Hôm nay,  

Chế Linh Tiếng Ca Không Biên Giới

06/12/201900:06:00(Xem: 1815)
Che Linh
Chế Linh xuất hiện trên chương trình The Jimmy Show - Chương trình phỏng vấn nghệ sĩ do Jimmy Nhựt Hà thực hiện trên SETTV và SaigonEntertainmentTV

Ca nhạc sĩ Chế Linh là một biểu tượng cột trụ  của dòng nhạc Vàng, ông là người Việt gốc Chàm và được xem là tứ trụ của nền Nhạc Vàng (chung với Duy Khánh, Nhật Trường, Hùng Cường). Tuy nhiên, trong “tứ trụ” đó, chỉ có duy nhất Chế Linh còn đi hát tới tận bây giờ và vẫn được đông đảo công chúng ngưỡng mộ.

Trên 77 tuổi, nhưng các đêm diễn của Chế Linh trong và ngoài nước luôn chật kín khán phòng và tiếng hát của ông thì vẫn còn rất sung mãn, xứng đáng là “vị chưởng môn” của dòng nhạc này.  Có khán giả còn cho rằng “Giọng hát ông là một trong những giọng hát thời Thanh Xuân mà từ nhỏ trong cái xóm nhỏ nghèo  khó vùng Chợ Lớn, nhà nhà đêm đêm len lén mở băng Cassette nghe và thấm thía lúc nào không hay.”

Khán giả nhớ đến ông với những nhạc phẩm trữ tình cũng như những ca khúc nói về đời lính như Trên Bốn Vùng Chiến Thuật, Thành Phố Buồn, Rừng Lá Thấp... của các nhạc sĩ như Trúc Phương, Lam Phương, Trần Thiện Thanh...

Bên cạnh là một danh ca được hàng triệu người Việt mến mộ trong nhiều thập niên thì Chế Linh còn là một nhạc sĩ sáng tác với nhiều ca khúc giá trị như Thương Hận, Ngày Đó Xa Rồi, Đoạn Tái Bút... Chế Linh tên thật là Jamlen (Trà Len), sinh tại Phan Rang, tên tiếng Việt là Lưu Văn Liên vì từ thời Minh Mạng, người Chàm muốn đi học văn hóa là phải đổi thành tên Việt.

Ông tự nhận con đường văn nghệ của mình khá suôn sẻ vì khi bước vào làng văn nghệ đã sớm nhận được những quan tâm, hướng dẫn và chỉ bảo của rất nhiều đàn anh cụ thể như các đàn anh Duy Khánh, Châu Kỳ, Trúc Phương, Mạnh Phát, Thu Hồ. Con đường khởi đầu lúc nào cũng lắm gian nan, từ một học trò làm thuê từ Phan Rang ra Sài Gòn lạ nước lạ cái, không thông thạo tiếng Việt, ông cố gắng dành dụm tiền đi học và trong lúc đó ông tham dự cuộc thi của đoàn Biệt Chính Biên Hòa do người Mỹ tổ chức nên ông đã theo đoàn này hát (cùng với Trúc Phương, Châu Kỳ). Ông tâm sự:  “Mình cố gắng, bởi vì sinh hoạt trong văn hóa nghệ thuật lúc nào cũng bắt buộc mình phải học hỏi thêm đàn anh nữa, học tiếng Việt, học phát âm sao cho chuẩn rồi mới dám hát. Mình người Chàm ra thành phố thì có nhiều cái không bằng anh em nghệ sĩ người Việt, tiếng nói, ngôn ngữ, văn hóa mình còn không am tường mấy, nên mình cố gằng bằng mọi cách!”

Thấm thoát 2 năm sau, đoàn Biệt Chính giải thể, không đi hát cho các làng mạc xa nữa. Chế Linh trốn ở lại Biên Hòa cùng Bằng Giang và làm tài xế chở đá thuê ở núi Bửu Long với mục đích là chuẩn bị bài hát và luyện thêm giọng, nhiều bài hát nổi tiếng được ông và Bằng Giang sáng tác trong thời gian này như bài Đêm Buồn Tỉnh Lẻ viết về tâm sự của một người lính, hay bài Bài Ca Kỷ Niệm.

