Hôm nay,  

Chút Kỷ Niệm Với Danh Cầm Ghi Ta Trung Nghĩa

25/05/202117:37:00(Xem: 3398)
Tran Chi Phuc
Trung Nghĩa- Trần Chí Phúc

 

                                                                   

Cái tên Trung Nghĩa Tây Ban Cầm được giới yêu nhạc biết tới từ cuốn Cassette đầu tiên phát hành ở hải ngoải năm 1976 là cuốn Khi Tôi Về với tiếng hát Khánh Ly và một cây đàn ghi ta Trung Nghĩa.

Đầu thập niển 1980, tiếng đàn ghi ta Trung Nghĩa nổi danh thêm qua những cuốn băng nhạc Cassette thực hiện tại Quận Cam- Little Saigon Hoa Kỳ và phân phối đến các tiệm ở khắp nơi hải ngoại, nơi có đồng hương Việt Nam cư ngụ. Có nhà báo nào đó gọi Trung Nghĩa là Mười Ngón Tay Vàng và danh hiệu này gắn liền với tên tuổi anh. Thời đó, tôi còn ở Canada đã từng nghe hai cuốn băng hòa tấu nhạc Việt Nam do Trung Nghĩa thực hiện, tiếng đàn mượt mà của anh làm dân ghiền ghi ta thích thú. Có một lần từ Canada sang thăm Quận Cam, bạn chở đi vũ trường nghe nhạc, thấy ngón tay Trung Nghĩa chạy lẹ làng trên phím ghi ta điện nghe thật đã.

Năm 1986, khi thực hiện cuốn băng Cassette Sài Gòn Em Ở Đó, anh Jo Marcel hát bài này với nhạc đệm của Đặng Xuân Thìn ( San Francisco ) tại phòng thu anh Lê Bảo ( San Jose ), tôi mang xuống phòng thu âm Lê Đức Cường ( Người Đẹp Bình Dương ) và mời Trung Nghĩa đệm thêm tiếng ghi ta thùng cho bài này. Đó là lần đầu tiên tôi làm quen với anh. Mỗi lần từ San Jose ghé Quận Cam, có dịp là tôi tìm gặp Trung Nghĩa để ngồi nghe và thưởng thức những ngón tay đàn ghi ta điêu luyện đó.

Anh một lần kể rằng lúc còn ở Việt Nam, nghe nhạc bằng tai và tập theo, và khi chơi chung với ban nhạc cũng chơi đàn bằng tai cho nên đọc nhạc viết trên giấy không nhuyễn lắm. Khi Trung Nghĩa thực hiện hai cuốn băng hòa tấu, nhờ một số nhạc sĩ Hoa Kỳ cộng tác và anh phải soạn hòa âm viết trên giấy; cho nên anh phải tập và thực hành ký âm pháp; từ đó Trung Nghĩa giỏi cả về hai mặt đọc và nghe âm nhạc.

 Cũng cần nói thêm rằng trong giới chơi đàn có 2 loại : nghe nhạc bằng tai và đọc bản nhạc bằng mắt. Giới chơi đàn đọc bản nhạc thì giỏi đọc nhạc nhưng thường yếu về nghe cho nên trong những buổi tiệc văn nghệ, một danh cầm lại bối rối khi phải bất ngờ đệm đàn cho một ai đó hát một ca khúc ngẫu hứng. Trong trường hợp này thì giới chơi đàn nghe bằng tai có lợi thế hơn vì họ nghe hát và có thể nương theo câu nhạc mà đệm đàn thoải mái. Thí dụ rõ ràng nhất là một nhạc sĩ mù, tai họ rất thính và đầu óc họ rất mau lẹ để hòa điệu với bản nhạc đang vang lên. Cho đến hôm nay, tôi nghiệm ra rằng một nhạc sĩ muốn giỏi phải tập luyện nghe bằng tai là chính, còn đọc nhạc qua ký âm pháp để tập đàn là kế tiếp.  

Khi thực hiện cuốn băng nhạc Chiều San Francisco năm 1992 tôi cũng nhờ Trung Nghĩa hòa âm bản Chiều San Francisco với tiếng hát Thái Châu và bản Này Người Yêu Hỡi tiếng hát Hà Thu Trang.

Năm 1999, tôi nhờ nhạc sĩ Đặng Hữu Tâm ở Sài Gòn hòa âm cuốn Chào Em Năm 2000, và khi mang về lại Hoa Kỳ thấy đơn điệu nên đến phòng thu âm Lê Sĩ Dự thu thêm tiếng đàn ghi ta của Trung Nghĩa cho phong phú. Tôi nhớ Trung Nghĩa yêu cầu mở bài nhạc cho nghe một lần rồi lần thứ nhì anh ôm ghi ta hót theo. Cả 10 bài hát mà Trung Nghĩa chỉ tốn chưa tới 2 tiếng đồng hồ là hoàn tất. Lúc này tôi khâm phục tài nghe nhạc bằng tai của anh. Tôi cũng nhờ Trung Nghĩa hòa âm bản Chiều Mưa San Jose với tiếng đàn của các nhạc sĩ Hoa Kỳ, rất tiếc cuốn băng gốc bị thất lạc.



