phù hợp.
Đoàn Chuẩn chỉ sáng tác trong một thập niên (1947-1958), ca khúc đầu tay Ánh Trăng Mùa Thu (1947) và từ đó với nhiều ca khúc đã nổi tiếng qua năm tháng, vượt thời gian và không gian, và vài ca khúc được sáng tác rải rác trong những thập niên sau, trong đó ca khúc Vĩnh Biệt chỉ riêng cho hình ảnh người tình lỡ dở, được đề cập trong thời gian sau nầy.
Lễ trao Giải Grammy hàng năm lần thứ 63 đã diễn ra vào tối Chủ Nhật, ngày 14 tháng 3 năm 2021, sau khi bị trì hoãn vào ngày dự định 31 tháng 1 vì quan ngại đại dịch vi khuẩn corona, theo bản tin của Yahoo Music cho biết hôm 14 tháng 3.
“Raya và Rồng Thần Cuối Cùng” là một bộ phim hoạt hình mới của hãng phim Walt Disney Animation Studios. Bộ phim sẽ đưa người xem đến với một cuộc hành trình thú vị và hoành tráng tại thế giới tưởng tượng của Kumandra. Raya buộc phải một mình lãnh trọng trách nguy hiểm là truy tìm rồng thần cuối cùng trong truyền thuyết để khôi phục lại vương quốc bị chia rẽ và đoàn kết người dân. xuyên suốt chuyến phiêu lưu, cô nhận ra rằng rồng thần không đủ để giải cứu thế giới — Để làm điều đó, cần phải có sự tin tưởng, tinh thần đồng đội, tình bạn và sự khôn ngoan của cộng đồng của cô ấy nữa.
Tôi biết một người ca sĩ. Nghe cô hát, cảm tưởng của một vũ trụ đang vỡ òa ra từ lồng ngực của cô. Cái giọng hát không cần đến bất cứ phương tiện trợ thanh nào. Nó lan tỏa ra mọi ngõ ngách của tâm hồn, nó tạo dựng nên một thế giới âm thanh mà người nghe hằng khao khát, hằng mơ ước trong những giấc mơ nửa tỉnh nửa thức.
Những người Á Châu trên khắp thế giới đang phản ứng với “niềm hạnh phúc rơi nước mắt” khi Chloe Zhao làm nên lịch sử tại Lễ Trao Giải Trái Cầu Vàng (Golden Globe Awards) lần thứ 78, trở thành người phụ nữ Mỹ gốc Á Châu đầu tiên thắng giải đạo diễn xuất sắc nhất của giải này, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Hai, 1 tháng 3 năm 2021.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.