Trong khi Chế Linh chưa quyết định dứt khoát có nên về lại Sài Gòn hay không, hai nhạc sĩ Châu Kỳ và Trúc Phương đã tìm ra chỗ ở của ông và khuyên ông trở về Sài Gòn. Lúc đó ông đã tìm ra được con đường mình cần phải đi rõ ràng khi tham gia vào hoạt động âm nhạc, ông đã yêu cầu họ sáng tác đo ni đóng giày cho riêng mình từ nhạc cho tới lời những nhạc phẩm về lính, không nhắm đặc biệt vào một binh chủng nào, và cần nhất lời ca phải dễ hiểu.

Theo Ông: “Mình phục vụ cho tầng lớp bình dân phổ thông không cần cầu kỳ, mà hát bài hát mà họ hiểu được mình muốn nói gì, không cần phải dông dài.”

Vào cuối năm 64, hãng đĩa Việt Nam ký hợp đồng với Chế Linh trong nhiều năm và tên tuổi của ông bắt đầu đến với khán giả, đúng với ý nguyện là dùng tiếng hát mình để đưa lại sự gần gũi và thông cảm giữa hai dân tộc Chàm và Việt.

Một nhạc phẩm gắn liền với Chế Linh đó là bài “Hận Đồ Bàn” của nhạc sĩ Xuân Tiên - hiện đang định cư bên Úc. Thành Đồ Bàn cách Quy Nhơn không xa, khoảng một tiếng lái xe về hướng Tây Bắc. Đồ Bàn là tên kinh đô của Chăm Pa có quốc hiệu là Chiêm Thành, khi đầu tiên nghe được bài Hận Đồ Bàn của Xuân Tiên, Chế Linh chia sẻ có lần nhầm tác giả là người Chàm đến khi vào làng văn nghệ mới biết tác giả là người Việt. Bài hát Hận Đồ Bàn được tác giả viết thời Pháp, khi các phương tiện truyền thông bị Pháp kiểm soát kỹ càng nên có những lời tác giả muốn nói với người Việt nhưng không thể nào nói được, vì thế ông bèn lấy người Chàm ra mà nói, nên bài Hận Đồ Bàn là hoàn cảnh người Việt Nam trong tình tiết của người Chàm theo lời nhắc của tác giả. Bài hát này, trước Chế Linh đã có nhiều ca sĩ hát, điển hình là đàn anh Việt Ấn, sau này Chế Linh hát được nhiều người bày tỏ rằng giọng ca ông rất hợp.

Năm 2011, ông tổ chức liveshow 30 năm tái ngộ tại Hà Nội.

“Trong chuyến về của mình, mình đi làm một số công tác cho các làng mạc của Chàm, mình góp được chút nào thì mình góp, mình là người Chàm, con dân Việt, mình phái có trách nhiệm với quê hương mình, mình tu bổ một số di sản của người Chàm, bởi vì cái đó là cái quý hóa nhất, kể cả Vương quốc Chàm mất rồi nhưng mà tổ tiên đã để lại cho mình ở trên quê hương, đất nước suốt từ Quảng Bình về tới Đồng Nai đó là phần biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà nhiều người mưu toan muốn tranh đoạt, vương quốc Chàm mất từ 1932 mà tiếng Chàm với cả người Chàm vẫn còn, đã thành 1 phần của Việt Nam nhưng mà lại tranh chấp làm mình thấy vô cùng đau đớn.”

Chế Linh còn tiết lộ sắp tới đây ông sẽ trình bày một album nhạc song ngữ Chàm– Việt dể làm quà cho những khán thính giả của mình, góp phần chia sẻ văn hóa nghệ thuật của người Chàm.

Từ năm 67, 68 thêm một trường hợp được gọi là “hiện tượng” khác gây được rất nhiều chú ý là sự xuất hiện của đôi song ca Chế Linh- Thanh Tuyền, 2 người được cho là cặp đôi song ca nhạc Vàng hay nhất Việt Nam cho đến nay vẫn được nhắc nhở đến. Chế Linh chia sẻ kỷ niệm đầu tiên khi gặp Thanh Thuyền là khi ông cộng tác với hãng dĩa Continental của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, Thanh Tuyền lúc này chưa thành danh, được nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông gửi đến nhà Mạnh Phát để học ca, lúc này Mạnh Phát với Châu Kỳ thường hay nửa khoe nửa đùa với Chế Linh rằng: – Bên nhà có “con gà mái” này gáy hay lắm, hay vô cùng”.