Năm 2014, đêm nhạc Kỷ Niệm 25 Năm Âm Nhạc Trần Chí Phúc tại San Jose, ban nhạc Lê Huy chơi đàn và nhạc sĩ Trung Nghĩa từ Quận Cam đi xe đò lên để góp tiếng đàn ghi ta ngọt ngào của anh.

Trong đời tôi đã từng học đàn ghi ta cổ điển tại Sài Gòn với anh Đỗ Đình Phương, nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, anh Trần Văn Phú, nhưng phần lớn thời gian là thích nghe họ đàn và nghe họ kể chuyện về sinh hoạt âm nhạc. Và tại Mỹ tôi cũng rất thích ngồi nghe và nhìn những ngón tay đàn ghi ta lã lướt của danh cầm Trung Nghĩa.

Vài năm trước tôi đã từng muốn nghe Trung Nghĩa kể chuyện chơi đàn suốt mấy chục năm để viết một cuốn sách về dòng sinh hoạt ca nhạc hải ngoại. Nhưng nay với thời đại Youtube thì bao nhiêu hình ảnh và âm thanh đã được đưa lên trên Internet khá nhiều, ý tưởng đó không còn.

Danh cầm Trung Nghĩa là người duy nhất ôm cây đàn ghi ta đi khắp hải ngoại để chơi nhạc và sinh sống bằng nghề này. Nhìn nét mặt anh ngây ngất, đam mê khi ngón tay khảy đàn lúc trình diễn thật thú vị. Phải là người có sức khỏe mới có thể đứng ôm cây ghi ta suốt mấy tiếng đồng hồ  trên sân khấu và trong mấy chục năm. Được như vậy là do Trung Nghĩa có đời sống lành mạnh, không hút thuốc, không rượu bia và đánh Tennis thường ngày.

Ngày xưa có một lần danh cầm ghi ta Hoàng Bửu ở Sài Gòn lúc tuổi mới bốn chục mà ông đã thốt lên rằng mình đã già nên không muốn tập đàn nữa. Hôm nay nghe tin danh cầm Trung Nghĩa tổ chức sinh nhật 70 tuổi và kỷ niệm 55 năm tiếng đàn ghi ta của anh vào buổi tiệc ca nhạc tối thứ tư 26-4-2021 tại Quận Cam thì lòng cũng thú vị. Giới yêu nhạc sẽ đến để chung vui và thưởng thức ngón đàn danh cầm Trung Nghĩa.

Suốt trong khoảng 80 năm của dòng sinh hoạt tân nhạc Việt Nam, xét về nhạc sĩ chơi ghi ta nổi danh, tôi nghe nhắc đến một số người như Tạ Tấn, Dương Thiệu Tước, Hoàng Bửu, Đỗ Đình Phương, Trần Văn Phú, Phùng Tuấn Vũ, Lâm Tuyền, Văn Trổ, Hoàng Liêm. Theo tôi thì danh cầm Trung Nghĩa nổi bật với chiều dài thời gian mấy chục năm từ Sài Gòn cho đến Hoa Kỳ và cho đến hôm nay năm 2021, anh vẫn còn phong độ để còn yêu và ôm cây đàn ghi ta làm rung động giới yêu nhạc.

Ngày xưa có câu thơ “ Nhân sinh thất thập cổ lai hi- Người đời tuổi bảy mươi là hiếm” và thời này hình ảnh nhạc sĩ ghi taTrung Nghĩa, tiệc sinh nhật bảy mươi ôm đàn ghi ta trình diễn trên sân khấu cũng là điều hiếm quí.

