Hôm nay,  

Mời Em Khiêu Vũ - Bài Tango Thất Tình Bị Quên Lãng

10/19/202110:28:00(View: 3771)
Ngoc Trong
Ca nhạc sĩ Ngọc Trọng

                                                                                                 

Cuối thập niên 80, vào một đêm cuối tuần, tác giả gọi điện thoại mời người con gái mình thích đi nghe nhạc ở một vũ trường ở San Jose; bị từ chối. Ngồi buồn, tác giả ôm đàn nghêu ngao hát và ca khúc Mời Em Khiêu Vũ điệu Tango ra đời.  Nói về điệu Tango thì bước chân khiêu vũ trông rất bay bướm và những ca khúc Việt Nam điệu Tango không nhiều. Tác giả tưởng tượng mời người mình yêu cùng nhảy một bản Tango lần cuối cùng- có lẽ bị ảnh hưởng bởi cái tên một cuốn phim The Last Tango In Paris- mặc dù chưa bao giờ xem.

Lời bài hát Mời Em Khiêu Vũ như sau: “Bài Tango này mời em khiêu vũ. Với anh với anh lần cuối trong đời. Bài Tango này em vẫn thích nghe, kỷ niệm ngày xưa hai đứa, phai mờ năm tháng dấu yêu.

Nhạc đã khơi dòng mời em hãy bước. Luyến lưu phút giây mai xa nhau rồi. Điệu nhạc ân tình vòng tay ấm êm, dịu dàng mùi hương cũ cho anh một thoáng vui lẫn buồn.

Nhìn em đôi môi cười xinh lã lơi. Vòng tay sẽ ôm trọn một hình bóng mới. Mời em mời em, nhẹ đưa bàn tay. Mắt xanh long lanh hồn đắm trong mơ, nghe tình chợt bay cao, cho nhịp chân bơ vơ.

Thời gian xin ngừng nhạc kia cứ mãi. Để trong phút giây anh với em quay cuồng. Chuyện tình đẹp nào mà không vỡ tan. Giữ lòng hòa nhau phút cuối, em ơi điệu vũ Tango buồn.”

Khi nhờ nhạc sĩ Đặng Xuân Thìn làm hòa âm, có mời danh thủ ghi ta Lorn Leber ở San Francisco đệm. Mặc dù đoạn solo hơi dài nhưng những nốt nhạc trên phím đàn ghi ta của anh giòn giã làm người nghe thích thú. Hòa thêm tiếng dương cầm thánh thót của nhạc sĩ Bob và mấy cây vĩ cầm tạo phong phú nhạc đệm, điệu Tango nhưng không dùng trống cho phong cách cổ điển. Tiếng hát ngọt ngào Ngọc Trọng thu âm năm 1993 tại phòng thu của anh Phạm Ngọc Sơn thành phố Oakland để ca khúc Mời Em Khiêu Vũ trong CD Chiều San Francisco được yêu thích.

Thế nhưng bài hát đã bị quên lãng, và không được ca sĩ nào hát lại mặc dầu dòng nhạc dễ nghe, lời ca thấm đượm nỗi buồn thất tình và điệu Tango khiêu vũ cũng phổ biến.

Gần ba mươi năm sau, tháng 10 năm 2021, tác giả dùng Iphone quay hình Ngọc Trọng hát Mời Em Khiêu Vũ đưa lên Youtube để ghi dấu một ca khúc kỷ niệm thất tình. Thử tưởng tượng khi điệu nhạc Tango trỗi lên, khách nam có thể ân cần mời một người nữ cùng khiêu vũ “Bài Tango này mời em khiêu vũ. Với anh với anh lần cuối trong đời...” Trong đời mỗi người, có ai đã không một lần yêu và chia tay người tình; kỷ niệm đó mãi đẹp.

Mời nghe Mời Em Khiêu Vũ, sáng tác Trần Chí Phúc, tiếng hát Ngọc Trọng, tiếng đàn ghi ta Lorn Leber: 

