Hôm nay,  

Đứng Mãi Trong Tranh

27/03/202111:19:00(Xem: 3691)

blank

                Tranh Nghiêu Đề 



Tôi nhỏ xíu, tôi bé xíu.

Cũng chẳng có nghĩa những bóng lớn của Hội Họa Sĩ Trẻ đó, đã che hết dáng tôi. Cô học trò xinh xinh, chen chân, nhón gót xem tranh trong những chiều trốn lễ, bỏ nhà thờ…

Tôi mượt mà, tóc bay và mắt ướt, tôi thơ mộng như những thiếu nữ trong tranh.

Tôi nhìn thấp thoáng chút yêu kiều, thời của những Chagall, Pissarro, Cezanne, Matisse…Và ngay cả rất xa xưa, Rembrandt.


------------


Không khí phòng triển lãm tràn đầy những tinh hoa, thoát bay và ấm áp.

Khói thuốc Haft & Haft thơm tho, Basto nặng nồng, hay Lucky mờ mịt. Mắt tôi bốc cay với khói mà tưởng như có thêm cả chút nồng nàn, sướt mướt.

Những bức tranh với tên gọi bàng bạc như Thơ.

 Anh Trịnh Cung với “Vương Hương”, “Trăng, Chim, Hoa và Nàng”, của anh Đinh Cường, Nghiêu Đề với “Vùng Thanh Thoát”, và Nguyễn Trung là “Đêm Chân Không”…

Tôi mê những bức tranh cổ điển của anh Đỗ Quang Em. Ánh sáng và bóng tối, lạnh toát hay vắng tanh...Anh đã làm ấm lại trong tranh, chỉ với chút ánh đèn dầu le lói.

Và tranh Cù Nguyễn, đẹp như một thinh lặng, gắn bó cùng nỗi chết, đâu đó tận cuối chân trời...


Sàigon, những ngày xao xác cùng chiến tranh, những lửa đạn kinh hoàng Khe Sanh, Quảng Trị.

Đạn lạc tên bay những nơi xa vời để bảo vệ cho Saigon, một Saigon không tiếng súng.

Và tôi, trốn hết học hành trường lớp. Tôi mê muội theo những hương thơm ngát của sơn dầu, bàng hoàng bên những nét cọ đẹp đẽ. Nét cọ mà khi dào dạt cùng tranh, đã phải sắc sảo hơn những nét bút rời rạc, chữ nghĩa lơ mơ của tôi trong trường thi, lớp học.

Tôi bị cuốn theo những chiều rực rỡ La Pagode, những sáng còn mờ sương khi phòng tranh chưa mở cửa. Nơi đó, có năm bảy chàng họa sĩ ngồi cafe bên góc hè của Continental Hotel, bên cạnh phòng triển lãm. Những giấc mơ cùng với khói thuốc mịt mù bay, huyên thuyên bàn bàn, nói nói về những tác phẩm mới, những dự tính mới.

Và, phố xá. Và Sàigon của những đêm mưa ướt, ánh đèn đường lạnh lẽo cùng với lá rụng, lao xao...


-----


Leonardo Da Vinci dặn rằng, tranh là bài thơ để đọc, và thơ là bức tranh để xem. Tôi luôn lẫn lộn giữa thơ và tranh, tiện thể, tôi còn nhầm luôn Hoạ sĩ với Thi sĩ. 

Nghiêu Đề, chàng hoạ sĩ đa tình. Nói chuyện như thơ đã mời tôi ngồi mẫu, và tôi tình nguyện, tôi hân hoan được làm người: Đứng mãi trong tranh.



                       blank

                                       Tranh Đinh Cường 1978


Trong một buổi họp trà dư tửu hậu của HHST, tôi rủ theo cô bạn.

Trên đường về, cô phàn nàn: “Hội Họa Sĩ Trẻ”, tên nghe hay hay, nhưng sao toàn mấy ông ...già chát?

Tôi phải lan man giải thích. Khi các hoạ sĩ muốn lập hội, đã bị nhiều khó khăn, bị từ chối bởi Bộ Văn Hóa.

Bác Sĩ Nguyễn Tấn Hồng lúc đó là Bộ Trưởng Bộ Thanh Niên, đề nghị đặt tên lại là: HHST Việt Nam, tên phải nghe như một “đội đá banh” của những bạn trẻ. Như thế, Bộ Thanh Niên mới có thể quyết định cho lập hội, thay vì phải qua sự can thiệp của Bộ Văn Hoá.

Và như tên gọi của một Hội đá banh đó, bỗng có những khuôn mặt không còn trẻ nữa, lại càng không có sức nào để có thể chạy, đuổi theo những trái banh trên sân đá.

...Những “Hoạ sĩ Trẻ, sao đã già, mà...lại còn già chát?”.