Đĩa hát đầu tiên trong đó có nhạc phẩm Hái Hoa Rừng Cho Em của Trương Hoàng Xuân được tung ra thị trường và trở thành “ăn khách” một cách không ngờ.

Những hãng đĩa khác sau đó đã tiếp tục khai thác cặp song ca này.  Việc hợp tác giữa Chế Linh và Thanh Tuyền vẫn còn dang dở, vì còn rất nhiều bài hát Chế Linh viết với dự định sẽ thâu âm cùng Thanh Tuyền như Đoạn Cuối Tình Yêu, Mai Lỡ Mình Xa Nhau, Nếu Chúng Mình Cách Trở...… vì lúc đấy chồng của Thanh Tuyền không cho đi hát song ca nữa.

Bấy giờ, Chế Linh tìm đến các nữ ca sĩ nổi tiếng cùng thời như Giao Linh, Phương Hồng Quế, Giáng Thu,… nhưng vẫn chưa tìm được giọng hát hợp với mình.

Việc Chế Linh thâu thanh bài Mai Lỡ Mình Xa Nhau với Thanh Tâm là vào một dịp tình cờ Chế Linh đến quán rượu của Bảo Thu và nghe thấy cặp song ca Thanh Tâm – Thanh Mai đang trình diễn. Ông đến xin phép gia đình cô Thanh Mai cho cô hát chung với ông vì lúc đấy Thanh Tâm còn nhỏ, sau đó ông mới ra đĩa hát với Thanh Tâm.

Khoảng chừng một năm, có tin “giật gân” đại úy Cảnh (chồng Thanh Tuyền) mang súng tìm Chế Linh để thanh toán, báo chí khai thác đề tài này rất nhiều, Chế Linh nói đó là scandal mà nhà sản xuất làm ra khi Thanh Tuyền sắp đi hát lại, một số anh em thân hữu lúc nào cũng thấy đại úy Cảnh và Chế Linh nhậu chung chứ nào có việc thanh toán nhau.

Bài hát Mai Lỡ Mình Xa Nhau Chế Linh để bút danh là Lưu Trần Lê, Lưu là họ của ông, còn Trần Lê là họ của 2 người vợ đồng thời là 2 chị em. Ngoài ra, Chế Linh còn có bút danh là Tú Nhi với ý nghĩa Tú là tuấn tú, Nhi là hài nhi. Một loạt những bài hát dưới tên Tú Nhi rất thành công như bài Đêm Buồn Tỉnh Lẻ, Ngày Đó Xa Rồi, Xin Làm Người Xa Lạ...

Nguyễn Ngọc Ngạn đã từng gọi  Chế Linh là “Chưởng môn” của dòng nhạc Vàng, đến giờ có rất nhiều người đi theo cách hát của Chế Linh, cũng theo quy luật “sóng sau xô sóng trước”, nhưng ngọn sóng Chế Linh vẫn mãi là một ngọn cao vút.

