Bịnh

03/06/202503:59:00(Xem: 936)
38



bịnh nặng và kiệt quệ là thứ rất quái
khi mày phải vét hết sức để lê thân từ giường vô nhà cầu rồi trở ra,
nghe như trò khôi hài, nhưng đéo cười nổi.

nằm lại giường, mày lại nghĩ tới cái chết
và vẫn thấy điều cũ rích:
càng tới gần,
nó càng bớt đáng sợ.

mày có nguyên ngày để chiêm nghiệm mấy bức vách,
và lũ chim đậu trên dây điện ngoài kia bỗng thành thứ quan trọng.
còn cái tivi: tụi đực rựa chơi bóng chày ngày này qua ngày khác.

chẳng muốn ăn.
đồ ăn như giấy bìa,
nuốt vô muốn ói,
bịnh càng thêm bịnh.

mợ vợ hiền cứ nài ép:
“bác sĩ nói là…”
tội nghiệp cưng ghê.

tụi mèo nhảy lên giường,
nhìn tao trân trối,
rồi nhảy xuống.

mày nghĩ: cái thế giới chó má này chỉ xoay quanh
ăn,
cày,
chịch,
rồi bán muối.

hên là tao bị bịnh lây nhiễm: đéo ma nào tới thăm.

cái cân báo 155,
sụt xuống từ 217.

tao trông như thằng trong trại cải tạo
mà đúng vậy thiệt.

nhưng cũng còn may:
tao sống được bằng cô độc,
đám đông hả – miễn đi.

tao có thể đọc mấy quyển sách gồ ghề,
nhưng chúng chả còn gì hấp dẫn.

tao chỉ ngồi trên giường
chờ đời trôi
theo hướng này hướng nọ
giống y tụi ngoài kia.

CHARLES BUKOWSKI
Bản dịch của Thận Nhiên
từ nguyên tác “ill”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
đêm sâu ̶ ̶ ̶ lênh đênh trôi theo dòng tóc | chị héo hắt | chực chờ lay rụng | heo hắt điệu ru ví dầu
tiếc biển không rộng lượng với mọi con thuyền | phụ nữ trẻ thơ dồn vô mồ cùng khủng bố | nhưng cỡi ngọn sóng khi còn hơi thở | bạn tôi hụp lặn nước Mã Lai ngày đó | hôm nay ngồi uống trà kể chuyện cũ cười vang
Nhà văn Trần Hoài Thư chủ nhân của Thư Ấn Quán, người Phục Hồi Di Sản Văn Học Miền Nam 1954-1975 đã qua đời ngày 27-5-2024, đúng 1 tháng sau khi hiền thê của ông, bà Nguyễn Ngọc Yến mất ngày 27-4-2024.