Sài Gòn, Không Thấy Ánh Trăng

19/04/202120:22:00(Xem: 3072)
Hết DTC
Minh họa: Đinh Trường Chinh

 

Sài gòn, không còn ai thấy ánh trăng

chỉ thấy trẻ nít cùng nhau hét hò đùa giỡn

thấy người lớn trò chuyện ồn ào

đủ đề tài náo loạn:

giá sinh hoạt, chiến tranh, tệ nạn xã hội, và tình người

 

Sài gòn, không còn ai thấy ánh trăng

tiếng nói nữ xướng ngôn viên đài truyền hình Việt Nam

vang ra từ T.V. đen trắng

tiếng hát nhạc tân thời qua giọng bắc ngọt ngào

giọng miền nam mùi mẫn cải lương

giọng miền trung nghe lạ lẫm

không ai hát theo giọng cô gái Huế

dù nghe rất dịu dàng

như lụa

bay mềm

Khiến cho “Học trò xứ Quảng ra thi

thấy cô gái Huế chân đi không đành” (*)

 

Sài Gòn không còn ai thấy ánh trăng

khi âm thanh hỗn loạn buổi chiều

lùa vào thùng đàn guitar trong đêm

vang lên giai điệu

từ tốn nhẹ nhàng

khi tôi biết thế nào là tính ái   

qua giọng trầm buồn   

ai đó ngân nga

cho ai cảm nhận

cho hàng xóm cằn nhằn

ai đang yêu ai

sao không nói thật

sao mãi lanh quanh lời hát tỏ tình!

 

khi tiếng đàn chìm vào khuya tối

nhường lại cho đàn dế đen

huyên náo gọi nhau

tuyên bố kẻ thua người thắng

vì còn quá nhiều tranh đấu suốt ngày

đài chưa kịp loan tin tức

 

chờ đến lúc mọi người buồn ngủ

tiếng phách gỗ vang lên

báo tin người bán mì đêm đang đến

từng nhịp gõ tỏa hương nước lèo thơm

vài miếng thịt heo xắt mỏng

sắp trên những sợi mì vàng, láng trơn

vài lá hẹ giòn, xanh bóng

nhưng ai có thời giờ thưởng thức nghệ thuật sắc màu

buổi sáng sắp đến gội tóc nàng trong nước biển

 

Mặt trăng chắc đã mọc lên ở một nơi khác

cho thi sĩ mơ mòng dưới ánh trăng

thổn thức dưới ánh trăng,

suy tư dưới ánh trăng,

còn ánh trăng Sài Gòn, không ai thấy

 

Đó là Sài Gòn

nơi tôi sinh ra

khôn lớn

yêu một người.

 

k.c.
Ngu Yên dịch
Nguyên tác: There was no moonlight in Saigon


Ghi:

(*) Ca dao.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mẹ tôi hương vị trên đầu | mùi thơm nấu nướng thấm vào tóc da | cá tôm, hành tỏi, thịt thà | tóc búi, vài lọn lòa xòa đong đưa | giặt giũ, mài cọ, sớm trưa | năm con tắm rửa vẫn chưa vừa lòng | dọn dơ lau bẩn đời chồng | kiên trì giữ sạch nhà trong sân ngoài.
Thơ của hai thi sĩ Trần Hoàng Vy & Đào Văn Bình...
Kỷ niệm bầm dập không còn nhức nhối. | Con chuồn chuồn xẹp lép khô rang | Mất mát lâu ngày quen dần. | Thở nhẹ. | Ly tán không còn mấy quan tâm. | Nó bay thành bụi. | Đời không phải hợp rồi tan. | Chỉ còn vết vàng đọng trên giấy.
tôi khua lồng ngực và lắc trái tim | đó, nỗi buồn bực không suy suyển | mùa xuân hoa mọc | cỏ dại mọc nhanh hơn. mọc nhanh hơn. và mọc nhanh hơn
Thơ của hai thi sĩ: Trần Yên Hòa & Thy An
… Đã bao năm rồi, biết bao nhiêu nước chảy qua cầu, có quá nhiều điều để không thể nào quên. Ngay trong tù đày, những hình ảnh hồi tưởng chưa bao giờ là cuộc duyệt binh vĩ đại đầy màu sắc và ồn ào của ngày Quân Lực; mà luôn luôn là những bước chân diễn hành thầm lặng của một tiểu đội lính vô danh ở ngày giờ cuối cùng của một thành phố trước khi mất tên Sài Gòn. Người chuẩn úy ấy bây giờ ở đâu, trong một trại cải tạo nào, còn sống hay đã chết, số phận những người lính can đảm kỷ luật tới giờ phút chót ấy bây giờ ra sao, cũng không ai được biết. Liệu có thêm được một dòng chữ nào giữa những trang quân sử viết dở dang để nói về cuộc diễn binh kỳ lạ cấp tiểu đội mang biểu tượng hào hùng của quân lực ở ngày giờ cuối cùng trước khi cả toàn quân tan hàng rã ngũ... (Ngô Thế Vinh, trong tập truyện Mặt Trận Sài Gòn.)
giữa tràng thiên lâm lụy | biển lớn dậy con đò | sông bức về ngạ quỷ | trôi xám nỗi buồn tro
chiếc buồm rách nằm trêu nắng | những đợt sóng li ti nhìn chúng tôi bực tức | nửa thế kỷ | buông đi và siêu thoát
Thơ về Tháng Tư của hai thi sĩ Nguyễn Hàn Chung & Trần Yên Hòa.
LTS: “19 Hè 72” là một bài trường ca của nhà thơ Ngu Yên viết về chiến tranh Việt Nam với những hình ảnh thống khổ và chết chóc đau thương do chiến tranh gây nên. Và để tri ân người lính Việt Nam Cộng Hòa. Khác với những trường ca thường thấy trước đây, nhà thơ đã kết hợp một cách sáng tạo giữa thi ca với tài liệu từ những trang bút ký, hình ảnh chiến tranh, ca khúc, thậm chí quân sử, để thơ không chỉ là những câu chữ thuần túy nữa, mà là một bức tranh linh động và xúc động khiến người đọc không khỏi bồi hồi khi đọc, dù những điều được nhắc đến trong bài thơ xảy ra cách nay đã trên nửa thế kỷ. Việt Báo trân trọng giời thiệu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.