Với tôi, Arts sáng như trăng và long lanh không tuổi. Như khi nhìn những công trình sáng tạo của Angelo, Bernini...Cái đẹp qua tượng nude của David, dáng nằm trầm luân của Teresa...Và còn rất nhiều những công trình kiến trúc. 

Arts, đã xóa hết những nếp nhăn của thời gian, và đã làm biến mất khoảng cách của không gian. Để cho dù tới ngàn năm sau, Artists vẫn luôn hiển hiện trước những tác phẩm, những công trình tuyệt vời, muôn đời của họ…

Và những nhân vật trong Hội Họa Sĩ Trẻ, lứa tuổi của 30, 40. Đã sáng chói trong tâm tưởng tôi, cô bé thời đi học. 

Qua những tác phẩm nhiều khai phá, sáng tạo với đầy tài hoa...Họ đã rất trẻ, và họ sẽ còn trẻ mãi. 



blank

               Tranh Hồ Hữu Thủ 1994


Nhưng lần lượt rồi họ sẽ ra đi. 

Nói đùa như anh Mai Chửng và Nguyên Khai dặn dò Nghiêu Đề bên giường bệnh: “Xuống đó nhớ lập lại Hội, xong xuôi rồi thằng nào xuống trước sẽ ghi danh…”


Năm 1974, anh Lê Tài Điển từ Pháp về, ngồi với anh Nghiêu Đề và tôi ở phòng tranh La Dolce Vita, phía sau hotel Continental Palace. Đặc biệt của La Dolce Vita là rất chuyên nghiệp và kỹ lưỡng về ánh sáng cho từng bức tranh.

 Ánh sáng hài hòa đã làm nổi bật, đẹp thêm cho những tác phẩm của Hội Họa Sĩ Trẻ, khiến anh Lê Tài Điển muốn ngồi lại mãi, dù phòng tranh đã tới giờ đóng cửa. Anh dặn dò tôi: “ Cô nhớ nhé, hạnh phúc và may mắn nhất là được ngồi chung quanh những bức tranh, những tác phẩm muôn đời...”.


Tôi Cafe mỗi sáng, rượu đỏ mỗi tối bên những tranh của Đỗ Quang Em, Nguyển Trung, Đinh Cường và Nguyễn Phước...Những xanh mượt mà, những đỏ như mặt trời, trắng xóa như sẽ chẳng còn thấy gì, hay những màu âm u lạnh toát trong tranh Nghiêu Đề...

Bắt chước La Dolce Vita, tôi thắp sáng những ánh đèn, tôi tạo ra một không gian bừng lửa.

Những ánh đèn rực rỡ đôi khi, đã soi xuyên qua những tối tăm, lạnh lẽo, đã như những  hét hò trong đời sống tôi, lặng câm.

Những nhân vật nhiều đêm cũng bước ra từ tranh. Rất điềm đạm ngồi uống với tôi, nhắc lại cùng tôi những điều xa xôi từ trăm năm cũ.


