Nhìn

04/10/202011:56:00(Xem: 2439)
troidat
Trời Đất - Đinh Trường Chinh


Trời luôn luôn nhìn xuống.

Đất luôn luôn nhìn lên.

Nhìn không nhất thiết dùng mắt.

 

Trời nhìn xuống theo dõi người xấu,

không nói gì, không phạt tội.

Đất nhìn lên đếm đầu người tốt,

không nói gì, chỉ nhận chôn.

 

Trời không có mắt.

Đất không có mắt.

Người nhìn bằng mắt.

Thấy được đất trời.

Vẽ ra trời đất.

 

 

Trời nhìn xuống.

Đất nhìn lên.

Người nhìn lên nhìn xuống,

nhìn tới nhìn lui,

nhìn hơn 20 thế kỷ.

Thấy không nhiều hơn trời đất hay sao?

 

Nhưng

họ nói,

 

fake news, fake story làm hư hai ống kính.

Không thể tin những hình ảnh thu nhận.

Càng không tin ý nghĩa như đã thấy.

Phải chăng mắt đã trở thành vô dụng?

 

Nếu mắt thấy tai nghe đều là giả,

tội nghiệp, làm người !

Lạc lõng biết bao !

Hiu quạnh biết bao !

 

Càng lúc con người càng mất hy vọng

vào con người.


Ngu Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thơ của các thi sĩ Huỳnh Liễu Ngạn, Trần Hạ Vi, Thy An, Ben Oh
chỉ là trò đố chữ em có biết thế nào khi em là người hành khách duy nhất nếu đó là nơi xa hơn nơi tôi xin em đừng đi.
cùng em lập địa hoang đàng | từ phơi mở với tình tang | rập rờn | bóng nắng chiều | thổi | cô đơn | vào trong lục tía | hồng ngôn cực tình
Thơ của Nguyễn-hòa-Trước, Quảng Tánh Trần Cầm, Trần Hoàng Vy, Hoàng Thị Bích Hà, Trần Yên Hòa...
Những tương phản | chiều sâu và bề mặt | hai bên của đồng tiền không nhìn thấy nhau, là một nhưng xa lạ | Cháy lên hay tan vào đất | lá đơn sơ chỉ có hai chọn lựa
Ghi lên đá một thuở áo sờn vai / Vác thập ác quảy tiêu điều âm vọng / Nợ máu xương, nợ người lận đận / Của một thời vàng tím trẻ trai...
Nhà phê bình văn học Trung Quốc đời nhà Thanh, Viên Mai, có nói, “Làm người không nên có cái tôi, nhưng làm thơ thì không thể không có cái tôi”. Thi hào Tagore cho rằng, “Cũng như nụ cười và nước mắt, thực chất của thơ là phản ảnh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong”. Cả hai nhận định này đều đề cao cái Tôi-làm-Thơ, và cách biểu hiện những thuộc tính về Tôi ấy như thế nào trên ngôn từ thơ. Có hai yếu tố không ai phủ nhận được là cảm xúc và sáng tạo, chính hai yếu tố này định hình phong cách của nhà thơ. Cảm xúc thực được chuyển tải qua thi ngữ, thi ảnh mới mẻ, cá biệt, thì thơ càng có sắc thái nổi bật để lại dấu ấn riêng trong lòng người đọc, dường như không quá để nói rằng điều này định đoạt sinh mệnh một bài thơ. Thơ chỉ thực sự sống khi nó phản ảnh được bản ngã độc đáo của nhà thơ.
Thơ của hai thi sĩ Thy An & Lê Minh Hiền
Nhận được bài thơ của người bạn Phạm Xuân Tích, tôi thấy bài thơ của ông bạn khá độc đáo và lý thú, tôi mạo muội viết lại sao y bản chính – cả hai bản tiếng Pháp và bản dịch tiếng Việt cũng của ông ấy, để hầu các vị đọc cho vui...
là khi nước mắt khô đi | mọi thứ đều trở nên dư thừa | hiểu biết càng vô hiệu | những đốm loang không thể tẩy xóa