Những Người Trên Cầu / Ludzie Na Moście

31/12/202309:49:00(Xem: 1060)

Một hành tinh lạ lùng và những người kỳ dị.
Họ lệ thuộc thời gian nhưng không thừa nhận thời gian.
Họ có cách tỏ bày lòng phản kháng.
Họ vẽ những bức tranh, ví dụ bức tranh này:
Thoạt nhìn chẳng có gì đặc biệt ở đây.
Thấy một dòng sông.
Thấy một bờ của dòng sông ấy.
Thấy một chiếc bè gắng sức bơi ngược dòng nước chảy.
Thấy chiếc cầu trên sông và những người ở trên cầu.
Những người rõ ràng đang rảo bước thật mau,
bởi từ đám mây đen
mưa bắt đầu quất mạnh.
Điều đáng nói ở đây là chẳng có gì xảy ra kế tiếp.
Đám mây không đổi thay hình dạng, sắc màu.
Mưa chẳng tạnh đi cũng chẳng rơi mau.
Chiếc bè bơi bất động.
Người trên cầu đang chạy
chính tại nơi họ đã chạy rồi, một lát trước đây.
Khó tránh khỏi đưa ra lời nhận xét này:
Đây không hề là bức tranh vô tội.
Thời gian ở đây đã bị làm ngừng lại.
Đã không còn theo quy luật của nó rồi.
Đối với các diễn biến, than ôi,
Nó đã bị tước đi uy lực.
Bị khinh khi và sỉ nhục
Do một kẻ nổi loạn,
một ông Hiroshige Utagawa nào kia,
(một hữu thể, thật ra,
đã đi qua thế giới này từ lâu và thuận lẽ),
thời gian đã sẩy chân, vấp ngã.
Có thể đây chỉ là trò chơi khăm chẳng nghĩa lý gì,
một trò ngông trong phạm vi vài thiên hà ít ỏi,
nhưng để đề phòng mọi điều mọi nỗi,
ta bổ sung như sau:
Ở đây có một bức tranh được đánh giá cao
đã bao đời khiến người ta mê say, xúc động,
và điều ấy vẫn được xem là đúng.
Một số người thế vẫn chưa thỏa mãn.
Họ còn nghe được cả tiếng mưa tuôn,
Cảm thấy cái lạnh của những giọt nước trên cổ, trên lưng,
Họ nhìn cây cầu và những người trên đó
như thể đang nhìn thấy chính mình
trong cuộc chạy kia chẳng lúc nào ngừng
trên con đường thiên thu bất tận
và họ tin tráo trơ, ngạo mạn
rằng đó là chuyện thật hiển nhiên.

Thái Linh dịch

Lời người dịch: Năm của Szymborska sắp khép lại, đọc bài thơ của bà mà mình rất thích, bâng khuâng những suy nghĩ về thời gian, về con người, về những gì đẹp đẽ mà con người đã sáng tạo ra giữa các thiên hà.
"Như quáng nắng, như giấc mộng, như thành phố giữa sa mạc: tất cả sự kiện khởi, tồn tục và biến mất đều như vậy."
Cảm ơn Szymborska.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lê An Thế -- Một du tử làm thơ, từ bao năm nay, tưởng xa xôi, nhưng rất gần. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Xôn xao chút nắng chiều xưa / Nghe ra câu hát đẩy đưa bạt ngàn / Tiếng dần xa, tiếng vọng còn… / Bóng sầu theo những véo von trùng trùng...
Cứ thử đi, ngươi không thể hủy diệt di tích vĩnh hằng của trái tim con người-tình yêu. (Victor Hugo)...
nước Việt dù vui hay buồn | cũng là thứ | mẹ không còn sở hữu | tài sản của bà không nhiều như vậy | tài sản hôm nay ở trên thân thể con người | khi cần, có thể mang thế chấp hay bán đi | là những thứ mà bà không còn giữ được
Chiều 30 tháng Chạp Giáp Thìn, đọc và nhớ thi sĩ Vũ Hoàng Chương sinh ngày 5 tháng Năm, Bính Thìn, 1916, mất ngày 6 tháng Chín, Bính Thìn, 1976 - nguyên vẹn con rồng.
Việt Nam từ xưa theo nền văn minh nông nghiệp lúa nước, nên thời vụ của cây trái hoa lúa lập trình nhịp sống con người, từ nếp sống cho đến những tin tưởng tâm linh. Khi đồng lúa nghỉ ngơi, hoa đào hoa mai chớm nụ đầu mùa, người dâ n quay về tụ tập vui chơi ăn uống, từ đấy mà có một mỹ tục gọi là Tết (được phiên âm theo chữ Hán là Tiết, có nghĩa là đốt tre đốt trúc, nghĩa rộng là một đoạn thời gian trong năm), rơi vào lúc cuối một năm, thời điểm kết sổ và dấy lên niềm hy vọng cho năm mới. Gần đây có người đặt vấn đề có nên bỏ tục ăn Tết không. Tại sao vậy? Cây cỏ còn sửa mình để thay lá đơm hoa đón khí tiết đẹp của trời đất, can cớ chi con người phải bỏ niềm vui mừng đón năm mới với một mỹ tục đẹp đẽ là Ăn Tết? miễn là đừng Tháng Giêng là tháng ăn chơi (ca dao) thôi.
Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ là một vị học giả uyên bác về Phật giáo, nguyên giáo sư của Đại học Vạn Hạnh tại Sài Gòn, nhà văn, nhà thơ, dịch giả và là một người bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền và đã bị cầm tù trong nhiều năm. Năm 1998, Hòa Thượng được tổ chức Human Rights Watch tặng giải thưởng về nhân quyền Hellmann-Hamett Awards. Hòa Thượng là Xử lý Thường Vụ Viện Tăng Thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất. Hòa Thượng thông thạo tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Pali, tiếng Phạn và tiếng Nhật, đọc hiểu tiếng Đức. Hòa Thượng được giới học giả Việt Nam đánh giá cao vì đã công bố nhiều tiểu luận, chuyên khảo, thơ và nhiều công trình dịch thuật Phật giáo từ tiếng Phạn, tiếng Trung Hoa và tiếng Nhật, được coi là nhà sư uyên bác nhất của Phật giáo Việt Nam, đã soạn thảo quyển Bách Khoa Phật Học Đại Tự Điển.
Thông cao cuộn vỏ ngự hàn / quả khô chặt ruột vén quang nửa đồi / cõng lưng ngày thở trả hơi / em sang giúp nhóm mớ phơi củi già...
anh xin lại đôi bàn tay cầm bút / làm những bài thơ xuôi / rồi xuân hạ thu đông có mùa nào cho / mây bay về đầu xóm...