                                                                   Quận Cam, California, 25-5-2021

                                      Mừng Sinh Nhật Bảy Mươi Danh Cầm Trung Nghĩa

 

                                                                 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dân ca nước ta, trong đó có môn hát chèo, được coi là rất hay và thâm thúy lắm. Để hiểu biết và thưởng thức được những nghệ thuật trình diễn và các làn điệu dân ca, chúng ta cũng phải mất nhiều công sức để tìm tòi, học hỏi...
Vào chiều ngày Chủ Nhật 7 Tháng 8, 2022, khán phòng Rose Center gần như không còn chỗ trống. Giới yêu nhạc Việt Nam khắp nơi đến đây, chịu đựng cái nóng do hệ thống điều hòa không khí của nhà hát bị trục trặc, để cùng Khánh Ly đánh dấu chặn đường 60 năm ca hát. Một chặng đường dài gần như một đời người.
Nguyễn Ngọc Ngạn là một hiện tượng trong sinh hoạt văn học nghệ thuật của cộng đồng người Việt hải ngoại...
Vào một ngày bão tuyết mù mịt ở miền đông năm 2009, tôi viết bài thơ BÂY GIỜ, ghi lại một đoạn đương 10 năm gian nan vất vả ở quê người và nỗi nhớ quê hương. Bây giờ ngồi nhớ Việt Nam. Bên trời tuyết lạnh hai hàng lệ rơi. Nhờ duyên lành, bài thơ đã trở thành ca khúc BÊN TRỜI TUYẾT LẠNH qua những nốt nhạc tài hoa của nhạc sĩ Vĩnh Điện.
Tiếng hát của Duy Trác vang ra từ những chiếc rađiô. Trời khô ráo, mát dịu. Bầu không khí đêm Noel ở Sàigòn thật là vui vẻ, nhộn nhịp. Thánh đường vang lên những lời kinh cầu, chào đón Chúa ra đời, lòng người lắng xuống, nhẹ nhàng, thư giãn. Ấy thế mà đã có một đêm Noel hết sức căng thẳng đối với tôi và một anh bạn. Kim đồng hồ chỉ 10 giờ 15 phút rồi mà chưa thấy anh ấy đâu. Tôi rất hồi hôp. Anh bạn hẹn ghé đón tôi lúc 10 giờ đêm ở Bàn Cờ rồi cùng nhau tới Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế, ở đó Ca đoàn đang nóng lòng chờ đợi.
Lúc còn nhỏ, đi theo bà dì và ông cậu xem cải lương. Tôi đã từng say mê cổ nhạc như say mê tân nhạc. Cùng lứa tuổi, Hương Lan trên sân khấu, dưới ánh đèn, thỏ thẻ điệu ca vọng cổ, xàng xàng, lên cao, rồi xuống xề, khiến cậu bé hả miệng suốt buổi, đêm về mộng mơ. Đó cũng là một lý do tôi yêu thích ca khúc Những Ngày Thơ Mộng của Hoàng Thi Thơ. Đúng làm sao: Tìm đâu những ngày chưa biết yêu? Chỉ thấy, thấy lòng nhớ thương nhiều. Rồi đêm ta nằm mơ, hồn say ta làm thơ. Ngồi ngâm trách lòng ai hững hờ… Hồi đó, tôi bắt đầu làm thơ Lục Bát.
KHÁNH LY - TIẾNG HÁT 60 NĂM Chiều Nhạc Đời Cho Ta Thế với Chế Linh, Tuấn Ngọc, Ngọc Minh, Bích Liên, Quang Thành, Thắng Đào Dance Company, Ban Hợp Ca Cát Trắng, Ban Nhạc Sỹ Dự. Lê Đình Y Sa và Jimmy Nhựt điều hợp. Rose Theater, Ngày 7 Tháng 8 Vé: $200; $150; $100. Gọi: 714 894 2500 để đặt vé.
Phim Maika gần đây đã ra mắt khán giả tại Hoa Kỳ và nhận được nhiều khen ngợi trên mạng xã hội. Truyện phim lấy cảm hứng từ Maika, cô bé từ trên trời rơi xuống – một cuốn phim truyền hình Tiệp Khắc chiếu ở Việt Nam những năm 1980. Phim Maika do đạo diễn Hàm Trần, cùng một đạo diễn với bộ phim được khán giả người Việt hải ngoại yêu chuộng - Vượt Sóng, thực hiện. Phim hiện đã chiếu đến tuần thứ ba ở Nam California, khán giả Little Sài Gòn nếu chưa xem thì còn kịp đến xem vào cuối tuần này tại rạp Regal ở Garden Grove, mỗi ngày 4 xuất chiếu. Lịch chiếu thứ Sáu đến Chủ Nhật là 2:20 PM, 4:55 PM, 7:30 PM và 10:05 PM.
Bài nhạc này là lời tiễn biệt nhạc sĩ Cung Tiến vừa ra đi. | Lời kỹ nữ đã vỡ vì nước mắt | Cuộc yêu đương gay gắt vị làng chơi | Người viễn du lòng bận nhớ xa khơi | Gỡ tay vướng để theo lời gió nước | Xao xác tiếng gà. | Trăng ngà lạnh buốt. Mắt run mờ, kỹ nữ thấy sông trôi Du khách đi, du khách đã đi rồi…
Ấn bản in số đặc biệt TIễn Biệt Cung Tiến
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.