Hôm nay,  

Xác Và Hồn Lá Đổ Muôn Chiều

3/16/202513:14:00(View: 3402)

Lá Đổ Muôn Chiều

“Để có thể nối kết đồng cảm ý nghĩa và tình tự của một ca khúc với người nghe, người hát cần hiểu ca từ sâu sắc và rung động với tâm tình trong lời và nhạc.”

 

“Em ơi đừng dối lòng, dù sao chăng nữa không nhớ đến tình đôi ta.” Bất kỳ là ai đã từng có một mối tình để nhớ, sẽ rung lên từ trong lồng ngực một cảm giác vừa u buồn vừa sung sướng; trí nhớ sẽ lập tức lan man về dĩ vãng, về một lần đã yêu, rồi mất. Nhưng làm sao người hát có thể rung lên tâm tình của những người nghe chỉ bằng lời ca và giai điệu?

Bí quyết này không phải là điều bí mật, chỉ là việc người hát không mấy quan tâm về ý nghĩa của ca từ trên giai điệu diễn tả. Có bao nhiêu người hát thực sự liêu xiêu với “nhạc trong lời” của một ca khúc? Có bao nhiêu người hát hiểu rằng, lời là thân xác, nhạc là linh hồn. Chỉ khi xác và hồn nhập lại với nhau, mới có sự sống? Hát là làm sống lại tâm tình ý tưởng của nhạc sĩ theo tư chất riêng thể hiện tâm tư và ý nghĩ của người hát.

Trong bài viết này, tôi không phân biệt ca sĩ chuyên nghiệp hay ca sĩ tài tử, và kể cả những người ca không sĩ. Khi những tiếng hát chuyên nghiệp chết dần theo thương mại; theo khả năng diễn đạt nghệ thuật đặt nặng về trình diễn; theo ham muốn chinh phục người nghe kiểu Thành Cát Tư Hãn hoặc Hitler; thì những tiếng hát đó chỉ là những chuỗi âm thanh ngôn ngữ như gió thổi qua tai, thay vì tiếng mưa rơi âm điệu lao đao lòng kẻ lắng nghe. 
                                                        

Ca sĩ có tiếng hát hay, độc đáo, điêu luyện, chưa hẳn đã chinh phục được người nghe. Đừng lầm, người ta có thể vỗ tay, huýt gió, đứng lên, nhưng ra về, họ quên. Nhưng tại sao họ lại có thể nhớ tiếng hát của một phụ nữ bình thường trong một buổi tiệc nhỏ đã mê tình qua đệm đàn thùng? Tại sao họ lại nhớ tâm tư và ý nghĩa của một ca khúc từ một anh chàng không có gì đáng chú ý ngoại trừ khi anh cất tiếng hát, những ca từ quen thuộc mà sao nghe khác lạ?

Bí quyết này không có gì bí mật.

Giọng hát bình thường mà có thể khiến người nghe thích thú. “Được lời như cởi tấm lòng,” tôi chắc rằng nhiều bạn đọc khoái chí, sung sướng, nhưng chuyện đó có thật.

Bạn có giọng hát bình thường, đừng quá thất thường, biết giữ nhịp, nếu không, nhờ người đàn đuổi theo, bạn cứ hát cho lòng vui, tình vui, đời vui, nhưng nhớ thực hiện hai việc, nếu không, bạn có khả năng làm những người xung quanh sợ hãi mỗi khi thấy bạn tiến đến gần micro.

1- Tìm hiểu ca từ một cách sâu sắc. Chỉ khi nào bạn thấm thía ca từ của một ca khúc mà bạn thực sự yêu thích, thì bạn sẽ có cơ hội truyền cảm tâm tình và ý tưởng của nhạc sĩ qua “màn lọc” của tâm tư và ý nghĩ của bạn. Nghe thì dễ nhưng cần công phu và thời giờ nghiền ngẫm. Tại sao “Hướng dương tàn tạ trong đêm tối”? và tại sao không biết phương nào hoa đã rơi? Nếu bạn hiểu rằng, ở một phương trời nào đó, người tình xưa cũng tàn phai theo thời gian hoặc ngặt nghèo trong cơn bệnh dù là hoa hướng dương, một thời như mặt trời. Rồi rơi rụng như kiếp lá hoa, mà bạn không hề hay biết. Tự dưng khi hát câu này, nhớ lại tình xưa, ai mà không có, chẳng lẽ lòng bạn vô tâm như đá sỏi? Nếu bạn không rung động, không cảm tình khi hát thì không thể mong đợi người nghe rung động và cảm tình. Khi họ đồng cảm với bạn, khi nghe và hát đồng thanh tương ứng, dù bạn hát không hay như ca sĩ chuyên nghiệp, nhưng bạn có cơ hội theo người nghe trở về nhà hơn ca sĩ.

