Thiên Lý Độc Hành

10/11/202300:00:00(Xem: 1643)

sp_thac damri 2007

 

“…mở đầu bằng sự trở về, và kết thúc bằng lời gởi gắm một bước chân khác lên đường. Đi cho hết con đường thăm thẳm nhân sinh trường mộng…”


Hạnh Viên

 

____________________________________

  

Tuệ Sỹ

  

1.

Ta về một cõi tâm không

Vẫn nghe quá khứ ngập trong nắng tàn

Còn yêu một thuở đi hoang

Thu trong đáy mắt sao ngàn nửa khuya

  

2.

Ta đi dẫm nắng bên đèo

Nghe đau hồn cỏ rủ theo bóng chiều

Nguyên sơ là dáng yêu kiều

Bỗng đâu đảo lộn tịch liêu bến bờ

Còn đây góc núi trơ vơ

Nghìn năm ta mãi đứng chờ đỉnh cao

 

 FotoSketcher---sp_deo-Nt-Dl_2009-small

 

3.

Bên đèo khuất miễu cô hồn

Lưng trời ảo ảnh chập chờn hoa đăng

Cây già bóng tối bò lan

Tôi ôm cỏ dại mơ màng chiêm bao

4.

Đã mấy nghìn năm đợi mỏi mòn

Bóng người cô độc dẫm hoàng hôn

Bởi ta hồn đá phơi màu nắng

Ôm trọn bờ lau kín nỗi buồn

  

5.

Từ thuở hồng hoang ta ở đâu

Quanh ta cây lá đã thay màu

Chợt nghe xao xuyến từng hơi thở

Thấp thoáng hồn ai trong khóm lau

 

 hommagetuesy_vt-3

  

6.

Trên đỉnh đèo cao bát ngát trông

Rừng, mây, xanh, ngất tạnh, vô cùng,

Từ ta trải áo đường mưa bụi

Tưởng thấy tiền thân trên bến không

 

7.

Khi về ngả nón chào nhau

Bên đèo còn hẹn rừng lau đợi chờ

Trầm luân từ buổi ban sơ

Thân sau ta vẫn bơ vơ bụi đường

  

8.

Bóng tối sập mưa rừng tuôn thác đổ

Đường chênh vênh vách đá dọa nghiêng trời

Ta lầm lũi bóng ma tròn thế kỷ

Rủ nhau đi cùng tận cõi luân hồi

Khắp phố thị ngày xưa ta ruổi ngựa

Ngang qua đây ma quỷ khóc thành bầy

Lên hay xuống mắt mù theo nước lũ

Dẫm bàn chân lăn cát sỏi cùng trôi

Rồi ngã xuống nghe suối tràn ngập máu

Thân là thân cỏ lá gập ghềnh xuôi

Chờ mưa tạnh ta trải trăng làm chiếu

Nghìn năm sau hoa trắng trổ trên đồi

  

9.

Gởi lại tình yêu ngọn cỏ rừng

Tôi về phố thị bởi tình chung

Trao đời hương nhụy phơi hồn đá

Thăm thẳm mù khơi sương mấy từng

 

10.

Một thời thân đá cuội

Nắng chảy dọc theo suối

Cọng lau già trầm ngâm

Hỏi người bao nhiêu tuổi

  

11.

Bước đi nghe cỏ động

Đi mãi thành tâm không

Hun hút rừng như mộng

Tồn sinh rụng cánh hồng

  

12.

Thân tiếp theo thân ngày tiếp ngày

Mù trông dư ảnh lá rừng bay

Dõi theo lối cũ bên triền đá

Sao vẫn còn in dấu lạc loài

  

13.

Khi về anh nhớ cài quai nón

Mưa lạnh đèo cao không cõi người.

 

(Tuệ Sỹ, 2011-2012)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ký ức nhành nhành và trơn tuột / Sương đọng trên gai lá mắc võng / Khúc đời người rạn vỡ chuông ngân / Chuỗi mây bay cùng tình phơi phóng...
Lặng im / Tản thơ vi sinh / Trơ trọi nằm / Giữa dòng thời gian...
Thơ của hai thi sĩ Quảng Tánh Trần Cầm & Trần Hạ Vi...
tuyến lệ bây giờ | rừng cây đêm quên thở | con suối nằm im trong vách đá | cho đau thương chiến tranh | cho khốn cùng bên cạnh xa hoa | vài giọt hiếm hoi
Thơ của Trần Hoàng Vy, Hoàng Xuân Sơn, San Phi.
một chút lãng mạn / một chút mộng mơ / một chút buồn rầu / vơ vẩn / không đâu...
Ba thi khúc của nhà thơ Hoàng Xuân Sơn...
Con cúi đầu kính lễ Ân Sư, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ (1945-2023) mang theo kho tàng trí tuệ vô tận, lòng từ bi vô biên và hùng lực vô úy đã hiện thân vào thế giới này. Từ gia tộc Phạm thế mà chủng tánh Bồ-đề đã ăn sâu trong lòng đất khô cằn nơi miền Trung nước Việt, Thầy lớn lên trong chốn Già-lam tịnh địa. Nhờ thiện căn túc thế nhiều đời, Thầy được thế phát xuất gia nhập đạo từ thuở ấu thời theo bước chân siêu tuyệt của Như Lai, “đến mà không đến, đi mà không đi.”(1) “Ba cõi bất an như nhà lửa,”(2) đất nước chìm trong chiến cuộc điêu linh, Thầy không tiêu phí tuổi thanh xuân chỉ một lòng miệt mài kinh sử. Tri thức thường nghiệm thế gian không cản nổi chí cầu trí tuệ siêu việt của người Tăng sĩ trẻ cưu mang cốt cách xuất trần thượng sĩ.
Đó là tựa đề một bài viết của nhà thơ Phan Tấn Hải, và đây là kết của bài: “Chữ nghĩa không vô ích. Chúng ta trong cõi này hãy rủ nhau làm thơ, đọc thơ, ngâm thơ, in thơ, hát thơ… Nếu chúng ta không đủ sức nương vào thơ để ngộ nhập tri kiến Phật, và nếu chúng ta cũng không có đủ sức mạnh của hát thơ để chữa sản nạn như thời Vua Hùng Vương, ít nhất thơ cũng giúp chúng ta giảm được những đau đớn của trần gian này, kể cả khi buộc phải nghe tới bốn dòng thơ ly biệt tương tự của Cha Rồng và Mẹ Tiên thời lập quốc dân tộc Việt Nam (Ta là giống Rồng / Mình là giống Tiên / Thủy thổ khắc nhau / Không ở cùng được.) Nàng thơ ơi, hãy cứu lấy trần gian này. Hãy biến tất cả những trận mưa bom trên trần gian này thành các trận mưa thơ…” (Phan Tấn Hải, Thơ sẽ chữa lành thế giới
Quờ tay chạm tháng mười hai / Nghe ta lành lạnh, nghe ngày run run...