Thơ Khế Iêm

13/03/202000:00:00(Xem: 3227)

Minh họa Cao Bá Minh đi với trang Thơ Khế Iêm


CHUYỆN ĐỜI ANH

 

            Gửi một nhà thơ

 

Những cái chết chưa bao

giờ có thật những cái

chết chưa bao giờ xảy

ra như chúng ta sinh

ra không căn không cội

và đến đây từ nơi

hỗn mang dừng lại giây

lâu bởi sống chết lâu

nay chỉ là câu chuyện

được kể lại kể lại

kể lại tình cờ và

chẳng qua mọi câu chuyện

chỉ mới trong vài giây

lâu mọi câu chuyện đã

cũ sau vài giây lâu

mọi chuyện kể kể xong

là xong mọi chuyện kể

kể xong trở về nơi

đã kể để những chuyện

kể khác kể lại những

chuyện chưa kể như cuộc

sống lặp lại lặp lại

mà chưa một lần có

thật vì chúng ta chỉ

vật vờ trong đời có

vài giây lâu rồi trở

về nơi nào từ đó

chúng ta đến đây những

cái chết chưa bao giờ

có thật và anh chỉ

mới dừng lại trong vài

giây lâu. Cám ơn anh

đã đến với đời và

kể xong câu chuyện đời

anh.

 

*****
 

CÔ GÁI DA ĐEN


Cô gái da đen ơi

khuôn mặt cô đẹp như

thế sao đôi mắt cô

buồn như thế buồn như

bản nhạc jazz buổi chiều

buồn nghe tin đứa em

trai sống ngoài lề đường

bị bắn gục ngoài lề

đường hay như câu chuyện

buồn về người cha chẳng

ra gì cờ bạc và

nghiện ngập đã bỏ người

vợ trẻ và hai đứa

con thơ ra đi không

lời từ biệt cô gái

da đen ơi hẳn đôi

mắt ấy chẳng phải của

cô mà chỉ là bản

sao đôi mắt của mẹ

cô vì đó là nỗi

u buồn chồng chất qua

thời gian về người chồng

và đứa con thơ đã

làm nên đôi mắt buồn

như thế cô gái da

đen ơi khuôn mặt cô

đẹp như thế hẳn phải

có đôi mắt hồn nhiên

của một thiên thần nên

chăng hãy trả cho mẹ

cô đôi mắt ấy vì

cuộc đời cô đâu phải

cuộc đời của mẹ cô

cuộc đời nào thuộc về

cuộc đời đó đâu phải

cuộc đời nào cũng là

cuộc đời nào và hỡi

cô gái da đen ơi

tôi nói không sai đâu

(nếu có sai thì cũng

chẳng sai nhiều) khuôn mặt

cô đẹp như thế phải

có đôi mắt hồn nhiên

của một thiên thần chứ.

 

 Minh họa Cao Bá Minh đi với trang Thơ Khế Iêm rev

 

CÂU NÓI


“Tôi bước ra cửa lúc năm giờ” nhưng

bước ra cửa là ra cửa nào và

lúc năm giờ là lúc nào cùng hàng

loạt những câu hỏi không bao giờ có

câu trả lời cho rốt ráo bởi câu

nói “Tôi bước ra cửa lúc năm giờ”

là câu nói rơi ra từ một câu

chuyện kể nào đó đã tan biến trong

mớ âm thanh hỗn độn ngoài đường phố

giữa cuộc đời thường và không ai lần

ra được dấu vết mặc dù ai cũng

có thể nhét nó vào bất cứ câu

chuyện nào khác và dĩ nhiên bất cứ

câu chuyện nào khác không hẳn là câu

chuyện đúng thực của câu nói “Tôi bước

ra cửa lúc năm giờ” vậy thì câu

chuyện đằng sau cái câu nói tầm thường

như bao nhiêu câu nói tầm thường khác

ấy mãi mãi là điều bí mật dù

rằng câu nói vẫn truyền từ người này

qua người khác trong đám đông vô danh

mang theo câu chuyện không bao giờ đúng

thực của câu nói “Tôi bước ra cửa

lúc năm giờ”. Thôi, tôi đi nhé! Chào.


***** 


BẬC THANG

Những bậc thang nối với nhiều tầng

lầu, những bậc thang dẫn tới nhiều

đường tầu, những bậc thang và những

bước chân; những bước chân trong tôi

có ngón giao chỉ, từ phố phường

đi ra biển đông; những bước chân

trong tôi rướm đời du mục, dù

rằng tôi chưa bao giờ sống đời

du mục; điều này ám chỉ rằng

tôi là mảnh vỡ tí ti của

quá khứ, bị cánh bướm đập, văng

ra thành kẻ lưu cư nơi miền

đất lạ; không khác nào những bậc

thang và những bước chân, tái hiện

rồi tái hiện, rơi trong hỗn mang;

bởi chẳng phải là những bậc thang

vẫn nối với nhiều tầng lầu, những

bậc thang vẫn dẫn tới nhiều đường

tầu, và những bước chân trong tôi

vẫn còn đang vang lên thanh âm

quyến rũ dị kỳ; thật ra, tôi

không muốn nói hơn một ly những

gì tôi nói – những bước chân và

những bậc thang đến đây là hết.


