Đừng tìm nữa!

11/26/202309:30:00(View: 2410)

hamas

Xác ai trong túi vải

Làm sao nhận ra nhau

Màu trắng một màu trắng

Ôi Mẹ, ôi Con đâu!

 

Túi lớn rồi túi nhỏ

Xếp dọc rồi xếp ngang

Bế lên rồi đặt xuống

Lệ ai rơi hàng hàng

 

Đếm hoài sao không hết

Túi nhỏ cạnh túi to

Phải Mẹ anh nằm đó?

Phải Con anh nằm kề?

 

Đất không còn chỗ đứng

Gạch ngói đã vỡ tan

Những bức tường sụp đổ

Máu ai nhuộm bầm đen

 

Thôi anh đừng đếm nữa

Xếp chồng lên thật nhanh

Xếp khéo cho đủ chỗ

Chừa một chỗ cho mình

 

Ngày mai anh ngã xuống

Cũng một túi trắng này

Quấn vào anh thật chặt

Không ai nhìn thấy anh

 

Mẹ sẽ đi tìm anh

Cha sẽ đi tìm anh

Tìm thấy toàn túi trắng

Gọi mãi tên con mình

 

Thôi anh đừng tìm nữa

Vì sẽ có một hôm

Một trong đống túi đó

Anh tìm thấy chính mình.

 

– Trần Mộng Tú

(11/21/2023)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Những khúc thơ ngắn của nhà văn Trần Hoàng Vy. Cảm xúc cô đọng, bất ngờ...
phân thân ̶ ̶ ̶ bạn nói phân thân / nhẹ nhàng tách rời khỏi xác / lênh đênh trên dòng chảy vô hạn / bềnh bồng trong bầu sinh quyển phi trọng lượng / như lạc vào một bức tranh chagall...
Trong thơ ta có gió / Để tháng ngày ngao du / Trong thơ ta có núi / Đứng bên bờ ưu tư...
Gerald McCarthy vào Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ năm 17 tuổi, phục vụ tại Việt Nam trong hai năm 1966-1967, trong Tiểu Đoàn 1 Công Binh Chiến Đấu Hoa Kỳ (1st Combat Engineer Battalion) tại Chu Lai và rồi tại Đà Nẵng. Sau một nhiệm kỳ trong quân ngũ, McCarthy đào ngũ, bị bắt vào một nhà tù dân sự rồi chuyển vào quân lao. Những bài thơ đầu tiên của ông gom lại ấn hành trong thi tập War Story, ghi lại các suy nghĩ với kinh nghiệm tại Việt Nam. Sau đó, ông tham gia các hoạt động phản chiến và in nhiều thi tập khác. Nhà thơ D.F. Brown sinh năm 1948 tại Springfield, Missouri. Ông phục vụ trong Lục quân Hoa Kỳ từ 1968 tới 1977, trong đó từng giữ nhiệm vụ lính cứu thương trong tiểu đoàn Bravo, 1/14th Infantry tại chiến trường Việt Nam các năm 1969–70. Năm 1984, Brown in tập thơ đầu tay, nhan đề Returning Fire, trong đó, bài thơ ngắn nhất có nhan đề ghi bằng tiếng Pháp “L’Eclatante Victoire de Khe Sanh” (Chiến Thắng Huy Hoàng tại Khe Sanh).
Mariupol | không phải Sài gòn | mà trái tim tôi nặng trĩu | có bất công không | tôi và trái tim | đã chồng bốn mươi bảy năm của nỗi đau trường kỳ lên vai Mariupol
nói lời giã biệt với một ly cà phê không đường | có cần gì mật ngọt | một ngày nào hồi tưởng | mỉm cười ta đã thử mọi hương vị của tình yêu | mối tình không đi tới đâu, dấu chấm than tất nhiên là những hớp cà phê đậm
sau bấy nhiêu năm / con dốc không già hơn / không nghèo hơn / không trơ trọi hơn / nó chỉ biến / nó chỉ mất / không để lại một dấu tích...
tháng tư / mùa xuân trở mình / lung lay những ký ức và phế thải ngủ quên...
Trở về rồi, Thầy có thấy gì không? / Đôi mắt em, trên hàng cây phượng đỏ / Khi đầu hè hoa trổ bông rực rỡ / Sợ ngày chia tay lá khép chờ mong...
Chuyện tích xưa, nơi kinh thành Xá Vệ / Cung điện nguy nga, lộng lẫy cõi nhân gian / Vua Tịnh Phạn, trên ngai vàng tối thượng / Hoàng hậu Ma Da, ngôi phượng các uy nghi...