Jimmy Nhựt 
Ghi chép từ The Jimmy Show do Jimmy Nhựt Hạ thực hiện

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Âm nhạc của Nhạc Sĩ Cung Tiến đã chinh phục cả hai, ba thế hệ người thưởng ngoạn, suốt từ thập niên 50 cho đến ngày nay; và có lẽ trong một tương lai rất lâu nữa, người ta vẫn nghe nhạc của ông. Tuy đã khá trọng tuổi, nhưng sự ra đi của ông mới đây vẫn là sự bất ngờ đến bàng hoàng đối với những người thân yêu và mến mộ ông. Nỗi niềm thương tiếc này được biểu hiện bằng đôi lời chia biệt với ông và gia đình từ khắp nơi. Việt Báo trích đăng lại. Cầu mong Ông yên nghỉ.
Một ngày cuối xuân đầu hạ, nắng vàng phả lên những vòm cây xanh, một số rất ít những người chí thiết cùng gia đình quyến thuộc cùng nhau đến một ngọn đồi cách thành phố Los Angeles chừng 30 dặm về phía tây bắc để tiễn đưa một người rất mực thân thiết. Đó là nhạc sĩ Cung Tiến. Cung Tiến là một nhạc sĩ nổi tiếng khi còn rất trẻ và được xem là một thiên tài với những ca khúc được phổ biến rộng rãi như Thu Vàng, Hoài Cảm sáng tác từ năm 13, 14 tuổi. Cung Tiến đã học xướng âm và ký âm với hai nhạc sĩ Chung Quân và Thẩm Oánh thời kỳ Trung học, sau đó du học Úc ngành Kinh tế học, cùng lúc theo học hòa âm, đối điểm, phối âm và dương cầm tại Nhạc viện Sydney. Ông còn học các lớp nhạc sử, nhạc học, nhạc lý hiện đại tại Đại học Cambridge khi còn làm nghiên cứu kinh tế phát triển với học bổng Cao học tại Anh quốc.
Sau những ngày tháng hôn mê ai cũng tưởng Hoạ sĩ Rừng đã tỉnh lại và sức khoẻ dần hồi phục. Tuy nhiên, cuối cùng ông đã xuôi tay, để thôi làm người, mà trở về bên cuống nhau của mẹ. Ông đã nằm yên trong "Tử cung của mẹ đất", một thế giới bình an tuyệt đối như trong thơ của ông vậy.
Nhạc sĩ Cung Tiến đã từ trần vào ngày 10 tháng 5, 2022, tại Los Angeles, hưởng thọ 83 tuổi. Trưa thứ Năm ngày 2 tháng Sáu, trong buổi tang lễ của người nhạc sĩ, một xấp nhạc trong đó có các bản Symphony #5 và #8 của Mahler được đặt ngay ngắn trên bàn thờ - gia đình cho biết những bài nhạc này được chuyển từ bàn viết của ông đến đây, vào những giờ phút cuối cùng người nhạc sĩ của chúng ta vẫn đang nghiên cứu, đang học hỏi... Việt Báo thành kính phân ưu cùng bà Josee Nguyễn Thụy Hữu và Cung Thúc Đăng Quang.
Chương trình ca nhạc Tình Ca Sau 1975 được thực hiện để góp phần khôi phục lại những hoạt động của sân khấu ca nhạc hải ngoại. Còn người nghe, còn người hát tình ca Việt Nam, thì tiếng Việt còn, và văn hóa Việt Nam ở hải ngoại còn.
Nhạc sĩ Thanh Sơn, người được giới âm nhạc ở Việt Nam sau này thường gọi ông là “Ông Hoàng của nhạc quê hương”, nhất là với những ca khúc mang âm hưởng của miền Tây sông nước, đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long Nam bộ...
Một buổi nhạc Thiền trang nghiêm, cảm động đã thực hiện hoàn mãn hôm Chủ Nhật 15/5/2022 tại Tu Viện Đại Bi, Garden Grove, California. Nội dung buổi nhạc Thiền là để Tưởng nhớ Thầy, Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong dịp tròn 100 ngày viên tịch của Thầy. Và cũng trùng hợp: hôm Chủ Nhật cũng là ngày Lễ Phật Đản.
Ɲếu em không là người уêu của lính/ Ai đem cánh hoa rừng về tặng em/ Ai băng gió sương cho em đợi chờ/ Và những lúc anh về/ Ai kể chuуện đời lính em nghe...
Bẫy Ngọt Ngào (Naked Truth), tác phẩm điện ảnh cuốn hút, gợi cảm của một nữ đạo diễn đã chinh phục khán giả Việt Nam để lên ngôi quán quân phòng vé Việt Nam năm 2022, đang thu hút sự chú ý của khán giả Hoa Kỳ khi ra rạp vào thứ sáu, 22.04.2022. Dự kiến ​​khởi chiếu tại hơn 50 rạp trên toàn quốc, Bẫy Ngọt Ngào (Naked Truth) đạt kỳ tích đáng nể với số lượng rạp khởi chiếu nhiều nhất tại Hoa Kỳ cho một bộ phim Việt Nam.
Một lần nữa những tiếng hát Quan Họ đối đáp lại vang lên. Cặp mắt của những cô gái Bắc Ninh lại có dịp "lúng liếng" trong Hội Xuân Bắc Ninh 2022 tại hải ngoại trong ngày lễ hội rực rỡ màu cờ sắc áo. Đồng hương thành phố Little Sài Gòn năm nay lại có dịp tham dự Hội Xuân Bắc Ninh lần thứ 15 do Hội Đồng Hương Bắc Ninh Nam California tổ chức.