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Một lần nữa những tiếng hát Quan Họ đối đáp lại vang lên. Cặp mắt của những cô gái Bắc Ninh lại có dịp "lúng liếng" trong Hội Xuân Bắc Ninh 2022 tại hải ngoại trong ngày lễ hội rực rỡ màu cờ sắc áo. Đồng hương thành phố Little Sài Gòn năm nay lại có dịp tham dự Hội Xuân Bắc Ninh lần thứ 15 do Hội Đồng Hương Bắc Ninh Nam California tổ chức.
Bộ phim cũng là một thông điệp hòa bình của Làng Mai gởi đến chính quyền Nga, kêu gọi họ chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine.
Một người đứng trước cửa nhà, nhìn ra đường cái, thấy không rõ; đưa tay che ngang mày, chận ánh nắng để có thể ngóng thấy chuyện gì đang xảy ra ở ngả tư. Đó là tầm nhìn.Một người đi giữa cánh đồng, dùng ống dòm nhìn chung quanh, tay điều chỉnh liên tục để ống kính hội tụ điểm nhìn. Ở hướng tây, thấy những bãi hoa dại màu sắc rực rỡ; ở hướng nam, thấy những con chim lạ bay nhảy tung tăng; ở hướng đông, thấy một phụ nữ đang làm gì không thể đoán được. Đó là tầm nhìn. Một người leo lên núi cao, nhìn xuống thành phố, xóm làng, ruộng nương, đường xá, sông lạch, nhỏ như đồ chơi, cảnh nhựa. Bốn bề mênh mông, dường như cảm khái trải dài đụng đến chân trời. Hơi thở tươi mát, lòng mở rộng, cảm thông đất trời. Đó là tầm nhìn. Một người ngồi trong phòng ngày này qua ngày kia, cắm cúi nhìn vào kính hiển vi, theo dõi những con vi khuẩn, quên hết đời sống bên ngoài. Đó là tầm nhìn.
Từ một tấm thiệp Xuân -- Nhẹ nhàng. Linh động. Thú vị. Sống động. Chiết lọc. Sáng tạo. Mềm mại. Thiền. Đó là những cảm nhận đầu tiên tôi có được khi xem trang web https://giangdinh.com/diagrams/ của kiến trúc sư Đinh Trường Giang (ĐTG), trưởng nam của Hoạ sĩ Đinh Cường.
Cũng như họa sĩ, chúng ta ít nhiều đều nghĩ đến cuộc chiến tranh Ukraine hiện tại, hồi tưởng hình ảnh Việt Nam những ngày trước/sau 75. Câu hỏi được đặt ra từ TS Trần Tuệ Quân, giáo sư Dân Tộc Học, Chủng Tộc Học và Sử Học tại trường đại học Yale (tiểu bang Connecticut) khi xem tranh của họa sĩ Ann Phong: “Khi thế giới của chúng ta đổ vỡ, chúng ta đối phó với những hoàn cảnh xé toạc đi sự tồn tại của mình như thế nào. Chúng ta phải làm gì với những chấn thương tâm lý và mắt mát mà sự đổ vỡ đó gây ra? Làm thế nào mà chúng ta có thể tìm thấy niềm hy vọng giữa sự đau đớn và tuyệt vọng? Chúng ta đi đâu từ đó?” Cuộc triển lãm “Đánh Giá Lại Sự Bình Thường” của họa sĩ Ann Phong sắp tới tại Đại Học Cal State Fullerton (ngày 12 tháng 3 đến ngày 21 tháng 5, 2022) suy ngẫm về những câu hỏi trên và mở ra một khung trời nơi chúng ta có thể chiêm nghiệm, suy nghĩ về những thách thức hiện tại.
Khi thế giới của chúng ta đổ vỡ, chúng ta đối phó với những hoàn cảnh xé toạc đi sự tồn tại của mình như thế nào? Chúng ta phải làm gì với những chấn thương tâm lý và mất mát mà sự đổ vỡ đó gây ra? Làm thế nào mà chúng ta có thể tìm thấy niềm hy vọng giữa sự đau đớn và tuyệt vọng? Chúng ta đi đâu từ đó? Mang chủ đề Đánh giá lại sự bình thường, cuộc triển lãm tranh cá nhân của họa sĩ Ann Phong tại Phòng trưng bày Nicholas + Lee Begovich tại Đại học Cal StateFullerton (ngày 12 tháng 3 – ngày 21 tháng 5 năm 2022) suy ngẫm những câu hỏi nêu trên. Trong dịp thăm lại trường cũ lần này, họa sĩ Ann Phong mời chúng ta chiêm nghiệm những khủng hoảng đang định hình lại cá nhân của cô và của chúng ta cũng như xã hội. Qua các tác phẩm mới nhất của cô, cuộc triển lãm suy nghiệm lại những ký ức về cuộc di cư trong quá khứ; về đại dịch Covid 19 đang diễn ra; về các căng thẳng trong xã hội, chính trị, vấn đề chủng tộc; và về các tác động tiêu cực của con người đối với môi trường.
Cuối tháng giêng, trong khi các tiểu bang miền đông Hoa Kỳ đang giá buốt với bão tuyết vây bủa khắp nơi thì Nam Cali đã bắt đầu có vài tuần lễ nắng ấm len lén tìm về. Chúng tôi lại sửa soạn máy ảnh và sẵn sàng lên đường săn hình ở một công viên quốc gia có cây cối và đất đá khô cằn như sa mạc.
Ngày Lễ Tình Yêu Valentine là thời điểm để tôn vinh sự lãng mạn, tình yêu, nụ hôn. Nhưng nguồn gốc của lễ hội kẹo và thần tình yêu này thực sự đen tối, đẫm máu - và hơi mờ mịt. Mặc dù không ai xác định chính xác nguồn gốc của ngày lễ, nhưng một điểm để bắt đầu là thời kỳ La Mã cổ đại.
Sau hai năm căng thẳng đại dịch, các buổi triển lãm nghệ thuật và trình diễn âm nhạc bị gián đoạn khiến người ta khao khát được trở lại với không gian thưởng ngoạn “live”. Trường đại học California State Long Beach sẽ mở lại các chương trình văn hóa nghệ thuật, và trân trọng mời khách thưởng ngoạn đến với cuộc triển lãm Sacred Path tạm dịch là “Tâm Hướng” của họa sĩ Nguyễn Việt Hùng, một tên tuổi không xa lạ với cộng đồng người Việt quận Cam.
SEATTLE -- Họa sĩ Nguyễn Đại Giang vừa cho biết rằng, theo chương trình, ông sẽ có cuộc triển lãm cá nhân với 30 tranh vẽ theo trường phái Upsidedownism (Đảo ngược), một phong cách hội họa do ông sáng tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.