LêChiềuGiang


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ông anh họ Hồ tên Đắc Duệ bên ngoại tôi từng là nhạc công của giàn nhạc cung đình Huế thời Bảo Đại. Thấy tôi có năng khiếu về âm nhạc, ngoài việc dạy tôi đàn nguyệt và ca Huế ông còn hứa hẹn sẽ giới thiệu tôi vào nhóm nhạc cung đình Huế một ngày không xa...
Pantone mô tả Viva Magenta là “một sắc màu rộn ràng. Sự rực rỡ của nó gợi những kỷ niệm vui vẻ và lạc quan, viết nên một câu chuyện mới.” Những từ như “dũng cảm”, “không sợ hãi” và “tiếp thêm sức mạnh” được lặp đi lặp lại trong thông báo của công ty.
Cuộc Thi Viết Văn Ứng Dụng Phật Pháp 2022 là một sự kiện hy hữu. Đây là giải thi viết đầu tiên ở hải ngoại để mời gọi viết bài hoằng pháp. Cũng là những hy sinh rất lớn của Ni Sư Thích Nữ Giới Hương, Trưởng Ban Tổ Chức Cuộc Thi, một công trình rất nặng nhọc và rất tốn nhiều thì giờ. Điểm hy hữu là: Chùa Hương Sen được thành lập ở thị trấn Perris, California, từ tháng 4/2010, vậy mà 12 năm qua chưa xây xong chánh điện vì nhiều lý do, bây giờ đã tổ chức được một cuộc thi viết văn gây nhiều tiếng vang toàn cầu. Ngay cả khi chánh điện bằng gạch cát xi măng chưa xây xong, một chánh điện bằng chữ đã hình thành trong tâm của nhiều ngàn người quan sát Cuộc thi này trong hội trường và trên livestream.
Tranh gỗ Nhật Bản, woodblock prints hay ukiyo-e, đến với châu Âu và châu Mỹ vào khoảng thế kỷ thứ 19. Loại tranh này thời ấy rất thịnh hành và được nhiều họa sĩ danh tiếng thời ấy theo đuổi, trong đó có Van Gogh. Khởi đầu (1600-1868), tranh gỗ in hình các vị Phật và kinh kệ, phát không cho người đi lễ chùa. Dần dần để tăng thu nhập tài chính, họa sĩ và nhà xuất bản chuyển sang làm tranh phục vụ những người giàu có và uy quyền trong xã hội, hoặc có nhu cầu nổi tiếng như các vị võ sĩ samurai, nghệ nhân (geisha), kỹ nữ (courtesan), và diễn viên kabukai. Tranh khiêu dâm cũng rất thịnh hành vào thời kỳ này. Vì tranh gỗ phục vụ các thành phần bị xem là thác loạn, nên được gọi là ukiyo-e, hay pictures of the floating world; có nghĩa là những bức tranh miêu tả cuộc sống trần tục. Ukiyo, hay floating world, hay thế giới nổi trôi, là chữ lấy từ nhà Phật, dạy rằng cuộc đời mang tính phù du.
Hội Văn Học Nghệ thuật Việt Mỹ (VAALA) hân hạnh giới thiệu cuộc triển lãm mang chủ đề “Yellow Submarine Rising: Currents in Asian American Art” (“Tàu Ngầm Vàng Nổi Lên: Những Luồng Mỹ Thuật Của Nghệ Sĩ Người Mỹ Gốc Á”). Cuộc triển lãm sẽ khai mạc vào Thứ Bảy, ngày 3 tháng 12 năm 2022, từ 5 giờ chiều đến 10 giờ tối, tại Orange County Center for Contemporary Art (OCCCA) và sẽ kéo dài đến ngày 17 tháng 12, năm 2022. Vào cửa tham dự hoàn toàn miễn phí.
Theo bản tin VOA, 23/11/2022, vở nhạc kịch “Miss Saigon” từng gây tiếng vang của hai biên kịch người Pháp là Claude-Michel Schönberg và Alain Boublil vừa bị huỷ diễn tại nhà hát Crucible ở trung tâm thành phố Sheffield của Anh vì bị chỉ trích có “những trò lố lăng và phân biệt chủng tộc”. Công ty New Earth Theatre, bao gồm một nhóm các nghệ sĩ người Anh gốc Đông và Đông Nam Á, ra thông báo nói rằng vở nhạc kịch “Miss Saigon” có chứa “những ẩn dụ tai hại, những trò lố lăng và phân biệt chủng tộc” nhằm vào người Việt Nam...
Lần đó, tôi nhận được cuốn sách “Lam Phương, Trăm Nhớ Ngàn Thương” từ bên quê nhà gửi qua. Nói thiệt, cầm cuốn sách mỏng dính trên tay, xem qua các mục lục, tôi bỗng thấy… giận hờn và chỉ biết thở dài...
Ở Ý, ăn hết đĩa thức ăn trong bữa tiệc thể hiện lòng biết ơn đối với chủ nhà qua ngụ ý rằng thức ăn rất ngon. Trong khi ở Hồng Kông, để lại một chút trên dĩa thể hiện cảm xúc biết ơn tương tự với ngụ ý rằng thức ăn chủ nhà đãi rất nhiều, rất thịnh soạn. Sự tương phản văn hóa này trong “cách cảm ơn” rất rõ ràng; do văn hóa và lối giáo dục ảnh hưởng đến việc truyền đạt cảm xúc biết ơn.
Tác phẩm nghệ thuật Banksy xuất hiện trên các tòa nhà bị phá hủy ở Ukraine. Nghệ sĩ đường phố ẩn danh Banksy xuất hiện để xác nhận anh đứng sau nghệ thuật đường phố ở ngoại ô thủ đô Kyiv của Ukraine. Banksy, người vẫn chưa rõ danh tính, đã đăng trên Instagram vào tối thứ Sáu các bức ảnh về tác phẩm nghệ thuật đường phố trên một tòa nhà bị phá hủy, với chú thích “Borodyanka, Ukraine”. Borodyanka là một ngoại ô thủ đô Kyiv của Ukraine, đã bị ném bom nặng nề kể từ khi Nga xâm lược Ukraine ngày 24/2.
Dòng nhạc thính phòng với hai trường phái Cổ Điển (1730-1820) và Lãng Mạn (1800-1910) của Tây Phương, các thể loại như Sonata, Concerto, Symphony… đã ảnh hưởng nhiều đến giới thưởng ngoạn ở Việt Nam về thể loại Sonata, Concerto...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.