Da Cao Cấp

18/09/202009:07:00(Xem: 3913)
20200918_091437
Tranh sơn dầu Cao Bá Minh

 

Gần nửa thế kỷ sống ở Hoa Kỳ,

nếu bạn chưa gặp kinh nghiệm

bị kỳ thị,

chưa buồn lòng

vì chỉ khác màu da,

có lẽ,

bạn ngây thơ

hoặc ngu ngơ

hoặc giả vờ.

 

Kỳ thị là phản ứng tự nhiên:

thích hay không thích,

khinh hay không khinh,

sợ hay không sợ.

Kỳ thị là chuyện phải chấp nhận

dù không vui.

Kỳ thị không thể chịu đựng

khi đổ máu

khi tội hình

khi quá độ

khi mạng người bị diệt vong.

 

Người Việt kỳ thị có hạng trên thế giới.

Hầu hết người Việt già không thích da đen.

Đa số giới Việt trẻ bạn bè đa văn hóa

không phân biệt màu da,

chỉ phân biệt tốt xấu.

 

Khi người Việt ủng hộ kỳ thị,

có tự hỏi da mình màu gì?

 

Không thể hơn da đen,

vì da Việt chưa có Louis Armstrong, Michael Jordan, Muhammad Ali, Whitney Houston, Beyoncé, Denzel Washington, Will Smith, Morgan Freeman, Whoopi Goldberg, George Washington, Alice Ball, Mae C. Jemison, Maya Angelou, Toni Morrison, Langston Hughes, Barrack Obama...

 

Không thể hơn da mễ

vì da Việt chưa có Octavio Paz, Carlos Fuentes, Anthony Quinn, Jennifer Lopez, Victor Celorio, Victor Ochoa, Pacho Villa, Alfonso Garcia Robles, Mario José Molina...

Chỉ có thể hơn da bản thân.

 

Khi người Việt ủng hộ da trắng kỳ thị da màu,

đã tự quên mình là ai,

có lẽ,

vì ngây thơ

vì ngu ngơ

vì giả vờ

hoặc nửa nghi nửa ngờ da mình thuộc hàng cao cấp.    



Ý kiến bạn đọc
23/09/202020:25:40
Khách
Xin hỏi tác giả
1) Nếu Hoa Kỳ là quốc gia kỳ thị màu da thì Quốc gia nào dân da trắng coi dân da màu bình đẳng ?
2) có khi nào bạn có đặt câu hỏi: người da đen bị kỳ thị hơn da vàng da nâu tại sao không?
3) số người da đen bị cảnh sát bắn : bao nhiêu người có tiền án, tiền sự. Họ có chống đối cảnh sát thi hành nhiệm vụ không?
4) Sắc dân nào có thành phần tội ác nhiều nhất?
Thành thật cảm ơn
23/09/202003:22:31
Khách
Một nhận thức rất "cao cấp" về một thứ mà nhiều người tưởng (bở) là "cao cấp"! Xin hoan nghênh và cám ơn tác giả :=)
21/09/202022:59:23
Khách
Xin đính chính: NHẬN THỨC.
21/09/202022:56:56
Khách
Một nhận thứ rất "cao cấp" về một thứ mà nhiều người tự cho là "cao cấp". Xin hoan nghênh và cám ơn tác giả!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tôi khua lồng ngực và lắc trái tim | đó, nỗi buồn bực không suy suyển | mùa xuân hoa mọc | cỏ dại mọc nhanh hơn. mọc nhanh hơn. và mọc nhanh hơn
Thơ của hai thi sĩ: Trần Yên Hòa & Thy An
… Đã bao năm rồi, biết bao nhiêu nước chảy qua cầu, có quá nhiều điều để không thể nào quên. Ngay trong tù đày, những hình ảnh hồi tưởng chưa bao giờ là cuộc duyệt binh vĩ đại đầy màu sắc và ồn ào của ngày Quân Lực; mà luôn luôn là những bước chân diễn hành thầm lặng của một tiểu đội lính vô danh ở ngày giờ cuối cùng của một thành phố trước khi mất tên Sài Gòn. Người chuẩn úy ấy bây giờ ở đâu, trong một trại cải tạo nào, còn sống hay đã chết, số phận những người lính can đảm kỷ luật tới giờ phút chót ấy bây giờ ra sao, cũng không ai được biết. Liệu có thêm được một dòng chữ nào giữa những trang quân sử viết dở dang để nói về cuộc diễn binh kỳ lạ cấp tiểu đội mang biểu tượng hào hùng của quân lực ở ngày giờ cuối cùng trước khi cả toàn quân tan hàng rã ngũ... (Ngô Thế Vinh, trong tập truyện Mặt Trận Sài Gòn.)
giữa tràng thiên lâm lụy | biển lớn dậy con đò | sông bức về ngạ quỷ | trôi xám nỗi buồn tro
chiếc buồm rách nằm trêu nắng | những đợt sóng li ti nhìn chúng tôi bực tức | nửa thế kỷ | buông đi và siêu thoát
Thơ về Tháng Tư của hai thi sĩ Nguyễn Hàn Chung & Trần Yên Hòa.
LTS: “19 Hè 72” là một bài trường ca của nhà thơ Ngu Yên viết về chiến tranh Việt Nam với những hình ảnh thống khổ và chết chóc đau thương do chiến tranh gây nên. Và để tri ân người lính Việt Nam Cộng Hòa. Khác với những trường ca thường thấy trước đây, nhà thơ đã kết hợp một cách sáng tạo giữa thi ca với tài liệu từ những trang bút ký, hình ảnh chiến tranh, ca khúc, thậm chí quân sử, để thơ không chỉ là những câu chữ thuần túy nữa, mà là một bức tranh linh động và xúc động khiến người đọc không khỏi bồi hồi khi đọc, dù những điều được nhắc đến trong bài thơ xảy ra cách nay đã trên nửa thế kỷ. Việt Báo trân trọng giời thiệu.
Thơ tháng Tư của hai thi sĩ: Trần Hoàng Vy & Lê Minh Hiền
Thơ của ba thi sĩ: Thy An, Trần Yên Hòa & Quảng Tánh Trần Cầm...
Vứt chiếc dép | Giày tháo lui | Vứt cái nón | Mũ nằm bèo
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.