2- Ca từ chỉ là xác, nhạc mới là hồn. Hồn xác nhập lại, sống động bay lượn theo giai điệu. Làm thế nào để những xác hồn đó luân vũ từ lúc bắt đầu đến khi chấm dứt, mà người nghe theo dõi sát rạt, lòng họ thăng trầm theo hơi thở của bạn?

Sau khi thấm thía sự sâu sắc của ca từ, của từng câu chữ, từng cụm chữ độc đáo, ví dụ như: “Đời sao buồn chi mấy cố nhân ơi”, “Thôi thế từ nay như lá vàng bay tình lỡ rồi.” Câu trên là một câu nói bình thường, nghe hoài ngoài chợ đời, vậy mà, hát đúng lúc trong câu chuyện và mạch nhạc, rõ ràng đã khiến thần kinh nghe bồi hồi: “cố nhân ơi.” Tương tựa như trong bài “Hoài Cảm” của Cung Tiến: “Cố nhân ơi, có ai về lối xưa?”

Xin nhắc lại, mỗi ca khúc đều có một câu chuyện dù dễ hiểu, minh bạch như “Những Đồi Hoa Sim của Dzũng Chinh”, “Biển Nhớ của Trịnh Công Sơn,”  “Đêm Cuối Cùng của Phạm Đình Chương,” vân vân,  hoặc ngụ ý, mơ hồ, như “Tiếng Hát Về Khuya của Tôn Thất lập,” “Vết Lăn Trầm của Trịnh Công Sơn,” vân vân. Người hát có nghĩa vụ phải làm sao để người nghe “câu chuyện kể” một cách tự nhiên và tình tự. Chính vì nội dung hoặc tâm trạng kể cả không khí của ca khúc mà những câu nhạc và lời theo giai điệu mới tạo ra ảnh hưởng làm đậm đà ý nghĩ và cảm tình.

Hãy hát câu: “Thôi thế từ nay anh cố đành quên rằng có người (1), cầm bằng như không biết mà thôi (2)…” Hát câu (1) từ bình thường rồi lớn dần ‘anh cố đành quên’ rồi trở lại bình thường ‘rằng có người’, rồi dịu dàng hạ giọng nhỏ qua hơi thở ‘cầm bằng như không biết mà thôi.’ Tự dưng lòng hát cũng cảm động mà lòng nghe chợt đồng tình.  Ai mà không có một người yêu đáng thương đã quên hôm nay nghe chợt nhớ. Bạn hãy hát thử đi, hát một mình đủ rồi, vì đôi khi mơ màng xao xuyến dễ bị nghi ngờ thay lòng đổi dạ.

So sánh giai điệu “Thôi thế từ nay anh cố đành quên…” và giai điệu “Đành lòng cho nước cuốn hoa trôi…” Giai điệu đầu bay lơ lửng trên cao, trong khi gia điệu sau thấp trầm bên dưới, để người hát diễn đạt xác hồn, từ nhạc, một cách khác nhau. Lúc to, lúc nhỏ, lúc dịu dàng, lúc tâm sự, lúc khao khát (như, đừng xa em đêm nay khu phố quen đã ngủ say), lúc hùng dũng (như, trên nòng súng quê hương tổ quốc đã vươn mình), lúc này, lúc kia…tất cả mọi cảm giác đều có thể diễn tả qua xác hồn ca khúc. Chính những cảm giác này chồng chất lên nhau, thúc đẩy nhau, tạo ra rung động.

Nói một cách khác, nếu bạn tạo ra vô số cảm giác từ “ Thu đi cho lá vàng bay…” cho đến “Đành lòng cho nước cuốn hoa trôi…” thì bốn câu cuối bạn có khả năng gây rung động cho người thưởng ngoạn với cành hoa hướng dương biểu tượng một người tình rạng rỡ, nổi bật dưới nắng mặt trời để rồi khi rơi rụng, không còn ai thương nhớ. Hai câu cuối có thể hiểu hai nghĩa khác nhau, nghĩa một là thân thế tác giả hoặc nhân vật nam trong ca khúc. Nghĩa thứ hai, hoa hướng dương là thân phận người tình đã một thời vàng son, nay xa xôi.

Điểm nhấn, nếu khúc kết của ca khúc mà bạn có thể tạo ra sự đồng cảm, chia sẻ tâm tình ý nghĩ của riêng bạn dựa lên ca từ và giai điệu của tác giả, thì bạn đã thành công. Dẫu có người phê phán cách khác, bạn cứ yên chí vì bạn đã thành nhân. Một người hiểu thêm một chút nữa về âm nhạc và đời sống.