***** 

 

NỖI BUỒN

 

Nỗi buồn đứng bên kia

đường vẫy tay chào và

tôi đứng ở bên đây

đường thôi nhé chào nỗi

buồn từ nay đường ai

nấy đi đời ai nấy

biết và dĩ nhiên chẳng

ai biết nỗi buồn sẽ

đi về đâu sau bao

nhiêu năm nằm mãi trong

tôi ngoài nỗi buồn vì

ai cũng có nỗi buồn

riêng và chẳng ai muốn

chứa chấp thêm một nỗi

buồn khác nữa (nỗi buồn

sẽ lụi tàn khi không

tìm được chỗ nương thân,

chắc hẳn vậy) nhưng dù

sao thì giữa tôi và

nỗi buồn cũng có một

chút tình nên chi mới

có cuộc tiễn đưa này

và tình cảnh bây giờ

thì nỗi buồn vẫn đứng

bên kia đường vẫy tay

chào và tôi đứng ở

bên đây đường thôi nhé

chào nỗi buồn buồn ơi

chào mi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
buổi chiều/ ở khúc quanh của dòng sông/ có con cò xám khẳng khiu/ cô đơn như con nước lạnh/ nhìn về xa xăm...
Nhìn vào các con số. Vào khởi đầu thập niên 1930s, có 259 nhà văn xuất bản sách trong Liên Bang Xô Viết. Vào cuối thập niên 1930s – chỉ còn 36. Như thế nào 80% các nhà văn đã biến mất? Có 17 người bị bắn, 8 người tự sát, 7 người chết vì lý do tự nhiên, và 175 người bị bắt và giam trong các trại. Và 16 người mất tích. Những con số này cho một ý tưởng về trái độ Liên Bang Xô Viết đối với giới ưu tú văn hóa Ukraine, một thái độ đã áp đặt một kiểu im lặng văn hóa trong nhiều thập niên. Trong thập niên 1960s, một thế hệ mới, trẻ hơn xuất hiện và mang khu vực vào một thời kỳ nghệ thuật chói sáng mới. Nhưng nó cũng sớm lụi tàn: nhà thơ Vasyl Symonenko bị đánh tới chết, họa sĩ Alla Horska và nhà soạn nhạc Volodymyr Ivasiuk chết trong các hoàn cảnh kỳ lạ, và nhiều người khác bị đẩy vào nhà tù, ép vào các bệnh viện tâm thần, và bị cấm xuất bản. Chết độ Xô Viết khởi dậy cuộc chiến chính trị nhắm vào các khuôn mặt văn học Ukraine trong thập niên 1920s và kéo dài tới cuối thập niên 1980s,
bánh mì chúng con ăn hằng ngày chúng con cho người đói / để họ ngừng ăn thịt lẫn nhau / chúng con đem ánh sáng cho kẻ u mê / để họ tìm ra sự sáng suốt /
đêm của pháo kích/ đêm của oanh kích/ đêm của kính vỡ/ đêm của tường lở/ đêm của gạch vụn...
tiếng còi hụ xé nát màn đêm/ đạn pháo nả vào thành phố/ bầu trời rực sáng/ bằng lửa của bạo tàn...
Cảm xúc và nỗi phẫn nộ của hai thi sĩ Việt – Nguyễn Hàn Chung & Trần Mộng Tú – khi nhìn vào thảm cảnh chiến tranh Ukraine hôm nay. Việt Báo trân trọng mời đọc.
"Tôi tin văn hóa có thể tạo ra những khuôn mẫu cư xử nơi con người, và đó là những gì tôi muốn nói đến khi tôi viết về hệ lụy của đất mẹ, Yakimchuk nói về bài thơ nguyện cầu (prayer). "Đây chính là hệ lụy chúng ta gánh theo, và cuối cùng thì chúng ta phải sống hòa hoãn với nó. Và chúng ta nên sáng tạo ra những câu chuyện mới để tự kể cho mình. Nếu chúng ta không làm thế, kẻ thù chúng ta sẽ làm cho chúng ta."
“Tôi vừa nghe ba tiếng nổ,” nhà thơ Iya Kiva đăng lên trang Facebook của bà vào đêm 23/2/2022. “Hãy chờ… đang xảy ra.” Kiva, một nhà thơ, dịch giả và nhà báo, đang sống tại Kyiv kể từ mùa hè 2014, khi bà chạy thoát khỏi quê hương Donetsk sau khi bùng nổ cuộc chiến chống lại những người ly khai do Nga yểm trợ. Trong tám năm qua, Kiva là một trong nhiều nhà thơ trẻ tại Ukraine mô tả về sự tuyệt vọng đang diễn ra của chiến tranh và hy vọng tại một đất nước đang tìm một căn cước độc lập.
1. Ta về một cõi tâm không Vẫn nghe quá khứ ngập trong nắng tàn Còn yêu một thuở đi hoang Thu trong đáy mắt sao ngàn nửa khuya . 1. I come back to the realm of the empty mind Still listening To the past Flooding into the dying sun Still loving The time of Uncertainty Hoarding in countless of shining midnight stars Into the deep eyes
tôi đã thấy em, người lính trẻ Snake Island / cái chết trước mẳt em điềm nhiên giúp thế giới chứng kiến / sự ngang ngược của kẻ thù và / cách mười ba chiến sĩ bảo vệ quê hương của họ / tôi đã thấy khuôn mặt thách thức của tổng thống Ukraine / cần đạn dược, không cần một chuyến đi trốn chạy.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.