Ghi.

 

Lá Đổ Muôn Chiều. Đoàn Chuẩn và Từ Linh.

 

Thu đi cho lá vàng bay,

lá rơi cho đám cưới về.

Ngày mai, người em nhỏ bé,

ngồi trong thuyền hoa tình duyên đành dứt.


Có những đêm về sáng,

đời sao buồn chi mấy cố nhân ơi,

đã vội chi men rượu nhấp đôi môi,

mà phung phí đời em không tiếc nhớ.


Lá đổ muôn chiều ôi lá úa,

phải chăng là nước mắt người đi?

Em ơi đừng dối lòng,

dù sao chăng nữa không nhớ đến tình đôi ta.


Thôi thế từ đây anh cố đành quên rằng có người,

Cầm bằng như không biết mà thôi.

Lá thu còn lại đôi ba cánh,

đành lòng cho nước cuốn hoa trôi.


Thôi thế từ nay như lá vàng bay tình lỡ rồi.

Thuyền rơi xa bến vắng người ơi

Hướng dương tàn tạ trong đêm tối

Còn nhớ phương nào hoa đã rơi.

 

 Ngu Yên (Trích: Phân Lý Văn Học.)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đài Truyền Hình SBTN đang tổ chức một cuộc thi sắc đẹp dành cho ngành nails mang tên Nail Queen, với mục đích vinh danh những người gốc Việt đang tham gia vào ngành công nghiệp có đóng góp quan trọng vào bậc nhất cho cộng đồng người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ.
Khi những chiếc lá sống hết đời mình và trở màu vàng úa, chúng đợi từng trận gió ùa đến để mang chúng đi thả tung hê đầy mặt đất là lúc đất trời chuyển màu thu xám. Ngày bắt đầu ngắn đi, không gian như chùng xuống se lạnh và âm ẩm hơi nước. Ấy cũng là lúc tôi theo chân đoàn nhiếp ảnh VNPC đi săn những bức ảnh ghi lại giờ giấc cảnh vật giao mùa.
Ngôi sao đang lên này đã trình diễn nhạc đồng quê, tại Brazil gọi là sertanejo. Cô nổi tiếng với việc giải quyết các vấn đề nữ quyền trong các ca khúc của cô, như chỉ trích những người đàn ông kiểm soát những người bạn đời của họ, và kêu gọi trao quyền cho phụ nữ. Vào chiều tối Thứ Sáu, tin này đã làm tuông ra sự buồn bã trên truyền thông xã hội ở tất cả ngõ ngách của Brazil, gồm những người hâm mộ, cách chính trị gia, những nhạc sĩ và cầu thủ bóng đá. Instagram của cô có tới 38 triệu người vào đọc. “Tôi không tin, tôi không tin,” theo ngôi sao bóng tròn Brazil Neymar, là bạn của Mendonça, đã viết thế trên Twitter sau khi tin tức về cái chết của cô được loan đi. Chính phủ Brazil cũng gửi lời chia buồn.
Ông là người có ảnh hưởng lớn đến hội họa Thời Đại Hoàng Kim Hòa Lan và hội họa sau này nói chung trong những chọn lựa sáng tạo của ông về chủ đề, như một trong những thế hệ đầu tiên của các nghệ sĩ trưởng thành khi các chủ đề tôn giáo không còn là chủ đề tự nhiên của hội họa. Ông cũng không vẽ chân dung, là cột trụ khác của nghệ thuật Hòa Lan. Sau đào tạo và kinh hành sang Ý, ông trở về vào năm 1555 để sống tại Antwerp, nơi ông chủ yếu làm việc như một người thiết kế cho một nhà xuất bản hàng đầu lúc đó. Cho đến cuối thập niên đó ông đã chuyển sang vẽ như nghề chính, và tất cả những họa phẩm nổi tiếng của ông đến từ thời gian kế tiếp hơn mười năm một chút trước khi ông qua đời, lúc mới vừa ở tuổi 40 và đang ở đỉnh cao của sự nghiệp.
Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế (Viet Film Fest) sẽ thực hiện lễ trao giải trực tuyến vào lúc 6 giờ chiều thứ Năm, ngày 28 tháng 10. Khán giả muốn theo dõi chương trình phát giải, xin vào thăm trang nhà www.VietFilmFest.com hoặc Youtube Viet Film Fest Awards Ceremony 2021. Đây là lần đầu tiên lễ trao giải của Viet Film Fest được thực hiện trực tuyến.
Mùa đại dịch. Làm gì cho đầu óc thư giãn, bớt căng thẳng, tìm được niềm vui? Ai cũng có những cách riêng, nhưng có một cách chung là… nghe nhạc! Nhạc là ngôn ngữ quốc tế, là linh dược vô hình. Ai cũng biết, âm nhạc làm cho người ta yêu đời, hạnh phúc, khỏe mạnh, và thông minh hơn. Nhiều phụ nữ ngay từ khi cấn thai đã mở nhạc Mozart cho con nghe. Trẻ em học nhạc trong nhiều năm sẽ có chỉ số thông minh cao. Đại học Harvard đã có nhiều cuộc nghiên cứu (https://www.health.harvard.edu/newsletter_article/music-and-health) cho thấy những lợi ích thiết thực của âm nhạc đối với sức khỏe. Những dòng nhạc nhẹ nhàng và truyền cảm hứng mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho đời sống. Một giai điệu quen thuộc có thể gợi lại những kỷ niệm đẹp và làm cho người nghe cảm thấy dễ chịu, hạnh phúc. Nghe nhạc thu âm đã tốt, nhưng nghe nhạc được trình diễn tại chỗ lại càng tốt hơn, nhất là khi người xem được trực tiếp tham gia vào phần trình diễn. Lấy Nhạc trị Dịch ư? Đêm nhạc “Beethoven's Eroica" do dàn
Ông là một nhà sư dị thường, và cũng là một họa sĩ dị thường. Giới văn nghệ sĩ Hàn quốc gọi Jung-kwang -- cũng được phiên âm theo cách đọc là Junggwang (1935–2003) --- vì kiểu cách dị thường là một nhà sư khùng, hay nhà sư điên. Một sách tiếng Anh của nhà sư này cũng tự gọi là “the mad monk” --- dù vậy, các họa phẩm của nhà sư từ lâu đã được các hãng đấu giá và nhiều bảo tàng viện ưa chuộng. Jung-kwang sinh ngày 5 tháng 3/1935 với tên khai sanh là Go Chang-ryul, tại đảo Jeju Island, đảo lớn nhất của Hàn quốc, nơi thường được quốc tế gọi là “South Korea’s Hawaii” (Hawaii của Nam Hàn) – mệnh danh là thiên đường đảo quốc, nơi thu hút du khách quốc tế. Và nhà sư Jung-kwang từ trần ngày 5 tháng 1/2003, trụ thế 68 tuổi, an táng tại tỉnh South Gyeongsang. Jung-kwang nổi tiếng về các họa phẩm có nét vẽ khác thường. Ông có một đời sống rất nghệ sĩ, như dường cửa Thiền là nơi ông chỉ ghé tạm thôi. Jung-kwang xuất gia từ năm 25 tuổi, rồi bị dòng tu trục xuất năm 1979
Phim điện ảnh cổ trang “KIỀU”, lấy cảm hứng từ kiệt tác “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du, do Tincom Media sản xuất nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày mất của tác giả, sẽ có buổi công chiếu chính thức tại Mỹ với tư cách là bộ phim Việt Nam tiêu điểm (Vietnamese Spotlight Film) được lựa chọn tham dự Liên hoan phim Newport Beach (Newport Beach Film Festival) năm nay. Huntington Beach, California (ngày 18 tháng 10, năm 2021) – Newport Beach Film Festival là liên hoan phim phát triển nhanh nhất tại Bờ Tây nước Mỹ, có sự tham gia của hơn 50 quốc gia với nhiều thể loại phim được chọn lọc. Phim điện ảnh cổ trang “KIỀU” là bộ phim thứ 2 của Việt Nam góp mặt trong khuôn khổ bộ phim Việt Nam tiêu điểm của Liên hoan phim Newport Beach kể từ 22 năm qua. Lấy cảm hứng từ một trích đoạn được chọn lọc trong “Truyện Kiều” gồm 3.254 câu thơ lục bát, phim điện ảnh cổ trang “KIỀU” đưa khán giả vào một hành trình đầy cảm xúc với nhiều năm lưu lạc của nàng Kiều
Cuối thập niên 80, vào một đêm cuối tuần, tác giả gọi điện thoại mời người con gái mình thích đi nghe nhạc ở một vũ trường ở San Jose; bị từ chối. Ngồi buồn, tác giả ôm đàn nghêu ngao hát và ca khúc Mời Em Khiêu Vũ điệu Tango ra đời.
Ngày xưa ở Việt Nam, môn cải lương và hát bội được nhiều người yêu chuộng, nhưng khi ra ngoại quốc, những môn này vẫn còn tồn tại nhưng không được tổ chức thường xuyên vì quá tốn kém, không nhiều người thưởng thức những môn nghệ thuật này. Lâu lâu chúng tôi mới nghe nói tới có tổ chức hát cải lương, hát bội nhưng không nhiều.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.